1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sĩ quan tuỳ tùng thứ ba - K.Si-Mô-Nốp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi RungBachDuong, 19/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Sĩ quan tuỳ tùng thứ ba - K.Si-Mô-Nốp

    Sĩ quan tuỳ tùng thứ ba
    Chính uỷ tin chắc rằng những người dũng cảm ít bị giết hơn những kẻ nhát gan. Ông thích nhắc lại điều ấy và giận khi người ta tranh cãi với ông.
    Ở sư đoàn, người ta yêu và sợ ông. Ông có một lối đặc biệt để tập cho người ta quen với chiến tranh. Ông tìm hiểu người trong hành động. Ông nhận sĩ quan ở sở chỉ huy sư đoàn hay là ở trung đoàn và không rời một bước nào, đi cùng anh ta suốt ngày đến khắp nơi nào mà trong ngày đó ông cần đến.
    Nếu cần xông vào tấn công, thì ông đưa người đó đi theo mình cùgn tấn công và đi bên cạnh anh ta.
    Nếu người đó chịu đựng được thử thách, thì buổi tối chính uỷ lại làm quen với anh ta một lần nữa.
    - Họ của anh là gì? ?" ông hỏi đột ngột với giọng ngắt quãng.
    Sĩ quan ngạc nhiên nói họ của mình.
    - Còn của tôi là Coóc-nép. Đã cùng nhau đi rồi, đã cùng nhau nằm sấp rồi, bây giờ thì chúng ta hãy làm quen với nhau.
    Ngay trong tuần đầu, sau khi ông đến sư đoàn, thì hai sĩ quan tuỳ tùng của ông bị địch giết chết.
    Người đầu tiên sợ hãi và ra khỏi chiến hào để bò lui. Khẩu súng máy đã bắn chết anh ta.
    Buổi tối, khi trở về sở chỉ huy, chính uỷ lãnh đạm đi qua trước người sĩ quan tuỳ tùng đã chết, thậm chí không ngoái cổ lại nhìn anh ta.
    Sĩ quan tuỳ tùng thứ hai bị thương xuyên qua ngực trong khi tấn công. Anh ta nằm ngửa trong chiến hào vừa giành lại được của quân Đức, há mồm thở và xin uống. Nước không có. Sau ụ đất trước chiến hào, có những xác tên Đức nằm. Cạnh một tên có chiếc bình-toong.
    Chính uỷ lấy ống nhòm và nhìn hồi lâu, như là cố gắng để phân biệt xem bình-toong không hay đầy.
    Rồi thân hình nặng nề không còn trẻ của ông vất vả bò qua ụ đất trước chiến hào, và ông đi trên chiến trường với dáng đi chậm chạp thường ngày của ông.
    Chẳng hiểu vì sao bọn Đức không bắn. Chúng chỉ bắt đầu bắn khi ông đã đi đến chiếc bình-toong, nhấc nó lên, lắc, rồi kẹp dưới nách, quay trở lại.
    Bọn địch bắn ông từ sau lưng. Hai viên đạn trúng vào bình-toong. Ông lấy ngón tay bít các lỗ thủng và đi tiếp, cầm bình-toong trong hai cánh tay duỗi thằng.
    Sau khi nhảy vào hầm, ông thận trọng, để nước không đổ, đưa cho một chiến sĩ nào đấy.
    - Cho uống đi!
    - Thế lỡ ra đồng chí đi được đến nơi, mà bình-toong không thì sao? ?" có ai đấy hỏi.
    - Thì tôi sẽ quay trở lại và phái anh đi tìm bình-toong khác đầy nước! ?" chính uỷ giận dữ đưa mắt nhìn người hỏi và nói.
    Ông thường làm những việc và thực ra, ông ?" chính uỷ sư đoàn ?" không cần làm. Nhưng ông chỉ nhớ ra việc ấy không nên làm, sau khi đã làm rồi. Lúc đó thì ông tự giận mình và giận những ai đã nhắc đến hành động của ông.
    Cả bây giờ cũng thế. Đem bình-toong về, thế là ông không đến gần sĩ quan tuỳ tùng nữa, và cảm thấy hình như ông đã quên bẵng anh ta rồi, chỉ quan sát chiến trường mà thôi.
    Mười lăm phút sau, bât thình lình ông gọi tiểu đoàn trưởng.
    - Thế nào, đã đưa đến tiểu đoàn quân y chưa?
    - Báo cáo đồng chí chính uỷ, không được, đành phải đợi đến tối.
    - Đến tối thì anh ta chết mất. ?" Và chính uỷ quay lưng, coi như câu chuyện đã kết thúc.
    Năm phút sau, trên chiến trường mấp mô, hai chiến sĩ cúi gập người dưới làn đạn, khiêng thân hình cứng đờ của người sĩ quan tuỳ tùng đi về phía sau.
    Còn chính uỷ bình tĩnh nhìn họ đi. Ông coi nguy hiểm đối với mình và đối với người khác cũng như nhau. Người ta chết ?" vì chiến tranh nó như thế. Nhưng những người dũng cảm thì chết ít hơn.
    Những chiến sĩ đi một cách gan dạ, họ không ngã, không nằm dài xuống đất. Họ không hề quên là đang khiêng thương binh. Và chính vì thế chính uỷ tin rằng họ sẽ đi đến nơi.
    Ban đêm, trên đường về sở chỉ huy, chính uỷ ghé lại chỗ tiểu đoàn quân y.
    - Thế nào, anh ta khỏi được chứ, đồng chí chữa lành rồi chứ? ?" ông hỏi bác sĩ phẫu thuật.
    Chính uỷ cảm thấy hình như là trong chiến tranh, mọi cái đều có thể, và ần phải làm nhanh như nhau ?" đem báo cáo đến, xông vào tấn công, cứu chữa cho thương binh.
    Và khi bác sĩ phẫu thuật nói với chính uỷ rằng sĩ quan tuỳ tùng đã chết rồi vì bị mất nhiều máu, thì ông rướn mắt ngạc nhiên.
    - Sao nói lạ thế? ?" ông cầm cái đai da thắt lưng của bác sĩ kéo về phía mình và nói khẽ. - Người ta thì khiêng anh ấy đi hơn hai cây số dưới làn đạn để cho anh được sống, thế mà đồng chí lại nói chết rồi. Thế thì họ mang anh ta đi làm gì?
    Còn về điều ông đã đi lấy nước dưới làn đạn như thế nào thì ông im.
    Bác sĩ phẫu thuật nhún vai.
    - Hơn nữa, - nhận thấy cử chỉ đó, chính uỷ nói thêm, - anh ta là một người đáng lẽ phải thoát chết. Đúng, đúng, phải thoát chết, - ông giận dữ nhắc lại. Đồng chí làm việc kém.
    Và không chào từ biệt, ông đi đến xe ôtô.
    Bác sĩ phẫu thuật nhìn theo ông. Tất nhiên, chính uỷ không có lý. Nếu suy lý theo lô-gích, thì ông nói tầm bậy. Nhưng dù sao thì trong những lời nói của ông cũng có sức mạnh và lòng tin đến nỗi bác sĩ phẫu thuật trong giây lát cảm thấy rằng đúng là những người dũng cảm không thể chết, mà nếu họ vẫn chết nghĩa là mình đã làm việc kém.
    - Nhảm nhí! ?" bác sĩ nói lên thành tiếng, cố xua đuổi ý nghĩ lạ lùng ấy.
    Nhưng ý nghĩ ấy không mất đi. Ông cảm thấy hình như ông đang trông thấy hai chiến sĩ khiêng người thương binh trên chiến trường mấp mô vô tận.
    - Mi-kha-in Lơ-vô-vích, - bỗng ông nói với người giúp việc của mình đi ra ngoài bậc thềm hút thuốc, như ông nói về việc gì đã quyết định từ lâu rồi.
    - Sáng mai, cần phải chuyển hai trạm sơ cứu cùng với các bác sĩ đến gần tiền duyên hơn...
    Mãi đến lúc gần rạng đông, chính uỷ mới về đến sở chỉ huy. Ông cảm thấy trong lòng bực bội khi gọi những người đến chỗ mình, hôm nay ông đặc biệt nhanh chóng phái họ đi làm nhiệm vụ sau những lời dặn dò ngắn ngủi, phần lớn nói với giọng hơi càu nhàu. Trong việc đó cũng có sự tính toán và mưu mẹo nhất định. Chính uỷ thích làm cho người ta giận khi đi khỏi ông. Ông cho rằng con người có thể làm được tất cả. Và không bao giờ ông mắng người nào đấy vì anh ta không làm được, mà bao giờ cũng mắng chỉ vì anh ta làm được, nhưng không làm. Còn nếu có người đã làm nhiều, thì chính uỷ trách rằng anh ta có thể làm được nhiều hơn nữa. Khi người ta hơi giận thì họ sẽ suy nghĩ tốt hơn. Ông thích ngắt câu chuyện nửa chừng, cho rằng như thế để người ta chỉ hiểu cái chính mà thôi. Chính vì vậy mà ông đã đạt được một điều là luôn luôn trong sư đoàn người ta cảm thấy sự có mặt của ông. Gặp người nào đấy trong một lúc, thì ông cố làm sao để anh ta có điều gì để suy nghĩ cho đến lần gặp gỡ sau.
    Buổi sáng, người ta đưa cho ông bản thông báo những thiệt hại trong ngày hôm qua. Đọc nó, ông sực nhớ đến bác sĩ phẫu thuật. Tất nhiên, nói với bác sĩ già giàu kinh nghiệm ấy rằng ông ta làm việc kém, thì thật là thiếu nhã nhặn; nhưng không sao, không sao, cứ để cho ông ta suy nghĩ, có thể là ông ta giận và sẽ nghĩ ra được điều gì đấy tốt hơn chăng. Ông không hối tiếc điều đã nói ra, Điều đáng buồn nhất là sĩ quan tuỳ tùng đã chết. Tuy vậy, ông không cho phép mình suy nghĩ lâu về điều đó. Nếu không thì trong những tháng chiến tranh này phải đau khổ quá vì có rất nhiều người chết. Ông sẽ nhớ lại về điều đó sau này, sau chiến tranh, khi cái chết đột ngột sẽ trở thành điều bất hạnh và ngẫu nhiên. Còn bây giờ thì cái chết khi nào cũng đột ngột cả. Giờ đây không có cái chết khác, vì thế đã đến lúc phải quen với nó. Nhưng dù sao ông cũng buồn rầu, và ông nói một cách đặc biệt khô khan với tham mưu trưởng là sĩ quan tuỳ tùng của ông bị chết rồi, phải tìm người mới.


    I have lost the will to live
    [/blue][/size=4]
  2. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Sĩ quan tuỳ tùng thứ ba là một thanh niên nhỏ nhắn, tóc sáng, mắt xanh, vừa mới ra trường và lần đầu tiên đến mặt trận.
    Ngay ngày đầu tiên mới đến, anh ta đã phải đi cạnh chính uỷ, tiến lên trước, đến tiểu đoàn, đi trên cánh đồng mùa thu đã giá lạnh mà đạn súng cối thường nổ luôn, nhưng anh không rời một bước nào khỏi chính uỷ. Anh đi bên cạnh: bổn phận của sĩ quan tuỳ tùng là phải như thế. Ngoài ra, anh cảm thấy hình như con người nặng nề với dáng đi chậm chạp không thể nào bị thương tổn được: nếu đi bên cạnh ông ta thì chẳng có gì có thể xảy ra được.
    Khi đạn súng cối bắt đầu nổ đặc biệt nhiều hơn và thấy rõ là bọn Đức đang cố nhằm bắn họ, thì chính uỷ và sĩ quan tuỳ tùng thỉnh thoảng nằm xuống.
    Nhưng họ chưa kịp nằm, khói của viên đạn nổ gần chưa kịp ta, thì chính uỷ đã đứng dậy và đi tiếp.
    - Tiến lên, tiến lên, - ông nói lầu bầu, - chẳng việc gì phải đợi ở đây.
    Khi họ đi gần đến chiến hào thì một viên đạn súng cối nổ ở phía trước, một viên khác - ở phía sau họ.
    Chính uỷ đứng dậy, phủi sạch áo.
    - Đấy, anh thấy không, - vừa đi vùă chỉ vào cái hố nhỏ ở phía sau, ông nói. - Nếu tôi với anh sợ hãi và chậm lại thì vừa vặn nó rơi vào chúng ta. Bao giờ cũng phải tiến nhanh lên phía trước.
    - Nhưng nếu chúng ta còn đi nhanh hơn nữa, thì... ?" và sĩ quan tuỳ tùng không nói nốt, hất đầu chỉ vào cái hố trước đây đã ở phía trước họ.
    - Hoàn toàn không phải thế, - chính uỷ nói. ?" Chính là chúng nhằm bắn chúng ta ở đây, nhưng đạn bay không tới. Còn nếu chúng ta đã đến đằng kia rồi, thì chúng nhắm vào đấy và lại sẽ bắn không tới.
    Sĩ quan tuỳ tùng bât giác mỉm cười: tất nhiên, chính uỷ nói đùa thôi. Nhưng mặt của chính uỷ rất nghiêm túc. Ông nói với lòng tin tưởng tràn đầy. Và lòng tin của con người ấy, lòng tin xuất hiện trong chiến tranh trong giây lát và sẽ còn lại vĩnh viễn, chinh phục hoàn toàn sĩ quan tuỳ tùng. Một trăm bước cuối cùng anh đi kề vai sát cánh cạnh chính uỷ.
    Lần đầu tiên hai người làm quen nhau như thế đấy.
    Một tháng trôi qua. Những con đường miền nam khi thì đóng băng lại, khi thì trở nên lầy lội và không thể đi qua được.
    Có tin đồn là ở đâu đấy sau hậu phương, đang chuẩn bị các quân đoàn để phản công, nhưng giờ đây sư đoàn còn lại ít người vẫn phải chiến đấu phòng ngự ác liệt.
    Một đêm mùa thu, trời tối như mực ở miền nam. Chính uỷ ngồi trong nhà hầm, xếp đôi ủng lấm bùn của mình gần lửa trên lò sưởi bằng sắt.
    Sáng hôm nay, sư đoàn trưởng bị thương nặng. Tham mưu trưởng đặt lên bàn cánh tay bị thương treo bằng một cái khăn quàng đen, và lấy ngón tay khe khẽ gõ trên mặt bàn. Việc ông có thể làm được cái đó gây cho ông một niềm khoái trá: những ngón tay lại bắt đầu hoạt động.
    - Chà, anh cũng bướng lắm, - ông tiếp tục câu chuyện đứt quãng, - Ừ, thì cứ cho là Khô-lô-đi-lin bị giết vì hắn sợ hãi, nhưng tướng quân đã là người dũng cảm - thế thì anh nghĩ thế nào?
    - Không phải đã, mà đang. Và ông ta sẽ thoát chết, - chính uỷ nói và quay lưng coi như không còn vấn đề gì để nói thêm nữa.
    Nhưng tham mưu trưởng cầm tay áo của chính uỷ kéo và nói rất khẽ để không có người nào khsac nghe những lời nói buồn rầu của mình:
    - Ông ta thoát chết được thì tốt, chưa chắc, nhưng là tốt. Nhưng quả là Mi-rô-nốp không thoát chết được, cả Ga-vri-len-cô không thoát chết được. Họ dã chết, mà chính họ là những người dũng cảm. Thế thì cái lý thuyết của anh như thế nào?
    - Tôi không có lý thuyết, - chính uỷ nói xẵng. ?" Tôi chỉ biết là trong những hoàn cảnh giống nhau người dũng cảm ít bị chết hơn kẻ nhát gan. Còn nếu anh cứ nhắc mãi tên của những người dũng cảm mà vẫn chết, đó là vì khi kẻ nhát gan chết, người ta quên hắn ngay trước khi chôn hắn; còn khi người dũng cảm chết thì người ta nhớ, nói và viết về anh ta. Chúng ta chỉ nhớ tên những người dũng cảm. Chỉ có thể thôi. Nếu anh cứ gọi cái đó là lý thuyết của tôi, thì tuỳ anh. Lý thuyết giúp người ta không sợ là lý thuyết hay.
    Sĩ quan tuỳ tùng vào nhà hầm. Trong một tháng qua, mặt anh đen sạm, đôi mắt trở nên mệt mỏi. Còn thì vẫn như trước, vẫn là cậu bé con ấy như ngày đầu tiên chính uỷ đã gặp. Giập gót giày, anh báo cáo rằng ở trên bán đảo, nơi anh vừa đến thăm trở về, mọi việc đều ổn cả, chỉ có đại uý Pô-li-a-cốp, tiểu đoàn trưởng bị thương mà thôi.
    - Ai thay anh ta? ?" chính uỷ hỏi.
    - Trung uý Va-xi-li-ép từ đại đội năm.
    - Thế thì ai chỉ huy đại đội năm?
    - Có một trung sĩ nào đấy.
    Chính uỷ trầm ngâm suy nghĩ một lúc.
    - Anh lạnh lắm phải không? ?" ông hỏi sĩ quan tuỳ tùng.
    - Nói thật thì lạnh lắm.
    - Anh hãy uống rượu đi.
    Chính uỷ rót từ ấm chè ra nửa cốc rượu trắng, và trung uý, không cởi áo ca-pốt chỉ vội vã mở móc áo thôi, uống cạn một hơi.
    - Còn bây giờ anh hãy quay trở lại, - chính uỷ nói. ?" Tôi không yên tâm, anh có hiểu không? Anh cần phải ở đấy, trên bán đảo, để quan sát cho tôi. Anh hãy đi đi.
    Sĩ quan tuỳ tùng đứng lên. Anh cài móc áo ca-pốt với dáng điệu chậm rãi của một người muốn ngồi rán thêm một chốc nữa trong chỗ ấm. Nhưng sau khi đã cài xong thì anh không chậm chạp nữa. Cúi gập người để không đụng đầu vào thanh cửa, anh biến mất trong bóng tối. Cánh cửa đóng ập lại.
    - Cậu ta tốt thật, - chính uỷ đưa mắt nhìn theo anh và nói. - Đấy, chính những người như thế thì tôi tin là không có gì xảy ra với họ cả. Tôi tin rằng họ sẽ nguyên vẹn không bị gì cả, còn họ thì tin rằng đạn sẽ không trúng vào tôi. Mà cái đó là chủ yếu, đúng không đại tá?
    Tham mưu trưởng chậm rãi gõ ngón tay trên mặt bàn. Vốn là một con người dũng cảm, ông không thích dùng một lý thuyết nào để giải thích lòng dũng cảm của mình và của người khác. Nhưng bây giờ, ông cảm thấy hình như chính uỷ nói có lý.
    - Vâng, - ông nói.
    Củi ở trong lò sưởi nổ răng rắc. Chính uỷ ngủ, úp mặt trên tấm bản đồ tỷ lện nhỏ và dang rộng hai tay như muốn chiếm lại tất cả đất đai đã vẽ trên đó.
    Buổi sáng, chính uỷ thân hành đến bán đảo. Sau đó, ông không thích nhớ lại ngày hôm ấy nữa. Ban đêm, bọn Đức bất ngờ đổ bộ lên bán đảo, và trong một trận đánh ác liệt, chúng đã giết sạch toàn bộ đại đội năm.
    Ngày hôm ấy, chính uỷ phải làm những việc mà thực ra, ông ta, với cương vị chính uỷ sư đoàn không có nhiệm vụ làm. Buổi sáng, ông tập hợp mọi người có sẵn, và ba lần dẫn họ xông vào tấn công.
    Cát rời đông cứng lại sau những cơn băng giá đầu tiên, bị đào lên thành những hố con và tưới đầy máu. Bọn Đức bị giết và bị bắt làm tù binh. Những tên cố bơi đến bờ của chúng thì bị chết đuối trong dòng nước giá lạnh mùa đông.
    Sau khi giao trả lại khẩu súng trường (bây giờ không cần nữa) với lưỡi lê đen đẫm máu, chính uỷ đi quanh bán đảo. Chỉ có những người đã chết mới có thể kể lại cho ông cái gì đã xảy ra đêm qua ở đây. Và những người chết cũng biết nói. Giữa những xác của bọn Đức, có những chiến sĩ của đại đội năm tử trận. Một số người nằm chết trong chiến hào, thân mình bị lưỡi lê đâm nát, nhưng trong tay vẫn nắm chắc khẩu súng trường đã bị gãy. Một số khác, những người không chịu nổi, bị ngã gục trên cánh đồng trống trải ở trong thảo nguyên giá lạnh: họ đã chạy và đạn quân thù đã bắn trúng họ ở đây. Chính uỷ chậm rãi đi khắp chiến trường và chăm chú nhìn tư thế của những người chết và bộ mặt cứng đờ của họ: ông cố đoán xem thái độ người chiến sĩ như thế nào trong những phút cuối cùng của đời mình. Và thậm chí cái chết cũng không làm ông tha thứ được, nếu chết một cách nhát gan. Giá có thể được thì ông sẽ chôn những người dũng cảm riêng và kẻ nhát gan riêng. Cứ để cho sau khi chết, cũng như khi còn sống, giữa hai hạng người ấy có một ranh giới rõ rệt.
    Ông nhìn chằm chằm vào các bộ mặt để tìm sĩ quan tuỳ tùng của mình. Sĩ quan tuỳ tùng của ông không thể chạy và không thể bị bắt làm tù binh, anh ta phải ở đâu đấy chỗ này, trong số những người đã chết.
    Cuối cùng, ông tìm thấy anh ta, ở phía sau, cách xa chiến hào, nơi mà người ta đã đánh nhau và đã chết. Sĩ quan tuỳ tùng nằm ngửa, một tay vụng về quặt ra dưới lưng, còn tay kia nắm chắc khẩu súng lục. Trên ngực, máu đông lại trên áo va-rơi.
    Chính uỷ đứng lâu trước sĩ quan tuỳ tùgn, rồi gọi một trong những cán bộ chỉ huy đến, ra lệnh vén áo va-rơi lên để nhìn xem vết thương như thế nào.
    Nếu được thì ông đã tự mình nhìn lấy, nhưng tay phải của ông bị thương trong trận tấn công vì mấy mảnh lựu đạn, buông thõng một cách bất lực dọc thân mình. Ông bực dọc nhìn tay áo va-rơi của mình cắt đến tận vai và những băng đẫm máu quấn vội. Làm ông bực tức không hẳn là vết thương và sự đau đớn, mà đúng hơn là chính bản thân sự việc ông bị thương. Ông là người mà trong sư đoàn người ta coi là không thể nào bị thương tổn được cơ mà! Vết thương xảy ra thật không đúng lúc, phải làm sao chữa chóng lên và quên bẵng nó đi.
    Cán bộ chỉ huy cúi xuống sĩ quan tuỳ tùng, vén áo va-rơi và mở cúc áo lót.
    - Vết thương vì lưỡi lê, - anh ta ngẩng đầu nói và lại cúi xuống sĩ quan tuỳ tùng và áp tai vào thân hình bất động của anh ta hồi lâu, có đến một phút.
    Khi anh đứng lên thì trên mặt lộ rõ sự ngạc nhiên.
    - Còn thở, - anh nói.
    - Thở?
    Chính uỷ không lộ sự xúc động của mình.
    - Hai người đến đây! ?" ông nói ngắt quãng ra lệnh. ?" Khiêng lên tay và đi nhanh đến trạm sơ cứu. May ra thoát chết được.
    Và ông quay lưng, đi tiếp trên chiến trường.
    ?oAnh ta có thoát chết được hay không?? ?" trong óc ông câu hỏi ấy lẫn lộn với những câu khác: thái độ của anh ta trong trận đánh như thế nào, vì sao trên chiến trường anh ta lại ở phía sau mọi người? Và bất giác tất cả những câu hỏi ấy hoà làm lại một: nếu trong trận đánh thái độ của anh ta tốt, nếu anh ta dũng cảm, thì anh sẽ thoát chết, nhất định sẽ thoát chết.
    Và sau một tháng, khi sĩ quan tuỳ tùng gầy gò, tái nhợt, nhưng vẫn như trước tóc sáng, mắt xanh, giống như cậu bé con, từ bệnh viện trở về sở chỉ huy sư đoàn, thì chính uỷ không hỏi gì anh cả, chỉ lặng thinh đưa cánh tay trái lành ra để bắt tay.
    - Hồi đó thế mà tôi chẳng đến đại đội năm được, - sĩ quan tuỳ tùng nói, - tôi bị vướng ở chỗ qua sông, còn một trăm bước nữa, khi ...
    - Tôi biết, - chính uỷ ngắt lời anh, - tôi biết tất cả, đừng giải thích nữa. Tôi biết là anh cừ thật và mừng vì anh thoát chết.
    Ông thèm thuồng nhìn anh thanh niên mà sau trận tử thương chỉ một tháng đã sống lại và mạnh khoẻ rồi hất đầu chỉ vào cánh tay bị băng của mình và buồn rầu nói:
    - Còn tôi và đại tá không còn trẻ nữa. Bị thương đã hơn một tháng rồi mà vẫn chưa liền da. Còn đại tá thì hơn ba tháng rồi. Chúng tôi chỉ huy sư đoàn như thế đấy - bằng hai tay. Đại tá - bằng tay phải, còn tôi thì bằng tay trái...
    I have lost the will to live
    [/blue][/size=4]

Chia sẻ trang này