1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sergio Leone và chàng cowboy vô danh (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi sskkb, 13/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Sergio Leone và chàng cowboy vô danh (*)

    Sergio Leone, chàng cowboy huyền thoại



    Sergio Leone, sinh ngày 3/1/1929 tại Rome, Italy. Người ta đánh giá ông như con người sinh ra dành cho điện ảnh. Ông là con của đạo diễn Vicenzo Leone và nữ diễn viên Bice Waleran nên dòng máu điện ảnh đã chảy trong người ông từ rất sớm. Bắt đầu sự nghiệp từ năm 17 tuổi, ông đi theo các đạo diễn lừng danh của Ý và Mỹ làm trợ lý và để học tập. Một trong những bộ phim nổi tiếng mà ông đã từng tham gia làm trợ lý đạo diễn là bộ phim Ladri di biciclette của đạo diễn Vittorio De Sica khi ông mới 19 tuổi. Thời kỳ này, ông thường tham gia vào các bộ phim sử thi. Tới năm 22 tuổi, ông bắt đầu tham gia viết kịch bản cho một số bộ phim. Đó là thời kỳ ông đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những bậc tiền bối. Ông cũng bắt đầu được tham gia làm đạo diễn phụ trong một số bộ phim mà tiêu biểu là tác phẩm kinh điển Ben-Hur với 11 giải Oscar năm 1959.

    Tới năm 1964, ông chính thức trở thành đạo diễn chính cho bộ phim Per un pugno di dollari ( A fistful of dollars ). Bộ phim này bị ảnh hưởng rất nhiều từ bộ phim Yojimbo của đạo diễn người Nhật Akira Kurosawa. Bộ phim đã đưa tên tuổi của Sergio Leone vượt ra khỏi nước Ý, qua bên kia bờ Đại Tây Dương và làm kinh ngạc những đồng nghiệp ở Hollywood. Nó cũng là bộ phim đã đưa chàng cowboy Clint Eastwood lên tới hàng ngôi sao trong làng điện ảnh. Nếu như ở Mỹ có bộ đôi đạo diễn - diễn viên John Ford - John Wayne, thì ở Ý có Sergio Leone - Clint Eastwood. Năm 1965, Sergio và Clint tiếp tục làm việc với nhau trong bộ phim Per qualche dollaro in più ( For a few dollars more ). Lần này, cùng với sự tham gia của diễn viên Lee Van Cleef, bộ phim đã thêm một lần nữa khẳng định tài năng của Sergio. Thành công của ông đã làm nhiều người trên chính đất nước của những chàng cowboy xa xôi kia phải ghen tị và cả thế giới đã biết đến tên của chàng cao bồi vô danh Clint Eastwood.

    Sau khi rút ra những kinh nghiệm từ 2 bộ phim trước, tới năm 1966, Sergio Leone đạo diễn bộ phim cuối cùng trong loạt phim spaghetti Western của ông, Il buono, il brutto, il cattivo ( The good, the bad, the ugly ). Ngoài 2 tay súng Eastwood và Van Cleef, ông đã mời thêm diễn viên Eli Wallach làm nhân vật chính thứ 3 trong phim. Thế rồi Sergio và 3 chàng xạ thủ đó đã khiến cho cả thế giới phải trầm trồ khen ngợi và nghiêng mình thán phục. The good, the bad, the ugly, câu chuyện về 3 tay súng ngoài vòng pháp luật cùng đi tìm kho báu đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển về thể loại phim cowboy. Người ta không thể tin được rằng, người con của nước Ý lại có thể qua mặt được những chàng cowboy miền Tây chính hiệu để tạo nên một tác phẩm tuyệt vời đến như thế. Nhưng như thế chưa phải là tất cả, những cảnh quay hoành tráng, những bản nhạc phim hào hùng, sôi động trong chuỗi phim đó đều được giới chuyên môn đánh giá như là chuẩn mực của thể loại phim cowboy.

    Năm 1969, chia tay với bộ ba đã cùng làm nên vinh quang với ông, Sergio mời Henry Fonda và Charles Bronson vào bộ phim C"era una volta il West ( Once upon a time in the West ). Thêm một bộ phim cowboy nữa, và thêm một lần nữa, Sergio Leone đã không cho các nhà phê bình phim một cơ hội nào dù là nhỏ nhất để chê bai bộ phim của ông. Tiếng kèn Harmonica trong phim đã thực sự làm ngây ngất khán giả. Cùng với The good, the bad, the ugly, Once upon a time in the West đã trở thành 2 bộ phim cowboy miền Tây hay nhất trong lịch sử điện ảnh. Cho tới tận bây giờ, sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng các đạo diễn của Hollywood mới nhận ra rằng, họ sẽ không bao giờ có thể làm được những bộ phim hay hơn thế.

    Năm 1971, bộ phim cowboy thứ 5 do ông làm đạo diễn chính ra đời. Giù la testa ( A Fistful of Dynamite ), cùng chung số phận hẩm hiu với một số phim khác, thật không may mắn khi mà vào trong những năm đó, người ta chỉ nhắc tới The Godfather của đạo diễn Francis Ford Coppola. Nhưng cũng không có gì phải ngạc nhiên vì The Godfather là một bộ phim hoàn hảo về mọi mặt, bộ phim hay nhất trong số những bộ phim hay nhất của lịch sử điện ảnh. Tuy được ít người biết tới nhưng A fistful of dynamite cũng được khán giả đánh giá tương đối cao.
    Bộ phim cuối cùng của Sergio là một bộ phim về đề tài Mafia Mỹ, Once upon a time in America ( C"''''era una volta in America ) ra mắt khán giả năm 1984. Thật là ngạc nhiên khi ông là người Ý mà lại toàn làm phim về nước Mỹ. Và ông đã chứng minh cho các đồng nghiệp người Mỹ rằng ông không chỉ biết làm phim về những chàng cowboy miền Tây. Bộ phim đã lọt vào top những bộ phim về đề tài Mafia hay nhất và Sergio lại bắt khán giả thêm một lần nhắc tới tên ông.

    Chỉ tham gia đạo diễn 12 bộ phim, là đạo diễn chính của 6 bộ phim, 5 trong 6 bộ phim đó được ghi vào sách giáo khoa điện ảnh, Sergio Leone xứng đáng đứng vào hàng ngũ những đạo diễn huyền thoại của lịch sử điện ảnh thế giới. Tạp chí MSN Entertainment đã xếp bộ ba phim cowboy của ông là Trilogy hay nhất trong lịch sử điện ảnh, trên cả Trilogy The Godfather.
    Những bộ phim cowboy lừng danh của Sergio Leone luôn có một điểm chung, đó là nhân vật chính luôn là kẻ vô danh. Đó chắc chắn không phải là điều làm nên thành công cho những bộ phim của ông, nhưng nó luôn đi kèm với Sergio Leone mỗi khi người ta nhắc đến tên ông, chàng cowboy vô danh.

    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 13/12/2003
  2. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Trilogy của Sergio Leone
    A fistful of dollar (1964)
    For a few dollars more (1965)
    Poster phim The good, the bad, the ugly tại Pháp (1966)
    Hasta la vista, babies !!!I'll be back ...
  3. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Mới xem được 4 phim của Sergio đạo diễn, và cả 4 phim đấy đều là phim Cao bồi.
    Thích nhất trong cách làm phim là rất hay zoom cận cảnh vào đôi mắt của diễn viên. Nếu bạn đã xem The Good the bad and the ugly bạn sẽ nhận ra điều đó. Ông đã khai thác triệt để đôi mắt nheo nheo của Clint Eastwood (tên cao bồi vô danh). Máy quay đang ở toàn cảnh hoặc trung cảnh rồi bát ngờ tập trung zoom cận cảnh vào khuôn mặt anh. Đây là điểm đặc chưng của Sergio.
    Trong hai tập trước đó là "Vì một đồng Đola", và "Vì một nắm đola nữa" cũng rất ấn tượng. Sergio chọn được vai quá phù hợp, Lee Van Cleef có đôi mắt sắc lạnh của một con chim cắt, vào vai ác thì quá tuyệt rồi.
    Sang đến Once upon a time in the west lại có cách làm phim khá chậm rãi, xuyên suốt cả bộ phim là tiếng Harmonica (khẩu cầm) không thể nào quên. nhưng riêng tôi không thích phim này lắm. Phải mất đền lần thứ ba mình mới xem hết.
    Nếu bác Sskkb có bài review về The good the bad ... thì tôi sẽ nói nhiều hơn về bộ phim kinh điển này, để dành không post vào đây vội
    Cinema Paradiso
  4. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    A Fistful of Dollars

    Đạo diễn : Sergio Leone
    Diễn viên chính : Clint Eastwood.​
    Trên con đường anh ta đã chọn, có lẽ anh ta là kẻ nguy hiểm duy nhất vẫn còn sống.
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~​
    Joe là một tay cowboy thất nghiệp. Anh ta đi lang thang qua các thị trấn để kiếm việc làm và dừng chân tại San Miguel, một thị trấn gần biên giới Mexico. Mọi thị trấn đều có một ông trùm kiểm soát, nhưng riêng San Miguel lại có tới 2 phe đối lập nhau. Băng cướp nhà Rojos chuyên buôn lậu rượu do Ramon cầm đầu. Băng Baxter do cảnh sát trưởng cầm đầu dưới sự chỉ đạo của bà vợ chuyên buôn lậu súng. Việc có 2 băng nhóm trong một thị trấn đã dẫn tới nhiều xung đột tới mức mà ở thị trấn chỉ còn toàn là goá phụ. Và ở San Miguel, người ta chỉ được tôn trọng nếu trong sơ yếu lí lịch có từ "giết người".
    Mọi chuyện bắt đầu khi 4 tên tay chân của băng Baxter gây sự với Joe và kết quả là ông già đóng quan tài có thêm 4 khách hàng mới. Sự kiện đó làm chấn động cả thị trấn và nó được băng Rojos đặc biệt chú ý. Nhờ thế, Joe đã dễ dàng kiếm được một công việc bảo kê tại băng Rojos. Phía ven thị trấn San Miguel có một ngôi nhà nhỏ, là nơi ở của cô gái xinh đẹp Marisol cùng đứa con trai bé nhỏ và một ông chồng hiền lành. Ông chồng bị Ramon vu cho là gian lận cờ bạc và hắn lấy cớ đó để bắt Marisol về nhà sống như 1 con tin. Joe nghĩ rằng anh ta sẽ làm một điều gì đó cho gia đình nhỏ tội nghiệp nọ.
    Đụng độ với băng Baxter
    Một buổi tối, Joe phát hiện ra băng Rojos đã tấn công quân đội để cướp vũ khí. Lợi dụng sự kiện đó, Joe đã bố trí để băng Baxter và băng Rojos đụng độ nhau nhằm tăng thêm thù hằn giữa 2 phe phái. Anh ta đã thành công trong việc cứu thoát cho Marisol, cho gia đình cô một ít tiền và khuyên họ bỏ đi nơi khác để kiếm sống. Nhưng việc làm đó đã bị Ramon tình cờ phát hiện. Hắn tra tấn Joe nhưng anh chàng lì lợm này không chịu nói Marisol đang ở đâu. Nửa đêm, Joe trốn khỏi nhà Rojos và nhờ sự giúp đỡ của ông già đóng quan tài, anh ta đã thoát ra khỏi thị trấn. Băng Rojos thì ***g lộn vì sự biến mất đó. Chúng nghĩ băng Baxter đang che giấu Joe và Marisol nên kéo sang thảm sát toàn bộ băng Baxter.
    Để buộc Joe phải lộ mặt, băng Rojos bắt ông chủ quán rượu, nơi Joe thường lui tới tán gẫu, ra treo cổ. Đúng như dự kiến, Joe đã xuất hiện. Chàng cowboy bắn cực nhanh này đã không cho anh em nhà Ramon một cơ hội. Sau màn đấu súng, Joe bỏ đi cùng với lòng biết ơn của mọi người, nhường lại công việc dọn dẹp cho ông già đóng quan tài và trả lại sự yên bình cho thị trấn San Miguel.
    Hasta la vista, babies !!!I'll be back ...
  5. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Bộ phim về miền viễn Tây đầu tiên của đạo diễn Sergio Leone ra đời đã mang đến một nội dung hoàn toàn mới lạ. Trước đó, khán giả đã quen thuộc với những anh chàng cảnh sát trưởng gan dạ John Wayne và Gary Cooper, kiểu người không bao giờ rút súng trước. Gã cowboy Clint Eastwood với hành tung mờ ám thích xen vào việc của người khác đã nổi lên như một người hùng với chân lý mới : nhanh tay hay là chết. Sự thay đổi này đã thực sự đưa một luồng sinh khí mới vào thể loại phim Western.
    Với lời thoại ngắn gọn, khung cảnh hoang vu, những cảnh quay cận mặt nhân vật, những góc quay mới lạ cộng thêm nhạc phim chói tai của Ennio Morricone đã tạo ra một không khí căng thẳng suốt toàn bộ phim. Điều đó lý giải tại sao bộ phim lại đạt được thành công nhanh chóng tới như vậy. Mặc dù có rất nhiều lời phê bình, nhưng công chúng Mỹ lại rất yêu thích bộ phim này, và Clint Eastwood đã nhảy vọt từ một diễn viên phụ tầm thường thành một ngôi sao điện ảnh.
    Những điều vặt vãnh xung quanh bộ phim :
    - Tên phim ban đầu là "The Magnificent Stranger"
    - Bộ phim này có nội dung dựa theo phim "Yojimbo" của đạo diễn người Nhật Akira Kurosawa, một bộ phim ưa thích của Clint.
    - "A Fistful of Dollars" bị hoãn ra mắt công chúng vì đạo diễn Kurosawa đã kiện về vấn đề bản quyền, cuối cùng, công lý đứng về phía người Nhật.
    - Ban đầu, Sergio Leone đã mời Charles Bronson và Henry Fonda vào vai kẻ lạ mặt, nhưng không ai chịu nhận. Cuối cùng thì Clint Eastwood đã nhận vai đó.
    - Các diễn viên trong phim sử dụng ngôn ngữ riêng của họ để đóng phim. Lời thoại bằng tiếng Anh được ***g lại sau đó. Clint Eastwood là người duy nhất trong đoàn làm phim nói tiếng Anh.
    - Cái nheo mắt của Clint là sự kết hợp của ánh sáng mặt trời và đèn công suất lớn. Loại cigar rẻ tiền mà Clint rất ghét đã tạo được hiệu quả lớn trong những cảnh Clint nhăn mặt khó chịu.
    - Đây là bộ phim đầu tiên của Ennio Morricone soạn nhạc, và đó cũng là thành công đầu tiên của ông.
    - Cái áo choàng kiểu Nam Mỹ mà Clint mặc từ lúc bắt đầu quay phim tới lúc kết thúc không hề giặt một lần nào - rất bẩn.
    Hasta la vista, babies !!!I'll be back ...
  6. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    hic hic, các bác ui, post luôn bài review về The good, the bad and the ugly đê! Chuẩn bị góp nhặt đồng xu cuối cùng đi xem phim mà chả biết gì về phim sắp chiếu cả. Em đại diện cho "người tiêu dùng" lên tiếng đòi quyền lợi nè, các bác ui!
    ...Người yêu ơi dù bây giờ cách xa
    Mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta
    Và em biết một điều thật giản dị
    Càng xa anh em càng thấy yêu anh...
  7. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    À nếu các bác có thông tin gì mới về THE GOOD, THE BAD AND THE UGLY thì send hộ em sang bên này nhé: http://www.ttvnol.com/vanhoc/306709.ttvn
    Cám ơn các bác nhiều!
    ...Người yêu ơi dù bây giờ cách xa
    Mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta
    Và em biết một điều thật giản dị
    Càng xa anh em càng thấy yêu anh...
  8. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Hic hic... có bài review phim này rồi mà: Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại - gần 40 năm đứng ở vị trí số 1[b/] đó. Check it out!
  9. Prayer

    Prayer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    Cho thêm Biography và Awards vào cho đủ bộ:
    Biography: (Đạo diễn)
    Once Upon a Time in America (1984)
    Genio, due compari, un pollo, Un (1975)
    Mio nome è Nessuno, Il (1973)
    Giù la testa (1971)
    C''era una volta il West (1968)
    Buono, il brutto, il cattivo, Il (1966)
    Per qualche dollaro in più (1965)
    Per un pugno di dollari (1964)
    Avanti la musica (1962)
    Sodom and Gomorrah (1962)
    Colosso di Rodi, Il (1961)
    Ultimi giorni di Pompei, Gli (1959)
    Awards
    Đề cử giải đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Once Upon a Time in America (1984) của giải BAFTA
    Đề cử giải quả cầu vàng cùng năm cho bộ phim trên
    và một số đề cử khác
    Listen to Tommy with a candle burning, and you'll see your future​
  10. bong_cuc_trang_new

    bong_cuc_trang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Mới xem được 2 phần sau của trilogy trên, buồn thiệt. Cả 2 phần đều có âm nhạc tuyệt đỉnh, nghe chỉ muốn ngất trên cành quất. Nhất trong For a few dollars more, khi chuyển cảnh sang đoạn đoàn ngựa của bọn cướp trên đường đi hành sự ấy, đang im ắng tự dưng nhạc trỗi dậy, tiếng vó ngựa và xe nổi lên ào ào, bụi tung mù mịt và ánh nắng chói chang chiếu xiên xiên, cảm giác rất hoành tráng dù đó là đoàn xe của bọn cướp (bên tà). Những pha gây cười trong phim nhiều khi rất đặc biệt, không dùng thoại, không dùng cử chỉ động tác gì hết mà chỉ bằng máy quay. Như lúc Lee Van Cheef (quên mất tên nhân vật rồi) đang dùng ống nhòm quan sát bọn cướp, ngó ngó một hồi phát hiện ra có một ống nhòm khác đang chĩa thẳng vào mình, chính là tên Clint Eastwood. Hoặc gây cười chỉ = vài từ đơn giản, chẳng hạn như lúc Clint vào thuê nhà trọ, tên chủ quán đứng ngang mặt Clint cứ quàu quạu, khi cô vợ chớp chớp mắt nhìn theo Clint và thốt lên "Anh ta cao nhỉ" tên chủ quán mới tức giận bước xuống đi ra cửa "cô đê tiện lắm " lúc đó mới phát hiện ra tên này chiều cao rất khiêm tốn, hèn chi hắn có vẻ cú mèo Clint thế.
    Ăn quả nhớ kẻ trồng răng

Chia sẻ trang này