1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SEAD và Phòng tránh - Đánh trả !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dongadoan, 26/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0

    Câu hỏi này đúng là không dễ trả lời.
    Có thể nói rằng nếu như các lực lượng phòng không, không quân (PKKQ) của chúng ta phát huy được hết sức mạnh và tính năng kỹ thuật của các loại vũ khí mà chúng ta đang có cũng như những kinh nghiệm chiến đấu quí báu qua các cuộc chiến tranh của dân tộc cũng như trên thế giới thì câu trả lời sẽ là : Có thể.
    Năm 1999 tôi từng phải làm một tiểu luận quân sự về đề tài này.
    Sau khi cuộc chiến Côsôvô năm 99 kết thúc, một đoàn cán bộ quân sự của ta đã sang Nam Tư để xem xét cũng như học hỏi kinh nghiệm của bạn trong quá trình chiến đấu chống lại cuộc tiến công này của Mỹ.
    Nếu khả năng có một cuộc tấn công như vậy vào lãnh thổ Việt Nam thì chúng ta sẽ chống đỡ như thế nào ?
    Một kịch bản ở Nam Tư diễn ra cũng giống hệt như 2 lần với Irắc đó là ngay từ vài phút đầu của cuộc chiến tranh, tất cả các loại hình thông tin liên lạc bình thường đều bị đánh phá ác liệt. Các trạm viba, các đường cáp quang, đặc biệt là thông tin vệ tinh hoàn toàn không sử dụng được. Năm 1991, Irắc có sử dụng một quả vệ tinh nhân tạo, nhưng ngay từ thời điểm bắt đầu chiến tranh, người Irắc đã hoàn toàn không điều khiển được quả vệ tinh này của mình nữa, cũng như không biết là nó đã bị người Mỹ làm những gì...
    Do tính chất quan trọng của thông tin liên lạc như vậy (mà tôi đã nói ở một số bài đã post lên), nên từ kinh nghiệm nêu trên có thể thấy là khi bị các cuộc tập kích như vậy thì việc chúng ta gọi điện thoại di động, điện thoại cố định, xem ti vi là hoàn toàn không có. Lúc đó phải chuyển sang nghe đài phát thanh vậy, khả năng đài phát thanh duy trì được là cao hơn, do kỹ thuật phát thanh không đòi hỏi quá cầu kỳ phức tạp như kỹ thuật truyền hình. Còn đối với các đơn vị phòng không, thì thông tin liên lạc giữa các đơn vị lại càng quan trọng vì vấn đề đòi hỏi tính cơ động cao, khi bắn xong một hoặc hai quả tên lửa vào mục tiêu thì ngay lập tức phải thay đổi vị trí, tắt máy phát sóng rađar di chuyển sang vị trí khác, do đó việc liên lạc giữa các đơn vị rất quan trọng, đến lúc này các lực lượng thông tin quân sự mới phải phát huy vai trò của mình. Có hai cách, một là sử dụng sóng ngắn HF, hai là sử dụng dây trần. Do tính chất cơ động khi tham gia phòng thủ của các đơn vị phòng không thì dải dây trần nối trực tiếp các đơn vị là khó khăn, do đó buộc phải sử dụng HF, thay đổi tần số liên tục, và mã hóa triệt để thông tin. Bởi sóng HF thì hoàn toàn ai cũng có thể dò được tần số và bắt được. Về vấn đề này thì có thể nói bộ đội thông tin của chúng ta cũng như bộ đội cơ yếu hoàn toàn đáng tin cậy. Với việc liên tục thay đổi tần số cũng như thay đổi mã hóa thì việc dò bắt được tần số và hơn nữa sau đó giải mã sẽ là công việc không hề dễ dàng ngay cả đối với người Mỹ. Ngành cơ yếu từng lập nhiều chiến công lớn về bảo mật mã hóa, suốt những năm chiến tranh chống Mỹ trước đây, đại tướng VNG chỉ đạo chiến trường khu 4, 5 nhưng thông tin vẫn an toàn, không bị giải mã, ngành này bây giờ cũng đang được đầu tư lớn và trang bị hiện đại ...Về thông tin liên lạc, cả Nam Tư và Irắc đều làm chưa được tốt, Irắc thì hầu như các đơn vị bị hoàn toàn cô lập khỏi nhau vì mất liên lạc, Irắc quá tự tin vào các thiết bị liên lạc hiện đại như vệ tinh, cáp... Nam Tư có tốt hơn, nhưng vẫn không có nhiều kinh nghiệm về thông tin chiến trường như chúng ta, có những điều chúng ta đã làm từ lâu như các đơn vị rải dây trần liên lạc trực tiếp ta đã quen từ cách đây 40 năm thì với Nam Tư lại rất mới lạ. Có thể nói Mỹ sẽ không thể đánh sập hệ thống thông tin quân sự của chúng ta sử dụng các phương pháp hết sức cổ điển và thủ công nói trên. Đây chính là một trong những ưu điểm của cái mà hiện nay ta hay gọi là đồ cổ này
    Điểm thứ hai ở cả Nam Tư và Irắc không có đó là thế trận phòng không nhân dân.
    Nghe qua thì có vẻ mang nặng tính lý thuyết nhưng lại rất thực tế. Có thể nói rằng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã tính toán rất kỹ, và bầu trời Hà Nội được vi phân thành nhiều ô nhỏ, và có thể nói mỗi họng súng cao xạ, mỗi ổ súng của tự vệ, ví dụ ở nóc trường đại học, hay trên mái nhà đều được tính toán kỹ. Khi máy bay địch bay vào, thì các ổ súng đồng loạt nổ, bất kể có nhìn thấy máy bay hay không. Và chúng ta thấy rõ là hầu hết các máy bay tầm thấp của Mỹ đều bị tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội. Cái gọi là Lưới lửa phòng không Hà Nội không chỉ nói về nghĩa bóng mà cả về nghĩa đen nữa. Cách này có vẻ rất tốn đạn nhưng thực ra lại rất hiệu quả (đúng là tốn đạn thật). Nam Tư và Irắc không có lực lượng dân quân tự vệ đông đảo, không có học thuyết chiến tranh nhân dân và do đó không thể tổ chức phòng ngự theo kiểu như trên, họ chỉ sử dụng quân đội chủ lực và do đó rất hạn chế. Với số lượng các vị trí phòng ngự đông đảo và cũng rất nhỏ về qui mô như vậy thì việc Không quân Mỹ tiêu diệt từng ổ đề kháng nhỏ như vậy là rất khó khăn. Thực tế điều này đã được chứng minh tại Hà Nội năm 72. Ta có hàng ngàn ụ súng phòng không nhân dân lớn nhỏ ẩn hiện khắp thành phố Hà Nội. Khi đoàn ta sang Nam Tư năm 99 thì bản thân phía Nam Tư thừa nhận là không thể tổ chức lưới lửa phòng không như Hà Nội, do không có con người. Do đó các máy bay tầm thấp của Mỹ tha hồ diễu võ dương oai. Có thể các bạn sẽ cho rằng gần 40 năm sau, vũ khí hiện đại hơn, tình thế sẽ khác nhưng thực tế là một thế trận như vậy chắc chắn sẽ gây khó khăn nhiều cho máy bay Mỹ bay tầm thấp.
    Lưới lửa phòng không như vậy do đó cũng sẽ loại trừ được cả nguy cơ Tômahốc. Tên lửa hành trình tômahốc rất lợi hại nhưng đặc điểm của nó là bay chậm. Nam Tư và Irắc khốn khổ vì loại tên lửa này do không tổ chức được thế trận như chúng ta nói ở trên, còn với Việt Nam thì có lẽ đây chưa phải là vấn đề quá lớn.
    Một vấn đề nữa tôi muốn nói trước khi đi vào vấn đề chính đó là khả năng tác chiến của không quân ta với không quân Mỹ trong thời điểm hiện nay. Tại Nam tư, những ngày đầu KQ Nam tư xuất kích 6 Mig 29 thì 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, 1 chiếc hạ cánh khẩn cấp do bị thương, ngoài ra một thượng tướng phó tổng tham mưu trưởng quân đội nam tư lái máy bay Mig 29 đi thị sát chiến trường cũng bị bắn hạ và hy sinh (nguồn Báo QDND) . Sau đó phía Nam Tư giấu tất cả máy bay chiến đấu đi, không suất kích nữa. Phía ta sau khi thị sát Nam Tư về hầu như rút ra kinh nghiệm chung đó là dùng không quân chống lại không lực Mỹ là tự sát.
    u?c chiangshan s?a vo 09:25 ngy 22/06/2006
  2. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Hiện nay tuy đúng là lưới lửa có cái hay nhưng với một trận oanh kích cường độ lớn giả dụ cho là meo thì ta cần bao nhiêu đạn để bắn hết một đêm. Hơn nữa thời oánh Mẽo ta có một hệ thống Rada cảnh báo xa gần, dẫn đường đủ loại và tại thới điểm đó là rất hiện đại so với thế giới nhưng nay nước ta ko chụi mua nhiều rada mới, rada cũ nay đã lạc hậu và hỏng hóc nhiều, hơn nữa ngày xưa mẽo vào ta là ko có dẫn đường xịn nên đánh gần như là chỉ bằng rada của chính may bay còn nay thì nó có vệ tnh, AWACS xịn nên nó vào ta như đi trong nhà nó hoặc ít ra là giống như đi trong nhà hàng xóm.Ta cũng thiếu lưới lửa tầm cao vì bây giờ mà ta còn vác SAM-2 và SAM-3 ra bắn nó thì chắc phi công nó bị chết xặc vì cười chứ ko do trúng đạn.Mà tên lửa xịn thì đâu ta có mỗi một tiểu đoàn S-300PMU1(giá là PMU2 thì ngon hơn), và tên lửa có xịn mấy thì cũng cần rada dẫn bắn ngon. Về KQ thì Su-27 và 30 thì xịn chẳng kém mẽo đâu nếu 1vs1 nhưng rất tiếc là số hàng xịn này vô cùng ít, hình như được 12 Su-27 và 4 Su-30 đang đặt. vầ như đã nói rada dẫn của ta hơi bị lạc haụu nên không đánh hiệu quả được nhưng ta lại chơi lại bài cũ là xuất kích đánh trộm là có khả thi.
    Về Hải quân chỉ lo HQ ta chìm sạch trong vòng10-30 phút đầu đánh nhau mất .
    Còn về bác Nam Tư thì họ có đồ ngon hơn ta nhưng thiếu PKND nên chưa hiệu quả. Còn một vấn đề nữa là chống nhiễu cho rada vì thể nào mà mẽo chả cho nhiễu mịt mù nếu không kích nhưng về khoản chống nhiễu này em chịu.
  3. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề chính yếu ở đây là vấn đề bộ đội tên lửa của chúng ta sẽ đánh trả các loại máy bay ném bom siêu hiện đại của Mỹ như F117A, B2, B52H như thế nào. Các máy bay này bay rất cao, vượt khỏi tầm của các loại pháo phòng không, thậm chí cả của tên lửa.
    Irac hoàn toàn không hạ nổi một chiếc B52 hay F117 nào.
    Nam Tư có khá hơn, bắn rơi 1 F117, bắn bị thương 1 chiếc
    B52 không hạ được chiếc nào.
    Vậy vấn đề là chúng ta sẽ làm gì với các loại máy bay nói trên. Hiện tại ở Việt Nam tôi vẫn nghe hai luồng ý kiến khác nhau, thứ nhất là chiễc F117 bị Nam Tư bắn là ?otự rơi? do trục trặc kỹ thuật chứ không phải là do Nam Tư tài giỏi gì, thứ hai là bị bắn rơi.
    Về lý do thứ nhất thì cũng không phải nói gì nhiều, ở đây chỉ trình bày về lý do thứ 2. Tại sao lại bắn hạ được F117A. Khi máy bay này tàng hình, thì sóng ra đa không phát hiện được, nhưng khi nó bắt đầu mở khoang bụng để ném bom, lúc này trên màn hình nền nhiễu hiện ra một chấm nhỏ. Tên lửa Nam Tư liền bắn ngay vào mục tiêu này và kết qủa là hạ gục F117 nói trên.
    Về mặt kỹ thuật thì rõ ràng là khi cắt bom, thì các máy bay sẽ không tàng hình với rađar được nữa, và trong những khoảnh khắc ngắn ngủi đó có thể có thời cơ và có thể nói là duy nhất để tiêu diệt máy bay tàng hình.
    Năm 1999 Nam tư chỉ có loại tên lửa SA 6 và chính loại này đã bắn hạ F117, tôi không rõ SA 6 là loại tên lửa gì, mong các bạn chỉ giáo thêm.
    Việt Nam hình như đã đầu tư hệ thống S 300, và theo tôi hệ thống phòng không Việt Nam hiện nay mạnh hơn Nam Tư khá nhiều. Với những kinh nghiệm như vậy, theo tôi, chúng ta có thể đối phó được với máy bay tàng hình.
    Ngoài ra máy bay tàng hình không thể tàng hình được với các vọng quan sát mắt.
    Mệt quá, lúc khác post tiếp vậy
  4. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của tvm303:
    Còn một vấn đề nữa là chống nhiễu cho rada vì thể nào mà mẽo chả cho nhiễu mịt mù nếu không kích nhưng về khoản chống nhiễu này em chịu.
    Vấn đề chống nhiễu ra đa cũng không quá phức tạp. Về nguyên lý thì để gây nhiễu được cho rađa của chúng ta, dứt khoát phải phát tín hiệu gây nhiễu trùng với tần số của tín hiệu rađar mà chúng ta phát đi. Hiện nay chúng ta sử dụng loại rađar quân sự đa tần (khác với rađar dùng cho hàng không dân dụng chỉ có một tần số), và do đó khi nhiễu tần số này có thể chuyển sang tần số khác. Ngoài ra như tôi đã nói ở trên, khả năng cơ động của các lực lượng tên lửa là rất quan trọng để chống gây nhiễu, bởi vì khi phát hiện được tín hiệu rađar của chúng ta để bọn chúng gây nhiễu thì chúng ta đã cơ động ra vị trí khác chẳng hạn. Có thể nói về vấn đề này, chúng ta có thể yên tâm vì bộ đội tên lửa có rất nhiều kinh nghiệm chống nhiễu.
  5. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Trong lúc chiến tranh VN thì trung bình phải dùng bao nhiêu SAMs để hạ một máy bay thế các bác. Theo báo asiatimes thì ta bắn tổng cộng 6806 SAMs trong cuộc chiến. Còn bọn Mỹ thì nói rằng ta phải dùng tới "30 SAMs" mới hạ được 1 máy bay
    Đọc trong những bài viết tiếng Anh thấy họ nói lực lượng phòng không của BV trong cuộc chiến là một lực lượng phức tạp và hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh
    u?c chiangshan s?a vo 09:14 ngy 22/06/2006
  6. daivuonganmay

    daivuonganmay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    mỗi họng súng cao xạ , mỗi ổ súng tự vệ đó có thể bắn với tầm cao bao xa vậy bác? Quả thật là tốn đạn và cũng chỉ chơi đc với các thể loại bay thấp thôi .
    có lẽ bây giờ bàn về chiến tranh với Mỹ là không tưởng . Một cuộc chiến tranh với Mỹ nữa là chắc khó có thể xảy ra vào thời điểm này . Có lẽ nên bàn về phòng không với không quân TQ thì tốt hơn . TQ có cả đống tên lửa ngắm vào lãnh thổ ĐL và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Thế nếu nó ngắm vào mình thì mình sẽ đối phó như thế nào đây ??? Ko phải là tên lửa hành trình nhưng mà ko kinh à ? Còn nếu máy bay TQ vào lãnh thổ VN thì chắc là chả sống đc lâu
  7. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Khi xem một số bộ phim tài liệu, có thể thấy là chúng ta đã biên soạn một cuốn sách "cách đánh B52". Và trong 12 ngày đêm Hà Nội 1972 chúng ta đã bắn hạ hơn 30 B52, điều đó chắc cũng đủ cho thấy hiệu quả của cuốn sách. Vấn đề nan giải là bây giờ, gần 40 năm sau, chúng ta sẽ làm gì với B52???
    B52 luôn là niềm tự hào của Không lực hoa kỳ, nếu hạ được 1, 2 chiếc thôi thì đã có ảnh hưởng lắm rồi. Nó như một pháo đài bay bất khả chiến bại.
    Tuy nhiên B52 có đặc điểm riêng, đó là kiểu nhiễu đặc thù mà các chiến sỹ tên lửa luôn nhận ra. Tôi được biết là chúng ta vẫn đang tích cực nghiên cứu cải tiến vũ khí, cách đánh các loại máy bay trên (đặc biệt là B52), tham khảo tích cực từ các cuộc chiến hiện đại.
    Có một vấn đề tôi thắc mắc là tại sao F117 là máy bay tàng hình, bay nhanh hơn B52 mà lại bị tiêu diệt ở Nam Tư trong khi B52 chậm hơn và không tàng hình, lại không bị bắn hạ. Có lẽ B52 cũng sẽ bị bắn hạ ở Nam Tư song vì Nam Tư bị cấm vận vũ khí, tầm bắn của tên lửa nước này không xa, trong khi đó B52 bay ở tầm cao hơn và xa hơn.
    Nếu vậy điều này sẽ không xảy ra ở Việt Nam một khi S300 được triển khai đầy đủ và kinh nghiệm về B52 của chúng ta
    Nhưng nói gì thì nói B52 vẫn là bài toán hóc búa
  8. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Mod lôi lại cái chủ đề về chống SEAD lên đi.
    Em thử đưa vấn đề rời rạc ra như thế này
    Mục tiêu của địch:
    1- bao vây
    2- trấn áp hệ thống phòng ko
    3- ko kích tiêu diệt lực lượng mặt đất
    4- đốt nhà phá lúa, gây hại dân thường để khủng bố
    Cách thức của địch khi tìm cách tiêu diệt lực lượng của ta
    1- lập hành lang bao vây đường ko, đường thuỷ
    2- ko thám
    3- tung biệt kích, gián điệp xâm nhập để do thám và chỉ điểm
    4- SEAD
    5- bắn phá các mục tiêu dân sự
    Ở mục 4 có rất nhiều điều đáng nói về chiến thuật cũng như kỹ thuật, vũ khí
    Mục tiêu của ta là:
    1- bảo vệ các mục tiêu dân sự,cơ sở KT, hệ thống giao thông
    2- bảo vệ lực lượng
    3- phản kích và tiêu diệt địch
    Mục tiêu đầu rất khó khăn nhưng quan trọng bậc nhất.
    Mục tiêu 2, các vấn đề đặt ra:
    1- nguỵ trang, nghi binh, cơ động lực lượng
    2 - chống các đơn vị do thám của địch
    3 - tổ chức mạng lưới phòng ko, gồm tổ chức hoả lực và tổ chức về thông tin liên lạc, đây là cái quan trọng mà bác mytam muốn nói đến
    4 - tổ chức phối hợp phòng ko - ko quân, cái này có thể xếp vào mục 3 nhưng em vẫn muốn tách riêng ra vì nhiệm vụ của ko quân giờ cũng rất lớn
    Mục 1 ta có thể tin tưởng phần nào.
    Mục 2 ...?
    Mục 3, về măt chiến thuật có thể sử dụng các kinh nghiệm có cải biến về phòng ko nhân dân. Những chú ý về mặt kỹ thuật
    a - cảnh báo sớm
    b - tích hợp khí tài, tổ chức mạng thông tin trực tuyến toàn diện
    c - chống nhiễu, gây nhiễu
    d - trang bị vũ khí, khí tài thích hợp
    Mục 4 thuộc về trang bị cho ko quân.
    Mục tiêu thứ 3 của ta, phản kích và tiêu diệt địch sẽ thực hiện trên nhiều cấp độ. Đây là mục tiêu rất có ý nghĩa vì nếu ko đánh trả thì được thì phòng thủ hiệu quả cũng vô ích, đầu hàng có khi trở thành một lựa chọn ít đau đớn hơn
    Đối với cả 3 mục tiêu, điều quan trọng là lập ra một thế trận phòng thủ mà nói chung nhà ta đã làm từ lâu. Hoàn thiện thế trận phòng ko nhân dân trong điều kiện ngày nay là vấn đề lớn. Em nghĩ ta nên bàn sâu về các vấn đề trên từng mục trên.
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Thời nay B52 ko còn bay vào ném bom rải thảm như hồi trước nữa, nó trở thành platform để bắn tomahawk nên hạ được bọn này hơi bị khó.
    SA6 là hệ thống AAM cơ động tầm trung rất hay, mạnh tương tự SA2-3 nhưng gọn nhẹ, có thể cơ động trên chiến trường. Ta có loại này, nhưng cũng đã cũ, có khả năng sẽ bị vô hiệu hoá nếu đụng trận ngày nay. Ko biết có nhờ Nga cải tiến radar, tên lửa và tích hợp với các hệ thống mới như S300 hay chưa? Nếu hệ thống cáp quang và truyền tin số ko dùng được thì việc nối mạng thông tin trực tuyến hơi bị khó..
    Chiến lược của địch là bao vây đương biển và đường ko để tạo điều kiện ko kích, đưa tàu chiến áp sát bắn phá cũng như yểm trợ đổ bộ.
    Ko quân ta trước kia có nhiều chiến tích trong việc bảo vệ ko phận. Ngày nay ta nên đặt yêu cầu với ko quân và hải quân là phải phá được thế bao vây của địch. Điều này cần phải có học thuyết và trang bị phù hợp, nói chung rất tốn kém, chắc ta chưa làm được nhưng phải nghiên cứu. Hiện 12 Su27 và 12 Su30 cũng tạm được.
    Nói chung, nếu đánh trả được vào lảnh thổ địch thì địch sẽ ít dám tấn công mình. Bắn hạ được tàu chiến, máy bay địch từ xa, tấn công được căn cứ địch thì địch sẽ ko thể bao vây mình. Bắn hạ được máy bay địch thì địch sẽ bớt hung hăng ko kích ...
    Quay lại với thế trận phòng ko tầm thấp, việc trước tiên em quan tâm là ta có phương pháp nào để cảnh báo các mục tiêu thấp từ xa? Thứ 2 là sẽ dùng súng gì thay cho súng bộ binh, có hệ thống bắn ban đêm hay ko? Thứ 3 là có tổ chức bảo vệ được từ vòng ngoài ko hay vẫn dựa vào lực lượng dân quân bảo vệ trong thành phố? Để nó vào đến mục tiêu là hỏng rồi. Thời chống Mẽo ta lập hành lang bắn đuổi sau khi địch ném bom xong bỏ trốn và bị phát hiện, chấp nhận thương đau để diệt địch, nhưng nay có nhiều thứ phải bảo vệ hơn...
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Phải rồi, cái topic SEAD và phòng chống, đánh trả của tớ bị move đi đâu mất tiêu rồi ấy nhỉ ? Mod chiangshan có lôi nó về đây được không ?
    Theo tớ thì nên tách riêng việc phòng không trên biển, phòng thủ đảo, duyên hải ra một topic riêng vì nó liên quan đến cả HQ, việc hiệp đồng tác chiến giữa PK-KQ và HQ đánh địch đổ bộ đường biển khá là phức tạp trong đ/k hiện nay. Ở topic này ta nên bàn sâu đến phòng chống, đánh trả tập kích hỏa lực bằng đường không bảo vệ yếu địa trước đã !

Chia sẻ trang này