1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sergei Rachmaninov(1973-1943)-Cuộc đời và sự nghiệp

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi anny86lqd, 19/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anny86lqd

    anny86lqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Sergei Rachmaninov(1973-1943)-Cuộc đời và sự nghiệp

    Mới mượn được 1 bộ đĩa complete works of Rachmaninov,có 1 cái brochure về thân thé và revise các tác phẩm của ông,xin mạn phép dịch và post lên từng phần:
    Tóm tắt tiểu sử :
    Sergei Rachmaninov la một trong những nghệ sĩ Piano nổi tiếng thời của ông,vì vậy ko có gì ngạc nhiên khi tài năng của ông được phản ánh trong âm nhạc ông viết cho chính nhạc cụ của ông.
    Rachmaninov biểu hiện tài năng từ khi còn bé và ông đã được một người thầy nguời Nga tài ba,Nikolay Zverev, dạy trước khi hoàn tất việc học tập với một trong những học trò yêu quý của Liszt ,Alexander Siloti .Nhưng niêmyều thích thật sự của ông luôn luôn là sáng tác ,và mặc dầu đã có tiếng tăm của một nghệ sĩ Piano, ông luôn nghĩ về mình là một nhà sáng tác .Khi là học trò của Arensky và Taneyev ông đã được nhận huy chương danh giá của nhạc viện Moscow khi 19 tuổi với tác phẩm opera Aleko( one act opera là gì nhỉ,).Vừa tốt nghiệp ông đã được mời kí hợp đồng bởi nhà xuất bản Gutheil,và nhận được nhièu động viên từ Tchaikovsky .Triển vọng trở thành 1 nhà sáng tác bị cản trở bởi cuộc biểu diễn tai hoạ của bản Symphony No.1 của ông vào năm 1897(tai hoạ gì nhỉ ?),làm ông ko sáng tác trong 3 năm.Tuy nhiên trong 3 năm đó ông phát triển tài năng ghê gớm trong việc chỉ huy giàn nhạc.Ông sáng tác trở lại năm 1900 với bản Concerto cho Piano nổi tiếng và từ đó đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ I ông theo đuổi cả 3 công việc :Nhà sáng tác,nhạc trưởng,và nghệ sĩ Piano.Ông rời Nga cuối năm 1917 và trong 20 năm sau sống ở Tây Âu và Mỹ. Thiếu tiền khiến ông phải tập trung vào việc biểu diễn.Những chuyến lưu diễn dài ngày làm ông ít có thời gian sáng tác.Trong opus 45 của ông chỉ có 6 post-date 1917 (Chắc là viết năm 1917 ).ĐÓ là những tác phẩm nổi tiếng của ông như :Corelli Variations ,Rhapsody on a them of Paganini và tác phẩm cuối cùng The Symphonics Dances .

    Nếu hỏi rằng :Em yêu ai ?
    Thì em rằng em yêu ba nè
    Thì em rằng em yêu má nè
    .........................................
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    one act opera là vở nhạc kịch một hồi,( A-le-co mượn đề tài của Puskin trong "những người Di-gan", kịch bản của V.I.Nhe-mi-tre-vic Đan-sen-co.)
    Tai hoạ ở đây có lẽ là do Glazunov đã nhiệt tình nhận lời chỉ huy Giao hưởng số 1(vì mến mộ Rach), nhưng do nghệ thuật chỉ huy của Glazunov ko tốt làm buổi trình diễn bị đổ bể. Nhiều nhà phê bình, trong đó có Cesar Cui (nhân vật có tiếng trong lĩnh vực âm nhạc) đã nhận xét ko hay về giao hưởng này. Và điều đó đã khiến ông mất tinh thần.
    Hasta siempre!
  3. anny86lqd

    anny86lqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Concerto No.2 for Piano and Orchestra in Cm Op.18:
    Ở ngã rẽ của thế kỷ Rachmaninov chỉ nổi lên sau thời kì nghi ngờ bản thân bởi buổi biểu diễn tai hại của bản Symphony No.1 của ông năm 1897 .Trong 3 năm sau đó ,ông ko thể sáng tác cái gì quan trọng,nhưng trong mùa hè 1900,khi đang ở Ý với Fyodor Shalyapin ,ông viết bài ca ko có nhạc đệm(unaccompanied anthem) "Panteley-tselitel" (Panteley the Healer),nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản Opera "Francesca da Rimini"(Thơ Dante) và bắt đầu viết COncerto No.2 .Ông chơi phần 2 và 3 ở Moscow tháng 12 năm đó ,thêm phần 1 vào năm 1901, và biểu diễn hoàn tất vào 27 tháng 10 .Bản concerto nhanh chóng thành công vang dội,gây án tượng cho tất cả với sự xúc động mãnh liệt của phần mở đầu dài ,với sự thanh thoát của đoạn invention du dương hồi tưởng,và với sự tinh tế điêu luyện của bản nhạc .
    Nếu hỏi rằng :Em yêu ai ?
    Thì em rằng em yêu ba nè
    Thì em rằng em yêu má nè
    .........................................

Chia sẻ trang này