1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sharing your hobbies and habits !!!!

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi vietgreat, 18/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    ARMAGNAC
    Là một vùng núi cao, cách Charete độ 80 miles (trên 100 cây số). Nơi dây cũng làm Brandy nhưng gọi là Armagnac (rượu mạnh ngang Cognac). Vì những đàn anh giàu có, văn minh dành hết những lò rượu ngon rồi, nên xứ Phù Tang Nhật Bản đành chạy qua tỉnh kế bên Cognac mà Armagnac vậy. Dân Nhật uống rượu đế sake hoài đâm chán nên phải bắt chước văn minh thiên hạ chớ, mua rất nhiều những chất lỏng màu vàng, uống vào là hồn du địa phủ còn hơn nước trăng trắng hôi mùi gạo rượu sake.
    Vì tỉnh này chuyên dùng loại cây sồi chất gỗ màu đen black oak, nên chất rượu chứa trong thùng chuyển màu vàng sẫm hơn Cognac, mùi cay nồng hơn cognac vì chất tannin của gỗ cây sồi đen chừng 8 năm thì màu đậm như 25 năm của Martell rồi. Khó phân biệt lắm, muốn phân biệt thì phải tu luyện trong làng lưu linh khoảng trên 20 năm, và có lẽ tại Mỹ thì bằng lái xe của bạn bị treo ít nhất chục lần, có khi bị cúp luôn cho di xe buýt thì mới phân biệt được.
    Hảo tửu của Armagnac: Marquic de Montesqiuo, Lafontan, Malliac, J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres, San Gil, Condom, Pacherene.
    Nấu rượu:
    Thường thường đến tháng 11 là những lò nấu rượu rất bận rộn vì mùa nho chín rộ. Lò nấu liên tiếp không được tắt củi lửa ròng rã đến 8 tháng, ngày đêm lửa củi phải đúng lửa vì nếu yếu lửa thì rượu sẽ không ngon y như người ta làm đồ gốm vậy, lò cừ phải đun ngày đêm lửa huyền diệu mới biến hóa chất được. Những người nấu lò ăn và ngủ kế lò nấu rượu luôn. Mùi rượu nồng nặc hầm nấu nóng hừng hực không uống cũng xỉn từ lâu, lúc này chủ lò đừng chọc thợ nấu rượu, ông Trời họ cũng không sợ huống chi chủ mập mà giàu. Canh không kỹ lưỡng, nồi xúp de quá ép mạnh lò rượu nổ là thường, chủ và thợ lên gặp thần ma men ở thượng giới dễ dàng.
    Chánh phủ thường cử nhân viên đến kiểm soát lò rượu thường xuyên, và những đợt rượu vào thùng tô nô thường có chữ ký của kiểm soát viên. Chữ ký này rất quan trọng khi trình làng cho công chúng xem. Đâu phải dân nhậu nào cũng biết chất rượu? Có dân chỉ biết nhậu rồi lũi dưới gầm giường cho tới ngày mai có biết gì ngon dở đâu?
    Rượu nấu xong, để nguội 3 tuần, rồi vào thùng rồi lăn xuống hầm đá của những lâu đài cổ xưa đợi ít nhất 3 năm mới lăn lên mặt đất, rồi vô chai, rồi lên xe ngựa hay xe bò hay xe lửa. Có loại rượu mà chủ lò biết là mùa nho năm nay quá ngon họ đóng dấu để trên 10 năm rồi vào chai rồi cất dưới hầm sâu thêm 20 năm nữa như vậy là trên dưới 30 năm rồi.
    Có lần họ nhớ một chuyện một nhà thờ vùng Chateaubernard có nhiều hầm rượu ngon, ngày kia bị bom sập thời đệ nhị thế chiến người ta quên lãng vì quá lâu đời, khi thợ khui hầm rượu ra thì thấy quá nhiều chai rượu ngon nhưng không có giấy tờ chứng minh tuổi tác. Họ mời những chuyên gia nếm rượu danh tiếng trên thế giới đến nếm được ghi là tuyệt diệu. Và nhãn hiệu được dán ghi chữ là Age Inconnu (không biết tuổi). Lúc đó mỗi chai bán đấu giá cả chục ngàn dollars là thường. Dân nghèo đừng hỏi kẽo đau khổ thêm. Có lần vào năm nào đó, hàng trăm ngàn gốc nho của Pháp bị bệnh dịch chết rụi lá hết, đó là vi khuẩn tên là Phylloxera Vastratrix, không có thuốc trị, chỉ còn cách đào gốc lên rồi đốt. Nhiều chủ ruộng nho thấy cây nho mình chết héo lá rồi đốt lửa phừng phừng, ông buồn rơi lệ. Tuy ghét Mỹ thậm tệ, cái gì nó cũng không biết nhưng nó có quá nhiều dollars nên ghét nó chơi cho hả tức. Vụ này Pháp đành phải xuống nước mua hàng trăm ngàn gốc nho giống từ California mà đem về Pháp trồng, chứ nếu không có gốc giống cũa Mỹ thì bây giờ "nhà nho" (xin lỗi lầm chữ làm ruộng thì gọi là nhà nông làm nho thì gọi là nhà gì bây giờ?) trồng khoai mì hay sao?
    Vì rượu Cognac đặc biệt như vậy nên mỗi mùa Giáng Sinh, Tết Lễ đến là thiên hạ sốt vó đi tìm rượu về gói lại trịnh trọng dâng sếp như vậy sếp mới vui lòng. Chẳng lẽ biếu sếp bằng một chai sữa bò và cười khè khè và nói thêm sữa bổ dưỡng hơn rượu?! Chỉ có nước cho Sếp nguyên 3 lon sữa bò hiệu hai Trái Núi thấy ngon mắt hơn sữa ông Già. Nhìn hai trái Núi thì cơn giận của Sếp hạ hỏa liền. Trái núi này khó nói lắm. Ngó hoài coi chừng bà xã cho ăn bạt tai rồi la lớn đồ cha già dê không nên nết, ngó gì dữ vậy?
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Cognac:
    Các cánh đồng nho ở Saintonge lần đầu tiên xuất hiện khoảng gần phần tư cuối của thế kỷ thứ III.
    Hoàng Đến La Mã Probus sau đó cho phép tất cả dân chúng Gaulois quyền được trồng nho và làm rượu chát (rượu vang - vin - wine).
    Kể từ cuối thời Trung cổ, việc mua bán rượu vang được tổ chức từ các cảng vùng Bordeaux
    Đám cưới của Aliénor xứ Aquitaine với Henri Plantagenet đã xóa bỏ chính sách độc quyền về việc sản xuất và thương mại rượu vang vùng Aquitaine, bị áp đặt từ thế kỷ thứ 13 bởi người Anh,
    Để đối phó với tình trạng cạnh tranh này, các thương gia Bắc Âu dưới sức ép của cư dân Hà Lan, đã phát triển 2 vùng trồng nho mới :
    - Một ở miền Nam của Bordeaux, sau này trở thành vườn nho Gers (Armagnac), đi ra biển qua Vũng Adour.
    - Một ở phía Bắc của Bordeaux; ở miền Charentes (Cognac), vận chuyển các sản phẩm của mình qua con sông Charente và cảng La Rochelle.
    Rượu vang là thức uống không thể thiếu được trong khẩu phần hàng ngày của các thủy thủ trong các chuyến hãi hành vạn dặm, khi mà không thể cất giữ được nước ngọt lâu ngày. Vì thế, trong nữa sau của thế kỹ thứ 16, các con tàu Hà Lan đã đến thẳng vùng Charentes để lấy rượu vang, lúc này rượu vang còn được gọi là rượu nho vùng Champagne hay vùng Bordeaux.
    Cho đến thế kỷ 17, người ta bắt đầu có thói quen nhập khẩu các sản phẩm rượu nho dưới dạng rượu tinh chế, bởi vì nó chiếm thể tích nhỏ và chi phí vận chuyển thấp. Khi thêm nước vào, sản phẩm này được gọi là : Brandwine .
    Và người ta nhận thấy là, rượu tinh chế - thông thường được trữ trong các thùng cây - được cải thiện chất lượng và tăng thêm tuổi đời, quan trọng nhất là nó có thể được uống trực tiếp mà không cần qua chế biến hay pha nước nữa.
    Và rượu Cognac đã ra đời trong hoàn cảnh đó !
    Trong hai thế kỷ 17 và 18, các tay môi giới nhạy bén đã sáng lập ra các cửa hàng buôn bán ở vùng Cognac và cả các thị trấn chính của của cả vùng. Việc nhập khẩu rượu Cognac đã gia tăng đều đặn ở Bắc Mỹ, Antillé (ở đâu vậy trời ? ) và ở cả các đảo ở Ấn Độ Dương.
    Vào khoảng 1830, các cửa hàng bán rượu từ từ có thói quen bán Cognac trong các chai chứ không bán bằng thùng nữa. Các nhãn hiệu Cognac từ đó được phân biệt rõ ràng, các nhãn hiệu bên ngoài được ghi rõ nơi xuất xứ, nhà sản xuất và kể cả tuổi thọ.
    Các vùng trồng nho :
    Trong cả vùng Charente và Charente-Maritime có hơn 80 ngàn hecta dùng để trồng nho, và cần đến hơn 20 ngàn "thợ nho" !
    Cả khu vực này bao gồm từ vùng Grande Champagne Lớn - Petite Champagne - Borderies - Fin Bois - Bons Bois và Bois Ordinaire (xem bản đồ đính kèm). Và ai cũng biết là phần lớn rượu cognac được chế biến bằng cách pha trộn nhiều nguồn khác nhau, bởi vậy các tên gọi của nó chỉ còn có vai trò tương đối mà thôi.

    Tuổi của rượu Cognac :
    Rượu cognac tiến hóa theo thời gian, người ta có thế tìm thấy trên thị trường các tên gọi nguyên thủy (thường là danh từ riêng của Pháp) :
    - Loại V.S. ( Very Special ) hay *** : có thể được bán từ khi được 2 năm.
    - Loại V.S.O.P ( Very Superior Old Pale ) : tối thiểu 4 năm.
    - Loại Napoléon và loại X.O. ( Extra Old) : tối thiểu 6 năm nhưng thường thì nó già hơn nhiều.
    Cách chọn ly :
    Trước tiên, thưởng thức rượu cognac bắt đầu bằng cách chọn bộ ly thủy tinh sao cho loại rượu tinh chế (eau-de-vie) có thể biểu hiện toàn bộ phẩm chất của nó !

    Ngày nay, các chuyên gia khuyến khích dùng các ly có hình dạng được nghiên cứu tỉ mỉ : dạng hoa tulip, Thật ra, nó trợ giúp cho việc giữ lại các hương vị (arôme) đồng thời tỏa hương một cách tinh tế, thong dong từ tốn suốt quá trình thưởng thức. Nhưng chính xác nhất thì ly hình hoa tulip với dáng dấp thanh tú tôn lên màu sắc cũng như độ lóng lánh của rượu cognac.

    Từ mũi đến mắt :
    Trước khi khám phá nét cầu kỳ của rượu cognac, người sành điệu sẽ phải tìm hiểu bằng thị giác và thính giác các thông số chỉ thị phẩm chất của rượu.
    Màu sắc của rượu cognac cung cấp trước hết chỉ số về độ sánh cũng như độ trong của nó.
    Khi ta đưa ly rượu lên gần mũi, sẽ cảm nhận được mùi hương bốc hơi mạnh nhất, đó là "montant" (cảm giác ban đầu). Sau khi lắc nhẹ ly, ta sẽ cảm nhận được mùi "bouquet" (toàn diện).
    Ta có thể nhận ra mùi hương của hoa hay quả như là : mùi cây đoạn phơi khô, mùi hoa nho, cành nho khô, mùi nho chín, mùi hoa violette, mùi vani ... Đó chính là lổ mũi thứ hai ( ?? c''est le second nez. : không hiểu gì hết )
    Lâu đài lạc thú : (*)
    Chính sự tiếp xúc với lưỡi và vòm miệng mà Cognac biểu hiện hết giá trị : cái ngon của nó là kết hợp của hương thơm đậm đà kết hợp với hương vị của nó. Người uống từ lúc này có thể cảm nhận toàn bộ những phẩm chất tạo nên cá tính riêng biệt của sản phẩm : tròn trịa, êm dịu, lóng lánh, thanh tao, nhẹ nhàng, nồng nhiệt, hương vị cổ xưa, sự hài hòa ... vô số các cảm giác cho phép ta nhận ra và đánh giá cao loại cognac mình ưa thích .
    (*) : nguyên tác : "palais de plaisir" - palais : vừa có nghĩa là "lâu đài", vừa có nghĩa là "vòm miệng".
    Từ truyền thống chính thống :
    Cuối mỗi bữa ăn, bạn cảm thấy cần kéo dài giây phút tuyệt vời. Hãy thưởng thức vị tuyệt vời của cognac trong một cái ly hình tulip. Và bạn cứ tà tà thong thả thưởng thức sự đậm đà về hương và vị cuả nó ...
    Cognac : các cách nhìn mới :
    Cognac luôn có khả năng làm bạn ngạc nhiên. Thật ra pha trộn một cách hài hòa rượu cognac và với các loại nước có gaz hay tonic ta có thể thu được loại nước giải khát hoặc để nhấm nháp khai vị với bạn bè.
    Các cách thưởng thức mới này đã phổ biến khắp thế giới, đặc biệt được ưa thích ở Mỹ hay Nhật, các nước mà rượu cognac có thể được uống nhiều lần trong ngày, chẳng hạn vừa là thứ nước uống chơi vào buổi trưa hè vừa là thức uống chính cho một bữa ăn thịnh soạn.
    (Hết)
  3. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Thấy có habits, hobbies nên bon chen vài câu.
    habits : ru con ngủ
    hobbies : nựng con - bồng con lòng vòng.

Chia sẻ trang này