1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SHADOW FLIGHTS - Cuộc đối đầu giữa các phi công trinh sát và Vòm Sắt Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi anheoinwater, 23/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    SHADOW FLIGHTS - Cuộc đối đầu giữa các ********* trinh sát và Vòm Sắt Liên Xô

    Hẳn các bồ tèo còn nhớ sự kiện một chiếc U-2 bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô, p.h.i c.ô.n.g Gary Powell bị bắt giữ và sau này trao đổi lấy một điệp viên.

    Thời đại chưa có vệ tinh do thám, các máy bay trinh sát là phương tiện chính để tìm kiếm thông tinh về tiềm lực quân sự và kinh tế đối phương. Hoa Kỳ đã tiến hành những chiến dịch do thám như vậy từ vài chục năm trước khi sự kiện Gary Powell xảy ra. Tuy hình ảnh nổi bật nhất là các p.h.i c.ô.n.g trinh sát bay xâm nhập sâu vào trong lãnh thổ thù địch, cô độc đối mặt với những rủi ro, đương đầu với hệ thống phòng không nổi tiếng Iron Curtain ( Vòm Sắt) của Liên Xô, nhưng nhìn về tổng thể thì đó là cuộc chạy đua trí và lực, bản lĩnh và công nghệ giữa hai kẻ thù khổng lồ.

    Cuốn sách không chỉ là cuộc đối đầu trên không, nó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về định nghĩa Chiến Tranh Lạnh.

    Sách do tác giả Curtiss Peebles viết, ông là tác giả của nhiều đầu sách chuyên về không quân, ngoài cuốn Shadow Flights này, ông còn hai tác phẩm nổi bật khác là: Dark Eagle và Watch the Skies!

    Sách dài 300 trang nên có lẽ sẽ kéo dài, bản dịch có gì sai sót mong các bồ tèo chỉ bảo.

    Sách do một tay Mẽo viết nên có vài chi tiết nghịch nhĩ với một số người, nhất là phần Giới Thiệu của NXB, thôi thì phần nào thích thì đọc, ghét thì bỏ qua. Heo chỉ tôn trọng quyền tác giả và dịch đúng như nguyên tác. :-w
    OnlySilverMoon thích bài này.
  2. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Ngoại ơi, p.h.i c.ô.n.g mà cũng kiểm duyệt. Cuốn sách này đầy cái từ đó, kh.. kh... khổ thân!

    Thêm cái vụ tự ghép relply mới ác. Đâu phải lúc nào cũng là spam? Người ta có khi cần chia ra cho rõ ràng từng mục, bè lũ Mod Min chơi trò quơ đũa cả nắm rồi.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    LỜI GIỚI THIỆU


    Lúc 10:04 giờ tiêu chuẩn Thái Bình Dương (PST), ngày 20 tháng 12,1996, tiếng gầm thét từ các động cơ của tên lửa Titan IV vang vọng khắp căn cứ không quân Vandenberg. Tên lửa rời khỏi Khu phức hợp phóng vệ tinh Khu Đông 4 và leo lên bầu trời trong xanh, vạch một đường khói trắng sau đuôi lửa màu cam. Một vài giây sau, bức tường âm thanh bị phá vỡ. Đó là một tiếng nổ lớn, như tiếng vỡ tan làm rung lồng ngực. Tên lửa leo lên theo chiều dọc, sau đó quay đầu về hướng Nam và hướng vào quỹ đạo. Khi hai động cơ tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn đốt cháy hết nhiên liệu, chúng tách ra và rơi xuống. Một lúc sau, các động cơ tầng một tắt. Tầng hai tách ra, động cơ của nó khởi động và tiến vào quỹ đạo. Trong vòng vài phút nữa, người ta xác nhận rằng vệ tinh đã được đặt thành công vào quỹ đạo.


    Trước khi phóng, mỗi thành viên của các nhóm phóng viên đã được trao một tập tài liệu màu xanh. Bên trong có một trang thông cáo báo chí, nó ghi rằng thiết bị mà chiếc tên lửa mang theo là "một vệ tinh được thiết kế và chế tạo bởi Phòng Do Thám Quốc Gia (NRO)". Nó còn ghi: "Đây là sự kiện lần đầu tiên Chính phủ Hoa Kỳ đã thừa nhận và thông báo việc phóng đi một vệ tinh trinh sát." Cũng trong tập thông cáo báo chí, có một tập sách nhỏ giải thích rằng "NRO quản lý nghiên cứu, phát triển, khai thác và điều hành hoạt động của các vệ tinh gián điệp Mỹ. ... Tin tình báo từ NRO được sử dụng để giám sát các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, để hỗ trợ xác minh và cảnh báo, để giúp lên kế hoạch và tiến hành các hoạt động quân sự." Một số thành công của NRO bao gồm cung cấp thông tin chính xác về các chương trình ICBM của Liên Xô, phơi bày các hoạt động dối trá như nỗ lực của Bắc Triều Tiên che giấu một cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân, và phát hiện Iraq vi phạm quy định của Liên Hợp Quốc (LHQ) khi người Iraq tập trung đông đảo quân dọc theo biên giới Kuwait.


    Nhưng tất cả thông báo trên đã không nói lên hết đầy đủ. Về các vệ tinh, về NRO và sự tồn tại của họ đã gần năm mươi năm qua.


    Vào tháng Năm 1945, theo sau việc Đức Quốc xã đầu hàng Đồng Minh, một cuộc chiến tranh khác đã bắt đầu. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) bây giờ kiểm soát vùng chiếm đóng nửa phía đông của Đức và một phần của Áo, họ gây áp lực đòi bồi thường chiến tranh khổng lồ từ những quốc gia bị đánh bại. Tại Đông Âu, Liên Xô sớm thiết lập sự kiểm soát hiệu quả khắp Ba Lan, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc và Hungary thông qua các chính phủ liên minh, trong đó những người cộng sản nắm các vị trí chủ chốt. Số lượng những người không cộng sản tham gia chính phủ khác nhau ở mỗi nước. Chính quyền Cộng sản cũng lên nắm quyền tại Nam Tư và Albania.

    Nhà độc tài Xô viết Josef Stalin cũng cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình vượt ra ngoài những ranh giới này, vào Tây Âu, Cận Đông, và châu Á. Tại Pháp và Ý, các đảng cộng sản địa phương trở thành một phần của chính phủ liên minh. Đảng Cộng sản Hy Lạp đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ do Anh đứng sau thiết lập. Stalin ra yêu cầu thu hồi lại hai vùng đất ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ mà Liên Xô đã chuyển giao chủ quyền cho Thổ từ năm 1921. Ông ta cũng yêu cầu được xây dựng các căn cứ ở eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, nơi kết nối biển Đen và Địa Trung Hải. Đồng thời Liên Xô cố gắng tạo nên các tiểu bang ly khai thân Liên Xô ở miền bắc Iran. Cuối cùng, cuộc chiến ngắn của Liên Xô chống lại Nhật Bản vào tháng tám năm 1945 đã đem Hồng quân vào miền bắc Trung Quốc và Triều Tiên. Stalin liên tục tìm cách để đòi cho được một khu vực chiếm đóng ở Nhật Bản.


    Trong thời Liên Xô, Stalin đã tìm cách cô lập người dân Xô Viết khỏi những tư tưởng bên ngoài, cắt họ ra khỏi mọi liên lạc bên ngoài. Dấu hiệu đầu tiên của cuộc trấn áp mới đến vào đầu năm 1946, khi một chiến dịch được bắt đầu để thuần nhất văn hóa của Liên Xô ở Phương Tây, tiêu trừ các ý tưởng không xô viết. Stalin giám sát việc đưa " xã hội chủ nghĩa hiện thực" vào tất cả các hình thức nghệ thuật, ông đóng cửa tạp chí và cấm một số lớn nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, nhà thơ mà ông cho là độc hại, đa phần trong số đó là người Do Thái. Ông cũng được nhìn nhận là đã cố gắng để giành quyền nhiều quyền kiểm soát trực tiếp hơn đối với các đảng cộng sản của các quốc gia khác.


    Liên minh thời chiến lỏng lẻo bắt đầu vỡ dần do các mâu thuẫn chính sách và mục tiêu. Một nhà quan sát về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô cảm nhận sự thay đổi trong tình hình. Tên của ông ta là George Orwell, trong tháng 10 năm 1945, ông ta đã đặt ra một cụm từ để mô tả tình hình mới này sau chiến tranh: "Chiến tranh lạnh."

    Những hành động của Liên Xô đều là không thể chấp nhận được đối với Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác. Chiến tranh Lạnh đã xuất hiện. Như là một phần của cuộc tranh đấu lớn này, một cuộc chiến tranh trên không bí mật đã diễn ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô cùng các đồng minh của họ. Trong hơn một thập kỷ, các phi-công Mỹ và Anh đã thực hiện các chuyến bay bí mật vào bên trong Vòm Sắt (Hệ thống phòng không của Liên Xô). Họ là những người tìm đường, bay vào những vùng đất xa lạ và bí mật, tìm thông tin về sức mạnh quân sự cũng như công nghiệp Liên Xô, và săn tìm bất kỳ dấu hiệu nào có thể báo trước một cuộc tấn công vào phương Tây của Liên Xô.

    Đây là những câu chuyện của một số ít những người đàn ông can đảm và có tầm nhìn xa trông rộng: Của một cá nhân, người trong bài phát biểu từ tận năm 1946 đã xác định vai trò của trinh sát hàng không trong thời đại hạt nhân; của nhà thiết kế đã chế tạo ra các máy bay U-2 khiến cho tầm nhìn đó trở thành một thực tế; của các nhà khoa học và kỹ sư, những người đã tạo ra các camera và thiết bị điện tử cần thiết để thực thi nhiệm vụ; của những phi-công, những người đã bay những phi vụ khó khăn và cực kỳ khéo léo bằng U-2 vào bên trong lãnh thổ Liên Xô; và của các Tổng Thống, những người hiểu rõ sự cần thiết của các phi vụ xâm nhập, phê duyệt chúng, và chấp nhận trả giá về mặt chính trị khi một U-2 bị rơi.

    Khi bắt đầu cuộc đấu tranh này, Hoa Kỳ cần thông tin tình báo trên tất cả các khía cạnh của sức mạnh quân sự và công nghiệp của Liên Xô, cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Điều này khá khó khăn cho các cơ quan tình báo Mỹ. Chúng còn thiếu tính tổ chức và chia rẽ, với nguồn lực được phân bổ rất hạn chế so với thời kỳ Chiến tranh Thế giới II. Liên Xô, đối thủ của chúng, là một vùng đất rất lớn, một nơi mà tai mắt của cảnh sát và mật vụ luôn có mặt trong từng ngôi nhà, không chỉ trên đất nước Xô Viết mà còn lan ra khắp thế giới.

    Các mối đe dọa Hoa Kỳ phải đối mặt cũng đã thay đổi bởi công nghệ. Những quả bom nguyên tử đã thay đổi bản chất của hình thái chiến tranh và phương thức đo lường sức mạnh quân sự của một quốc gia. Cũng như đã có khi số lượng các thiết giáp hạm trong hải quân được xem như là thước đo sức mạnh của một quốc gia bởi hỏa lực và khả năng quyết định cục diện của chúng , bây giờ thước đo lại là việc sở hữu bao nhiêu bom nguyên tử. Hoa Kỳ đã từng độc quyền về bom nguyên tử, nhưng Hoa Kỳ không nắm được tiến trình của Liên Xô trong việc phát triển cơ sở hạt nhân của họ đang tới đâu? Thế là, khi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô bị phá vỡ, những suy nghĩ đầu tiên chính là làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu tình báo.
  3. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    :-??

    TTVN giờ tự động gộp thế đấy. Cắt cắt xóa xóa là nghề của chàng :-"

    (Tự xóa sau 12h:P)
  4. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Hênô chào bác Heo, em đã ra HN rồi nhưng tháng sau nại vào, đến nơi em sẽ reng cho bác để mình đi offnine nha, những từ nào hay bị chặn thì bác cứ thêm cái gạch vào giữa là ổn, ví dụ như phi-công trẻ, máy-bay-bà già, thủ-tướng ... hé hé
  5. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    Dạo này ttvn bị thế đấy bác, Đưa vào Black list vô số từ
    vd : fym fy.m
  6. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Chương 1: Những phi vụ xâm nhập ngụy trang đầu tiên


    Từ Stettin trong biển Baltic đến Trieste ở biển Adriatic, một Vòm Sắt đã bao trùm trên khắp lục địa.
    -Winston S. Churchill, ngày 05 Tháng Ba 1946


    <FONT class=imageattach color=navy size=4 face=[/IMG]
    Trong tháng 11 năm 1945, ông cảnh báo Bộ trưởng Chiến tranh Robert Patterson rằng trong tương lai, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ yêu cầu "sự nắm bắt thông tin liên tục về những kẻ thù tiềm năng, bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống chính trị, xã hội, công nghiệp, khoa học và quân sự "," nếu Hoa Kỳ muốn phát triển “hệ thống cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra." Tướng Arnold khuyên rằng điều này không thể có được bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như nghe lén tín hiệu liên lạc viễn thông. Nhưng làm thế nào để khắc phục điều này, ông ta chưa nói được.


    Richard S. Leghorn và sự ra đời của Trinh sát Chiến tranh Lạnh

    Người đầu tiên hình dung ra phương thức đáp ứng nhu cầu tình báo thời kỳ sau chiến tranh là Richard S. Leghorn. Ông đã tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1939 với bằng vật lý và là một trung úy dự bị của quân đội. Vào cuối năm 1940, Leghorn chấp nhận chuyển sang hoạt động chính thức tại Phòng thí nghiệm không ảnh tại Wright Field. Đến tháng 3-1941, Leghorn bắt đầu làm việc với các nhà khoa học và kỹ sư ngành quang học như James G. Baker, Amrom Katz, Richard Philbrick, và Duncan Macdonald. Leghorn ở lại phòng thí nghiệm không ảnh cho đến cuối năm 1942, khi ông nhận được lệnh đến trình diện đơn vị đào tạo phi công.

    Vào tháng tư năm 1943, Leghorn được chỉ định làm chỉ huy của Phi đội Trinh sát Không ảnh 30. Ông cùng đơn vị đến Anh vào tháng 1 năm 1944 và bắt đầu các phi vụ trên miền Bắc nước Pháp, chụp ảnh các lực lượng Đức, mạng lưới giao thông vận tải, truyền thông và phương tiện, để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ D-Day. Sau cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6 năm 1944, đơn vị của Leghorn bay hỗ trợ Quân đoàn 1 của Mỹ khi nó tiến quân xuyên qua nước Pháp, rồi suốt Trận đánh Bulge ở Ardennes vào cuối năm, và cuối cùng là khi họ hướng mũi dùi của mình vào nước Đức trong mùa xuân năm 1945.




    Vào mùa thu năm 1945, Leghorn, bây giờ là một trung tá dự bị, được giao cho vị trí chỉ huy phó Task Unit 1.52, được giao nhiệm vụ chụp ảnh kế hoạch thử nghiệm bom nguyên tử bí danh Cross-Road. Leghorn trở lại hoạt động chính thức và một lần nữa được làm việc với các đồng nghiệp cũ của ông ở Phòng thí nghiệm Không ảnh. Trong chuyến đi dài từ Căn cứ Không quân Roswell đến Kwajalein, Leghorn đọc một bản sao của tài liệu “Tổng kết Chiến dịch ném bom chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Âu”, trong đó tổng hợp kết quả và những bài học rút tỉa từ các chiến dịch không quân chống lại Phát xít Đức.




    Leghorn bị ấn tượng bởi các kết luận của những nhà nghiên cứu. Họ lưu ý, ví dụ, rằng "trong lĩnh vực tình báo chiến lược, có một nhu cầu quan trọng về những thông tin mang tính liên tục và chính xác hơn, đặc biệt là trong giai đoạn trước và đầu cuộc chiến." Báo cáo kết thúc với một cái nhìn vào tương lai khá đen tối: "Sự kết hợp của bom nguyên tử với những vũ khí xuyên đại dương được điều khiển từ xa là một khả năng có thể xảy ra, nó vừa tuyệt vời vừa đáng sợ cần phải được trù tính trước."



    Sau khi đến Kwajalein, Leghorn tiếp tục nghiền ngẫm báo cáo và kết hợp nó với kinh nghiệm trinh sát không ảnh của mình. Những nhiệm vụ mà ông và phi đội của ông bay trước ngày D –Day đã có thể theo dõi thành công các hoạt động của những lực lượng Đức, và Leghorn tin rằng trinh sát tầm cao có thể phát hiện trước bất kỳ động thái đe dọa nào của một thế lực nước ngoài. Leghorn thấy được sức mạnh của bom nguyên tử qua cuộc thử nghiệm Cross-Road, những con tàu lớn nếu không bị đánh chìm thì cũng bị biến thành một cái "lò phóng xạ" nóng chảy. Những ý tưởng của Leghorn về những gì ông gọi là "không ảnh trước D-day" đã được kết tinh trong các cuộc hội thoại với những nhà nghiên cứu quang học khác, các buổi hội thoại thường kéo dài cho đến tối.



    Những yêu cầu hoàn toàn mới, đó là xây dựng một triết lý trinh sát trong đó tìm kiếm các chỉ số cảnh báo, mức độ hiệu lực, và khả năng đối phương khởi động một cuộc tấn công. Không như cách truyền thống trong đó trinh sát đơn thuần chỉ là chỉ định mục tiêu và đánh giá thiệt hại. Trong các cuộc thảo luận thâu đêm ở câu lạc bộ sĩ quan, Leghorn lập luận rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ Hoa Kỳ chống lại một Trân Châu Cảng nguyên tử. Một trong những người bị thuyết phục đầu tiên bởi các ý tưởng của Leghorn là Tiến sĩ Duncan Macdonald, người đứng đầu Phòng thí nghiệm nghiên cứu quang học Đại học Boston (BUORL). Macdonald cũng là người đã cho Leghorn cơ hội để trình bày ý tưởng của mình với tư cách là người phát biểu chính trong một buổi hội thảo, trước các thính giả có ảnh hưởng vào ngày 13 tháng 12, 1946, tại BUORL.
  7. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em chen ngang 1 phát, tài liệu về việc máy bay HK do thám LX thì có, và có vật chứng rõ ràng là chiếc U2 bị bắn rơi. Điều này là hợp lý, vì bên nào trong CT lạnh cũng muốn biết rõ đối thủ của mình để ra tay hiệu quả.
    Còn về phía LX thì sao? Em chưa thấy 1 tài liệu nào nói về việc do thám trước thời vệ tinh của LX trên đất HK cả. Các máy bay của LX có lượn trên các TSB HK ở châu Á, châu Âu, nhưng còn về các căn cứ tên lửa ở HK thì sao?
    Bác nào biết có thể gửi cho em được không ạ, em đọc tàm tạm cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
  8. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Trước thời vệ tinh thì là www2 à? từ năm 60 thì cả Nga và Mỹ đã phát triển vệ tinh chụp ảnh và ném phim về, đến nay Nga vẫn dùng loại này, Mỹ thì bỏ. Theo lý giải phía Mỹ thì do LX không làm truyền hình trực tiếp ảnh nét được, tuy nhiên mình nghĩ vấn đề bảo mật quan trọng hơn, một ví dụ như cái ảnh Predator truyền về mấy anh Hét bu la cũng bắt được.
  9. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    Muốn vote ủng hộ bác heo mà ko được là sao nhỉ :-w
  10. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Trước các đại diện từ các công ty sản xuất phim và camera lớn, cũng như các sĩ quan cao cấp của Không quân Lục quân, Leghorn mô tả tầm nhìn của ông về “Không ảnh trước D-Day”. Ông bắt đầu bằng cách nói rằng: "Mặc dù đã có nhiều nỗ lực được tiến hành để tạo ra một cơ cấu chính trị quốc tế đảm bảo hòa bình, nhưng một cơ cấu chính trị đầy đủ hoàn toàn sẽ không bao giờ có được, hoặc giả nếu có được một cơ cấu phù hợp thì nó cũng vẫn có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào trong tương lai, vì vậy tình báo quân đội sẽ trở thành người giám hộ quan trọng nhất của an ninh quốc gia chúng ta. "

    Được quan sát buổi thử nghiệm Crossroads, Leghorn hiểu sức mạnh vũ khí nguyên tử sẽ thay đổi cách thức diễn ra của một cuộc chiến tranh như thế nào. Ông tiếp tục: "Bản chất của chiến tranh nguyên tử là thế này: Một khi đòn tấn công nguyên tử đã được tung ra nhằm vào chúng ta, thì sẽ là vô cùng khó khăn hay đúng hơn không thể nào để chúng ta có thể phục hồi và phản công lại. Vì vậy, điều quan trọng hiển nhiên là chúng ta phải có được thông tin cảnh báo khả năng đối phương sẽ tấn công, để chúng ta thực hiện các hành động tự vệ chống lại nó trước khi nó được phát động. Tình báo quân sự là cơ quan cung cấp thông tin này, và an ninh quốc gia chúng ta sẽ phải dựa trên tính hiệu quả của nó, bên cạnh sức ép dư luận chính trị quốc tế. "

    Leghorn sau đó lưu ý: "Trinh sát trên không, là một trong những cơ quan chủ yếu thu thập các thông tin tình báo quân sự, có thể đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn trước khi chiến sự bùng phát. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp kẻ thù là một chế độ toàn trị , một nhà nước-cảnh sát (******) là một nơi mà các phương pháp thu thập thông tin truyền thống của tình báo theo kiểu điệp viên tỏ ra bất lực, bị khóa chặt. Tuy nhiên, những quốc gia này thường ít cho phép bay qua lãnh thổ họ, và nếu bay mà không có sự cấp phép thì chuyến bay "sẽ được coi là một hành động xâm lược quân sự." Leghorn cảm thấy chua xót bởi vì: "Mặc dù thời bình thì gián điệp được coi như một hành động diễn ra khá bình thường giữa các quốc gia, vậy mà bay trinh sát, thật ra cũng chỉ đơn giản là một phương pháp khác để làm gián điệp, lại bị cho là nặng nề hơn, là một hành động xâm lược quân sự."

    Bởi vì bất kỳ chuyến bay thâm nhập thời bình nào vào các nhà nước-cảnh sát đều phải được thực hiện bí mật, Leghorn thêm: "Điều cực kỳ quan trọng là phương tiện trinh sát trên không tầm xa phải được thiết kế để không thể bị phát hiện.... Việc hoàn thành mục tiêu này không phải là kỹ thuật quá khó khăn như thể là phải làm tất cả từ đầu. Máy bay tầm cực xa, có khả năng bay ở độ cao rất cao, hiện đã có trên bảng vẽ thiết kế..... Tính năng đầu tiên là che dấu máy bay bằng trần bay cực cao để tránh khỏi tầm quan sát thị giác... Bên cạnh đó thì không thể không nghĩ đến các biện pháp chống lại sự phản xạ của các sóng điện từ, đặc biệt là sóng radar, các biện pháp đó tuy khó nhưng có thể phát triển được. Với một công cụ như thế trong tay, ta có thể bảo đảm có đủ thông tin về việc khai thác các vật liệu phóng xạ và tiềm năng các lò phản ứng của kẻ thù, những lò phản ứng đó nhất thiết phải lớn để sản xuất các sản phẩm phân hạch, cũng như một loạt các dữ liệu cần thiết khác.... "

    Trong bài phát biểu dài đến một tiếng đồng hồ của mình, Leghorn vạch ra cơ sở cho tương lai của trinh sát Chiến tranh lạnh: Sự giám sát thường xuyên lực lượng quân sự của kẻ thù để phát hiện bất kỳ mối đe dọa tấn công nào. Nhiệm vụ này phải được thực hiện như một hành động thuộc chính sách quốc gia, thi hành bởi một loại máy bay đặc biệt được thiết kế có trần bay siêu cao, có khả năng tránh khỏi bị phát hiện. Tầm nhìn của ông đã đi trước thời đại.

    Khi chiến tranh lạnh bắt đầu, rất ít thời gian và tiền bạc được cấp cho ý tưởng của Leghorn về loại trinh sát mới. Yêu cầu thông tin tình báo cấp thiết nhất lúc này là tập hợp danh sách mục tiêu cho Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược (Strategic Air Command –SAC- các bồ tèo có thể thấy được dòng chữ này trên xác máy bay B-52 ở Hà Lội). Nguồn thông tin chính để làm việc này chính là từ… Thư viện Quốc-Hội. Cục Tình báo Không quân xác nhận rằng các thư viện có chứa "nguồn thông tin rộng rãi" về các thành phố của Liên Xô, công nghiệp và địa hình, và dự án Treasure Island được bắt đầu vào năm 1948 để khai thác thông tin từ các thư viện. Những thông tin có được trong các thư viện đó lại là của các công ty phương Tây đã xây dựng những cụm công nghiệp tại Liên Xô mãi từ thập niên 1930. Họ có ghi lại địa điểm, sự bố trí và năng lực sản xuất của các nhà máy.

    Nguồn thông tin mở này được kết hợp với các báo cáo của tình báo Đức Quốc xã và những không ảnh lưu trữ của Đức về Liên Xô mà phương Tây chiếm được. Được mệnh danh là những tấm ảnh "GX", chúng đã cung cấp hình ảnh các thành phố của Liên Xô, các khu công nghiệp, nhà máy đóng tàu, và các căn cứ quân sự. Đối với vùngTrung Á Liên Xô và Siberia, Không quân và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) dựa trên các bản đồ thực hiện bởi Mil-Geo , cơ quan địa lý của Wehrmacht Đức. Các bản đồ này thể hiện những tuyến đường sắt, những thành phố, và các yếu tố tự nhiên như sông ngòi đồi núi, những thông tin này thì có sẵn và khá chính xác.


    Một cánh cửa sổ để dòm ngó vào các hoạt động sau chiến tranh của Liên Xô đến từ các cuộc phỏng vấn những cựu tù binh Đức, những người từng bị giam cầm tại Liên Xô rồi sau đó được quay về Đức. Những binh sĩ Đức bị bắt đã được sử dụng làm lao động cưỡng bức tại Liên Xô trong nhiều năm sau khi kết thúc chiến tranh. Các tù binh chiến tranh phải làm việc để sửa chữa những thiệt hại và tham gia vào các dự án xây dựng mới như các con đập hay nhà máy. Mặc dù Liên Xô cũng có các biện pháp đề phòng an ninh, một số tù binh vẫn được đưa vào làm việc trên các dự án nhạy cảm. Ví dụ như các cơ sở nguyên tử của Liên Xô, tất cả đều được xây dựng bởi lao động cưỡng bức. Khi các tù binh chiến tranh được mang đến khắp nơi trên đất Liên Xô để làm việc trên các dự án khác nhau, họ nắm được thông tin về sức mạnh của Liên Xô, về công nghiệp và truyền thông, về các khu đô thị, căn cứ quân sự, về các thành tựu quân sự như tên lửa và phát triển máy bay. Nguồn thông tin này được tổng hợp để tạo nên cuốn Danh bạ Công nghiệp, một danh sách ghi lại tất cả các cơ sở trên đất Liên Xô.


    Tình hình ở châu Âu và Viễn Đông ngày càng trở nên nguy hiểm trong thời gian này. Sự sụp đổ kinh tế của Tây Âu vào đầu năm 1947 khiến Hoa Kỳ đưa ra đề xuất Kế hoạch Marshall. Liên Xô coi việc này như là mối đe dọa, rằng đó là một âm mưu thống nhất Tây Âu và gây nguy hiểm cho sự kiểm soát mỏng manh của họ ở Đông Âu. Trong đầu tháng Bảy năm 1947, Liên Xô từ chối kế hoạch Marshall, và trong vài tháng kế tiếp, họ áp đặt hình thức quốc gia độc đảng theo chủ nghĩa Stalin lên các quốc gia Đông Âu. Đến mùa xuân năm 1948, Liên Xô can thiệp sâu vào chính sách của phương Tây áp dụng cho vùng lãnh thổ chiếm đóng của Đức. Trong một nỗ lực để ngăn chặn các cường quốc phương Tây thành lập một nhà nước Tây Đức, Liên Xô cắt đứt tất cả đường bộ, đường sắt, và giao thông đường thủy vào ngày 23 tháng 6 năm 1948, giữa các vùng chiếm đóng của Phương Tây và phần chia ra của thành phố Berlin nằm sâu bên trong khu vực Liên Xô kiểm soát. Phản ứng trước việc phong tỏa Berlin, một cầu không vận được thiết lập đến thành phố. Và trước sự đe dọa của chiến tranh thế giới III bây giờ đang treo trên đầu Berlin, các chuyến bay xâm nhập bí mật đầu tiên của Mỹ được bắt đầu.

    ******Nhà nước-cảnh sát: Heo tạm dịch từ police-state, ý muốn nói đến một nhà nước quản lý xã hội cực kỳ nghiêm ngặt bằng các cơ quan an ninh, mật vụ dày đặc.


    Kỳ sau: Chuyến bay xâm nhập đầu tiên.

Chia sẻ trang này