1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sengoku Jidai (1478-1605) Lịch sử Nhật Bản.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi toanthui, 30/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toanthui

    toanthui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Y học Nhật Bản đi trước thế giới cả vài thế kỉ cơ đấy .
    Được langxettu sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 30/10/2005
    [/QUOTE]
    Bạn đợi chút,để mình đưa hình bản đồ Nhật Bản trong thời chiến quốc lên cho bạn xem,bạn nhớ ủng hộ mình và xin cho biết ý kiến nha
    cám ơn bạn
  2. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    _Nhất trí với bác Sep, tôi cũng đã đọc những bài này trên GVN từ lâu rồi, có thể nói nội dung bài của bác toanthui giống bài trên GVN đến 99%, ngay cả cách dẫn nhập cũng tương tự câu chữ . Những bài viết hay và súc tích như thế này rất hiếm, chứng tỏ công sức nghiên cứu lâu dài của tác giả, nếu ai đó đem copy rồi post lên, mang danh vào mình thì có ảnh hưởng xấu đến tác giả và những người khác, liệu ai còn chịu nghiên cứu tài liệu, tóm tắt rồi post lên cho chúng ta đọc nếu biết tác phẩm của họ sẽ bị phân tán khắp nơi dưới 1 tên khác ?
  3. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    toàn bộ tài liệu trên do wiwi và hayashi của GVN post lên
    link toàn bộ topic bàn luận ở đây http://www.gamevn.com/forum/showthread.php?t=137692
    toanthui thật là dày mặt
    cũng như ngày nay người ta biết Quang Trung bị tai biến mạch máu não
  4. sasha

    sasha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    1.327
    Đã được thích:
    0
    Hí hửng vào đây, hoá ra thế này
    "Xin chào tất cả các bạn trong box lịch sử văn hóa.Tôi chỉ là một newbie, kiến thức nông cạn, chưa biết được ai và cũng chưa ai biết tôi"
    (Xin chào tất cả các bạn trong hội Vườn Đào. Tôi chỉ là một newbie, kiến thức nông cạn, chưa biết được ai và cũng chưa ai biết tôi)
  5. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Y học Nhật Bản đi trước thế giới cả vài thế kỉ cơ đấy .
    [/QUOTE]
    Bác ơi, người ta biết đến ung thư từ lâu lắm rồi. Bác nào đọc Tam Quốc thấy có đoạn "nổi cái nhọt lên, ...vỡ ra mà chết" thì đó chính là ung thư di căn đấy ạ.
  6. langxettu

    langxettu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Dù sao cũng là một bài học để rút kinh nghiệm. Bạn giới thiệu tài liệu lên đây cho mọi người đọc là được.
    Còn vụ cái nhọt vỡ ra rồi chết, La Quán Trung đâu có chuẩn đoán là ung thư đâu, mà là do Phi Câu chuẩn đoán chứ
    Còn về ung thư dạ dày thì các bác chuẩn đoán xem biểu hiện bệnh lý như thế nào? Nhỡ ông ta bị đau ruột thừa, hay ăn bún riêu với rau sống chưa rửa thì sao?
  7. toanthui

    toanthui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi tất cả các bạn.Bài này mình lấy từ 1 trang web của người việt ở hải ngoại nên ko biết bài này ở đâu ra,cho mình gửi lời xin lỗi đến hội vườn đào
    mình mong rằng mod xóa topic này đi để ko làm phiền mọi người
    Thành thật xin lỗi các thành viên trong box lịch sử văn hoá
  8. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Có ai có bản dich Tiếng việt tác phẩm Grin nosho của Mushashi được coi là sách gối đầu giường của giới kendo nói riêng và thanh niên nhật nói chung không.
  9. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Dù? sao 'i nưfa cùfng cà?m ơn toanthui 'àf cò cĂng tì?m và? post mẶt bà?i viẮt cò già trì lĂn 'Ăy (nhưng vù khĂng ghi nguĂ?n là? vi phàm bà?n quyĂ?n rĂ?i [​IMG]). Dào nà?y trĂn box nà?y càc "chì sìf yĂu nước" trà?n ngẶp, thĂng tin - kiẮn thức thì? ìt mà? mĂ?m to thì? nhiĂ?u. Chàn! KhĂng cò?n nhưfng topic già trì như trước nưfa, nhưfng anh tà?i nfm xưa (ruavang, yuyu, langtu.. v.v....) 'i 'Ău mẮt tfm, 'Ă? lài chẮn sư? 'à?i cho nhưfng kè? vĂ hành mùa may là?m trò?. Là?m nhưfng kè? "mf́t to, mĂ?m bè" như tui, muẮn lĂn 'Ăy nghiĂn cứu, hòc hò?i cùfng nà?n theo.Hix, ngư?a mf̣t lĂn trơ?i khòc to ba tiẮng [​IMG][​IMG][​IMG].
    Cò?n vĂ? lìch sư? NhẶt Bà?n, bàn nà?o tiẮp tùc 'i, khi trước cò mẶt topic cò lèf cù?a spirou cùfng vĂ? nẶi dung nà?y, nhưng khĂng thẮy phàt triĂ?n tiẮp. Hì?nh như giai 'oàn lìch sư? cù?a bà?i bàn toanthui 'em vĂ? 'ựoc tiĂ?u thuyẮt hoà trong cuẮn SHOGUN. CuẮn nà?y hay phẮt và? rẮt 'Ă? cao dĂn NhẶt.
     
  10. toanthui

    toanthui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Tác giả :wiwi,nguồn:hội vườn đào(gamevn)
    Thời đầu Sengoku
    (1478-1559)
    (Phần này do wiwi tách ra chứ ko phải các sử gia tách ^_^)
    Bắt đầu từ khi cuộc chiến Onin kết thúc vào năm 1478, các daimyo (lãnh chúa-tạm dịch) trên toàn Nhật Bản bắt đầu dùng vũ lực để giải quyết các xung đột cá nhân, cũng như để tranh giành quyền lực. Cuộc chiến Onin đã chỉ ra sự hèn mạt của Shogunate (dòng họ giữ ngôi Shogun-tạm dịch) Ashikaga và các daimyo ko còn cảm thấy điều gì trông đợi ở họ nữa, ngoại trừ các danh hiệu mà họ có thể ban cho để gia tăng danh tiếng của các daimyo. Từ đây các daimyo nổi lên như các thế lực cát cứ, ko còn chịu sự tiết chế của chính quyền trung ương. Họ có thể là các Shugo (dạng như tỉnh trưởng) của triều đình, cũng có khi là các gia tộc samurai hùng mạnh, thậm chí trong số đó có cả những người xuất thân từ nông dân. Vậy nên số lượng các daimyo của thời Sengoku là rất nhiều nhưng đa phần an phận phục vụ một gia tộc mạnh nào đó, có khi bị tiêu diệt hoặc tiêu tán trong công cuộc tranh giành quyền lực, còn lại là các gia tộc hùng mạnh sẽ quyết đinh vận mênh Nhật Bản. Ở đây, xin điểm qua các thế lực đáng chú ý hình thành và tồn tại đến năm 1559-năm Oda Nobunaga nắm quyền daimyo của nhà Oda ở tỉnh Owari.
    Đảo Kyushu(đảo chính ở cực tây Nhật Bản):
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)
    Nhà Shimazu-tỉnh Satsuma:
    Đứng đầu là Shimazu Takahisa (1514-1571). Nhà Shimazu lúc này chỉ là một trong những gia tộc samurai mạnh trong tỉnh Satsuma và sẽ phải đấu tranh miệt mài để có thể gây dựng một sự nghiệp riêng cho mình cùng với các đối thủ mạnh mẽ khác như nhà Tomotsuki và Hisikari.
    Shimazu Takahisa sẽ được biết đến nhiều hơn với tư cách là cha của Shimazu Yoshihisa-một trong những daimyo lỗi lạc của thời Sengoku.
    Nhà Otomo-tỉnh Bungo:
    Đứng đầu là Otomo Sorin(1530-1587), tên khai sinh Yoshishige. Nhà Otomo là một trong những hậu duệ trực hệ của nhà Fujiwara, Shogunate của Nhật Bản trước khi nhà Taira giành lấy vị trí đó vào năm 1160. Được sắc phong Shugo của tỉnh Buzen và Bungo (2 tỉnh phía bờ đông đảo Kyushu), nhà Otomo nhanh chóng phất lên như một thế lực đứng đầu Kyushu, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp đảo và giành ngôi vị ?oTandai của đảo Kyushu? từ tay Imagawa Sadyo (xin đừng lầm với một chi hệ khác của nhà Imagawa ở phương Đông trên đảo Honshu).
    Otomo Sorin lên đứng đầu nhà Otomo năm 1550, kế nghiệp cha là Yoshiaki sau khi Yoshiaki bị giết bởi một bộ tướng dưới trướng, nhanh chóng chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình-Daimyo thứ 21 của nhà Otomo- khi chiếm nhập tỉnh Chikuzen vào lãnh thổ nhà Otomo (mặc dù sẽ gây phiền phức lâu dài với gia tộc Akizuki-một gia tộc sẽ nổi dậy nhiều lần dưới thời Sorin). Đến năm 1568 thì mặc dù để rơi thành Moji vào tay nhà Mori nhưng Otomo Sorin vẫn nắm giữ hầu hết tỉnh Bizen, chiếm giữ các tỉnh Bungo, Chikugo, Chikuzen và đặt một ảnh hưởng (hay đe doạ) lớn lên 2 tỉnh Higo và Hizen, một điều cho thấy sự vượt trội của nhà Otomo trên đảo Kyushu.
    Nhà Ryuroji-tỉnh Hizen:
    Đứng đầu là Ryuroji Takanobu (?-1584), tàn nhẫn và mạnh mẽ, nhà Ryuroji đóng giữ tỉnh Hizen, chịu áp lực lớn từ daimyo hùng mạnh Otomo Sorin, nhưng Takanobu sẽ ko từ bỏ tham vọng làm chủ Kyushu của mình và vẫn còn một cuộc chiến để đánh với nhà Shimazu.
    Đảo Shikoku(đảo chính ở tây nam Nhật Bản, phía đông của đảo Kyushu):
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương Tây Nam ở đây có nghĩa là phương Đông Nam trên quả địa cầu)
    Đảo chính khá nghèo nàn nếu so với Kyushu và Honshu, thậm chí cả với Hokkaido lạnh giá nhưng các trận chiến trên đảo cũng ko dễ dàng gì:
    -Gia tộc Chosokabe sẽ đánh bại gia chủ của mình đoạt lấy quyền kiểm soát toàn tỉnh Tosa, nhưng vào năm 1559 thì nhà Chosokabe tạm thời chỉ có nửa đông tỉnh Tosa, phần còn lại thuộc gia chủ của họ là nhà Ichijo.
    -Nhà Sogo nắm giữ tỉnh Awa.
    -Nhà Miyoshi(xin đừng nhầm với họ hàng của họ ở Yamashiro, kinh đô Kyoto) nắm giữ tỉnh Sanuki.
    -Nhà Kono nắm giữ tỉnh Iyo.
    Phía tây đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):
    (Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía tây.)
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)
    Nhà Amako-tỉnh Izumo:
    Vốn dòng dõi một gia tộc samurai quyền quý từ thời của Shogunate Hojo thế kỷ 13, Amako Tsunehisa (1458-1541) đã đưa nhà Amako lên thành một daimyo mạnh ở phía tây Nhật Bản bằng việc chiếm hoàn toàn tỉnh Izumo từ lâu đài Gassan-Toda của mình, nhân lúc cuộc chiến Onin diễn ra ở Kyoto. Sau đó chiếm tỉnh Iwari năm 1528. Thậm chí Tsunehisa còn có một thời gian khuất phục được Mori Motonari làm chư hầu cho mình ở Aki năm 1522.
    Tsunehisa mất năm 1541 vào lúc cuộc chiến giành quyền lực ở tây Nhật giữa nhà Amako và nhà Oichi đang căng thẳng, trao lại quyền hành cho cháu trai Amako Haruhisa (con trai Tsunehisa nổi loạn năm 1532 và đã bị buộc phải tự sát).
    Tsunehisa là một trong những daimyo khá tài ba trong quân sự và nội trị, mặc dù bị qua mặt bởi các daimyo ?ohậu bối? nhưng nhờ Tsunehisa mà nhà Amako nắm quyền cai trị 2 tỉnh Izumo, Iwari đồng thời tạo điều kiện cho Amako Haruhisa xâm chiếm Oki, phần lớn Mimasaka và cả 1 phần Harima cho đến năm 1559.
    Nhà Ouchi-tỉnh Suo(bị tiêu diệt năm 1550):
    Là một chư hầu của nhà Yamana-một trong các thế lực ở kinh đô Kyoto muốn giành ngôi Shogun, nhà Ouchi được giao quyền cai quản tỉnh Suo. Ouchi Masahiro đã vượt lên quyền của gia chủ mình, đồng thời thể hiện tham vọng ngôi Shogun. Con trai Masahiro là Ouchi Yoshioki giúp đưa nhà Ouchi thành thế lực mạnh nhất phương Tây khi chiếm lấy tỉnh Nagato, mở rộng địa bàn ra tỉnh Buzen, thu phục Mori Motonari làm chư hầu ở Aki năm 1528. Phần còn lại của lịch sử nhà Ouchi là cuộc chiến liên miên với nhà Amako, hầu như ko đưa đến thành công nào như cuộc tranh chấp ở Bingo và các trận chiến thành Koriyama(thắng), thành Gassan-Toda(thua) ngoài việc Yoshioki mất năm 1528, để người con trai là Ouchi Yo****aka lên nắm quyền.
    Yo****aka cũng ko thể hiện tài lãnh đạo mà cha và ông mình có được qua trận thua Gassan-Toda(1543). Ko những vậy, Yo****aka mất ý chí chiến đấu và quay về với việc vui chơi ở kinh đô giàu sang Yamaguchi tỉnh Suo, bất chấp sự khuyên can của bộ tướng là Sue Harutaka cùng với Mori Motonari (mặc dù có vẻ như Mori chỉ khuyên ngoài mặt) rằng việc đó có thể nuôi dưỡng tham vọng của một samurai nào đó dưới trướng. Và chính Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 như để chứng minh việc đó! Ouchi Yo****aka buộc phải tự sát, còn Harutaka lập một Ouchi bù nhìn khác lên để thao túng. Quyền lực nhà Oichi coi như kết thúc.
    Nhà Mori-tỉnh Aki:
    Thuộc danh môn samurai Oie Hirotomo, nhà Mori được phong làm Jito ở tỉnh Aki dưới thời Mori Motochika năm 1336.
    Mori Hirotomo(?-1506) đã phải tranh chấp quyết liệt với nhà Takeda(xin đừng lầm với chi hệ của nhà Takeda ở tỉnh Kai) quyền bá chủ tỉnh Aki và mất trước khi nhìn thấy Takeda Motoshige bị hạ. Con trai lớn là Okitomo lên kế nghiệp nhưng mất vào năm 1516, cháu trai là Komatsumaru cũng mất vào năm 1523 và vì vậy Mori Motonari-con trai thứ 2 của Hirotomo lên nắm quyền.
    Motonari nhanh chóng thể hiện tài năng của mình khi đánh bại Takeda Motoshige, tiêu diệt thế lực của nhà Takeda ở tây Nhật, làm chủ tỉnh Aki. Năm 1528, khi Ouchi Yoshioki mất, Mori chuyển về phía Ouchi và thành chư hầu của gia tộc này. Thời gian sau là dành cho việc củng cố quyền cai trị của nhà Mori trên Aki bằng các liên minh và quan hệ thân hữu với các gai tộc lớn của Aki. Nhưng Amako Haruhisa cảm thấy muốn mở rộng lãnh thổ, đồng thời chặt bớt vây cánh của nhà Ouchi và năm 1540 đem một đạo quân khá lớn tiến đánh thành Koriyama, đốt cháy thị trấn Yoshida buộc Mori đầu hàng. Amako Haruhisa quyết định đóng quân lại để công thành khi Mori ko hàng và có vẻ như đó là một quyết định sai lầm. Ouchi Yo****aka lệnh cho đại tướng Sue Harutaka đem quân cứu Mori, vây đánh quân Amako vào tháng 10 và Haruhisa buộc phải rút lui, mất đại tướng Uyama Hisakane khi làm việc đó.
    Năm 1542, Ouchi Yo****aka cùng Mori Motonari đem quân đánh nhà Amako, mọi việc thuận lợi cho đến khi bại trận Gossan-Toda năm 1543 và phải rút lui. Mori về Koriyama của mình để dưỡng quân còn Yo****aka rút lui phải chiến trận, vui chơi ở Yamaguchi, tỉnh Suo. Bất mãn vì điều này (hay thừa cơ hội), Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 buộc Ouchi Yo****aka tự sát, lập Ouchi Yoshinaga làm bù nhìn cho quyền lực của mình hợp phép.
    Mori Motonari cảm thấy cần phải trả thù cho cố chủ của mình cũng như thu phục lãnh thổ của nhà Ouchi vào bản đồ Mori, phục vụ chiếu lệ trong vài năm, mở rộng lãnh thổ sang một phần Bingo, liên minh với Murakami Torayasu-daimyo của một gia tộc cướp biển. Lại thêm một chiến lược mới của Mori Motonari, ông cho 2 người con làm con nuôi của 2 gia tộc hùng mạnh nhất Aki: con thứ 2 Motoharu vào nhà Kikkawa, con thứ 3 Takakage vào nhà Kobayakawa và đến năm 1550 thì cả 2 trở thành thủ lĩnh của 2 gai tộc hùng mạnh đó.
    Đến năm 1554 thì Mori chính thức tuyên chiến với Ouchi Yoshinaga, hay thực tế hơn là với Sue Harutaka. Mặc dù đã khá mạnh vào lúc đó nhưng Mori Motonari cũng ko thể kêu gọi được một đội quân bằng phân nửa đội quân 30000 người của Sue Harutaka. Nhưng Motonari vẫn tỏ ra tài ba hơn torng lĩnh vực quân sự bằng chiến thằng Oshikihata vào tháng 6 trong cuộc chiến đầu. Với việc mua chuộc, dụ dỗ một số tướng lĩnh của Harutaka (một phong cách trở thành truyền thống nhà Mori), Motonari cũng xoay xở để cầm hoà với Sue.
    Mùa hè năm 1555 là một thời điểm mệt mỏi tiếp với Motonari khi Sue Harutaka trở lại uy hiếp Aki. Và Mori Motonari đã nghĩ ra một mưu kế cao siêu để đánh bại Sue bằng cách ra lệnh chiếm Miyajima-một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Aki, dựng một thành luỹ nhỏ gần ngôi đền Itskusima. Sue Harutaka quả nhiên rơi vào bẫy khi đổ bộ lên Miyajima, cướp lấy thành lũy yếu ớt đó. Từ quan điểm của Sue thì Miyajima là một điểm chiến lược lợi hại, từ đây có thể đổ bộ lên bất cứ nơi nào của bờ biển Aki, thêm nữa là Mori Motonari lại lui về phòng thủ khắp bờ biển đúng như Sue dự tính. Và Sue mắc một sai lầm lớn tiếp theo: tự mãn.
    Và đến lúc Motonari thực hiện ý đồ của mình, ông chiếm lại thành Sakurao-thành luỹ gần nhất trên đảo chính Honshu đến Miyajima- chỉ trong một tuần. Quân Sue Harutaka trở nên cô lập và quân số ko còn ý nghĩa gì nữa. Ngày 1 tháng 10, Motonari tung quân bài lợi hại nhất từ thành công ngoại giao của mình: Murakami Torayasu và đạo hải quân hùng mạnh xuất thân từ cướp biển. Mori lệnh cho tướng Kobayakawa Takkage (vốn là con trai thứ 3 của mình) giả vờ đem thuyền vòng qua quân Sue, còn Mori Motonari, Mori Takamoto và Kikawa Motoharu (vốn là con trai thứ 2 của mình) đổ bộ lên phía đông đảo/ Và đám quân hỗn loạn của Sue nhanh chóng bị bao vây đánh bại, Sue Harutaka tự sát.
    Mori Motonari đã loại được đối thủ đáng gờm nhất và đến năm 1557, Oichi Yoshinga tự sát, giao 2 tỉnh Suo và Nagato vào tay nhà Mori. Mori Motonari trở thành Daimyo mạnh nhất tây Nhật vào năm 1559.
    Các thế lực khác:
    -Urakami Munekage làm chủ tỉnh Bizen với sự hỗ trợ của chư hầu hùng mạnh nhất của mình Ukita Naoie (1530-1582) mặc dù sau này cuối cùng Ukita Naoie sẽ lật đổ nhà Urakami vào năm 1573, đồng thời liên minh với nhà Mori với tư cách là ?olá chắn? phái đông cho nhà Mori ở Bizen.
    -Nhà Akamatsu nắm giữ tỉnh Harima một thời gian dài là đối thủ với nhà Ukita.
    -Bessho nắm giữ tỉnh Harima.
    -Yamana nắm giữ Inaba
    -Yamato nằm dưới tay của daimyo hèn yếu Matsunaga.
    -Miyoshi chokei nắm giữ thủ phủ Yamashiro cùng kinh đô Kyoto
    -Tỉnh Kii và thành Nagashima, tỉnh Ise là một trong các khu vực kiểm soát bởi lực lượng sùng đạo cực đoan Ikko-Ikki, các chiến binh thầy chùa và nông dân sùng tín. Đặc biệt là tỉnh Kawachi giàu mạnh (giáp giới tây Yamashiro) nơi có tổng hành dinh toà-thành-ngôi-chùa Ishiyama Hongan-ji sáng lập bởi Rennyo Kosa, được biết đến 1 thế kỷ sau này với một cái tên nổi tiếng khác: thành Osaka.
    -Iga nằm ngay phía nam thủ phủ Yamashiro (có kinh đô Kyoto) là nơi tập trung của các Ronin-samurai vô chủ thiện chiến cùng với các Ninja nổi tiếng của phái Iga.
    -Kaga tương đối phía đông bắc Yamashiro, đáng lẽ là thuộc đông Nhật nhưng cũng thuộc sự kiểm soát của Ikko-Ikki nên đưa vào đây cho gọn ^_^.
    -Các Ikko-Ikki sẽ gây nhiều rắc rối và tham dự vào nhiều sự kiện trọng đại của thời Sengoku, nhất là sự đối đầu của họ với các Daimyo theo Đạo Thiên Chúa.
    Chú ý là các Ikko-Ikki ko hề có mối liên hệ với nhau mà hoạt động độc lập với nhau và với các Daimyo, mặc dù sau này Ikko-Ikki sẽ nhận nhiều ủng hộ của nhà Mori-một gia tộc rất sùng đạo Phật.

Chia sẻ trang này