1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Semiotics for Beginners - Daniel Chandler.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 09/02/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đi "giang hồ" một thời gian về Box này cũng chẳng thấy có gì mới. Văn ôn võ luyện, thì ta lại bắt đầu với "bình mới rượu cũ" vậy.
    Tớ có đăng bài này rồi nhưng sản phẩm chưa được hoàn thiện. Nay cũng cố gắng hoàn thiện...

    DẤU HIỆU

    [​IMG]
    Chúng ta có lẽ là loài luôn bị thôi thúc bởi khát vọng tạo nghĩa: quan trọng hơn hết, chúng ta mang ý nghĩa “con người” (Homo significans) - những kẻ tạo nghĩa (meaning-makers). Hiển nhiên, chúng ta tạo nghĩa qua sáng tạo và thể hiện bằng những “dấu hiệu”. Quả thật, theo Peirce, “ta suy nghĩ chỉ bằng những dấu hiệu” (we think only in signs). Dấu-hiệu có hình thức là từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, nghệ thuật hoặc đối tượng, nhưng những sự-vật như thế không là ý nghĩa bản chất bên trong và trở thành dấu hiệu chỉ khi ta trao cho chúng ý nghĩa. “Không có cái gọi là dấu hiệu trừ khi nó được hiểu như là một dấu hiệu”, Peirce đã tuyên bố như thế. Bất cứ cái gì cũng có thể là dấu hiệu chừng nào mà nó được hiểu như sự biểu thị một điều gì đó qui cho hoặc đại diện cho một điều không phải là chính nó. Ta hiểu sự việc như những dấu hiệu phong phú một cách vô thức bằng việc liên hệ chúng với các hệ thống quen thuộc về những qui ước. Mục đích ý nghĩa của dấu hiệu này cũng là mối quan tâm chính của khoa học về dấu hiệu.

    [​IMG]

    Hai mô hình tổng quát về những gì cấu thành dấu hiệu là của nhà ngữ học F. de Saussure và nhà triết học C. Sanders Peirce, mà ta sẽ lần lượt thảo luận sau.

    Saussure đưa ra bộ đôi hay mô hình 2 thành phần của dấu hiệu. Ông định nghĩa dấu hiệu (sign) được cấu thành bởi:

    - Kí hiệu (signifier, significant): là hình thức.

    - Thụ hiệu (signified, signifié): là khái niệm mà hiệu biểu đạt.

    Dấu hiệu là cái toàn thề, kết quả sự kết hợp giữa kí hiệuthụ hiệu. Quan hệ giữa kí hiệu thụ hiệu được xem như “sự tạo nghĩa” (signification).

    [​IMG]
    Ví dụ, từ “mở” (có nghĩa khi một người bắt gặp nó trên cửa ra-vào một cửa hiệu) là dấu hiệu gồm:

    - Kí hiệu: từ “mở”.
    - Khái niệm được kí hiệu: cửa hiệu mở cửa kinh doanh.

    Dấu hiệu luôn gồm kí hiệuthụ hiệu. Ta không thể có một kí hiệu hoàn toàn vô nghĩa hoặc thụ hiệu hoàn toàn vô hình thức. Dấu hiệu là sự kết hợp dễ nhận biết của kí hiệu với thụ hiệu riêng biệt.

    - Cùng một kí hiệu (như từ “mở”) có thể có nhiều thụ hiệu khác nhau (do đó là những kí hiệu khác nhau).

    - Tương tự, nhiều kí hiệu có thể hàm ý khái niệm “mở”.

    Kí hiệu bây giờ thường được hiểu như hình thức vật chất (hay vật lý), đó là những gì có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi và nếm. Đối với Saussure, cả kí hiệu và thụ hiệu đều là thuần túy tâm lý. Cả 2 đều là hình thức hơn là thực thể.

    Ngữ-hiệu không phải là mối nối giữa vật và một cái tên, mà giữa khái niệm và một khuôn âm.Khuôn âm không thực sự là một âm thanh; vì âm thanh thuộc vật chất. Khuôn âm là ấn tượng tâm lý về một âm thanh của người nghe, có được bởi dấu ấn của giác quan người đó. Khuôn âm có thể được gọi là yếu tố "vật chất" khi nó đại diện cho những ấn tượng giác quan của ta.Khuôn âm do đó phân biệt với những yếu tố khác được kết hợp với nó trong một ngữ hiệu. Những yếu tố khác đó nói chung thuộc loại trừu tượng hơn, đó là những khái niệm.

    Saussure tập trung vào ngữ-hiệu (như “từ”) và ông, một cách dĩ âm vi trung (phonocentrically) ưu tiên cho từ nói (spoken word), đặc biệt thiên về âm-hình (sound-image or sound pattern), xem viết là cá biệt, thứ cấp, lệ thuộc nhưng là hệ thống dấu hiệu có thể so sánh với nói. Trong phạm vi hệ thống các dấu hiệu viết, một kí hiệu như chữ cái “O” biểu đạt một âm thanh trong hệ thống ngữ hiệu cơ bản (và do đó từ viết cũng sẽ biểu đạt một âm-thanh hơn là một khái niệm). Do đó đối với Saussure, viết liên hệ đến nói như kí hiệu đến thụ hiệu. Hầu hết những nhà lý luận kế thừa mô hình Saussure chấp nhận việc qui về hình thức ngữ-hiệu hoặc là nói hoặc là viết. Ta sẽ trở lại vấn đề “tái vật chất hóa” dấu hiệu hậu Saussure sau.

    Về phần thụ hiệu, hầu hết các nhà bình luận theo mô hình Saussure vẫn xem nó như một cấu trúc tinh thần (mental construct), mặc dù họ thường xuyên lưu ý rằng nó có thể trực tiếp qui về những sự vật trần tục. Mô hình dấu hiệu nguyên thủy của Saussure đã đóng ngoặc sự vật được ám chỉ: loại trừ sự ám chỉ về các đối tượng thực tồn. Thụ hiệu của ông không trực tiếp đồng nhất với sự vật, mà là khái niệm trong tâm trí, không phải sự-vật mà là ý-niệm về nó. Người ta có thể thắc mắc tại sao mô hình Saussure qui về khái niệm mà không là sự việc ? Nhận xét sau của nhà triết học Susanne Langer, người không thiên về lý thuyết của Saussre, có thể hữu ích. Lưu ý rằng cũng như hầu hết các nhà bình luận đương thời, Lancer dùng thuật ngữ biểu tượng (symbol) thay cho ngữ-hiệu (thuật ngữ mà chính Saussure né tránh): Các biểu tượng không được đối tượng ủy nhiệm, mà chỉ là "phương tiện biểu lộ khái niệm về đối tượng" (vehicles for the conception of objects). Khi nói về sự vật ta có những khái niệm về chúng, mà không là chính sự vật; và biểu tượng chỉ trực tiếp đến khái niệm, chứ không là sự vật. Cách cư xử hướng tới khái niệm là những gì từ ngữ thường gợi đến, đây quá trình tư tưởng đặc thù. Bà ta thêm: nếu tôi nói về Napoleon, bạn sẽ không cúi chào kẻ chinh phạt Âu châu như thể tôi trực tiếp giới thiệu ông ta, mà chỉ đơn thuần nghĩ về ông ta.

    Vì thế, đối với Saussure ngữ-hiệu hoàn toàn là phi vật chất, mặc dù ông không thích xem nó là trừu tượng (Saussure 1983, 15; Saussure 1974, 15). Tính cách phi vật chất của dấu hiệu Saussure là một nét đặc trưng xem ra khá lôi thôi trong nhiều bình luận phổ biến. Nếu ý niệm đó có vẻ xa lạ, ta cần lưu ý rằng các từ (words) tự chúng không có giá trị - đó chính là giá trị của chúng. Saussure lưu ý rằng không phải kim loại trong tiền đồng mới là giá trị của chúng (Saussure 1983, 117; Saussure 1974, 118). Có nhiều lý do giải thích điều này. Ví dụ, nếu ngữ hiệu lôi cuốn người ta chú ý đến tính vật chất của chúng thì điều này sẽ cản trở tính chất trong sáng trong truyền đạt của chúng (Langer 1951, 73). Hơn nữa, vì là phi vật chất, ngôn ngữ là môi trường hiệu quả kỳ diệu và từ-ngữ thì luôn trong-tầm-tay (ready-to-hand). Tuy nhiên, ta có thể dựa vào luận cứ theo nguyên tắc để đánh giá lại tính vật chất của dấu hiệu, như ta sẽ xem xét theo trình tự sau.

    Saussure lưu ý lựa chọn của ông về thuật ngữ "kí hiệu" "thụ hiệu" giúp chỉ rõ khác biệt phân chia mặt này với mặt kia? (Saussure 1983, 67; Saussure 1974, 67). Bất chấp điều này, và trong vạch ngang của biểu đồ về dấu hiệu, Saussure nhấn mạnh rằng âm-thanhtư-tưởng (hay kí hiệu và thụ hiệu) là không thể phân chia như 2 mặt của một tờ giấy (Saussure 1983, 111; Saussure 1874, 113). Chúng được kết nối mật thiết trong tâm trí ta bởi liên kết mang tính liên tưởng, mặt này kích mặt kia (Saussure 1983, 66, Saussure 1974, 66). Saussure trình bày những yếu tố này như sự tương thuộc hoàn toàn, không mặt nào tiền-tồn trước mặt nào (Silverman 1983, 103). Trong phạm vi ngữ cảnh ngôn ngữ nói, kí hiệu không thể gồm có âm-thanh mà không có ý thức hoặc có ý thức mà không có âm thanh. Ông sử dụng 2 mũi tên trong biểu đồ để nêu rõ sự tương tác của chúng. Tuy nhiên vạch ngang và các phần đối lập ám chỉ rằng kí hiệuthụ hiệu là có thể phân biệt vì mục đích phân tích.

    Các nhà lý thuyết hậu cấu trúc đã phê phán sự tương phản hoàn toàn mà cái thanh ngang kia tạo nên giữa kí hiệu thụ hiệu; họ tìm cách làm mờ hoặc xóa bỏ nó để tái-định hình dấu hiệu hoặc các quan hệ cấu-trúc. Vài nhà lý thuyết đã lý luận rằng hiệu luôn tách biệt khỏi thụ hiệu và có tự do ý chí thực sự (Lechte 1994, 68), đó là điểm mà ta sẽ trở lại trong thảo luận về tính võ đoán của dấu hiệu. Y thức thông thường có xu hướng nhấn mạnh rằng thụ hiệu luôn vượt lên trước, tiền tồn, so với kí hiệu: săn sóc ý thức như châm biếm của Lewis Caroll, và các âm-thanh thì chúng tự lo (Alice’s adventures in wonderland, chapter 9). Tuy nhiên, một cách tương phản đầy kịch tính, các nhà lý thuyết hậu Saussure đã xem kí hiệu là mô hình ưu việt hoàn toàn được chấp nhận, vì thế nó ngược với quan điểm thông thường trên.

    Louis Hjelmslev sử dụng thuật ngữ “biểu hiện” (expression)“nội dung” (content) để thay cho kí hiệuthụ hiệu (Hjelmslev 1961, 47ff). Khác biệt giữa kí hiệuthụ hiệu đôi khi được đánh đồng với chủ nghĩa Nhị nguyên về hình thức và nội dung (form and content). Trong phạm vi một cơ cấu như thế, kí hiệu được xem như hình thức và thụ hiệu như nội dung. Tuy nhiên, ẩn dụ về hình thức xem như chiếc thùng chứa (container) là cả một vấn đề, nhằm chứng minh hệ thức nội dung tương đương ý nghĩa, hàm ý rằng ý nghĩa có thể được rút ra mà không cần quá trình diễn giải tích cực và hình thức thì không phải là ý nghĩa tự thân (Chandler 1995, 104-6).
    Lần cập nhật cuối: 28/11/2013
    PainOmelette thích bài này.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Saussure lý luận rằng các dấu hiệu chỉ kích thích ý thức như vai trò một hệ thống trừu tượng mang tính hình thức, được tổng quát hóa. Khái niệm về nghĩa của ông thuần túy mang tính cấu trúc và quan hệ hơn là tham chiếu: ưu tiên cho các quan hệ hơn là sự vật (ý nghĩa của các dấu hiệu được xem như có sẵn trong quan hệ mang tính hệ thống giữa chúng hơn là kế thừa từ bất cứ đặc tính vốn có của các kí hiệu hoặc bất cứ sự tham chiếu nào đến sự vật vật chất). Saussure không định nghĩa dấu hiệu bằng các thuật ngữ mang tính cốt yếu tức thực chất. Đối với Saussure, các dấu hiệu về căn bản qui về nhau. Trong phạm vi hệ thống ngôn ngữ, mọi thứ đều dựa trên các quan hệ (Saussure 1983, 121; Saussure 1974, 122). Không có dấu hiệu nào kích thích ý thức bằng thuộc tính riêng mà chỉ bằng quan hệ với những dấu hiệu khác. Cả kí hiệu và thụ hiệu đều là những thực thể tương đối thuần túy (Saussure 1983, 118; Saussure 1974, 120). Ý niệm này có thể khó hiểu có lẽ vì ta cảm nhận rằng một từ riêng biệt như từ “cây” (tree) không có ý nghĩa nào cả, mà ý nghĩa của nó phụ thuộc ngữ cảnh trong mối quan hệ với những từ khác được sử dụng trong ngữ cảnh đó.

    Cùng với việc sắp xếp kí hiệuthụ hiệu theo hàng dọc trong phạm vi dấu hiệu riêng biệt như hai mức cấu trúc, việc nhấn mạnh quan hệ giữa các dấu hiệu xác định những hiệu ứng giữa hai mặt của chúng "kí hiệu và thụ hiệu”. Sau đó, Louis Hjelmslev qui về hai bản mặt “biểu hiện”“nội dung”. Chính Saussure cũng đã qui về “âm thanh và tư tưởng” như hai bản mặt, vừa tương quan vừa khác biệt. Chúng ta có thể đối diện với ngôn ngữ như một chuỗi phân chia tiếp nối nhau, đồng thời được in vào cả hai mặt của một phiến (plane) : (A) mặt mơ hồ (plane of vague) hay một tư tưởng chưa định hình (armorphous thought), và (B) mặt vô đặc tính của âm thanh (featureless plane of sound) tương ứng (Vạch chấm phân chia mang tính võ đoán hai phần một phiến về dấu hiệu, còn bờ gợn sóng (đúng hơn là song song) của hai khối “vô định hình” nói lên sự thiếu hụt một cái gì đó vừa vặn tự nhiên giữa chúng. Nơi thiếu hụt những cái vừa vặn giữa hai bản mặt ấy nêu bật sự tự trị tương đối của chúng. Trong khi Saussure thận trọng không qui trực tiếp đến “hiện thực”, thì Fredric Jameson lại hiểu sâu xa hơn, rằng đặc tính này của hệ thống Saussure là nó không phải là từ hay câu riêng biệt “đại diện” hay “phản ảnh” đối tượng hoặc sự kiện riêng biệt trong cuộc sống, mà đúng hơn là hệ thống dấu hiệu tổng thể. Lĩnh vực ngôn ngữ tổng thể, nằm song song với hiện thực của chính nó; đấy là toàn phần ngôn ngữ mang tính hệ thống, nói cách khác, nó tượng tự với bất cứ cấu trúc có tổ chức nào tồn tại trong thế giới thực, và việc hiểu của ta xuất phát từ cái toàn thể này đến cái toàn thể khác, đúng hơn là hiểu theo căn bản một-một.

    [​IMG]
    Sơ đồ gốc và diễn giải của Phan Bien.
    Điều mà Saussure qui về như “gíá trị” của dấu hiệu phụ thuộc vào quan hệ của nó với những dấu hiệu khác, trong phạm vi hệ thống đó một dấu hiệu không có giá trị “tuyệt đối” độc lập với ngữ cảnh của nó. Saussure sử dụng tính tương tự với trò chơi cờ, lưu ý rằng giá trị của mỗi con cờ phụ thuộc vào vị trí của nó trên bàn cờ. Dấu hiệu không chỉ là toàn bộ những bộ phận của nó. Trong khi tạo nghĩa - điều được kí hiệu - hoàn toàn phụ thuộc quan hệ giữa 2 phần của dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu được quyết định bởi quan hệ giữa dấu hiệu và các dấu hiệu khác trong pham vi toàn bộ hệ thống.

    [​IMG]
    Ý niệm về giá trị chỉ ra rằng nó là một sai lầm tai hại khi xem một dấu hiệu không gì hơn là sự kết nối của âm-thanh và khái niệm nào đó. Cho rằng dấu hiệu không là gì hơn sẽ cách li nó khỏi hệ thống mà nó lệ thuộc. Ta cũng có thể giả định một sự khởi đầu có thể bắt đầu với các dấu hiệu riêng biệt, còn hệ thống được cấu trúc bằng cách đặt chúng lại với nhau. Ngược lại, hệ thống xem như cái toàn thể hài hòa là một điểm khởi đầu, từ đó nó trở nên khả dĩ, bằng một quá trình phân tích, để nhận biết những yếu tố kiến tạo của nó.

    [​IMG]
    Như ví dụ về sự khác biệt giữa tạo nghĩa và giá trị, Saussure giải thích rằng Từ tiếng Pháp“mouton" có thể có cùng ý nghĩa với từ tiếng Anh “sheep” nhưng nó không có cùng giá trị. Có những lý do khác nhau, cụ thể là từ tiếng Anh nói về loại thịt này, như việc sửa soạn và phục vụ bữa ăn, không phải là từ “sheep” mà là từ “mutton”. Khác biệt giá trị giữa từ “sheep”“mouton” xoay quanh việc trong tiếng Anh cũng có từ “mutton” để chỉ “meat”, ngược lại“mouton” trong tiếng Pháp chỉ cả 2.

    Khái niệm tương đối về nghĩa của Saussure là sự khác biệt đặc trưng: ông nhấn mạnh sự khác biệt giữa các dấu hiệu. Ngôn ngữ theo ông là hệ thống mang chức năng khác biệt và đối lập. Trong ngôn ngữ, như mọi hệ thống dấu hiệu học khác, những gì giúp phân biệt dấu hiệu là những gì kiến tạo nên chúng. Như John Sturrock đã chỉ ra ngôn ngữ một thuật ngữ (one-term language) là không thể, vì thuật ngữ đơn (single term) có thể được ứng dụng cho mọi thứ và chẳng có khác biệt nào; nó cần ít nhất một thuật ngữ khác để định nghĩa về nó. Ví dụ rất hay cho ý niệm này là quảng cáo, vì điều ý nghĩa trong việc “định vị” một sản phẩm không phải là quan hệ của những dấu hiệu quảng cáo với sự-vật thực (real world referents), mà là khác biệt (differentiation) của mỗi dấu hiệu với những dấu hiệu khác liên hệ với nó. Khái niệm về sự đồng nhất tương đối của dấu hiệu của Saussure là trung tâm của lý thuyết cấu trúc. Những nhà phân tích cấu trúc tập trung vào các quan hệ cấu trúc mà chúng có chức năng trong hệ thống tạo nghĩa chỉ trong một khoảng thời gian đặc biệt trong lịch sử. Các quan hệ là quan trọng vì điều mà họ có thể giải thích: những tương phản ý nghĩa và những kết hợp được phép và không được phép?
    Lần cập nhật cuối: 25/11/2013
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Saussure đặc biệt nhấn mạnh những khác biệt mang tính đối lập và âm cực giữa các dấu hiệu, và quan hệ then chốt trong phân tích cấu trúc là đối lập nhị nguyên (như tự nhiên/văn hóa, sống/chết). Saussure lý luận rằng “các khái niệm được định nghĩa một cách không quả quyết về mặt nội dung của chúng, mà là một cách phủ định bằng tương phản với những điều khoản khác trong cùng một hệ thống. Điều gì tạo đặc tính cho một mặt chính xác nhất thì cũng chính là điều mà các mặt khác không có”. Ý niệm này thoạt đầu có vẻ bí ẩn nếu không nói là quá đáng, nhưng khái niệm về khác biệt mang tính âm cực sẽ trở nên sáng tỏ hơn nếu ta xem xét làm thế nào ta có thể chỉ dạy một người không dự phần ngôn ngữ của ta những gì ta muốn nói bằng thuật ngữ “đỏ” (red). Ta cũng không chắc về quan điểm của mình giản đơn bằng cách chỉ cho họ phạm vi những đối tượng khác biệt mà chúng ngẫu nhiên có màu đỏ. Hẳn tốt hơn hết là chỉ ra đối tượng đỏ từ tập hợp các đối tượng đồng nhất ở mọi mặt trừ màu sắc. Mặc dù Saussure tập trung vào nói, ông cũng lưu ý rằng trong viết, giá trị của các mẫu tự là thuần túy âm cực và khác biệt, mọi điều ta cần có thể làm là phân biệt mẫu tự này với mẫu tự khác. Còn việc nhấn mạnh về những khác biệt mang tính âm cực thì Saussure lưu ý rằng mặc dù cảkí hiệuthụ hiệu đều thuần túy mang tính khác biệt và âm cực khi xem xét chúng riêng biệt, dấu hiệu mà trong đó chúng được kết hợp là một thuật ngữ khẳng định. Ông nói thêm “ngay khi ta so sánh dấu hiệu này với dấu hiệu khác như một sự kết hợp khẳng định, thì thuật ngữ khác biệt sẽ mất nghĩa. Hai dấu hiệu không còn khác biệt, mà chỉ riêng biệt. Chúng đơn giản đối lập nhau. Toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ dựa trên những đối lập thuộc loại này và dựa trên khác biệt về ngữ âm và khái niệm mà chúng bao hàm".

    Mặc dù kí hiệu được xem như thay mặt cho thụ hiệu bởi người sử dụng, những nhà dấu hiệu học phái Saussure nhấn mạnh rằng không có quan hệ cần thiết, thực chất, trực tiếp hoặc không thể tránh khỏi giữa kí hiệuthụ hiệu. Saussure nhấn mạnh đến tính võ đoán của dấu hiệu, đặc biệt là tính võ đoán liên kết giữa kí hiệuthụ hiệu. Ông tập trung vào ngữ hiệu, xem ngôn ngữ là hệ thống dấu hiệu quan trọng nhất; vì đối với Sausure, tính võ đoán tự nhiên của dấu hiệu là nguyên lý đầu tiên của ngôn ngữ - tính võ đoán sau đó được xem như chìa khóa phác họa đặc tính ngôn ngữ bởi Charles Hockett. Đặc tính võ đoán có lẽ giúp giải thích về sự linh hoạt khác thường của ngôn ngữ. Trong ngữ cảnh ngôn ngữ tự nhiên, Saussure nhấn mạnh rằng không có mối liên hệ vốn có, bản chất, trong sáng, tự chứng hoặc tự nhiên giữa kí hiệu thụ hiệu, giữa âm thanh hoặc hình dạng của từ và khái niệm mà nó qui về. Lưu ý rằng chính Saussure đã tránh liên hệ trực tiếp nguyên tắc võ đoán với quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới ngoài, mà như những nhà bình luận tiếp sau thường làm, và quả thật, bị che dấu sau thụ hiệu thuần túy khái niệm, ta có thể vẫn nhận thấy ám chỉ của Saussure đến sự vật ở thế giới thực. Chí ít trong ngôn ngữ, hình thức của kí hiệu không được quyết định bởi những gì nó ám chỉ: không có cây cối nào cả với cái từ “cây”. Các ngôn ngữ, dĩ nhiên, khác nhau ở cái cách chúng qui về cùng một sự-vật. Không có những kí hiệu đặc biệt nào thích hợp một cách tự nhiên với thụ hiệu hơn bất cứ kí hiệu nào khác; nguyên tắc chung là bất kì hiệu nào cũng có thể biểu đạt bất kỳ thụ hiệu nào. Saussure nhận xét rằng chẳng có gì ngăn chặn sự kết hợp bất cứ ý tưởng nào với bất cứ chuỗi âm thanh nào. Quá trình chọn lựa một chuỗi âm-thanh đặc biệt phù hợp với ý tưởng đặc biệt là hoàn toàn võ đoán.

    Nguyên lí võ đoán của ngữ hiệu không phải là một khái niệm nguyên thủy: Aristolte đã lưu ý rằng không thể có mối liên hệ tự nhiên giữa âm-thanh của bất cứ ngôn ngữ nào với sự-vật được qui chiếu. Trong Cratylus Hermogenes, Plato viện dẫn Socrates để thừa nhận rằng bất kỳ tên gì mà bạn đặt cho một vật cũng là cái tên đúng về nó; và nếu bạn bỏ cái tên đó và đổi tên khác cho nó thì tên sau cũng đúng với nó không kém cái tên trước, rõ ràng ta thay đổi tên đồ vật; vì tôi nghĩ sự vật cụ thể tự nó không có tên. Shakespeare thêm vào “ta gọi hoa hồng bằng bất cứ tên gì thì nó cũng vẫn ngọt ngào như thế” (that which we call a rose by any other name would smell as sweet). Trong khi ý niệm về tính võ đoán của ngôn ngữ không mới, nhưng nhấn mạnh của Saussure về nó có thể hiểu là đóng góp nguyên thủy, đặc biệt trong ngữ cảnh một lý thuyết đóng ngoặc kép sự-vật được qui chiếu. Lưu ý rằng mặc dù Saussure ưu tiên việc nói, ông cũng nhấn mạnh rằng dấu hiệu sử dụng trong viết là võ đoán. Ví dụ như chữ cái “t” không liên quan đến âm-thanh mà nó biểu thị.

    Nguyên lý võ đoán không chỉ được áp dụng cho dấu hiệu, mà còn với toàn bộ hệ thống dấu hiệu. Tính võ đoán cơ bản của ngôn ngữ là hiển nhiên từ sự quan sát rằng mỗi ngôn ngữ bao hàm những khác biệt giữa dấu-hiệu này với dấu-hiệu khác (ví dụ “tree” và “free”) và giữa thụ hiệu này với thụ hiệu khác (như “tree” và “bush”). Thụ hiệu thì hẳn là võ đoán nếu hiện thực được nhận thức liền mạch (là cách Saussure xem trước hết như các lĩnh vực vô định hình về âm-thanh và tư-tưởng): ví dụ, nơi nào gọi là sự kết thúc của một “góc”. Ý thức thông thường cho rằng sự tồn tại của sự-vật trong thế giới đến trước khi ta dán nhãn lên bề ngoài của chúng (ý niệm “danh pháp” mà Saussure loại bỏ ta sẽ trở lại theo trình tự). Saussure lưu ý rằng “nếu từ làm công việc đại diện cho khái niệm được ấn định trước thì ta có thể tìm ra những khái niệm tương đương chính xác cho chúng giữa ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác. Nhưng đúng là không phải vậy. Hiện thực được phân chia thành những phạm trù võ đoán ở mỗi ngôn ngữ và thế giới khái niệm thân thuộc đối với mỗi chúng ta cũng có thể được phân chia một cách rất khác biệt. Quả thực, không có 2 ngôn ngữ nào cùng phân chia hiện thực như nhau. John Passmore thêm “các ngôn ngữ khác biệt bởi sự khác biệt một cách khác biệt. Các phạm trù ngữ học không đơn giản là hệ quả một cấu trúc tiền-giới hạn trong cuộc sống. Không có những khái niệm hoặc phạm trù mang tính “tự nhiên” được phản ảnh một cách đơn giản trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ đóng vai trò chủ yếu trong kiến tạo hiện thực"

    Nếu ta chấp nhận tính võ đoán về quan hệ giữa kí hiệu thụ hiệu thì ta có thể lý luận một cách phản trực quan rằng thụ hiệu được quyết định bởi kí hiệu hơn là ngược lại. Quả thực, nhà phân tích tâm lý Pháp Jacques Lacan, trong áp dụng lý thuyết Saussure, tìm cách nêu bật tính ưu việt về mặt tinh thần của kí hiệu bằng cách viết lại mô hình dấu hiệu Saussure trong hình thức gần với dấu hiệu đại số trong đó chữ hoa “S”(thay cho signifier) được đặt trên chữ thường nghiêng “s” (thay cho signified), 2 dấu hiệu này phân chia bởi vạch ngang. Nó tiện cho mục đích nhấn mạnh của Lacan là làm thế nào mà thụ hiệu phải trượt xuống phía dưới kí hiệu, chống lại toan tính của ta nhằm phân định chúng. Lacan, một cách thi vị xem minh họa những bản mặt về âm-thanh và tư-tưởng của Saussure như hình ảnh tương đồng với các đường gợn sóng về mực nước trên và dưới trong một bức tiểu họa từ bản viết tay của kinh Cựu ước, một dòng chảy đôi đánh dấu bởi những vệt mưa rơi, gợi ý rằng nó có thể được hiểu như sự minh họa về sự trượt không ngừng của thụ hiệu xuống dưới kí hiệu, mặc dù ông lập luận rằng ta không nên xem những đường chấm dọc như những phân đoạn tương ứng mà chỉ là những điểm neo đậu (một cách văn học, là những “đinh gút” cố định vải da vào vật dụng). Tuy nhiên, ông lưu ý mô hình này quá tuyến tính, vì thực tế không có chuỗi tạo nghĩa mà không có một sự khớp nối ngữ âm hoàn toàn với ngữ cảnh thích hợp, như thể nó lấp lửng dọc theo chúng, như nó được gắn vào hệ thống chấm câu của mỗi trong những đơn vị của nó. Trong tinh thần phê phán Lacan về mô hình Saussure, các nhà lý thuyết tiếp sau đã nhấn mạnh bản chất tạm thời mối ràng buộc giữa kí hiệuthụ hiệu, nhấn mạnh rằng sự cố định của chuỗi tạo nghĩa được xác định trong hoàn cảnh xã hội. Lưu ý rằng trong khi ý định của Lacan về việc đặt kí hiệu trên thụ hiệu là quá rõ ràng, chiến lược tiêu biểu của ông có vẻ hơi bị đụng chạm, vì mô hình xã hội của những nhà Marxist chính thống thường xem động lực cơ bản chủ yếu (kỹ thuật, kinh tế) hợp lý nằm dưới kiến trúc thượng tầng (ý thức hệ).

    [​IMG]

    Tính võ đoán của dấu hiệu là khái niệm cấp tiến vì nó đề cao tính tự trị của ngôn ngữ trong tương quan với hiện thực. Mô hình Saussure, nhấn mạnh nội cấu trúc trong phạm vi hệ thống dấu hiệu, có thể xem như ủng hộ ý niệm ngôn ngữ không phản ánh hiện thực mà đúng hơn là cấu trúc nó. Ta có thể dùng ngôn ngữ để nói về những gì thực cũng như không thực. Và vì ta sẽ biết thế giới qua bất cứ ngôn ngữ nào ta lớn lên cùng, nên cũng có lý nói rằng ngôn ngữ đó quyết định hiện thực, hơn là hiện thực quyết định ngôn ngữ. Ogden và Richards trong cuốn sách “Ý nghĩa của ý nghĩa”, phê phán Saussure về “sự phớt lờ hoàn toàn sự-vật mà dấu hiệu biểu thị”. Sau đó thì các nhà phê bình đã than vãn về sự tách biệt khỏi ngữ cảnh xã hội của mô hình này. Robert Stam lí luận rằng, bằng việc “đóng ngoặc kép thụ hiệu”, mô hình Saussure đã tách biệt văn bản khỏi lịch sử. Ta sẽ trở lại đề tài về quan hệ giữa ngôn ngữ và hiện thực trong thảo luận về phương thức và biểu đạt.

    Mặt võ đoán của dấu hiệu giúp giải thích về phạm vi diễn giải của chúng (và tầm quan trọng về ngữ cảnh). Không có kết nối một-một giữa kí hiệu thụ hiệu; dấu hiệu là đa nghĩa hơn là đơn nghĩa. Trong phạm vi ngôn ngữ đơn, kí hiệu có thể qui về nhiều thụ hiệu (ví dụ trò chơi chữ) và một thụ hiệu có thể là của nhiều kí hiệu (ví dụ: từ đồng nghĩa). Một vài nhà bình luận phê phán thái độ cho rằng quan hệ của kí hiệu đối với thụ hiệu, thậm chí trong ngôn ngữ, là hoàn toàn võ đoán. Các từ tượng thanh thường được đề cập trong ngữ cảnh này, dù vài nhà dấu hiệu học phản bác rằng điều này khó mà giải thích cho sự biến thiên giữa các ngôn ngữ khác nhau về từ-ngữ của họ đối với cùng một âm thanh (đặc biệt là những âm-thanh của những con vật thân thuộc).

    Saussure tuyên bố “toàn bộ hệ thống ngôn ngữ được thiết lập trên nguyên lý phi lý rằng dấu hiệu là võ đoán”. Tuyên bố khiêu khích này lập tức được thừa nhận, rằng được ứng dụng không giới hạn, nguyên lý này sẽ dẫn tới sự hỗn độn hoàn toàn. Nếu ngữ hiệu là hoàn toàn võ đoán ở mọi phương diện thì ngôn ngữ sẽ không phải là một hệ thống và chức năng truyền đạt của nó sẽ bị phá hủy. Ông thừa nhận rằng không tồn tại ngôn ngữ mà không có chút căn cứ nào. Saussure thừa nhận rằng “ngôn ngữ không hoàn toàn võ đoán, vì hệ thống có sự hợp lý nhất định”. Nguyên lý võ đoán không có nghĩa là hình thức của từ-ngữ là tình cờ, ngẫu nhiên. Trong khi ngôn ngữ không được quyết định một cách ngoại-ngôn, mà nó lệ thuộc vào nội-ngôn. Chẳng hạn, các kí hiệu phải kiến tạo những kết nối chính xác về âm-thanh tuân theo những khuôn mẫu hiện tồn trong phạm vi ngôn ngữ đang suy xét. Hơn nữa, ta có thể nhận ra rằng danh từ kép như “screwdriver” không hoàn toàn võ đoán vì nó là sự kết hợp có nghĩa của của 2 dấu hiệu hiện tồn. Saussure đưa ra một nét tương phản giữa các mức độ võ đoán.

    [​IMG]
    Nguyên lý cơ bản về bản chất võ đoán của ngữ hiệu không ngăn cản ta phân biệt bất cứ ngôn ngữ nào giữa những gì là thực sự võ đoán tức phi-mục-đích (unmotivated) với những gì chỉ là võ đoán tương đối. Không phải mọi dấu hiệu đều là tuyệt đối võ đoán. Trong vài trường hợp, có những nhân tố cho phép ta nhận biết những mức độ khác biệt của tính võ đoán, khó có thể loại bỏ ý niệm này hoàn toàn. Dấu hiệu có thể có căn nguyên ở phạm vi nào đó. Đến đây thì Saussure sửa đổi lập trường đôi chút và xem dấu hiệu như “võ đoán một cách tương đối”. Vài nhà lý thuyết sau đó (lặp lại thuật ngữ Marxist của Althusser) dùng thuật ngữ “tự trị tương đối” để chỉ quan hệ giữa kí hiệuthụ hiệu. Tính qui ước tương đối về quan hệ giữa kí hiệuthụ hiệu là điều mà tôi sẽ đề cập sau.
    Lần cập nhật cuối: 25/11/2013
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nên lưu ý rằng trong khi quan hệ giữa các kí hiệuthụ hiệu võ đoán một cách bản thể học (một cách triết học, không nên tạo bất cứ khác biệt nào đối với trạng thái của những thực thể này trong trật tự các sự-vật nếu điều ta gọi là “đen” vẫn luôn bị gọi là “trắng” và ngược lại), điều này không gợi ý rằng hệ thống tạo nghĩa là võ đoán về mặt xã hội hay lịch sử. Ngôn ngữ tự nhiên không, dĩ nhiên, được thiết lập một cách võ đoán, không như những phát minh lịch sử như mã Morse. Tính võ đoán tự nhiên của dấu hiệu cũng không khiến nó trở nên “trung hòa” về mặt xã hội hay “trong sáng bản chất ", ví dụ, trong văn hóa phương Tây “trắng” đã trở thành dấu hiệu được ưu tiên. Thậm chí trong trường hợp các màu “tùy ý” của đèn giao thông, lựa chọn trước tiên về màu đỏ để chỉ “dừng” là không hoàn toàn võ đoán, vì nó đã chứa đựng sự liên tưởng liên quan đến sự nguy hiểm. Như Lévi-Strauss lưu ý, “dấu hiệu trước tiên là võ đoán, nhưng chấm dứt tính võ đoán một cách qui nạp" sau khi dấu hiệu hình thành như một hiện tượng lịch sử thì nó không thể bị thay đổi tùy tiện nữa. Như một phần ứng dụng xã hội trong phạm vi một bộ luật (thuật ngữ đã trở thành cơ bản của các nhà dấu hiệu học hậu-Saussure), mỗi dấu hiệu đạt được một lịch sử và ý nghĩa của riêng nó, thân thuộc với các thành viên của văn hóa những người sử dụng dấu hiệu.

    Saussure nhận xét rằng mặc dù dấu hiệu có vẻ được chọn lựa tự do, theo quan điểm của công đồng ngữ học thì nó bị áp đặt hơn là được chọn lựa tự do. Vì ngôn ngữ luôn là sự kế thừa từ quá khứ, mà người sử dụng không có lựa chọn ngoài việc chấp nhận. Quả thật, vì ngữ hiệu làvõ đoán, không có luật lệ nào đối với nó ngoài truyền thống, và vì nó được thiết lập dựa trên truyền thống là nó có thể là võ đoán. Nguyên lý võ đoán dĩ nhiên không có nghĩa là cá nhân có thể tùy ý chọn lựa bất cứ hiệu nào cho thụ hiệu đã cho. Quan hệ giữa kí hiệuthụ hiệu của nó không phải là vấn đề chọn lựa cá nhân; nếu khi đó việc truyền đạt trở nên bất khả. Cá nhân không có khả năng đảo ngược dấu hiệu ở bất kỳ phương diện nào khi nó đã trở thành thích nghi trong công đồng ngữ học. Từ quan điểm những ngôn ngữ cá nhân người sử dụng, ngôn ngữ là một “sự cho" - ta không sáng tạo hệ thống đó cho chính ta. Saussure xem hệ thống ngôn ngữ như “một thỏa hiệp vô điều kiện mà ta được sinh ra trong đó" mặc dù sau đó ông đặt lại vấn đề về thuật ngữ đó. Tính võ đoán mang tính bản thể học mà nó bao hàm trở nên vô hình khi ta học cách chấp nhận nó như thuộc tính “tự nhiên”.

    [​IMG]
    Di sản Saussure về tính võ đoán của dấu hiệu đã dẫn đến việc các nhà dấu hiệu học nhấn mạnh quan hệ giữa kí hiệuthụ hiệu là qui ước, phụ thuộc vào những qui ước xã hội và văn hóa. Điều này đặc biệt sáng tỏ trong trường hợp các ngữ hiệu mà Saussure quan tâm: một từ có ý nghĩa gì đối với ta chỉ vì ta cùng đồng ý rằng nó có ý nghĩa như thế. Saussure cho rằng khái niệm chính của dấu hiệu học là “toàn bộ nhóm các hệ thống được đặt trên nền tảng tính võ đoán của dấu hiệu”. Ông lý luận “những dấu hiệu là sự truyền tải tùy tiện hoàn toàn thì tốt hơn những dấu hiệu là các quá trình dấu hiệu học lý tưởng. Đó là tại sao tính phức tạp và phổ biến nhất của mọi hệ thống biểu đạt, chính là cái mà ta tìm thấy trong ngôn ngữ nhân loại, cũng mang tính tiêu biểu nhất. Theo ý thức này, các nhà ngữ học như đã cung cấp mô hình cho toàn bộ dấu hiệu học, ngay khi ngôn ngữ tiêu biểu chỉ một loại hệ thống dấu hiệu học".

    Quả thực ông không đưa nhiều ví dụ về hệ thống dấu hiệu, trừ ngôn ngữ nói và viết, chỉ kể đến: mẫu tự câm-điếc, phong tục xã hội, nghi thức, tôn giáo và các lễ nghi mang tính biểu trưng khác; các thủ tục pháp lý; tín hiệu quân sự và cờ hang hải. Saussure thêm rằng “bất kỳ phương tiện biểu đạt nào được chấp nhận trong xã hội nói chung dựa trên phong tục tập thể, hoặc trên qui ước" chúng đều chỉ cùng sự vật. Tuy nhiên, trong khi những kí hiệu thuần túy qui ước như từ-ngữ là hoàn toàn độc lập với thụ hiệu của chúng, thì những hình thức qui ước khác về dấu hiệu có phần ít độc lập hơn với qui chiếu của chúng. Tuy nhiên, vì tính võ đoán tự nhiên của ngữ hiệu là trong sáng, nên những ai chấp nhận mô hình Saussure đều có khuynh hướng tránh những lỗi kiêu căng quen thuộc rằng dấu hiệu hiện diện tự nhiên đối những ai sử dụng chúng đều có ý nghĩa bản chất và không cần phải giải thích.

    Cũng trong cùng thời gian khi Saussure đang trình bày mô hình về dấu hiệu - dấu hiệu học và phương pháp luận cấu trúc, thì một công trình độc lập bên kia Thái Bình Dương cũng đang tiến triển khi nhà triết học thực dụng và logic học Charles Sanders Peirce trình bày mô hình dấu hiệu - dấu hiệu học - của riêng ông và phân loại học về dấu hiệu. Để tương phản với với mô hình dấu hiệu của Saussure với hình thức “bộ đôi độc lập”, Peirce đưa ra mô hình bộ ba (tam giác):

    - Cái-đại-diện (Representamen): là hình thức của dấu hiệu (không nhất thiết vật chất).
    - Cái-diễn-đạt (Interpretant): không phải là một người diễn giải, đúng hơn là ý thức tạo bởi dấu hiệu.
    - Đối-tượng (object): điều mà dấu hiệu chỉ đến.

    [​IMG]

    "Một dấu hiệu…(trong hình thức là cái-đại-diện) là một cái gì đó thay mặt một người nào đó cho một cái gì đó ở một khía cạnh hay khả năng. Nó ghi dấu ấn ở một người nào đó, nghĩa là, tạo trong tâm trí của người đó một dấu hiệu tương đương, hay có thể là một dấu hiệu tiến triển hơn. Dấu hiệu mà nó tạo nên đó tôi gọi là “cái-diễn-đạt” của dấu hiệu đầu tiên đó. Dấu hiệu này thay cho một điều gì đó, như đối tượng của nó. Nó thay mặt cho đối tượng đó, không phải ở mọi khía cạnh, mà tham chiếu đến một phần ý tưởng, mà đôi khi tôi gọi là “nền móng” của cái-đại-diện". Tương tác giữa cái-đại-diện, đối-tượngcái-diễn-đạt được qui bởi Peirce được xem như “dấu hiệu học”. Trong phạm vi mô hình dấu hiệu Peirce, dấu hiệu đèn giao thông cho việc “dừng” sẽ gồm: đèn đỏ hướng đến sự lưu thông tại đường giao nhau (cái-đại-diện), xe cộ thắng lại (đối tượng) và ý tưởng rằng đèn đỏ chỉ rõ việc xe cộ phải dừng (cái-diễn-đạt).

    [​IMG]
    Mô hình dấu hiệu của Peirce bao gồm luôn đối tượng tức qui-chiếu, dĩ nhiên, nó không trực tiếp đề cao mô hình Saussure. Cái-đại-diện (representamen) có ý nghĩa tương tự kí hiệu của Saussure trong khi cái-diễn-đạt (interpretent) có nghĩa tương tự với thụ-hiệu. Tuy nhiên, cái-diễn-đạt có phẩm chất khác biệt với phẩm chất của thụ-hiệu: nó chính là dấu hiệu trong tâm trí của người diễn giải. Peirce lưu ý rằng “dấu hiệu” ghi dấu ấn ở người nào đó, nghĩa là tạo trong tâm trí của người đó một dấu hiệu tương đương, hay có thể là dấu hiệu tiến triển. Dấu hiệu mà nó tạo nên đó tôi gọi là “cái-diễn-đạt” của dấu hiệu đầu tiên đó. Umberto Eco sử dụng mệnh đề “dấu hiệu học vô hạn” (unlimited semiosis) để chỉ cách nó có thể dẫn (như Peirce thừa biết) đến chuỗi những diễn giải tiếp nối (một cách tiềm năng) đến vô tận. Mặt khác Peirce lại thêm rằng “ý nghĩa của của cái-đại-diện có thể không là gì mà chỉ là một sự đại diện”. Bất cứ sự diễn giải ban đầu nào cũng có thể được tái-diễn giải.

    Việc thụ hiệu có thể tự nó đóng vai trò của kí hiệu là khá quen thuộc đối bất cứ ai sử dụng từ-điển và nhận thấy chính họ xa rời định nghĩa ban đầu để tìm kiếm ngay từ khác mà nó ủy nhiệm. Khái niệm này có thể hiểu như sự xa rời sự nhấn mạnh của Saussure về giá trị của dấu hiệu nằm trong mối quan hệ của nó với những dấu hiệu khác và sau đó được phát triển triệt để hơn bởi những nhà lý thuyết hậu cấu trúc. Một khái niệm nữa ám chỉ đến mô hình Peirce được tiếp tục bởi những nhà lý thuyết sau đó nhưng nó loại trừ hoàn toàn mô hình Saussure là ý niệm về tư tưởng mang tính đối thoại. Từ nay xuất phát phần từ nhấn mạnh của Peirce về “dấu hiệu học” như quá trình tương phản rõ rệt với nhấn mạnh mang tính đồng đại của Saussure về cấu trúc. Peirce lý luận rằng “mọi suy nghĩ là đối thoại bằng hình thức. Bản ngã của bạn trong khoảnh khắc kêu gọi cái bản ngã sâu kín hơn sự tán thành của nó”. Ý niệm này nổi bật lên trong hình thức phát triển hơn vào năm 1920 trong lý thuyết của Mikhail Bakhtin. Một khía cạnh quan trọng của lý thuyết này là sự mô tả tính cách của nó thậm chí về sự phản ảnh nội tại như căn bản xã hội.

    Peirce, bị mê hoặc hoàn toàn bởi cấu trúc 3 thành phần, đã tạo sự khác biệt mang tính hiện tượng học giữa chính dấu hiệu (hay cái-đại-diện) như trường hợp “đệ nhất”, đối tượng của nó như “đệ nhị” và cái-diễn-đạt như “đệ tam”. Những thuật ngữ xa lạ như thế một cách tương đối là những ví dụ khiêm tốn nhất về hệ thống Peirce, và tính phức tạp về thuật ngữ và phong cách Peirce đã là nhân tố giới hạn ảnh hưởng một cách rõ ràng dấu hiệu học Peirce.

    Sự biến đổi về bộ 3 của Peirce thường được xem như “tam giác dấu hiệu học (the semiotic triangle), như thể chỉ có một dạng (version). Đây là dạng hoàn toàn thường gặp và làm thay đổi những thuật ngữ xa lạ của Peirce.

    - Trung hiệu (sign vehicle): là hình thức của dấu hiệu.
    - Giác quan (sense): ý thức tạo bởi dấu hiệu.
    - Tham chiếu (referent): điều mà dấu hiệu "thay mặt"

    [​IMG]
    Một tam giác dấu hiệu khá nổi tiếng là của Ogden và Richards, trong đó thuật ngữ được sử dụng là (Ogden & Richards 1923, 14).

    [​IMG]
    (a) Biểu tượng (symbol)
    (b)Tư tưởng hay tham khảo (thought or referent).
    (c) Tham chiếu (referent)

    Đường chấm cạnh đáy của tam giác dung để chỉ rằng không nhất thiết có quan hệ đáng có và trực tiếp giữa trung hiệu và tham chiếu. Không giống như thụ hiệu trừu tượng của Saussure (tương ứng với đỉnh B hơn là C của tam giác), cái tham chiếu này là “đối tượng”. Nó không cần bao hàm tư tưởng của dấu hiệu để trừu tượng hóa các khái niệm và thực-thể hư cấu cũng như sự-vật vật lý, mà mô hình Peirce qui định một nơi dành cho hiện thực khách quan mà mô hình Saussure không trực tiếp đề cao (mặc dù Peirce không phải là nhà duy thực ngây thơ, và lý luận rằng mọi kinh nghiệm đều qua trung gian những dấu hiệu). Tuy nhiên cần lưu ý rằng Peirce nhấn mạnh “sự phụ thuộc về phương thức tồn tại của sự-vật được biểu đạt dựa trên phương thức biểu đạt này nọ của nó …là đối lập với tính tự nhiên của hiện thực”(Peirce 1931-58, 5.323). Việc bao gồm cái tham chiếu của mô hình Peirce không tự khiến nó tốt hơn mô hình dấu hiệu của Saussure. Quả nhiên, như Lyons nhận xét:

    "Có sự bất đồng đáng kể về chi tiết của phép phân tích tam giác thậm chí giữa những người chấp nhận tất thảy 3 thành phần A, B và C, họ cũng phải bị xem xét. Nên định nghĩa đỉnh A như thực thể vật chất hay tinh thần ? Còn trạng thái tâm lý và bản thể học của B là gì ? C có phải là cái gì đó được chỉ đến vào dịp cá biệt ? Hoặc nó có phải là toàn bộ sự-vật được chỉ đến bằng cách phát ra dấu hiệu ? Hoặc, còn khả năng thứ 3, nó có phải là sự biểu đạt đặc trưng hay lý tưởng nào đó của tầng lớp này".
    Lần cập nhật cuối: 25/11/2013
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ý niệm về tầm quan trọng của việc tạo ý thức (đòi hỏi cái diễn-đạt - dù Peirce không đề cao thuật ngữ đó trong bộ 3 của ông) như sự lôi cuốn về truyền đạt đặc biệt và các nhà lý luận truyền thông nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình tích cực về diễn đạt, và vì thế loại bỏ hệ thức về “nội dung” và ý nghĩa. Nhiều trong số những nhà lý luận cũng nói đến tam giác dấu hiệu học mà trong đó người diễn đạt (hay “người sử-dụng”) dấu hiệu có vai trò rõ ràng (thay cho “ý thức” hay “cái diễn đạt”). Điều này nêu bật quá trình dấu hiệu học (rất giống khái niệm của Peirce). Ý nghĩa của dấu hiệu không nằm trong phạm vi chính nó, mà nảy sinh ở việc diễn giải về chúng. Dù mô hình bộ đôi hay bộ ba có được chấp nhận, thì vai trò của người diễn đạt phải được xét đến hoặc trong phạm vi mô hình chính thức về dấu hiệu, hoặc như phần chính yếu của quá trình ngữ học. David Sless tuyên bố rằng “những tuyên bố về người sử dụng, dấu hiệu hay qui-chiếu có thể chẳng bao giờ được hình thành riêng biệt với nhau. Tuyên bố về một thứ luôn bao hàm luôn 2 thứ kia”. Paul Thibault lập luận rằng người diễn đạt hoàn toàn có vai trò chính thậm chí trong phạm vi mô hình bộ đôi của Saussure.

    Lưu ý, theo các nhà dấu hiệu học, có khu biệt (distinction) giữa dấu hiệu và “trung hiệu”(cái sau là "kí hiệu" của phái Saussure và là “cái đại diện” của phái Peirce). Dấu hiệu đâu chỉ là một phương tiện dấu hiệu. Thuật ngữ “dấu hiệu”thường được sử dụng không chặt chẽ, vì thế nét khu biệt này không hẳn luôn tồn tại. Trong khuôn khổ phái Saussure, một số nhắc nhở rằng “dấu hiệu” đúng ra là “kí hiệu”, và tương tự, chính Peirce cũng đề cập đến “dấu hiệu” khi ông nói một cách nghiêm túc về cái biểu đạt (representamen). Ta cũng dễ dàng nhận ra sự trượt giá có chủ ý như thế, có lẽ vì chúng ta quen hướng tìm đến hình thức mà dấu hiệu ngẫu nhiên có nghĩa. Tuy nhiên, để lặp lại thì kí hiệu hay cái đại diện là hình thức mà dấu hiệu hiện diện (như hình thức nói hay viết của từ), trong khi dấu hiệu là ý nghĩa chung toàn bộ.

    Khi Saussure nhấn mạnh đến bản chất võ đoán của dấu hiệu (ngữ học) thì đa số các nhà dấu hiệu học cố gắng chứng minh dấu hiệu khác biệt giữa võ đoán và qui ước như thế nào (hoặc khác biệt ở sự mạch lạc tương phản). Chủ nghĩa biểu tượng chỉ phản ánh trong một hình thức mối quan hệ giữa kí hiệuthụ hiệu của chúng. Trong khi Saussure không đề nghị một hê thống hình học về dấu hiệu (typology of signs) thì Chrles Peirce là một nhà phân loại học miễn cưỡng (taxonomist) và ông đã đề nghị các hệ thống hình học logic (cho dấu hiệu) (Peirce 1931-58, 1.291, 2.243).

    Tuy nhiên, sự phân chia của ông và các tiểu phần của dấu hiệu thì hết sức phức tạp. Quả thật, đề án lý thuyết của ông có đến 59.049 loại dấu hiệu. Chính Peirce cũng lưu ý một cách hài hước là việc tính toán này “đe dọa vô số tầng lớp quá lớn đến nỗi đầu óc người ta khó có thể mang nó một cách thuận tiên”, ông còn thêm “ tôi nghĩ chúng ta sẽ làm tốt để hoãn việc chuẩn bị cho sự phân chia xa hơn,cho đến khi có một viễn cảnh cần đến sự phân chia như thế” (Peirce 1931-58, 1.291)

    Tuy nhiên, cho dù đề xuất khiêm nhường của ông có khiến người ta nản chí thì Susanne Langer bình luận thêm rằng “chỉ là sự an ủi lạnh lẽo trong việc đảm bảo của ông ta là 59.049 loại nguyên thủy kia có thể thực sự được rút lại còn 66" (Langer 1951, 56). Không may là sự phức tạp hình học đã khiến nó trở nên “gần như vô dụng” như các mô hình làm việc cho những người khác trong lĩnh vực này (Sturrock 1986,17). Tuy nhiên, một trong những phân loại của Peirce (xuất bản lần đầu năm 1867) được tham khảo khá rộng trong những nghiên cứu về dấu hiệu học sau đó (Peirce 1931-58, 1.564).

    Ông xem đấy như sự phân chia cơ bản nhất về dấu hiệu ((ibid., 2.275). Sự phân chia khu biệt các loại dấu hiệu không hữu ích hơn các kiểu quan hệ khác biệt giữa phương tiện dấu hiệu và tham chiếu của chúng (Hawkes 1977, 129) Lưu ý rằng trong điều khoản kế tiếp, tôi đã tiếp tục vay mượn thuật ngữ Saussure “kí hiệu – signifier”“thụ hiệu – signified”, thậm chí Peirce tham chiếu đến quan hệ giữa “dấu hiệu” và “đối tượng”, vì nét khu biệt Peirce thường được sử dụng nhất trong phạm vi cơ cấu rộng phái Saussure. Sự kết hợp như thế có xu hướng nhấn mạnh (dù gián tiếp) tiềm năng tham chiếu của thụ hiệu trong phạm vi mô hình Saussure. Sau đây là 3 mô hình cùng vài định nghĩa ngắn của riêng tôi với vài ví dụ minh họa:

    [​IMG]
    GHI CHÚ RIÊNG CỦA NGƯỜI DỊCH: có một mối liên hệ nào đó giữa phân loại của D. Chandler với số không mà tôi sẽ minh họa thêm sau đây:

    [​IMG]
    Ba hình thức trên theo trật tự qui ước giảm dần. Dấu hiệu mang tính biểu tượng như ngôn ngữ có qui ước cao, dấu hiệu mang tính hình tượng luôn bao hàm một số mức độ qui ước, dấu hiệu mang tính mục tượng hướng chú ý đến đối tượng của nó bằng một "sự cưỡng bức vô hình” (blind compulsion) (Peirce 1931-58, 2.306). Ta có thể thấy các hiệu mục tượng và hình tượng như bị cưỡng ép bởi thụ hiệu tham chiếu, trong khi các biểu tượng mang tính qui ước hơn thì thụ hiệu như được định rõ trong phạm vi rộng lớn hơn bởi hiệu của chúng. Trong phạm vi mỗi hình thức, dấu hiệu cũng khác với các mức qui ước của chúng. Phạm trù khác có thể được áp dụng để xếp 3 hình thức trên một cách khác nhau. Chẳng hạn, Hodge và Kress đề xuất rằng mục tượng dựa trên một hành động phán xét hoặc can thiệp trong khi hình tượng gần hơn với nhận thức trực tiếp, làm cho dấu hiệu hình tượng trở nên là phương thức cao nhất. Lưu ý rằng thuật ngữ “mục-đích” (motivation) của Saussure và “cưỡng bức” (constraint) thường được sử dụng để mô tả sợ mở rộng mà tại đó thụ hiệu quyết định kí hiệu. Kí hiệu càng bị cưỡng bức bởi thụ hiệu thì dấu hiệu càng có mục-đích, như thế thì hình tượng có mục-đích cao nhất, biểu tượng thì phi-mục-đích (unmotivated). Dấu hiệu càng ít mang tính mục-đích thì càng cần phải học các qui ước chung. Tuy nhiên, đa số các nhà dầu hiệu học nhấn mạnh vai trò của qui ước trong quan hệ với dấu hiệu. Như ta thấy, ngay cả phim ảnh được xây dựng trên qui ước mà ta phải học để “đọc chúng”. Những qui ước như thế là các chiều kích xã hội quan trọng của dấu hiệu học.

    [​IMG]
    Peirce và Saussure sử dụng thuật ngữ “biểu tượng” một cách khác nhau tùy mỗi người. Trong khi ngày nay đa số các nhà lý thuyết xem ngôn ngữ như một hệ thống dấu hiệu mang tình biểu tượng, Saussure tránh xem ngữ hiệu như “biểu tượng”, vì thường dụng của thuật ngữ này qui vào những ví dụ như một chiếc cân (cân bằng tạo nghĩa), và ông khăng khăng cho rằng những dấu hiệu như thế không bao giờ hoàn toàn võ đoán. Chúng không phải là "những cấu hình rỗng”. “Ít nhất chúng cũng biểu hiện dấu tích kết nối tự nhiên” giữa kí hiệuthụ hiệu – mối nối mà sau đó ông xem như là một sự “hợp lý” (rational) (Saussure 1983, 68, 73; Saussure 1974, 68, 73). Trong khi Saussure tập trung vào bản chất võ đoán của ngữ hiệu thì ta lại có một ví dụ rõ rệt về chủ nghĩa biểu tượng võ đoán (arbitrary symbolism) là toán học. Toán học không cần phải qui về một nội giới nào cả: thụ hiệu của nó là những khái niệm không thể bàn cãi và toán học là một hệ thống về các mối quan hệ. (Langer 1951, 28).

    [​IMG]
    Minh họa của Phan Biên.
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
    Susanne Langer (1895 - 1985)

    Đối với Peirce, biểu tượng là “dấu hiệu chỉ đến đối tượng mà nó bao hàm bằng phẩm hạnh của một luật, thường là sự kết nối của những ý tưởng tổng quát, chúng kết hợp tạo nên biểu tượng mà nó được diễn giải như để chỉ đến đối tượng đó” (Peirce 1931-58, 2.249) Chúng ta diễn giải biểu tượng theo một qui tắc hay một mối nối mang tính thói quen (ibid., 2.292, 2.297, 1.369). Biểu tượng nối với đối tượng của nó bằng bằng phẩm hạnh của ý tưởng của biểu tượng đó – vật sử dụng, không có nó thì không có sự kết nối như thế tồn tại (ibid., 2.299). Nó kiến tạo dấu hiệu một cách đơn thuần hoặc chính yếu bằng việc nó được sử dụng và hiểu như thế (ibid., 2.307). Nó sẽ đánh mất tính cách mà nó trao cho dấu hiệu nếu không có diễn giải (ibid., 2.304) Một biểu tượng là dấu hiệu qui ước, hoặc dựa trên thói quen (yêu cầu hay bẩm sinh)(ibid., 2.297). “Tất thảy từ ngữ, câu, sách vở và những dấu hiệu qui ước khác đều là biểu tượng” (ibid., 2.292). Vì thế Peirce đã đặc tính hóa ngữ hiệu bằng thuật ngữ “qui ước tính”(conventionality), tương tự như cách của Saussure. Trong một tham chiếu hiếm hoi hơn đối với tính võ đoán của biểu tượng (mà sau đó ông gọi là “phiếu – token”), ông lưu ý rằng“chúng, đa phần, là qui ước hoặc võ đoán” (ibid., 3.360). Một biểu tượng là một dấu hiệu mà sự tạo nghĩa đặc biệt hoặc vừa vặn của nó để đại diện chỉ những gì nó đại diện không dối gạt mà chỉ là việc có những thói quen, tâm tính, hoặc qui tắc hiệu quả chung mà nó sẽ được diễn giải như vậy. Lấy vì dụ từ “người”. Năm chữ này ít nhất không giống như người, cũng không phải là chúng được liên kết với âm đó (ibid., 4.447). Ông lại thêm vào “một biểu tượng…thực hiện chức năng của nó bất chấp sự giống nhau hay tương đồng với đối tượng và như nhau bất chấp mọi kết nối thực với nó, nhưng chỉ là vì nó được diễn giải như là một dấu hiệu”(ibid., 5.73; original emphasis).

    [​IMG]
    Trở lại với hình tượng (icon), Peirce tuyên bố rằng một dấu hiệu mang tính hình tượng đại diện cho đối tượng của nó chính yếu bới sự tương đồng của nó (Peirce 1931-58, 2.276). Một dấu hiệu là một hình tượng đến mức mà nó giống với đối tượng của nó và được sử dụng như là một dấu hiệu của đối tượng đó” (ibid., 2.247). Quả thật, ngay từ đầu ông đã dùng thuật ngữ “tương đồng” (likeness) cho các phương thức đó. Ông thêm rằng “mỗi hình ảnh (dù trật tự của nó qui ước thế nào đi nữa) đều là một hình tượng (ibid., 2.279). Hình tượng có phẩm chất tương đồng với những cái của đối tượng mà chúng đại diện, và chúng kích động cảm giác tương tự trong tâm trí” (ibid., 2.299; see also 3.362). Không như mục tượng, “hình tượng không có mối liên hệ động học với đối tượng nó đại diện” (ibid.). Vì một dấu hiệu tương đồng với cái mà nó mô tả không nhất thiết khiến nó trở thành hình tượng một cách thuần túy. Nhà triết học Susanne Langer lý luận “bức ảnh chính yếu là một biểu tượng, không phải là một bản sao, của cái mà nó đại diện” (Langer 1951, 67). Những bức ảnh tương đồng với cái chúng đại diện chỉ trong vài khía cạnh thôi. Điều chúng ta có xu hướng nhận biết trong hình ảnh là mối quan hệ tương tự của các bộ phận với toàn thể (ibid., 67-70). Đối với Peirce, hình tượng bao gồm “mọi sơ đồ, cho dù không có sự tương đồng giác quan giữa nó và đối tượng, mà chỉ là sự tương tự giữa quan hệ của các bộ phận của mỗi cái” (Peirce 1931-58, 2.279).“Nhiều sơ đồ tương đồng với đối tượng của chúng mà ta không nhìn thấy được, nó chỉ là một khía cạnh đối với các quan hệ của các bộ phận mà sự tương đồng của chúng bao hàm” (ibid., 2.282). Thậm chí hình ảnh “thực” nhất cũng không là một mô hình hay thậm chí một bản sao của cái mà nó vẽ nên. Chúng ta hiếm khi nhầm cái đại diện vì những gì nó đại diện.

    [​IMG]
    Ãnh từ nét
    Các nhà dấu hiệu học nói chung duy trì quan điểm cho rằng các hình tượng là không “thuần túy” (pure) – luôn bao gồm một yếu tố qui ước văn hóa. Peirce phát biểu rằng dù “bất cứ hình ảnh vật chất nào (như bức tranh chẳng hạn) cũng có thể được lĩnh hội như cái mà nó đại diện, đó là qui ước rộng trong phương thức đại diện của nó” (Peirce 1931-58, 2.276). “Chúng ta nói rằng bức chân dung của một người mà ta chưa nhìn thấy là đáng tin. Chừng nào mà, trên nền tảng đơn thuần về những gì tôi thấy trong đó, tôi được dẫn đến ý tưởng về người mà nó đại diện, nó là một hình tượng. Nhưng, quả nhiên, đó không phải là một hình tượng thuần túy, bởi vì tôi bị ảnh hưởng mạnh bởi việc biết rằng đó là một hiệu ứng, qua người họa sĩ, được tạo bởi vể bề ngoài của nguyên bản…Bên cạnh đó, tôi biết rằng các bức chân dung chỉ là nét tương đồng nhẹ nhàng nhất của nguyên bản, trừ khi ở khía cạnh qui ước nào đó, và theo sau các mức qui ước về giá trị…" (ibid., 2.92).

    Guy Cook chất vấn liệu dấu hiệu hình tượng trên cửa ra vào của một buồng xí công cộng cho đàn ông thực sự trông giống như đàn ông hơn phụ nữ. “Để dầu hiệu thực sự là hình tượng, nó phải dễ hiểu đối với ai chưa từng trông thấy nó trước đó – và nó dường như không giống mấy trường hợp mà nó thỉnh thoảng được giả định. Ta thấy sự rập khuôn khi ta đã biết ý nghĩa” (Cook 1992, 70). Vì thế, thậm chí khi bức ảnh hiện thực là biểu tượng giống như y như hình tượng.

    [​IMG]
    Dấu hiệu hình tượng và mục tượng thì dễ đọc một cách “tự nhiên” hơn dấu hiệu biểu tượng khi việc tạo kết nối giữa kí hiệuthụ hiệu trở nên thói quen. Kí hiệu hình tượng có thể có tính liên tưởng cao. Kent Grayson quan sát: “vì ta có thể thấy đồi tượng trong dấu hiệu, nên ta thường ý thức rằng hình tượng đã mang ta gần sự thật hơn là nếu thay vào đó ta đã nhìn một mục tượng hay một biểu tượng” (Grayson 1998, 36). Ông thêm rằng “thay vì rút sự chú ý của ta khỏi các khoảng trống luôn tồn tại qua hiện diện, trải nghiệm hình tượng cổ vũ ta một cách tiềm thức để lấp đầy những khoảng trống này và khi đó làm ta tin rằng không có các khoảng trống ở nơi đầu tiên đó…Đấy là nghịch lý của hiện diện: nó có thể quyết định nhiều nhất khi ta nghĩ nó có tác động tốt nhất” (ibid., 41).

    Nhà ngữ học John Lyons lưu ý rằng hình tượng “luôn dựa trên các thuộc tính trung gian mà hình thức của nó là hiển nhiên” (Lyons 1977, 105). Ông ví dụ về từ tượng thanh tiếng Anh “cuckoo”, lưu ý nó chỉ là biểu tượng qua trung gian ngữ âm (nói) và không qua trung gian đồ họa (viết). Trong khi trung gian đồ họa có thể đại diện các dạng (shapes) về tính cách như trường hợp chữ tượng hình Ai Cập) (Lyons 1977, 103). Ta sẽ trở lại ngay với tầm quan trọng về tính vật chất của dấu hiệu.

    [​IMG]
    Ảnh từ nét
    Mục tượng có lẽ là khái niệm xa lạ nhất. Peirce đưa ra nhiều phạm trù cho điều kiến tạo nên mục tượng. Một mục tượng chỉ một cái gì đó: ví dụ, như đồng hồ mặt trời hoặc đồng hồ chỉ thời gian trong ngày (Peirce 1931-58, 2.285). Ông nhắc đến “quan hệ xác thực” giữa dấu hiệu và đối tượng mà đối tượng này không thuần túy dựa vào “đầu óc diễn giải”(ibid., 2.92, 298).Đối tượng “đang tồn tại một cách tất yếu”(ibid., 2.310). Mục tượng được kết nối với đối tượng của nó “như là nội dung của sự kiện” (ibid., 4.447). Có một “sự kết nối thực” (ibid., 5.75). Có thể có một sự kết nối vật lý trực tiếp (ibid., 1.372, 2.281, 2.299). Một dấu hiệu mang tính mục tượng giống như “một mảnh bị xé ra khỏi đối tượng của nó” (ibid., 2.231). Không giống như hình tượng (đối tượng của nó có thể hư cấu), mục tượng “đại diện hiển nhiên cho vật đang tồn tại này hay kia” (ibid., 4.531). Khi “nó có vài phẩm chất cần thiết nói chung”, kí hiệu “thực sự bị tác động” bởi thụ hiệu, gộp luôn một sự “bổ sung thực tế” ((ibid., 2.248). Mối quan hệ đó không dựa trên sự rập khuôn nhỏ nhặt(ibid.): “mục tượng…không có ý nghĩa rập khuôn đối với đối tượng của chúng” (ibid., 2.306). “Tính giống nhau hoặc tương tự”không phải để định nghĩa mục tượng (ibid., 2.305). “ Bất cứ cái gì thu hút sự chú ý đều là mục tượng. Bất cứ cái gì làm ta giật mình đều là mục tượng” (ibid., 2.285; see also 3.434). Dấu hiệu mục tượng hướng sự chú ý đến đối tượng của nó bằng sự cưỡng ép vô hình” (ibid., 2.306; see also 2.191, 2.428). “Một cách tâm lý, hành động của mục tượng dựa trên liên kết liên tưởng, và không dựa trên liên kết rập khuôn hay hoạt động trí tuệ” (ibid.).

    [​IMG]
    Rất dễ rơi vào việc xem ba hình thức của Peirce như “các loại dấu hiệu”, nhưng chúng không nhất thiết loại trừ lẫn nhau: một dấu hiệu có thể là một hình tượng, một biểu tượng và một mục tượng, hay bất cứ sự kết hợp nào đó. Peirce thừa biết điều này: chẳng hạn, ông một mực cho rằng “sẽ khó nếu không thể đưa ra một mục tương thuần túy tuyệt đối, hoặc tìm thấy bất cứ dấu hiệu tuyệt đối trống rỗng về tính chất mục tượng”(Peirce 1931-58, 2.306). Bức bản đồ là mục tượng khi nó chỉ vị trí của sự vật, hình tượng trong sự đại diện của nó về quan hệ trực tiếp và khoảng cách giữa các giới hạn và biểu tượng trong việc sử dụng biểu tượng qui ước thì tạo nghĩa của nó phải được học. Nhà lý thuyết phim Peter Wollen lý luận rằng “công lao vĩ đại của Peirce về phân tích dấu hiệu là ông không nhìn thấy các khía cạnh khác biệt như sự lọại trừ lẫn nhau. Không như Saussure, ông không thể hiện bất cứ định kiến đặc biệt nào trong cư xử với một hình thức này hay hình thức khác. Quả thật, ông muốn logic và hùng biện phải dựa trên tất cả ba khía cạnh" (Wollen 1969, 141)... Phim và truyền hình sử dụng cả ba hình thức: hình tượng (âm thanh và hình ảnh), biểu tượng (nói và viết), và mục tượng (như hiệu ứng của những gì được lên phim), đầu tiên dấu hiệu hình tượng trong tầm nhìn dường như là hình thức lấn át, nhưng một số dấu hiệu phim ảnh lại rõ ràng là võ đoán, như một sự “hòa tan” mà nó có nghĩa như là một cảnh từ tâm trí một người nào đó được dõi theo.
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
    Minh họa ý kiến của Phan Biên.
    Hawkes lưu ý, tiếp bước Jakobson, rằng ba phương thức “hợp tác-tồn tại trong hình thức trật tự mà một trong chúng sẽ lấn át hình thức kia”, và sự lấn át này được quyết định bởi ngữ cảnh (Hawkes 1977, 129). Dù dấu hiệu là biểu tượng, hình tượng hay mục tượng đều dựa một cách cơ bản theo cách mà dấu hiệu được sử dụng, vì thế ví dụ như sách giáo khoa được chọn để minh họa cho các phương thức khác nhau có thể sai lạc. Cùng một kí hiệu có thể được sử dụng một cách hình tượng trong một ngữ cảnh và một cách biểu tượng trong ngữ cảnh kế: một bức ảnh của một người phụ nữ có thể thay thế cho vài phạm trù rộng lớn về “phụ nữ” hoặc có thể thay mặt một cách đặc biệt cho phụ nữ cá biệt được mô tả. Dấu hiệu không thể được phân loại trong thuật ngữ ba phương thức mà không có tham chiếu đến đến mục đích của người sử dụng chúng trong phạm vi những ngữ cảnh đặc biệt. Do đó một dấu hiệu có thể được cư xử như biểu tượng bởi một người, như hình tượng bởi một người khác và như mục tượng bởi người thứ ba. Như Kent Grayson chấp bút “khi ta nói về một hình tượng, một mục tượng hay một biểu tượng, ta không chỉ đến phẩm chất của chính dấu hiệu, mà là kinh nghiệm về dấu hiệu của người quan sát”(Grayson 1998, 35). Các phương thức của dấu hiệu cũng có thể chuyển dời qua thời gian. Như Jonathan Culler lưu ý “trong một ý thức thì chiếc xe Rolls-royce là một mục tượng về giàu có mà trong chiếc xe đó ta phải là giàu có để có thể tậu một chiếc, nhưng đó là cách sử dụng của xã hội đã tạo nên một dấu hiệu qui ước về sự giáu có”(Culler 19).

    [​IMG]
    Mặc dù ông nhấn mạnh vào việc nghiên cứu “ngôn ngữ-trạng thái” một cách đồng bộ (như thể nó bị đông cứng lại tức khắc và đúng lúc), hơn là một cách lịch đại (nghiên cứu sự tiến hóa của nó), Saussure cũng thừa biết rằng quan hệ giữa thụ hiệu và kí hiệu trong ngôn ngữ là thay đổi theo thời gian (Saussure 1983, 74ff;Saussure 1974, 74ff). Tuy nhiên, đây không phải là điểm bận tâm của ông. Các nhà phê bình cấu trúc gần như nhấn mạnh rằng quan hệ giữa kí hiệu và thụ hiệu là tùy theo thay đổi mang tính động lực: Roselind Coward và John Ellis lý luận rằng bất cứ sự “ấn định” nào về “chuỗi kí hiệu” – đều mang tính tạm thời và được quyết định bởi xã hội (Coward & Ellis 1977, 6, 8, 13). Trong các thuật ngữ về ba phương thức của Peirce, đã xảy ra một sự chuyển dời từ một phương thức qua những xu hướng khác. Mặc dù Peirce đã quá chiếu cố đến dấu hiệu phi-ngôn ngữ hơn Saussure, nhưng cũng như Saussure, ông cũng cứ thừa nhận địa vị to lớn hơn cho dấu hiệu mang tính biểu tượng: “chúng chỉ là những dấu hiệu nói chung, và tính chất nói chung đó là điều chính yếu để tranh luận” (Peirce 1931-58, 3.363; see also 4.448 & 4.531). Sự nhấn mạnh của Saussure về tầm quan trọng của nguyên lý võ đoán phản ánh sự ưu tiên về dấu hiệu biểu tượng của ông trong khi Peirce xem con người (homo sapiens) như “động vật sử dụng biểu tượng” ('the symbol-using animal') (Peirce 1931-58, 2.299). Peirce suy xét “liệu có cuộc sống trong các dấu hiệu, để - (như) phương tiện thiết yếu hiện diện – chúng sẽ thực hiện một trật tự phát triển nào đó”. Thật lý thú là ông không trình bày điều này một cách thiết yếu như nội dung của tiến trình hướng đến lý tưởng về hình thức biểu tượng vì ông đã tính đến khả năng lý thuyết rằng “cùng một vòng thay đổi về hình thức được mô tả đi mô tả lại nhiều lần”(ibid., 2.111). Trong khi chấp nhận một khả năng như thế, ông vẫn lưu ý về “một sự tiến triển đều đặn…có thể được suy xét trong ba trật tự về dấu hiệu, hình tượng, mục tượng và biểu tượng” (ibid., 2.299). Peirce ấn định tính hình tượng như phương thức tạo nghĩa mặc nhiên cơ bản nhất, và tuyên bố "hình tượng là dấu hiệu căn nguyên” (ibid., 2.92), định nghĩa hình tượng như “căn bản, đơn giản và khởi thủy nhất của các phạm trù”(ibid., 2.90). So với “dấu hiệu xác thực…hay biểu tượng”, mục tượng là “sự thoái hóa ở mức độ nhỏ hơn”trong khi hình tượng là “sự thoái hóa ở mức độ lớn hơn”. Peirce lưu ý rằng "khởi thủy dấu hiệu có một phần hình tượng, một phần mục tượng” (ibid., 2.92).Ông thêm “trong mọi việc viết nguyên thủy, như linh tự Ai Cập, có những hình tượng thuộc loại phi-logic, là các chữ tượng ý (ideograph), và ông suy biện rằng “ở hình thức ban sơ nhất của việc nói có khả năng có yếu tố mang tính bao quát về sự mô phỏng, bắt chước”(ibid., 2.302). Tuy nhiên, qua thời gian, ngữ hiệu phát triển thêm về đặc tính biểu tượng và qui ước” (ibid., 2.92, 2.280). “Các biểu tượng hình thành bằng việc phát triển ở bên ngoài những dấu hiệu khác, đặc biệt là từ các hình tượng” (ibid., 2.302).
    Bằng chứng lịch sử chỉ ra một xu hướng của ngữ hiệu là gợi lên từ mục tượng và hình tượng và hướng về phía hình thức biểu tượng. Các mẫu tự lúc đầu không dựa trên sự thay thế các biểu biểu tượng qui ước cho âm thanh. Marcel Danesi lưu ý rằng “nghiên cứu khảo cổ đã đưa ra…rằng nguyên thủy của việc viết chữ theo mẫu tự là các biểu tượng có trước đó đã lập nên các hình dạng cơ bản được sử dụng như hình ảnh – tạo đối tượng – rất giống với những chiếc khuôn mà những người đúc tượng và đồng xu sử dụng hôm nay. Chỉ sau này thì chúng mới có phẩm chất trừu tượng hơn” (Danesi 1999, 35; see Schmandt-Besserat 1978). Vài chữ thuộc hệ mẫu tự Hy Lạp và Latinh, dĩ nhiên, kế thừa từ các dấu hiệu hình tượng trong linh tự Ai Cập. Các chữ viết sớm hơn vùng văn minh Địa Trung Hải sử dụng chữ tượng hình (pictographs), tượng ý và linh tự Ai Cập. Nhiều trong số chúng là dấu hiệu hình tượng giống với đối tượng và hành động mà chúng chỉ một cách trực tiếp hoặc ẩn dụ. Qua thời gian, các chữ viết hình ảnh trở nên nhiều tính biểu tượng hơn và ít tính hình tượng hơn (Gelb 1963). Sự chuyển dời từ tính hình tượng sang tính biểu tượng này có thể đã được “điều khiển bởi tính kinh tế của việc sử dụng dùi đục và bút chổi sậy” (Cherry 1966, 33); nói chung, biểu tượng, một cách dấu hiệu học, linh hoạt và hiệu quả hơn (Lyons 1977, 103).

    [​IMG]
    Nhà nhân loại học Claude Lévi-Strauss nhận ra cùng một trào lưu chung từ mục đích cho đến võ đoán trong phạm vi các phối hợp khái niệm được tận dụng bởi các nền văn hóa riêng biệt(Lévi-Strauss 1974, 156).

    Điểm lại viễn cảnh lịch sử là một lý do cho khẳng định của vài nhà lý thuyết, rằng “dấu hiệu chưa bao giờ là độc đoán” (Kress & van Leeuwen 1996, 7). Gunther Kress chẳng hạn, nhấn mạnh đến mục đích của người sử dụng dấu hiệu hơn là của chính dấu hiệu (see also Hodge & Kress 1988, 21-2). Rosalind Coward và John Ellis khẳng định “mỗi sự đồng nhất giữa kí hiệu và thụ hiệu là kết quả của năng suất và việc giới hạn những năng suất đó” (Coward & Ellis 1977, 7).


    Đôi khi xuất hiện nét khu biệt giữa dấu hiệu số và dấu hiệu tương tự. Quả thật, Anthony Wilden tuyên bố “không có hai phạm trù, và không có hai loại kinh nghiệm cơ bản hơn trong cuộc sống và tư tưởng con người hơn tính liên tục và không liên tục” (Wilden 1987, 222). Trong khi ta đều có trải nghiệm thời gian như là một sự liên tục, ta có thể trình bày nó hoặc là với hình thức tương tự hoặc số. Cái đồng hồ với hiển thị tương tự (với chỉ thị giờ, phút, và giây) có lợi thế về chia một giờ giống như chiếc bánh (vì thế, trong trong một bái thuyết trình chẳng hạn, ta có thể “thấy” bao nhiêu thời giờ còn lại). Một đồng hồ với hiển thị số (hiển thị thời gian hiện tại bằng các số thay đổi) có lợi thế về sự chính xác, vì thế ta có thể dễ dàng thấy mộ cách chính xác “bây giờ” là mấy giờ. Thậm chí hiển thị tương tự bây giờ được các đồng hồ số mô phỏng theo.


    [​IMG]
    Chúng ta gắn bó sâu với phương thức tương tự và có xu hướng xem những đại diện số như “ít thực hơn” hoặc “ít tin cậy” – ít nhất là ngay lúc ban đầu (như trường hợp về đĩa CD so sánh với băng nhựa vậy). Khu biệt tương tự / số thường được xem như “tự nhiên” với “nhân tạo”. Điều này có lẽ có liên quan một phần với ý niệm rằng vô thức – mà ta xem như “sâu thẳm” nhất trong con người mình – xem ra hoạt động một cách tương tự (Wilden 1987, 224). Sự ưu tiên về tính tương tự có thể kết nối với trạng thái vô thức và bất chấp về tính hợp lý trong hệ ý thức hệ lãng mạn (thứ vẫn thống trị khái niệm của ta về bản thân mình như “những cá nhân”). Sự chú ý thận trọng đối với truyền thông có xu hướng lấn át trong các mật mã số, trong khi các mật mã tương tự thì “nó hầu như không thể…không phải để truyền thông” (ibid., 225). Ngoài bất cứ mục đích có ý thức nào, chúng ta truyền đạt qua cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm nét mặt, ngữ điệu vân vân. Các mật mã tương tự không thể không “tố cáo chúng ta”, tiết lộ những việc của ta như trạng thái, thái độ, ý định và tính chân thật (hay ngược lại). Tuy nhiên, dù sự xuất hiện của đồng hồ số vào năm 1971 và cuộc “cách mạng số” sau đó trong ghi âm và ảnh đã đưa chúng ta gia nhập vào phương thức số với kỹ thuật điện tử, mật mã số đã tồn tại từ hình thức sơ khai nhất của ngôn ngữ - và viết là một “kỹ thuật số”.

    [​IMG]

    Hệ thống tạo nghĩa áp đặt trật tự số trên những gì ta thường kinh qua như dòng truyền động liền mạch. Chính việc định nghĩa một điều gì đó như một dấu hiệu đã bao gộp luôn sự suy giảm từ tính liên tục đến rời rạc. Như ta sẽ thấy, sự khu biệt nhị phân (hoặc này/hoặc kia) là quá trình cơ bản trong sáng tạo của cấu trúc tạo nghĩa. Dấu hiệu số bao gốm các đơn vị rời rạc như từ và “toàn bộ các số” và dựa trên sự phân loại thụ hiệu.

    Các dấu hiệu tương tự (như hình ảnh thấy được, cử chỉ, kết cấu, nếm và ngửi) bao gồm các quan hệ chọn lọc một cách liên tục. Chúng có thể biểu thị vô số sự tinh tế dường như là “ngoài phạm vi của từ”. Cảm xúc và cảm giác là những thụ hiệu tương tự. Không giống như hiệu mang tính biểu tượng, kí hiệu có-mục-đích (motivated signifiers - và những thụ hiệu của chúng) pha trộn lẫn nhau. Không thể có danh mục bao hàm toàn bộ về các dấu hiệu có-mục-đích như thế, như những nụ cười và tiếng cười.

    Dĩ nhiên các dấu hiệu tương tự có thể được tái sản xuất một cách số - digitally – (như đã được chứng minh bằng việc thu âm thanh số và giờ thì cả hình ảnh động nữa), nhưng chúng không thể liên hệ trực tiếp với “từ điển” và cú pháp chuẩn như cách của ngữ hiệu. Bill Nichols lưu ý rằng “chất lượng chọn lọc của mật mã tương tự có thể khiến chúng giàu nghĩa nhưng cũng hoàn trả chúng một phần nào đó bị suy kiệt về tính phức tạp trong cú pháp hay tính chính xác ngữ nghĩa. Một cách tương phản, các đơn vị rời rạc của mật mã số có thể ít nhiều bị suy kiệt về nghĩa nhưng lại có khả năng to lớn về tính phức hoặc tạo nghĩa ngữ nghĩa” (Nichols 1981, 47; see alsoWilden 1987, 138, 224). Nhà lịch sử nghệ thuật Ernest Gombrich khẳng định“các lời tuyên bố không thể dịch sang các hình ảnh” (statements cannot be translated into images)“hình ảnh không thể xác nhận” (pictures cannot assert) – một sự bất đồng cũng đã đươc tìm thấy ở Peirce Gombrich 1982, 138, 175; Peirce 1931-58, 2.291). Tuy nhiên, trong khi hình ảnh phục vụ các mục đích truyền thông như thế có thể “cởi mở hơn cho việc diễn giải”, việc quảng cáo bằng hình ảnh hiện thời là một một minh chứng mạnh mẽ về việc làm thế nào mà các hình ảnh có thể được sử dụng để chuyển những đòi hỏi ngầm mà nhà quảng cáo thường không thích bày tỏ bằng từ ngữ. Nhà dấu hiệu học Ý Umberto Eco đã phê phán biểu thức biểu kiến của thuật ngữ “võ đoán”, “qui ước” và “số” bởi một số nhà bình luận. Ông lưu ý rằng cách mà những ghép đôi trải rộng theo sau gợi ý một cách lầm lạc rằng các thuật ngữ được sắp thẳng theo chiều dọc ở đây là đồng nghĩa (Eco 1976, 190). Ông quan sát, chẳng hạn, rằng ảnh chụp vừa có “mục đích” vừa là “số”. “Tính qui ước” (dựa vào qui ước xã hội và văn hóa) tương đương với “tính võ đoán” cũng vậy (không có bất cứ mối liên hệ bên trong giữa kí hiệuthụ hiệu). Dù có dễ rơi vào việc cư xử với những thuật ngữ như thế như sự tương đương – văn bản hiện thời đã không còn miễn nhiễm với điều này. Chúng ta có thể, như sẽ thấy sau đây, vẫn thích tính tương tự vì ta thường (có lẽ là không tránh khỏi) là những nạn nhân vô văn tự của nó.


    [​IMG]
    Một nét phân biệt nữa giữa các trung hiệu (sign vehicles) liên quan đến khái niệm ngữ học về phiếu (hay “từ phiếu - word token”) và loại (hay “từ loại – word type”) kế thừa từ Peirce(Peirce 1931-58, 4.537). Trong tương quan đến các từ được nói hay văn bản được viết, việc đếm phiếu sẽ là đếm tổng số từ được sử dụng (không tính loại), trong khi việc đếm loại sẽ là đếm các từ khác nhau được sử dụng, không tính từ lặp. Trong ngôn ngữ ngữ nghĩa, các phiếu thuyết minh (là các ví dụ về) cho loại của chúng. “Từ” và “từ” là các ví dụ về cùng một loại. Ngôn ngữ dựa trên khu biệt giữa phiếu và loại, giữa trường hợp cá biệt và phạm trù tổng quát. Đây là cơ bản của sự phân loại. John Lyons lưu ý có nên xem cái gì được đếm như một phiếu của một loại là có quan hệ đến mục đích của một người – chẳng hạn:

    . Có phải các phiếu là bao gồm luôn các từ khác ý nghĩa ngẫu nhiên được đánh vần hay phát âm cùng một cách ?
    . Có phải chữ viết hoa thuyết minh cùng một loại như chữ thường tương ứng ?
    . Có phải một từ in nghiêng thuyết minh cùng loại như một từ in theo lối Roman ?
    . Có bao giờ một từ viết tay bởi X và từ viết tay của Y là luôn như nhau ?

    Theo quan điểm dấu hiệu học, những câu hỏi như thế có thể chỉ được trả lời bằng việc xem xét mỗi trường hợp xem những hình thức khác biệt đã biểu thị một cái gì đó của bất cứ hậu quả nào đối với người sử dụng dầu hiệu có liên quan, trong ngữ cảnh thực hành tạo nghĩa đặc biệt đang được nghiên cứu.

    Eco lên danh sách ba loại trung hiệu (sign vehicles), và lưu ý rằng phân biệt liên quan ít nhiều đến hình thức vật chất:

    .Các dấu hiệu mà trong đó có thể có bất cứ chữ số nào về phiếu của cùng một loại (ví dụ như một từ in, hoặc chính xác là cùng một mô hình xe trong cùng một màu sắc).
    . Các dấu hiệu mà phiếu của nó, dù được sản xuất theo một loại, sở hữu một phẩm chất về vật liệu độc nhất nào đó (ví dụ: một từ mà một người nói hoặc viết tay).
    . Dấu hiệu mà phiếu của nó là loại của nó, hoặc dấu hiệu mà trong đó loại và phiếu là giống nhau (vì dụ: loại sơn dầu gốc độc nhất hay áo cưới của Công nương Diana).

    Phân biệt giữa loại-phiếu có thể ảnh hưởng đến cách mà một văn bản được diễn giải. Trong bài tiểu luận thuyết phục của mình về “Tác phẩm nghệ thuật trong thời đại tái sản xuất cơ khí”,nhà lý thuyết văn học-triết học Walter Banjamin (1892-1940) lưu ý rằng xã hội công nghệ bị thống trị bởi việc tái sản xuất những tác phẩm nguyên thủy – các thẻ của những loại nguyên thủy (Benjamin 1992, 211-244).

    Lần cập nhật cuối: 29/11/2013
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Quả thật, cho dù chúng ta hiểu được, chẳng hạn, “nguyên thủy” của một bức tranh sơn dầu, chúng ta cứ như là đã nhìn thấy nó đầu tiên trong hình thức tái sản xuất vô số (sách, thiệp, bưu thiếp – thậm chí cả hình thức cóp nhặt hay các biển đổi về chủ đề) và ta có lẽ chỉ có thể “thấy” tính nguyên thủy trong ánh sang phán xét được đẽo gọt bởi các bản sao hay nâng cấp mà ta đã gặp (xem Intertextuality). Trong thời đại hậu cấu trúc, số lượng văn bản quả thật là “những bản sao không có nguồn gốc” (copies without originals).

    Phân biệt loại-phiếu trong quan hệ với dấu hiệu quan trọng trong các thuật ngữ dấu hiệu học xã hội không những như tài sản tuyệt đối của trung hiệu (sign vehicle) mà tới mức độ như nó tác động lên bất cứ cơ hội được cho nào (cho mục đích cá biệt) cho đến những cái được gộp vào trong việc sử dụng dấu hiệu. Khác biệt nhỏ trong một kiểu mẫu (pattern) có thể là một vấn đề cuộc sống và cái chết dành cho những con bạc trong tương quan với sự biến thiên trong kiểu mẫu đó ở mặt sau của lá bài trong phạm vi cùng một bộ bài, nhưng sự khác biệt phong cách trong thiết kế của mỗi loại bài (như con át bích), đều được đánh giá cao bởi người hồ lì như nét khu biệt về những bộ bài khác biệt.

    [​IMG]
    Như đã chỉ ra, Saussure xem kí hiệu và thụ hiệu như hình thức tâm lý phi vật chất, "ngôn ngữ tự nó là một hình thức, không phải là một thực thể" (Saussure 1983, 111, 120; Saussure 1974, 113, 122). Ông sử dụng nhiều ví dụ để củng cố điều này. Chẳng hạn, trong một trong các phép loại suy về cờ, ông lưu ý rằng “nếu bộ phận làm bằng ngà voi được thay thế bằng bộ phận làm bằng gỗ, sự thay đổi này cũng chẳng khiến hệ thống khác đi” (Saussure 1983, 23;Saussure 1974, 22).

    [​IMG]
    Theo đuổi cách tiếp cận thiết thực này, ông lưu ý ở nơi nào đó chuyến tàu lúc 8 giờ 25 từ Geneva đến Paris được xem như “cùng một chuyến tàu” cho dù sự sự kết nối về máy, khoang hàng và nhân sự thay đổi. tương tự, ông đặt câu hỏi tại sao một khu phố đã được tái xây dựng hoàn thành có thể vẫn là “cùng một khu phố”. Ông cho rằng đó là do nó không phải là cấu trúc vật chất thuần túy” (Saussure 1983, 107; Saussure 1974, 108).

    Saussure khăng khăng rằng ông không có ý nói cái toàn thể là “trừu tượng” vì ta không thể tưởng tượng về một khu phố hay chuyến tàu mà không có hiện thực vật chất của nó” – “sự tồn tại vật lý là chủ yếu cho ta hiểu chúng là gì”(Saussure 1983, 107; Saussure 1974, 109; see also ibid, 15). Điều này có thể liên quan đến khu biệt loại-phiếu (type-token distinction). Vì Saussure xem ngôn ngữ giới hạn trong chức năng hình thức hơn là thực thể vật chất, khi đó thì bất cứ thứ gì thực hiện cùng một chức năng trong phạm vi hệ thống có thể xem như là một phiếu (token) nữa của cùng một loại (type). Liên quan đến ngôn ngữ, Saussure quan sát rằng“âm thanh, như một yếu tố vật chất…chỉ đơn thuần là sự lệ thuộc, một thứ vật chất mà ngôn ngữ sử dụng nó” (Saussure 1983, 116; Saussure 1974, 118). "Các ngữ hiệu không khi nào mang tính vật lý được. Chúng được kiến tạo chỉ bởi sự khác biệt nhằm phân biệt khuôn âm với một khuôn khác” (Saussure 1983, 117; Saussure 1974, 118-119). Ông thừa nhận một điểm, với chút miễn cưỡng, rằng “ngữ hiệu là, phải nói là như thế, hiển nhiên: viết có thể ấn định chúng vào các hình ảnh qui ước” (Saussure 1983, 15; Saussure 1974, 15). Tuy nhiên, khi nói về dấu hiệu văn bản, ông bình luận rằng “phương thức viết khắc thực sự là không thích đáng, vì nó không có tác dụng đối với hệ thống…Liệu tôi viết bằng mực đen hay trắng, bằng chữ khắc hay chữ nổi, với bút chì hay cái đục – chẳng thứ nào là quan trọng đối với ý nghĩa cả” (Saussure 1983, 118; Saussure 1974, 120).

    Ta có thể hiểu làm thế nào một nhà ngôn ngữ có xu hướng tập trung vào hình thức và chức năng trong phạm vi ngôn ngữ và xem biểu hiện vật chất của ngôn ngữ như quan tâm ngoài lề. “ Nhà ngữ học …quan tâm về các loại (type), chứ không phải các phiếu (token)” (Lyons 1977, 28).

    Đấy không chỉ là thái độ của nhà ngôn ngữ Saussure, mà cũng là của nhà triết học Peirce: “Từ “người”…không chứa đựng 5 đoạn mực. Nếu từ “người” xuất hiện hàng trăm lần trong một quyển sách có vô số bản sao được in, thì tất thảy cả triệu bộ 5 những mảnh ghép bằng mực là hiện thân của một và cùng một từ…một trong những hiện thân đó là bản sao (replica) của biểu tượng đó. Đấy chứng tỏ từ không phải là một vật” (Peirce 1931-58, 4.447). Peirce thiên về tính vật chất của dấu hiệu: “vì dấu hiệu không giống với vật được kí hiệu, nhưng khác với cái sau ở vài khía cạnh, đơn giản là nó phải có vài đặc tính thuộc về nó trong chính nó…Những đặc tính này tôi gọi là phẩm chất vật chất (material qualities) của dấu hiệu”. Ông chấp nhận rằng "tính vật chất là thuộc tính của dấu hiệu mà nó rất quan trọng trong lý thuyết về nhận thức”. Tính vật chất "chẳng có liên quan gì đến chức năng đại diện của nó” và nó không là nét đặc biệt trong sự sắp xếp phân loại của ông. Tuy nhiên, ông ám chỉ ngắn gọn về tiềm năng tạo nghĩa của tính vật chất: “Nếu tôi lấy toàn bộ các vật có những phẩm chất nào đó và nối chúng một cách vật lý với một loạt các vật khác nữa, cái này với cái kia, chúng sẽ trở nên vừa vặn cho một dấu hiệu”. Chẳng hạn, nếu màu của một bông hoa màu đỏ có ý nghĩa đối với một người nào đó thì màu đỏ là dấu hiệu” (ibid., 5.287).
    [​IMG]

    Trong khi lựa chọn của Saussure là phớt lờ tính vật chất của ngữ hiệu, thì đa số các nhà lý thuyết ngôn ngữ sau đó, những người mà trước đó đã chấp nhận mô hình của ông, đã quay sang tái khẳng định tính vật chất của dấu hiệu (hoặc một cách khắt khe hơn, của kí hiệu). Các nhà dấu hiệu học phải rất thận trọng sử dụng bất cứ nhân tố mà người sử dụng dấu hiệu qui vào nghĩa, và hình thức vật chất của dấu hiệu đôi khi tạo nên sự khác biệt. Những nhà lý thuyết đương thời có xu hướng chấp nhận rằng hình thức vật chất của dấu hiệu có thể sản sinh cácnghĩa khéo (connotations) của riêng nó. Vào đầu năm 1929 Valentin Voloshinov xuất bản cuốn“Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” (Marxism and the Philosophy of Language) bao gồm một bài phê bình của nhà duy vật đối với mô hình mang tính tâm lý và hoàn toàn duy tâm của Saussure. Voloshinov mô tả quan niệm của Saussure như “sự biểu lộ ấn tượng nhất” của“chủ nghĩa khách quan trừu tượng”(Voloshinov 1973, 58). Ông khăng khăng rằng “dấu hiệu là một hiện tượng của nội giới” và rằng “dấu hiệu …là cá biệt, một vật vật chất”. Mỗi dấu hiệu có “một loại hiện thân vật chất nào đó, dù bằng âm thanh, khối lượng vật lý hay màu sắc, vận động cơ thể hay tương tự, đều như nhau” (ibid., 10-11; cf. 28). Đối với Voloshinov, mọi dấu hiệu, kể cả ngôn ngữ, đều có “hiện thực vật chất cụ thể”(ibid., 65) và các thuộc tính vật lý của nội dung dấu hiệu”.

    [​IMG]
    Lý thuyết phân tích tâm lý cũng góp phần vào việc tân trang lại kí hiệu – trong lý thuyết Freud về giấc mơ thì âm thanh của kí hiệu có thể được xem như một sự hướng dẫn tốt hơn cho cái có thể được kí hiệu của nó, hơn bất cứ “việc giải mã” theo qui ước nào đã được đề xuất (Freud 1938, 319). Chẳng hạn, Freud báo cáo rằng giấc mơ của một phụ nữ trẻ được hứa hẹn về một hôn nhân trang hoàng với hoa – kể cả hoa linh lan và hoa tím. Chủ nghĩa biểu tượng phổ biến gợi ý rằng hoa huệ là biểu tượng về lòng nhân hậu và người phụ nữ đồng ý kết giao với chúng bằng sự thuần khiết. Tuy nhiên, Freud ngạc nhiên khám phá rằng cô ta kết giao với từ “violet” một cách ngữ âm với từ tiếng Anh “violate”, gợi ý nỗi sợ của cô về bạo lực (violence) và cưỡng bức (một từ khác chỉ về hoa – defloration: sự làm rụng hoa hay cưỡng bức) (Freud 1938, 382-3). Nếu điều này quen thuộc thì chủ đề giấc mơ cá biệt trên là nét đặc biệt của phim“Bản phân tích cuối cùng”(Final Analysis- 1992). Như nhà lý thuyết phân tích tâm lý Jacques Lacan nhấn mạnh (đầu tiên năm 1957), các khái niệm Freud về cô đọng (condensation)chuyển dời (displacement) đã minh họa tính quyết định thụ hiệu bởi kí hiệu trong giấc mơ(Lacan 1977, 159ff). Trong khái niệm cô động, nhiều tư tưởng cô đọng lại trong một biểu tượng, trong khi ở khái niệm chuyển dời thì ước muốn vô thức được chuyển dời một cách rõ ràng sang một biểu tượng tầm thường (để tránh sự kiểm duyệt về giấc mơ).
    [​IMG]

    Các nhà lý thuyết hậu cấu trúc đang cố gắng khôi phục kí hiệu. Chủ nghĩa dĩ âm vi trung (phonocentrism) liên minh với sự đàn áp của Saussure về tính vật chất của ngữ hiệu đã bị thách thức vào năm 1967, khi nhà hậu cấu trúc Pháp Jacques Derrida, trong quyển Về Văn Tự học (Of Grammatology), đã tấn công tính ưu tiên của nói so với viết vốn là quan điểm của Saussure (cũng như trong công trình của nhiều nhà ngữ học khác, trước và sau đó) (Derrida 1976). Từ Plato đến Lévi-Strauss, từ nói đã giữ vị trí ưu tiên trong thế giới quan phương Tây, được xem như gắn bó mật thiết với ý thức chúng ta về bản ngã và kiến tạo dấu hiệu về sự thật và xác thực. Nói đã trở nên quá quen thuộc một cách triệt để, rằng “không những kí hiệu và thụ hiệu dường như hợp nhất, mà, trong sự hỗn độn này, kí hiệu dường như tự xóa tức trở nên rõ ràng hơn” (not only do the signifier and the signified seem to unite, but also, in this confusion, the signifier seems to erase itself or to become transparent)(Derrida 1981, 22).Viết, một cách truyền thống, đã bị hạ xuống vị trí thứ hai. Sự táo bạo về giải cấu trúc đã ghi dấu “sự trở lại của kẻ bị đàn áp”(Derrida 1978, 197). Bằng cố gắng xuất bản “Văn Tự học” (Of Grammatology) hay nghiên cứu về nguyên bản, Derrida đã bảo vệ sự ưu việt về tính vật chất của từ. Ông lưu ý rằng "tính vật chất của từ không thể được dịch hay mang vào một ngôn ngữ khác. Tính vật chất một cách chính xác là điều mà việc dịch loại bỏ” (The materiality of a word cannot be translated or carried over into another language. Materiality is precisely that which translation relinquishes) – việc dịch tiếng Anh này có lẽ minh họa một ít sự mất mát như thế (ibid., 210).

    [​IMG]

    Roland Barthes cũng cố gắng khôi phục vai trò của kí hiệu trong hoạt động viết. Ông lý luận rằng trong viết văn chương “cổ điển”, người viết “luôn phải đi từ thụ hiệu đến kí hiệu, từ nội dung đến hình thức, từ ý tưởng đến văn bản, từ đam mê đến biểu đạt” (Barthes 1974, 174).Tuy nhiên, điều này trực tiếp đối lập với cách mà Barthes đã miêu tả hoạt động viết. Đối với ông, viết là vấn đề làm việc với kí hiệu và để cho thụ hiệu tự chăm sóc lấy – một hiện tượng nghịch lý mà những nhà văn khác thường nói đến (Chandler 1995, 60ff). Các nhà lý thuyết sau đó cũng đã cố gắng “tái vật chất hóa” ngữ hiệu, nhấn mạnh rằng các từ là những vật (things) và văn bản là bộ phận của thế giới vật chất (e.g. Coward & Ellis 1977; Silverman & Torode 1980). Jay David Bolter lý luận rằng “dấu hiệu luôn neo đậu ở trung gian. Chúng có thể ít nhiều phụ thuộc vào các đặc tính của một trung gian - chúng có thể di chuyển ít nhiều hợp lý đến những trung gian khác – nhưng không có cái gì như dấu hiệu mà lại không có một trung gian (Bolter 1991, 195-6). Đây là một sai lạc nhỏ, vì, như Justin Lewis lưu ý “dấu hiệu không có sự tồn tại vật chất, vì nghĩa được mang vào từ hay đối tượng, không phải được khắc vào trong phạm vi chúng. Chỉ có kí hiệu – tiền đơn vị về nghĩa – tồn tại như một thực thể vật chất” (Wren-Lewis 1983, 181). Tuy nhiên, lưu ý của Bolter áp dụng nhiều cho trung hiệu (sign vehicle), và như Hodge và tripp lưu ý, “cớ bản đối với mọi phân tích dấu hiệu học là việc bất cứ hệ thống dấu hiệu nào (semioticcode) cũng đều được mang bởi một trung gian vật chất với các yếu tố cơ bản về cấu trúc của riêng nó” (Hodge & Tripp 1986, 17). Hơn nữa, một số trung gian dẫn tới nhiều hệ thống dấu hiệu tương tác nhau: ví dụ truyền hình và phim ảnh, tận dụng lời nói, thị giác, thính giác và các dấu hiệu di động. Trung gian không phải là “trung hòa”, mỗi trung gian có những miễn cưỡng của riêng nó và, như Umberto Eco lưu ý, mỗi trung gian đều "đảm nhiệm tạo nghĩa văn hóa” (Eco 1976, 267).

    [​IMG]
    Chẳng hạn, nhiếp ảnh và phương tiện nghe nhìn đa số luôn được xem là “thực” hơn các hình thức biểu đạt khác. Gunther Kress và Theo van Leeuwen lý luận rằng “biểu đạt vật chất của văn bản luôn là ý nghĩa, nó là đặc tính dấu hiệu học biến thiên một cách cách biệt" (Kress & van Leeuwen 1996, 231). Vì thế thay đổi kí hiệu ở mức độ hình thức hay trung gian có thể ảnh hưởng đến thụ hiệu – ý thức mà người đọc tạo nên bằng những gì bề ngoài là cùng “nội dung”. Phá vỡ quan hệ bằng cách truyền bản sao có khả năng bị xem với quan niệm khác biệt như sự phá vỡ trong tình huống mặt đối mặt.

    Tôi đã ám chỉ đến nét khu biệt mơ hồ giữa hình thức và nội dung. Nhà ngữ học Louis Hjelmslev thừa nhận rằng “không thể có nội dung mà không có sự biểu đạt, hay nội dung vô biểu đạt (expressionless content), cũng không thể có biểu đạt mà không có một nội dung, hay biểu đạt vô nội dung" (contentless expression) (Hjelmslev 1961, 49). Tuy nhiên, ông đưa ra một cơ cấu tạo điều kiện cho các nét khu biệt mang tính phân tích (ibid., 47ff). Trong khi ông qui vào “các bản mặt” (planes) biểu đạt và nội dung (kí hiệu và thụ hiệu của Saussure), ông đã làm phong phú hơn mô hình này (ibid., 60). Đóng góp của ông là việc đề xuất cả hai mặt biểu đạt lẫn nội dung đều có thực chất và hình thức. Vì thế có 4 phạm trù: thực chất về biểu đạt, hình thức về biểu đạt, thực chất về nội dung, hình thức về nội dung. Các nhà lý thuyết khác nhau như Christian Metz đã tin vào nét khu biệt lý thuyết này và họ có phần khác với những gì họ qui vào 4 phạm trù (see Tudor 1974, 110; Baggaley & Duck 1976, 149; Metz 1981).

    [​IMG]

    Ngược lại Saussure lại khẳng định ngôn ngữ là “một hình thức, không phải thực thể”, cơ cấu Hjelmslev cho phép ta phân tích văn bản dựa vào các chiều kích khác nhau của chúng và ban cho mỗi trong số chúng tiềm năng tạo nghĩa. Một ma trận như thế cung cấp một cơ cấu hữu dụng cho việc phân tích văn bản có hệ thống, mở rộng ý niệm về những gì kiến tạo một dấu hiệu, và nhắc nhở ta rằng tính vật chất của dấu hiệu có thể tạo nghĩa trong chính nó. Từ một viễn cảnh dấu hiệu học xã hội sáng sủa, Gunther Kress và Theo van Leeuwen đã mô phỏng mô hình ngữ học của Michael Halliday và khẳng định rằng bất cứ hệ thống dấu hiệu học nào cũng đếu có ba chức năng siêu hình (metafunctions) chính:

    - Chức năng siêu hình mang tính quan niệm (the ideational metafunction): để đại diện, trong ý thức tham chiếu hoặc giả-tham chiếu (pseudo-referential), các khía cạnh trải nghiệm thế giới, bên ngoài hệ thống dấu hiệu cá biệt của nó”.
    - Chức năng siêu hình giữa các cá nhân (the interpersonal metafunction): hướng các quan hệ giữa người dấu hiệu…và người tiếp nhận/người tái tạo dấu hiệu đó”.
    - Chức năng siêu hình mang tính nguyên bản (the textual metafunction): tạo thành văn bản, phức hợp về dấu hiệu làm mạch lạc cả về bên trọng và trong phạm vi ngữ cảnh trong đó hay vì đó mà chúng được sảnh sinh” (Kress & van Leeuwen 1996, 40-41).

    Hệ thống dấu hiệu học đặc biệt được gọi là mật mã (codes).
    Lần cập nhật cuối: 26/11/2013
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trên đây là phần bàn về "dấu hiệu - sign" của Daniel Chandler. Tuy là người dịch không chuyên, còn khá lủng củng, song tôi cũng đã cân nhắc khá kỹ lưỡng trước khi dùng từ Dấu Hiệu Học - Semiotics để thay cho Kí Hiệu Học trong hầu hết các từ điển Anh-Việt (cá biệt thì dùng cụm từ Tín Hiệu Học hoặc Triệu Chứng Học). Chính cái gọi là "Kí hiệu học" ấy đã gây cho tôi không ít bối rối (logic hình thức). Xin lưu ý các học giả, dịch thuật về việc sử dụng cụm từ này. Chữ "kí" trong cụm từ "kí hiệu học" là từ Hán - Việt, được ghép bởi 2 chữ là:

    - Ngôn: tức ngôn ngữ.
    - Kỷ: là ta hay mình.

    Như thế "kí" trên có nghĩa là "ngôn ngữ của mình", nó mang một ý nghĩa hạn hẹp hơn từ "dấu hiệu" mà nghĩa của từ này bao gồm tất thảy mọi thứ mà ta có thể cảm nhận bằng giác quan và trí tuệ. Cũng như Saussure đã viết "tôi đề xuất giữ lại từ "dấu hiệu" để chỉ cái toàn thể và thay thế "khái niệm" và "âm-ảnh" bằng "thụ hiệu" và "kí hiệu"(I propose to retain the word "sign" to designate the whole and to replace "concept" and "sound-image" respectively by "signified" and "signifer"). Rõ ràng về mặt từ (word, hay cụ thể hơn từ loại - word type) thì chính cụ tổ của Dấu Hiệu Học cũng dùng khác với cấu trúc thành phần. Vậy thì tại sao chúng ta lại dùng từ trùng lắp!?

    Bạn có thể tham khảo tiếp một mô hình (hay một cách diễn đạt) mang tính biểu thức toán học sau:

    [​IMG]

    Mô hình trên hiểu một cách toán học, tương tự như 3 = 6/2 vậy, không thể hồ đồ như từ "kí hiệu" trong "kí hiệu học", nghĩa là 3 = 3/2 !?

    Sự tách biệt bằng cách gọi tên Kí Hiệu Học này đã góp phần làm mù mờ hơn nhận thức của chúng ta về ngôn ngữ và tất thảy các sự vật còn lại. Cái việc đọc của chúng ta, đáng nhẽ phải được mở rộng hơn với tất cả giác quan của mình, thì nó lại được khu biệt vào trong một phạm vi nhỏ hơn, chỉ với những chữ và nghĩa, không hơn gì quan niệm của những nhà Nho, cụ đồ xưa kia.
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hôm nay, đang làm tớ chợt nảy ra một ý nghĩ hết sức...vĩ đại, cứ khấp khởi dọt về nhà để viết lại. Tớ là người có tư duy hình ảnh nên photoshop trợ giúp tớ rất đắc lực.

    Mấy năm trước tớ có trình bày về số không và nhận thức và thấy nó có mối liên hệ nào đó với Dấu hiệu học mà tớ đang dịch dở (chứ không phải dịch giả[:D]) ở đây. Hôm nay thì tớ đã tìm thấy mối liên hệ đó rồi.

    Đây là sơ đồ nhận thức (bản mới) mà tớ đã trình bày trong bài viết về số không.

    [​IMG]
    So sánh với mô hình dấu hiệu của F. de Saussure:

    [​IMG]
    Điều này có ý nghĩa gì ? Ý nghĩa hết sức to lớn, nghĩa là các dấu hiệu ngôn ngữ học không có nguồn gốc độc đoán mà từ hiện thực, tiêu biểu của hiện thực và vận động chính là tính nhận quả của những sự việc. Cơ sở tính nhân quả của dấu hiệu này sẽ giúp giải thích một số vấn đề hiện đang bàn cãi hoặc những nhận định chưa được chứng minh.

    [​IMG]

    Lưu ý: tôi không quan trọng hóa vấn đề bản quyền, nếu bạn muốn sử dụng chứng minh này của tôi, chỉ cần tôn trọng tôi.
    Lần cập nhật cuối: 29/11/2013

Chia sẻ trang này