1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SEAD và Phòng tránh - Đánh trả !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dongadoan, 26/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Xem ra thì vấn đề cơ động của tên lửa có thể đã có đáp án. Còn một vấn đề nữa, đó là độ bí mật của các trận địa tên lửa, đây mới chính là thể hiện sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân.
    Theo kinh nghiệm của Nam Tư, chúng ta sẽ bố trí các trận địa tên lửa ở gần đại sứ quán các nước. Vũ khí Mỹ cứ cho là hiện đại, chính xác cao, nhưng mà ai mà biết được.
    Mình rất nhớ hồi Nam Tư rút quân ra khỏi Kosovo, xem ti vi thấy xe tăng, pháo binh chạy ầm ầm, không biết từ đâu ra, mới thấy là bài tuyên truyền của Mỹ về việc tiêu diệt 80% lực lượng quân sự của Nam Tư là sai bét.
    Tuy vậy sợ rằng nếu Mỹ quyết tâm bắn phá ác liệt vỡ đập thuỷ điện Hòa Bình thì . Hoặc sau này là thủy điện Sơn La. Hồi họp quốc hội cách đây mấy năm, Bộ trưởng Phạm Văn Trà đã phát biểu là nên chọn phương án Sơn La thấp vì nếu chọn Sơn La cao thì khó phòng thủ. Mà nó cho một quả bom vỡ đập thủy điện Sơn La thì .
    Nhưng theo tôi, nếu Mỹ giở những trò bất nhân đó ra thì chỉ làm tăng thêm lòng căm thù của người dân Việt Nam thôi. Cũng giống như việc chúng ném bom vào Khâm Thiên và Bạch mai, mà khi lòng căm thù của người dân Việt Nam đã bùng lên thì...
    Trong chiến tranh thì việc sử dụng tên lửa hạ được các máy bay chiến lược của Mỹ là cực kỳ quan trọng. Nếu trong một hai đêm đầu của cuộc chiến mà chúng ta bắn rơi một chiếc B2 thì chắc là đến ngày thứ 3 người Mỹ sẽ phải yêu cầu "tìm một giải pháp chính trị" theo cách nói của họ thôi. Và theo tôi, cốt yếu nhất vẫn là phải làm gì để bắn hạ các loại máy bay này.
    Hình như là trong nghiên cứu khoa học quân sự, người Việt Nam với bản tính không được chuyên nghiệp lắm của mình lại hay có những ý tưởng "không thể tưởng tượng được" (tất nhiên là không khuyến khích chuyện này rồi, cái gì chính qui được thì phải tốt hơn) Trước đây đã gây bất ngờ với chuyên gia Liên Xô, khi mà một số loại vũ khí cũ, gần vứt đi của họ, ta vẫn dùng tốt. Hiện nay cũng thế, chúng ta nghiên cứu về chống tấn công đường không có lẽ là từ sau chiến tranh Irắc và chắc chắn là đã có rât nhiều miếng rồi. Quân đội Nam Tư và Irắc chắc chắn không thể nào "khôn lỏi" và "ma mãnh" (nói vui thôi) như chúng ta được.
  2. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Khó 1 cái nữa là các trạm radar chạy đi đâu thì chạy, nhưng vị trí mới thì vẫn phải nằm trên cao, không có góc khuất! Nói chung là khả năng cơ động của hệ thống radar mặt đất là rất kém! Để nâng cấp cho hệ thống radar thì vẫn cần phải mua các máy bay cảnh báo sớm! Thế là lại phải tốn tiền để đầu tư các máy bay bảo vệ bọn này
  3. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Để radar có thể sống sót có thể làm như sau ? . Thứ nhất tất cả radar phải đặt trên xe truck hay rơ-móoc kéo được dể dàng . Thứ hai cần có build in hệ thống digital data bypass . Từng khu vực có trung tâm chỉ huy cơ động . Toàn bộ radar trong khu vực nối kết với đài chỉ huy . như vậy mổi radar có thể chỉ turn on trong một thời gian rồi giao nhiệm vụ cho radar khác . Tên lửa anti radiation cần radar liên tục phát trong thời gian bay mới trúng mục tiêu . Nếu radar tắt trong giai đoạn midcourse guidance thì tên lửa sẽ lạc mục tiêu .
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tất cả các loại radar thuộc các tiểu đoàn tên lửa, pháo phòng không như radar đo cao, bám mục tiêu, điều khiển hỏa lực đều có khả năng cơ động. Có nghĩa là đều được đặt trên xe rơ-moóc hoặc khung cơ sở của xe tải.
    Chỉ duy các loại radar thuộc dòng cảnh báo sớm nằm trong hệ thống radar quốc gia và radar quản lý biển của HQ là đặt cố định. Mấy cái này thì hơi khó bởi vốn rất cồng kềnh và điều kiện để hoạt động cũng đòi hỏi phải có vị trí thích hợp. Tuy nhiên, khi xảy ra chiến tranh chúng cũng được coi là yếu địa để bảo vệ nên sẽ hạn chế được phần nào đòn tấn công của đối phương.
    Việc liên kết các radar trong khu vực thành mạng để có thể áp dụng biện pháp phát sóng ngắt quãng cũng đã được Nam Tư ứng dụng. Các đài radar của Nam Tư được liên kết với nhau bằng cáp hữu tuyến, điện thoại hữu tuyến, có phân chia khu vực phụ trách cụ thể nên radar số1 bắt được mục tiêu sau đó ngắt sóng bàn giao cho radar số 2 --> số 3... Chính vì vậy mà hầu như Mỹ và liên quân không phá hủy được một trạm radar nào của Nam Tư dù họ có trong trang bị các loại tên lửa săn radar tiên tiến nhất.
  5. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Em có ngu kiến là tại sao ko bảo vệ trạm rada bằng cách sài sung tốc độ cao chơi luôn tên lửa hoặc bom của nó. Chơi một trận địa súng bắn tự động đánh chặn tên lửa để bảo vệ ra da thì ít ra ta cũng có thời gian để cơ động ra chỗ khác. Mong các anh đánh giá ngu kiến của em.
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Em có ngu kiến là tại sao ko bảo vệ trạm rada bằng cách sài sung tốc độ cao chơi luôn tên lửa hoặc bom của nó. Chơi một trận địa súng bắn tự động đánh chặn tên lửa để bảo vệ ra da thì ít ra ta cũng có thời gian để cơ động ra chỗ khác. Mong các anh đánh giá ngu kiến của em.
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Thực ra chiến thuật phòng không dùng pháo cao xạ cỡ nhỏ, tốc độ bắn cao bắn "dựng màn đạn" để dùng mảnh đạn, hơi thuốc nổ đẩy xa hoặc phá hủy bom, đạn, tên lửa đối phương nhằm bảo vệ mục tiêu đã được tìm ra và phát triển từ khá lâu rồi. Ngay cả các khẩu đội cao xạ VN cũng dùng cách này để chống bom Mỹ đánh trận địa mình.
    Tuy nhiên, trang bị loại nào, sử dụng thế nào trong từng trường hợp cụ thể mới quan trọng. Với các trạm radar cố định thì để chống tên lửa kiểu HARM, bom dẫn bằng lazer...chỉ dùng mỗi biện pháp "bắn dựng màn đạn" e là chưa đủ. Vẫn phải nghĩ cách tăng cường khả năng cơ động cho chúng. Hay là ta đem béng mấy cái radar này cải tiến đặt trên khung xe cơ sở là xe sơ-mi rơ-moóc nhỉ ? Thêm các chân chống gấp được kiểu xe cẩu để tăng độ ổn định khi triển khai, nâng hạ antena bằng cẩu tự hành...
    Dù gì đi chăng nữa, theo tớ biện pháp tốt nhất là mỗi khu vực cần có 2,3 trạm radar cùng phụ trách để thay phiên nhau phát sóng nhằm rút ngắn thời gian xuất hiện sóng phản xạ. Các trạm này dùng mạng cáp để thông báo về SCH chung --> tại SCH sẽ không bao giờ mất tín hiệu. Mỗi tội, phương án này tốn hơi nhiều...xiền !
  7. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Có lần em xem VTV phát 1 chương trình về bộ đội radar, thấy thiết bị của nó cồng kềnh lắm, mà phải tha lôi lên tít đỉnh núi! Em nghĩ cơ động bọn này gần như là không thể bác ạ
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Có lần em xem VTV phát 1 chương trình về bộ đội radar, thấy thiết bị của nó cồng kềnh lắm, mà phải tha lôi lên tít đỉnh núi! Em nghĩ cơ động bọn này gần như là không thể bác ạ
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Vậy mới phải tính chứ chú em ! Mặc dù rất nhiều khả năng những bàn tính của chúng ta trên này chỉ là bàn tính suông, chả bao giờ được áp dụng vào thực tế nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không thử tính tóan, đúng không ?
    Lại nói về tăng cường khả năng cơ động của Lực lượng PK. TQ hiện đang có trong biên chế loại SAM HQ-2B vốn là loại tên lửa S-75 lắp trên khung xe cơ sở là một xe chạy xích (Hình như là xe BTR-50). Loại này có khả năng cơ động và việt dã cao hơn hẳn so với S-75 nguyên bản.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tại sao ta không kết hợp ý tưởng của bác maseo vào đây để lắp mấy quả S-75 của ta lên xe xích cẩu, xúc nhỉ ? Tất nhiên, tốc độ cơ động sẽ kém HQ-2B nhiều nhưng khả năng tự hành sẽ hơn hẳn bọn S-75 bệ cố định, di chuyển phải nằm trên lưng xe tải.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 25/06/2006
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Bảo vệ đài radar cảnh báo sớm thì quá khó . Tuy nhiên có thể đặt trên tàu biển , sà lan tự hành hoặc khai thác radar cảnh báo sớm của tàu chiến . Các loại tàu 2000 tấn radar cảnh báo sớm cũng khá mạnh . Ngoài ra Với những giàn radar cảnh báo không quá nặng có thể đặt trên rơ-móoc khổng lồ . Tốc độ di chuyển rất chậm nhưng vẫn có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác đã chuẩn bị trước gần đấy . như vậy ít nhất loại trừ bị bom tọa độ .
  10. itanium7000

    itanium7000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa là sao hả bác? Em tưởng là để dẫn đường / định vị thì phải cần cả hai: GPS và Bản đồ số hoá. Mất đi GPS nó tham chiếu kiểu gì hả bác? Bác giải thích rõ hơn chút xíu được hông?

Chia sẻ trang này