1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Siêu Cường

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vietcong91, 13/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Những đặc điểm của một siêu cường

    Bản mẫu[​IMG]rimarysources

    Các tiêu chí về một siêu cường không được định nghĩa chính xác, và vì thế chúng có thể khác nhau tùy theo từng nguồn, nhưng những yếu tố sau thường được coi là có tầm quan trọng lớn.

    Quân sự
    Khả năng thể hiện sức mạnh trên thế giới. Trong thế giới hiện đại, điều này đòi hỏi không chỉ một lực lượng quân sự mạnh (là cái nhiều nước có), mà còn có khả năng vận chuyển đường biển, đường không để triển khai và cung cấp hậu cần cho lực lượng quân sự đó nhằm tăng cường lợi ích quốc gia cũng như có được sự ủng hộ của dân chúng cho hành động đó.

    Văn hoá
    Ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ, "quyền lực mềm". Ảnh hưởng văn hóa ngụ ý một lĩnh vực triết học và ý thức hệ phát triển.

    Địa lý
    Diện tích to lớn đất hay biển thuộc quyền kiểm soát của họ. Lãnh thổ cho phép một quốc gia khai thác tài nguyên và trồng cấy nông nghiệp, tăng khả năng tự cung tự cấp. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến tranh, bởi nó cho phép các khả năng như rút lui, tái hợp và tái tổ chức, cũng như đặt các trạm radar và bệ phóng tên lửa ở xa - thậm chí một nước giàu nhưng có lãnh thổ nhỏ cũng dễ bị tổn thương hơn trong chiến tranh.

    Thời Cold war
    [​IMG]

    một số cuờng quốc mới nổi

    Brazil Ấn Độ Trung Quốc Isarel.... vào đầu thập niên 80 phuơng tây nghĩ rằng Nhật Bản có thể trở thành siêu cuờng nhờ vào dân số đông + công nghệ hiện đại nhưng chuyện đó ko bao giờ xảy ra tiếng nói của Nhật vẫn nằm trong phạm vi hạn hẹp

    Trong đó siêu cường tiềm năng có thể là Trung Quốc và Ấn Độ


    [​IMG]Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thường được coi là một siêu cường đang nổi lên. Chưa cần tính số liệu kinh tế của Hồng Kông và Macau, Lục địa Trung Quốc hiện là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới về mức GDP thực (PPP) và đứng hàng thứ tư nếu tính theo GDP danh nghĩa (tỷ giá trao đổi thị trường) và hiện được coi là một siêu cường đang nổi lên nhờ dân số đông đảo và mức độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh với tỷ lệ bình quân hàng năm là 9.9%. Sở hữu các lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.


    [​IMG]Cộng hòa Ấn Độ hiện là nền kinh tế đứng hàng thứ tư thế giới về GDP thực (theo sức mua tương đương) và đứng hàng thứ mười theo GDP danh nghĩa (tỷ giá trao đổi thị trường), với mức tăng trưởng hàng năm 8.1%. Nước này được coi là một siêu cường tương lai bởi họ sở hữu một lực lượng lao động có tay nghề (đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin), một dân số trẻ, và là nền kinh tế lớn có tốc độ phát triển cao thứ hai thế giới. Ấn Độ có quân đội được huấn luyện tốt cùng lực lượng không quân và hải quân từ lâu được coi là có trình độ tác chiến tốt. Với các định chế dân chủ của mình, Ấn Độ tuy là nước có lịch sử phát triển chậm chạp nhưng ổn định.



    [​IMG]Brazil
    Khi thế giới quan tâm tới sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ, Brazil lại lặng lẽ phát triển kinh tế, âm thầm trỗi dậy. Trên thực tế, mệnh đề ?osự trỗi dậy của Brazil? không còn mới mẻ gì. Từ những thập niên 1970 của thế kỷ trước, Brazil đã từng tạo nên kỳ tích về sự phát triển kinh tế, nhưng sau đó đã vấp phải một loạt cú sốc, rơi xuống bên lề của nền kinh tế thế giới. Từ khi bước vào thế kỷ 21, kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng, thực lực không ngừng lớn mạnh, nước này đang trải qua lần ?otrỗi dậy thứ hai?. Báo cáo nghiên cứu của Công ty Goldman Sachs (Mỹ) công bố năm 2003 cho thấy, GDP của Brazil trong năm 2025 sẽ vượt qua Ý, năm 2031 sẽ vượt qua Pháp, năm 2036 sẽ vượt qua Anh và Đức. Tổng thống Brazil Lula da Silva còn mạnh dạn dự đoán, trong 10 ?" 15 năm tới, Brazil sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba hoặc thứ tư thế giới.

    Brazil có điều kiện để trỗi dậy thành một cường quốc. Đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và vị trí chiến lược trọng yếu của Brazil đã trở thành điều kiện khách quan của một cường quốc mang tầm cỡ quốc tế. Mấy năm trở lại đây, kinh tế Brazil phát triển nhanh chóng, có đủ dự trữ ngoại tệ, mức độ phụ thuộc vào thương mại với nước ngoài khá thấp, lĩnh vực điện hạt nhân, truyền thông thông tin, kỹ thuật không gian, công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng sinh học của Brazil cũng đứng vị trí hàng đầu thế giới.

    Ở cấp độ khu vực châu Mỹ Latin và Caribê, Brazil cũng đã phát huy vai trò lãnh đạo trong các vụ việc của khu vực. Mấy năm qua, Brazil đã dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ, trong các sự việc khu vực, cũng đều có tiếng nói, phát huy vai trò xúc tiến ổn định và hợp tác trong khu vực Mỹ Latin, bước đầu đã xây dựng được địa vị lãnh đạo tại Mỹ Latin. Brazil tích cực đề xướng thành lập cộng đồng châu Mỹ và Caribê không bao gồm Mỹ và Canada, thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực Mỹ Latinh. Ngoài ra, Brazil còn thúc đẩy việc xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Cuba, phát huy vai trò tích cực trong vấn đề xoa dịu tranh chấp đảo giữa Anh Quốc và Argentina.

    Ở cấp độ toàn cầu, Brazil cũng đang phát huy tầm ảnh hưởng ngày càng quan trọng. Dường như, Brazil là thành viên của hầu hết cơ chế ?oG? như G3 (Diễn đàn đối thoại 3 nước do Brazil, Nam Phi, Ấn Độ tổ thành), G4 (Bộ tứ BRIC do Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga thành lập), G5 (Nhóm 5 nước đang phát triển do Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico thành lập), G8+5, G20, G77?, quyền đối thoại và tầm ảnh hưởng của Brazil trong hệ thống quốc tế cũng được nâng lên, đang trở thành quốc gia ngày càng năng động trên vũ đài quốc tế. Năm 2005, Brazil đã cùng với Nhật Bản, Đức, Ấn Độ thành lập nhóm bốn nước, bắt tay tìm kiếm ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong vấn đề biến đổi khí hậu, nhóm ?obốn nước cơ sở? do Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi cùng thành lập kiên quyết đảm nhiệm ?otrách nhiệm chung nhưng có khác biệt?. Brazil còn tích cực thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính quốc tế, phát triển thế giới đa cực hóa?. Cách đây không lâu có bài báo đưa tin, Tổng thống Brazil có ý tranh chức Tổng thư lý LHQ, điều này chắc chắn là Brazil đang thể hiện tầm ảnh hưởng quan trọng của mình trên toàn cầu.

    Một số người có thể cho rằng Liên minh Châu Âu là một siêu cường, nếu coi nó là một thực thể. EU hiện có GDP và thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới cũng như có quyền kiểm soát to lớn đối với sự phân phối các nguồn tài nguyên thế giới, tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng Liên minh Châu Âu vẫn còn bị chia rẽ quá xa về chính trị và văn hóa để được coi là một thực thể duy nhất, đặc biệt vì hai đòn bẩy quyền lực chính là chính sách đối ngoại và quốc phòng, được thực thi chủ yếu bởi cá nhân từng nước thành viên[cần dẫn nguồn]. Nếu được coi là một thực thể thống nhất, một số người sẽ coi EU là một siêu cường.
    [​IMG]


  2. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Và cuối cùng để khẳng định là một siêu cường hay cường quốc thì phải có nền quân sự tiên tiến tối tân đủ sức răn đe hay thậm chí là tấn công nhều quốc gia cùng một lúc Đức Quốc Xã là ví dụ điển hình nhất sau đó là Mỹ với các cuộc chiến quy mô nhỏ hơn

    Công nghiệp quốc phòng hùng mạnh cùng với lãnh thổ giáp với nhiều quốc gia kém hơn mọi mặt quân sự Đức Quốc xã lúc bấy giờ học tập gần như tương tự với Hoàng Đế Pháp Napoleon khi tận dụng ưu thế đông dân ( khoảng hơn 90 triệu người Đức lúc bấy giờ) lúc đó tương tự như Pháp thời Napoleon Đức là quốc gia đông dân nhất Châu Âu nếu ko tính Nga

    Các vũ khí gần như đi trước thời đại và là tiêu chuẩn cho thế hệ vũ khí sau ww2

    Ngày nay để khặng định là 1 cường quốc hay siêu cường, cần phải có vũ khí tối thượng
    Những đất nước được coi là mạnh nhất về hạt nhân ,nguyên tử bao gồm
    1.Nga
    2.Hoa Kì
    3.Pháp
    4.Anh
    5.Trung Quốc
    6.Isarel Pakistan Triều Tiên Ấn Độ
    7.Iran Nam Phi Brazil....

    lãnh thổ ( lục địa và biển )
    1.Nga
    2.Canada
    3.Hoa Kì
    4.Trung Hoa
    5.Ấn Độ

    Kinh tế :
    1.Hoa Kì
    2.Trung Quốc và Nhật
    3.Anh
    4.Đức và Pháp
    5.Canda và Brazil

    Dân số:
    1.Trung Hoa
    2.Ấn Độ
    3.Hoa Kì
    4.Nga
    5.Indonesia

    Số Lượng Quân Đội
    1.Trung Quốc
    2.Ấn Độ
    3.Hoa Kì
    4.Nga
    5.Triều Tiên



    Khí Tài quân sự:
    1.Nga (xe tank) Hoa Kì (máy bay)
    2.Trung Quốc
    3.Ấn Độ
    4.Đức và Pháp
    5.Anh

    Hệ thống tiền tệ:
    1.Đồng Bảng của Anh
    2.Đồng EU ( tiên tệ thống nhất Châu Âu 1975 )
    3.Dollar Hoa Kì
    4.Đồng Nhân Dân Tệ của Trung Hoa
    5.Đồng Yên của Nhật




    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Hiện nay chúng ta nghe nói nhiều đến sự trỗi dậy của nước Nga, có thể tóm tắt vấn đề đó như sau

    Báo chí nước ngoài thời gian gần đây nói nhiều về thung lũng Silicon của Nga ở ngoại ô Mátxcơva và nhận định nước Nga đang đổi mới tư duy về con đường phát triển của mình. Đó là xây dựng nước Nga dựa trên nền kinh tế tri thức bên cạnh sức mạnh dầu lửa và vũ khí quân sự, mà báo chí gọi là kế hoạch một nước Nga thông minh.

    Dự án về một thành phố đổi mới ở khu vực ngoại ô Skolkovo của Mátxcơva, sẽ là nơi để những khối óc giỏi nhất của đất nước theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21.

    Báo Newsweek bình luận tầm nhìn của Tổng thống Dmitry Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ trong những năm tồn tại của nhà nước Liên Xô. Bản kế hoạch cho nền kinh tế Nga của ông đưa ra năm 2008, được gọi là Chiến lược 2020?, đòi hỏi khu vực công nghệ phải chiếm 15% sản phẩm xuất khẩu, hoặc 8%-10% GDP vào năm 2020. Hiện nay, tỷ lệ này chỉ khoảng 1,1% GDP, và phần lớn là nhờ xuất khẩu vũ khí quân sự hạng nặng. Chính vì vậy, ông Medvedev đang đầu tư nhiều tỷ USD trong ngân sách nhà nước vào các dự án bao gồm cả dự án Skolkovo, dự án quỹ đầu tư công nghệ nano lớn nhất thế giới, và một chương trình được tạo ra để lôi kéo những người Nga sống lưu vong và các công ty của họ trở lại quê hương. Ông Medvedev đã cử các quan chức cấp cao đi vận động để thu hút tiền cho chương trình đổi mới và dành hơn 10 tỷ USD đầu tư công nghệ.

    Nền kinh tế Nga năm 2009 là một trong số hiếm hoi các nước phát triển có chỉ số tăng trưởng dương với 2,9%, GDP đạt 1.608 tỷ đô la, chiếm 2,59% kinh tế thế giới (theo World Bank). Mặc dù vẫn còn phụ thuộc nhiều vào dầu lửa, nhưng chính phủ đã có thể kiềm chế lạm phát, giảm thâm hụt thương mại một cách đáng kể. Nhìn xa hơn, một thập kỷ qua, Nga đã giảm được tỷ lệ nghèo và thất nghiệp, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

    Về vị thế trên trường quốc tế, có thể nói 5 năm trước dường như Nga đã bị ?obao vây? bởi các nước láng giềng dần ngả theo phương Tây. Nhưng gió đã đổi chiều trong khu vực kể từ đầu năm 2010, mở đầu bằng việc Tổng thống Yanukovich lên nắm quyền ở Ukraine, giúp Nga đảm bảo sự hiện diện của hạm đội Biển Đen trong vùng Biển Đen và quan trọng là đảm bảo lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu đi qua Ukraine một cách an toàn. Trong cuộc xung đột Nga-Gruzia năm 2008, sau một năm điều tra, EU đã phải thừa nhận Nga hành động phù hợp với các nguyên tắc quốc tế, không tấn công, xâm lược Gruzia như từng tuyên bố trước đó.

    Tổng thống Mevedev cũng tiếp bước ông Putin củng cố quan hệ hợp tác với các đồng minh ở Nam Mỹ, tranh thủ chiếm lĩnh thị trường giữa lúc ảnh hưởng của Mỹ đang bị lung lay trong khu vực. Hơn 10 năm trước, các đời thủ tướng Nga phải xách cặp đi ?onăn nỉ? vay tiền IMF. Giờ đây Nga đã trở thành một nhà cho vay.

    Nhưng có thể nói, sự trỗi dậy đó phần nào nhờ sức mạnh dầu lửa và vũ khí. Ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển bằng kinh tế tri thức. Nước Nga vào thời điểm đó không quan tâm nhiều đến đầu tư thúc đẩy khoa học phát triển phục vụ đất nước, hàng loạt các nhà khoa học ra đi. Giờ đây, với tầm nhìn hiện đại, luồng gió mới đã thổi vào nền kinh tế tri thức đất nước, làm sống lại sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc Nga từng tồn tại với những thành tựu khoa học rực rỡ mà thế giới phải ngả mũ chào.

    Với 10.500 binh sĩ, 159 binh sĩ các quân, binh chủng quân đội Nga và cả đơn vị quân đội các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, 125 máy bay và trực thăng cùng 161 trang thiết bị quân sự cùng tham gia lễ diễu binh mừng 65 năm ngày chiến thắng phát xít, một lần nữa, Nga lại khiến cả thế giới ?ongỡ ngàng? về sức mạnh quân sự của quốc gia này.
    Còn nhớ, 2008 là năm đầu tiên sau 18 năm, nước Nga mới lại tổ chức diễu binh đại quy mô mừng chiến thắng phát xít Đức với sự tham gia của các vũ khí hạng nặng bao gồm xe tăng và tên lửa chiến lược. Các nhà phân tích chính trị Nga và phương Tây khi đó đã cố gắng tìm hiểu sâu xa ý nghĩa của sự kiện trên. Cho dù mục đích là phô trương sức mạnh quân sự, làm cho cuộc diễu binh hoành tráng hơn hay là một truyền thống cần tái lập thì có lẽ ai cũng phải công nhận: nước Nga ngày nay đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ! Điều này đã được chứng minh bằng những con số.

    Nếu tham gia cuộc diễu binh quân sự năm 2008 có 8.000 binh sĩ, khoảng 100 trang thiết bị quân sự gồm xe tăng, xe chiến đấu bọc thép, máy bay thì con số năm 2009 đã tăng lên: 9000 binh sĩ, 103 xe quân sự và 69 máy bay gồm phi cơ, trực thăng và máy bay ném bom chiến lược, dàn nhạc hơn 1.000 nhạc công và năm 2010 - 10.500 binh sĩ, 159 binh sĩ các quân, binh chủng quân đội Nga và cả đơn vị quân đội các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan - mỗi nước 70 binh sĩ và nhiều tiểu đoàn đến từ các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), 125 máy bay và trực thăng cùng 161 trang thiết bị quân sự gồm xe tăng huyền thoại T-34, tổ hợp tên lửa mới nhất S-400, Topol-M?

    Ngoài ra, sự hiện diện của binh sĩ một số nước và cả quan chức cấp cao các nước như Trung Quốc, Đức, Việt Nam? càng cho thấy nước Nga hiện nay đã xây dựng được tầm ảnh hưởng chính trị có uy tín trên trường quốc tế.

    Mặc dù, trước đó, báo chí đã đưa khá nhiều tin và ảnh về các cuộc tổng duyệt diễu binh mừng ngày Chiến thắng nhưng hình như thế giới vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi có dịp chiêm ngưỡng màn diễu binh phô trương sức mạnh quấn sự trên mặt đất và trên không lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại này.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Tuy Nhiên họ sẽ nghĩ gì khi có một Trung Quốc lớn mạnh trỗi dậy

    Việc Trung Quốc (TQ) nhanh chóng trỗi dậy đã gây ra cho người Nga cũng như nhiều người châu Á và kể cả Phương Tây những tâm lý trái ngược, hầu như tất cả đều lo ngại. Quan hệ Nga - TQ đang phát triển ổn định. Nga vừa hợp tác với TQ vừa đề phòng, vừa nhờ vả vừa nghi ngại; đồng thời cũng xuất hiện luận điệu TQ đe doạ và TQ sụp đổ?. Bài dưới đây của tiến sĩ Ngô Đại Huy phó nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Nga - Đông Âu - Trung Á đăng trên tạp chí Ngoại giao TQ số 2-2006 phân tích kỹ thái độ của Nga đối với TQ. Bài rất dài, khi dịch đã rút gọn. (Người dịch)

    Mối quan hệ Nga - TQ phát triển tốt kể từ năm 1992, khi hai nước coi nhau là quốc gia hữu hảo, năm 1994 xác lập quan hệ bạn bè có tính xây dựng, năm 1996 nâng lên quan hệ hợp tác chiến lược, năm 2001 ký Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng và năm 2004 nguyên thủ hai nước giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới.

    Nhưng đồng thời về phía Nga cũng xuất hiện những hoà âm trái tai. Cuối năm 2002, công ty dầu mỏ TQ buộc phải rút khỏi cuộc đấu thầu cổ phần công ty dầu mỏ Slav của Nga, năm 2004 Nga thay đổi tuyến đi của đường ống dẫn dầu Viễn Đông " hai việc này cho thấy phía Nga có cảm giác cực kỳ không an toàn về TQ. Gần đây, luận điệu TQ đe doạ thường xuyên xuất hiện ở_Nga. Trên tạp chí Các vấn đề Viễn Đông số 1. 2002, A. Jakovlev viết bài bình luận về quan điểm TQ là kẻ thù số Một của Nga của A. Sharavin, Giám đốc Viện Nghiên cứu phân tích chính trị quân sự Nga, được coi là ?obộ óc thứ hai? của Tổng thống Putin. Báo Sự thật Thanh niên cộng sản (báo lớn nhất Nga) số ngày 21/8/2004 đăng ý kiến của A. Rempeli, nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất Viễn Đông đoán rằng Trước năm 2040, vùng Primorie sẽ trở thành lãnh thổ TQ Tóm lại thái độ của Nga đối với TQ trỗi dậy là vừa nhờ cậy vừa sợ hãi, vừa hợp tác vừa đề phòng.

    I. TQ trong quá trình trỗi dậy là lực lượng Nga có thể nhờ cậy

    Nhìn chung, tầng lớp tinh anh của Nga thống nhất 4 quan điểm cơ bản sau đây về tình hình quốc tế 20 năm đầu thế kỷ 21 :

    - Mỹ vẫn là nước mạnh nhất thế giới;

    - Sau 20 năm đó, TQ sẽ trỗi dậy thành nước mạnh nhất thế giới;

    - Nga vẫn là một nước lớn ở thời kỳ đang phục hồi, song chỉ là nước lớn trong quá khứ, không phải trong tương lai;

    - Không nước nào có thể một mình ngăn nổi chủ nghĩa đơn phương của Mỹ.

    Từ đó suy ra trong 20 năm đầu thế kỷ 21 Nga phải quan tâm TQ vì TQ có thể trở thành quốc gia quan trọng nhất để Nga dùng làm đối trọng với Mỹ. Giám đốc Viện nghiên cứu chính trị Nga B. Mironov nói: Chỉ TQ mới có thể đối chọi được với phương Tây do Mỹ đứng đầu. Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada S. Rogov nói: Phát triển quan hệ với TQ và Ấn Độ mới có thể tăng được vị thế của Nga trong quan hệ với phương Tây.

    Nga tin rằng trong 20 năm đầu thế kỷ 21 TQ sẽ là bạn bè chiến lược của Nga, không những vì TQ ngày càng mạnh mà còn vì :

    - TQ cần Nga hợp tác để đối phó với Mỹ; sức ép của Mỹ đối với TQ lớn hơn với Nga;

    - Sự trỗi dậy của TQ có tính chất hoà bình, TQ cần môi trường phát triển ổn định; ít nhất trong quá trình trỗi dậy TQ sẽ không áp dụng chiến lược bành trướng đối với Nga.

    Tóm lại, ít nhất sau đây 20 năm sự hợp tác Nga - TQ vừa cần thiết lại vừa có khả năng; nó có tính chiến lược (vì xuất phát từ lợi ích lâu dài và toàn bộ) và tính nhờ vả (muốn nhờ TQ để đối chọi Mỹ). Giới tinh anh Nga cho rằng sự hợp tác Nga - TQ nhằm mục đích nhờ vả TQ chứ không ỷ lại TQ.

    D. Trenin, Giám đốc Quỹ Carnegie Moscow, nói: chiến lược đối với TQ nhằm xây dựng mối quan hệ hữu hảo bình đẳng có lợi cho Nga chứ không làm Nga phụ thuộc vào TQ.

    Sự nhờ cậy chiến lược trong 20 năm tới chủ yếu tập trung trên 4 lĩnh vực:

    1. Đề phòng Mỹ khống chế các tổ chức quốc tế mà nòng cốt là LHQ, tổ chức quốc tế quan trọng nhất; không thể để Mỹ chi phối việc cải cách LHQ; phải hợp tác với TQ trong các tổ chức toàn cầu khác trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, tiền tệ, thương mại.

    2. Tăng cường hợp tác trong tiến trình xây dựng cục diện mới của khu vực. Nga cho rằng xây dựng cục diện mới của mỗi một vùng đều là một phần của cục diện mới của thế giới. Trung Á, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên đều đứng trước sự tổ hợp lại lực lượng, TQ hoặc Nga để không thể một mình ngăn được sự thâm nhập của phương Tây. Ngay cả một số nước SNG cũng đã có thay đổi chính trị, Nga không còn sân sau nữa.

    3. Tránh để các cơ chế kiểm soát quân sự quốc tế bị Mỹ hoàn toàn chi phối. Mỹ đang giữ vị trí chủ đạo trong các cơ chế này. Nga và TQ đang hợp tác chặt chẽ tránh vũ khí hoá vũ trụ, lạm dụng vũ lực trên vấn đề cấm phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt

    4. Gửi hy vọng vào việc đáp con tàu nhanh của TQ. Trong 20 năm Nga phải tập trung phát triển quốc lực, muốn vậy phải khai thác thị trường TQ. Nga muốn gắn sự phát triển miền Đông với sự phát triển nhanh chóng của TQ; đến năm 2010, chậm nhất 2015, buôn bán Nga - TQ phải bằng mức buôn bán với Hàn Quốc, với Nhật.

    Gần đây Nga và TQ có lập trường quốc tế giống nhau, song một số học giả và chính khách Nga lại cho rằng điều đó chỉ thể hiện ảnh hưởng của TQ đang tăng chứ không động chạm đến lợi ích đôi bên. Thí dụ, TQ coi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là bước thí nghiệm sự nhất thể hoá khu vực có TQ tham gia, nhưng Nga chưa coi trọng tổ chức này.

    Tuy vậy, tuyệt đại đa số người Nga cho rằng nhờ cậy ảnh hưởng quốc tế ngày càng mạnh của TQ để xác lập địa vị nước lớn của Nga trong 20 năm đầu thế kỷ 21 là phù hợp lợi ích chiến lược của Nga. Ngay Sharavin cũng nói sự đe doạ của TQ không phải là hiện nay, mà là sau khi TQ trỗi dậy, tức 20 năm sau, thậm chí lâu hơn, TQ sẽ trở thành mối đe doạ quân sự lớn nhất, thực tế có khả năng nhất, duy nhất của Nga. Học giả A. Devtov nói: theo đà tăng quốc lực của TQ, sự đe doạ đó sẽ chỉ tăng không giảm, hợp tác Nga - TQ sẽ ngày một lỏng lẻo, thậm chí ngừng lại và xuất hiện xung đột quân sự, dự kiến Có thể khi hiệp định hợp tác hữu hảo Nga - TQ hết hạn (2020) sẽ là ngày Nga tiến hành xung đột biên giới gay gắt với TQ vì bị mất một phần lãnh thổ.

    II. TQ sau trỗi dậy có thể là mối đe doạ chính đối với Nga

    Từ giữa thập niên 90 thế kỷ 20, dư luận Nga luôn luôn nhắc tới luận điệu này. Sharavin nói TQ sau 20 năm nữa sẽ trở thành Mối đe doạ thứ 3 mạnh hơn rất nhiều so với chiến tranh Chesnya và Kosovo. Sharavin và những người cổ suý thuyết TQ đe doạ? cho rằng sau khi trỗi dậy, TQ sẽ đe doạ an ninh của Nga. Quan điểm của họ thể hiện trên các mặt:

    1. Thuyết Lãnh thổ cũ trở về TQ. Đây là quan điểm phổ biến ở Nga. Sharavin nói: Chính phủ TQ có dã tâm lãnh thổ đối với Nga, vì thế dung túng cho báo chí TQ làm om sòm vấn đề này. Chớ nên chỉ quan tâm vụ tranh chấp 4 đảo nhỏ với Nhật, Vấn đề biên giới Nga - TQ như quả bom nổ chậm?. Lực lượng tấn công mạnh của TQ tập kết ở vùng tuyến đầu biên giới, tuy cách đường biên 200km, nhưng cự ly này không đáng kể. Chính sách hiện nay của TQ chưa gây ra đe doạ, nhưng 10 năm nữa, ai có thể bảo đảm TQ không chia cắt bản đồ Nga Giám đốc Trung tâm Dự báo quân sự A. Tsyganok (thuộc Viện của Sharavin) cho rằng TQ luôn có dã tâm lãnh thổ, Nguy hiểm ở chỗ biên giới hai nước còn có những đoạn tranh cãi; người TQ không chỉ một lần nhấn mạnh họ sẽ không từ bỏ lãnh thổ vốn có của họ bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17 - 18 ; sau khi mạnh lên, TQ tất nhiên sẽ thu hồi các lãnh thổ này, Nga - TQ rất có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân, vì TQ hiện có 450 đầu đạn hạt nhân: 150 đầu đạn hạt nhân chiến lược, 150 bom hạt nhân, và 150 đầu đạn pháo hạt nhân.

    2. Thuyết Bành trướng dân số dư thừa. 10 năm trước, quyền ********* Nga hồi ấy là Egor Gaida nói: tại vùng tiếp giáp hai nước mật độ số dân TQ gấp 100 lần của Nga. Tổng số dân TQ gấp 8 lần Nga, Sự suy thoái của chúng ta và đất đai rộng rãi vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác chính là miếng mồi nguy hiểm. Tsyganok cho rằng TQ luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ tiến hành bành trướng kiểu bò dần. Một cuộc thăm dò ý dân vùng Viễn Đông cho thấy 50% số người nói sau 10 năm nữa, dân di cư của TQ sẽ chiếm 20 - 40% số dân vùng này; 20% nói tỷ lệ đó tới 40 - 60%.

    3. Thuyết Tranh cướp nguyên vật liệu dựa trên cơ sở cho rằng TQ do kinh tế phát triển nhanh đã trở thành mãnh thú năng lượng; để giành được nguồn cung cấp nguyên vật liệu, sau khi đã dùng hết các biện pháp hoà bình, TQ sẽ dùng vũ lực cướp đoạt nguyên vật liệu của thế giới, trước hết từ các nước xung quanh. Sharavin nói: TQ thiếu tài nguyên, sau 20 năm nữa sẽ không còn sức để duy trì kinh tế phát triển cho nên nhất định TQ sẽ xâm lược và cướp nước Nga giàu tài nguyên.

    Sau nhiều năm cố gắng tuyên truyền của Chính phủ TQ, thuyết TQ đe doạ đã phai nhạt dần ở phương Tây và Đông Nam Á, thế nhưng nó vẫn tồn tại ở Nga, đó là bởi vì :

    1. Người Nga không thể xoá được ký ức lịch sử. Vùng Viễn Đông là khởi nguồn của thuyết TQ đe doạ, do tính hợp pháp của việc nước Nga Sa hoàng xâm chiếm lãnh thổ TQ vẫn là gánh nặng tâm lý của người Nga; Viễn Đông là tuyến đầu trong thời kỳ Liên Xô - TQ đối đầu 30 năm trước; hồi ấy LX tốn 300 tỷ rúp để củng cố vùng này, hơn gấp 2 ngân sách bình quân hàng năm của LX thập kỷ 80. Tình cảm đối địch với TQ ngày ấy không thể tan hết ngay.

    2. Hiện thực tương phản không ngừng tăng. GDP của TQ hiện gấp 5 lần Nga, số dân gấp 9 lần. Ưu thế cũ của Nga về mức sống, trình độ giáo dục, sức mạnh quân sự (kể cả vũ khí hạt nhân) so với TQ đang bị thu hẹp, thậm chí bị TQ đuổi kịp. Thập kỷ 50, Viễn Đông là nơi viện trợ chính cho TQ, ngày nay lại là nơi khao khát nhận viện trợ của TQ nhất. Mối quan hệ bạn bè không còn cân đối nữa.

    3. Các sai sót của phía TQ bị lợi dụng. Sai sót lớn nhất là để cho các thương gia TQ kém phẩm chất và hàng giả hàng xấu của TQ tràn sang Nga. Các nhà tư bản Nga mới phất không muốn tạo ưu đãi cho đầu tư nước ngoài lợi dụng dịp này cổ vũ thái độ bài Hoa.

    4. Phương Tây thừa cơ cổ suý. Mỹ luôn khiêu khích quan hệ Nga - TQ mà ?othuyết TQ đe doạ? là một công cụ. Hiệp hội Mỹ Rand mới đây đưa ra báo cáo nghiên cứu ?oTrước năm 2020 chiến tranh Nga - TQ không thể tránh khỏi?. Đài truyền hình Nga ở Viễn Đông còn dựng phim về chuyện này.

    III. Tương lai của TQ trỗi dậy vẫn tồn tại tính không xác định rất lớn?

    Gần đây Nga đặc biệt quan tâm đến việc liệu TQ có thể giữ được xu thế phát triển bền vững hay không. Một số người thuộc tầng lớp tinh anh Nga cho rằng tương lai của TQ có nhiều tính không ổn định thậm chí tồn tại khả năng TQ sụp đổ?. Họ bàn luận vấn đề này vì các lý do:

    - thù ghét TQ;

    - đề phòng Nga bị TQ thất bại kéo theo xuống hố;

    - cảnh giác với việc hợp tác Nga - TQ.

    Theo người Nga phân tích, TQ có tương lai bất ổn hoặc sụp đổ là do 4 khả năng sau :

    1. Tính không xác định của mô hình phát triển. Tăng trưởng kinh tế TQ 20 năm qua xây dựng trên cơ sở nhân công rẻ, tiêu hao năng lượng lớn nhất và phá hoại sinh thái nặng nhất; mô hình đầu vào cao đầu ra thấp này đang đi vào ngõ cụt.

    2. Tính không xác định của việc cải cách chính trị chậm. Nhiều học giả và chính khách Nga nghi ngờ TQ do **** Cộng sản lãnh đạo, cho rằng xã hội và kinh tế TQ vẫn đang ở thời kỳ quá độ, lưu giữ các thành phần cơ chế chủ nghĩa quyền lực, phân hoá xã hội ngày càng nặng; mâu thuẫn giữa **********hoá kinh tế với **** độc quyền nắm chính trị ấp ủ nguy cơ chính trị nghiêm trọng; cải cách chính trị tụt hậu xa so với phát triển kinh tế; mâu thuẫn giữa cơ sở kinh tế phát triển với thượng tầng kiến trúc lạc hậu ngày càng gay gắt; thay ê kíp lãnh đạo **** CSTQ không có nghĩa là cải cách chính trị.

    3. Tính không xác định của thất bại khi dùng vũ lực giải quyết Đài Loan. Nếu thế lực mạnh của bên ngoài can thiệp làm thất bại giải pháp vũ lực của TQ thì thế lực đó sẽ thừa cơ can thiệp vào nội chính của TQ.

    4. Tính không xác định của vấn đề dân tộc địa phương hóc búa. Tây Tạng, Tân Cương sẽ có thể nổ ra bạo loạn sắc tộc. Cựu thứ trưởng ngoại giao, cựu đại sứ Nga ở Triều Tiên G. Kunadze giữ quan điểm này.

    Nhiều người Nga cho rằng 4 nhân tố trên cũng liên quan đến an ninh quốc gia của Nga. Nếu TQ không kiểm soát được tình hình chính trị thì sẽ xảy ra di dân quy mô lớn, nguy hại cho Nga. Nếu Tây Tạng và Tân Cương nổi loạn thì an ninh quốc gia Kazakhstan và Nga sẽ bị ảnh hưởng, vì 2 nước này có các hiệp định tương trợ, Nga sẽ bị cuốn vào xung đột dân tộc Uygua với Kazak, Uygua với Hán tộc.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tiếp theo sự Trỗi Dậy của Trung Quốc và cái nhìn từ người Nga
    IV. Hai trái ngược trong tâm lý đối với TQ: hợp tác trong đề phòng

    Bản báo cáo nổi tiếng Nước Nga thế kỷ 21: chiến lược phát triển của câu lạc bộ quốc tế Thế hệ mới viết: sự lớn mạnh và xáo động kịch liệt của TQ tương lai sẽ thách thức sự ổn định và an ninh của khu vực và toàn cầu. TQ lớn mạnh sẽ làm cho lãnh đạo TQ tích cực tìm kiếm địa vị chủ đạo trong vùng, thậm chí thách thức địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. TQ xáo động mạnh sẽ dẫn đến mất kiểm soát số dân, không tránh khỏi việc dân chúng tràn như nước lũ qua biên giới. Ngoài ra số lượng lớn vũ khí TQ tích luỹ được cũng sẽ mất kiểm soát.

    Một mặt là sự nhờ vả lợi ích chiến lược, một mặt là tâm lý lo lắng sợ hãi, người Nga có tâm trạng phức tạp hai mặt trái ngược nhau đối với sự trỗi dậy của TQ. Chủ yếu thể hiện ở các mặt:

    1. Trên lĩnh vực chính trị quốc tế: vừa nhờ cậy TQ để đối chọi lại Mỹ, lại chủ trương ức chế TQ. Bản báo cáo nói trên viết: nên từ phía nam và đông nam (Đài Loan), phía bắc (Mông Cổ và Nga) xây dựng một liên minh trung lập để khống chế sự xâm lược của TQ về chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự. Nên có biện pháp dự phòng và cảnh cáo để sử dụng khi thất bại trong việc ức chế xâm lược từ TQ.

    2. Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế: vừa muốn đáp chuyến tàu nhanh của TQ, lại chủ trương không viện trợ kinh tế TQ. Một số nhân vật tinh anh Nga phản đối bán dầu khí cho TQ, vì không những đó là dùng dòng máu năng lượng Nga nuôi kẻ địch tiềm tàng và khiến cho dòng máu ấy bị hút cạn, mà cuối cùng còn làm Nga trở thành nước xuất khẩu năng lượng, không thể hoàn tất chuyển đổi kinh tế, và do quá ỷ lại vào thị trường TQ mà trở thành thuộc địa nguyên liệu của TQ. So với TQ thì Nhật thích hợp làm bạn bè hợp tác của Nga hơn, có thể giúp Nga hiện đại hoá, vì Nhật chính trị ổn định, trình độ kỹ thuật và sức mạnh tài chính đều hơn TQ. Đây là quan điểm tiêu biểu của Nga.

    3. Trên lĩnh vực hợp tác quân sự: vừa muốn ổn định hiện trạng bán vũ khí cho TQ, lại chủ trương hạn chế chất lượng vũ khí xuất khẩu. Nga rất sợ mất thị trường vũ khí ở TQ, song vẫn có người đề nghị giảm hợp tác quân sự Nga - TQ, lĩnh vực hợp tác duy nhất cần ngừng là bán cho TQ vũ khí tối tân của Nga, các vũ khí chưa trang bị toàn diện cho quân đội Nga. TQ đặt mục tiêu xây dựng quân sự là tiến hành tác chiến quy mô lớn trên đất và trên biển ở vùng biên giới, kể cả dùng vũ khí hạt nhân. Điều đó cho thấy TQ sau khi hiện đại hoá lực lượng vũ trang và giành được tiến bộ kinh tế lớn thì sẽ rất có thể theo đuổi chính sách bành trướng dựa vào quân sự.

    4. Trên vấn đề thống nhất quốc gia: vừa mưu cầu TQ ủng hộ chính sách Chesnya của Nga, lại vừa chủ trương Nga có bảo lưu về vấn đề Đài Loan. Một số người Nga luôn nhắc nhở Chính phủ họ có thái độ lý trí trên vấn đề Đài Loan, việc ủng hộ TQ nên lấy giới hạn là không để nổ ra chiến tranh Đài Loan, vì điều đó không hợp lợi ích của Nga, trong khi buôn bán Nga - Đài Loan đến 2 tỷ USD. Nga chớ nên vì ủng hộ TQ dùng vũ lực đánh Đài Loan mà ảnh hưởng đến quan hệ với phương Tây. Người Nga còn lo nếu Mỹ can thiệp vũ lực vào Đài Loan thành công thì Mỹ sẽ can thiệp nội tình TQ, gây ra nội loạn ở TQ, do đó nguy hại an ninh của Nga . Một quan điểm khác là: nếu TQ hoà bình thống nhất được Đài Loan thì tiếp đó TQ sẽ chọc thủng biên giới ở chỗ nào Không loại trừ khả năng căng thẳng quan hệ TQ - Ấn Độ, TQ - Nhật, điều này sẽ làm Nga khó xử khi lựa chọn thái độ trên các vấn đề đó; khi ấy TQ rất có thể nêu ra yêu cầu lãnh thổ với Nga.

    Điều đáng an ủi là trong tiến trình quan hệ giữa hai nước phát triển, mặc dù các tạp âm TQ đe doạ và TQ sụp đổ lúc ẩn lúc hiện, thậm chí có lúc bất chợt khuếch đại, song chính phủ và nhân dân hai nước Nga - TQ luôn luôn đặt việc hợp tác chiến lược lên địa vị quan trọng. Trong thực tế, sự hợp tác này đều ở địa vị chủ đạo không dao động, về tổng thể, trong mối quan hệ Nga - TQ thì hợp tác lớn hơn đề phòng, tín nhiệm lớn hơn nghi ngờ. Tư tưởng Đời đời hữu hảo, mãi mãi không là kẻ địch đang không ngừng đi sâu vào lòng dân hai nước.
  3. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ rơi vào vết xe đổ?
    Bài viết trên trang Therealitycheck.org của Mỹ cho hay, quân lực Trung Quốc đang giành được ưu thế so với Mỹ, không những có đủ hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và tên lửa đất đối không hạm tải HQ, mà còn có gần 500 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 Flanker và phiên bản nội địa hóa của nó J-11 , duy trì được sức cân bằng với hạm đội tàu ngầm tấn công có quy mô giống với hạm đội hải quân của Mỹ. Gần đây còn có sự xuất hiện của chiến đấu cơ tàng hình J-20 càng làm cho Lầu Năm Góc đứng ngồi không yên.

    Bài viết cho hay, hai nước mới trỗi dậy - Trung Quốc và Ấn Độ đang thực sự bùng nổ, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tiếp tục thực hiện những chính sách cắt giảm vũ khí hạt nhân, thu hẹp ngân sách cho quân sự nhiều chuyên gia cho rằng những chính sách này là do Mỹ bị thiệt hại do suy thoái kinh tế.

    Về vấn đề này, đa số các chuyên gia đều khẳng định rằng sự suy thoái của Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Do đó, họ nhận thấy những công việc của Tổng thống Mỹ hiện nay là nhằm ứng phó với sự suy thoái đó.

    Họ nói thêm rằng, Mỹ không thể tránh khỏi vết xe đổ mất quyền bá chủ thế giới trước kia giống một số nước như Đế chế La mã, Tây Ban Nha, Pháp và Anh. Tuy nhiên, bài viết lại chỉ rõ, mặc dù tình thế này có thể xuất hiện nhưng không đến mức quá bi đát.Bài viết cho biết, hiện nay Mỹ đang đơn phương cắt giảm quân lực nhằm cố gắng xoa dịu những kẻ thù của mình như Iran, Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

    Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Obama đã chấm dứt một số kế hoạch như phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ, dự án máy bay trực thăng vũ trang đời mới, chương trình trực thăng chiến đầu tìm kiếm và cứu nạn (CSAR), đồng thời đã đóng cửa dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-22.

    Cùng lúc này, Trung Quốc lại đang giành ưu thế về quân sự so với Mỹ. Hiện thời điểm hiện tại , Trung Quốc có gần 500 chiếc máy bay chiến đấu siêu tốc Su-30 và hơn 124 máy bay chiến đấu đời thứ 4 của nó. Trong khi không quân Mỹ chỉ có 91 chiếc máy bay F-22, và một số lượng lớn máy bay tấn công đã lỗi thời.

    Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và tên lửa đất đối không hạm tải HQ của Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa đối với toàn bộ máy báy chiến đấu tàng hình không người lái của Mỹ.

    Nước này còn có bốn hạm tàu khu trục cấp hiện đại với tên gọi sát thủ tàu sân bay và một hạm đội tàu ngầm tấn công với quy mô tương đương với hạm đội cùng loại của hải quân Mỹ.

    Ngoài ra, Mỹ còn phải duy trì ưu thế về khoa học. Chính phủ Washington cần tăng cường nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học và sẽ được dùng vào một số dự án nghiên cứu kinh tế, quân sự

    Hơn nữa, Mỹ sẽ phải duy trì sự cân bằng giữa mục tiêu và ngân sách của chính mình nếu không quốc gia này chỉ có thể sở hữu kho vũ khí lỗi thời và một nền kinh tế lạc hậu.

    Tuy có phần hơi phiến diện từ bài viết trên nhưng có lẽ đó chỉ là cách nói quá 1 trò đùa kiểu của Người Mỹ vốn có tính hài hước và đầu óc giả tưởng về nỗi sợ Đỏ
  4. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc


    Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là một thế lực ham chiến trận, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, thể hiện trong các hoạt động quân sự và các chính sách ngoại giao, là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước lân cận.
    Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là tùy theo sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á.
    Trong thời hiện đại, Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của mình và tiếp tục có các cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng như Nga, Ấn Độ, Việt Nam,...
    Một trong những phát triển nguy hiểm nhất trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là việc khái niệm haiyang guotu guan (biển là lãnh thổ quốc gia) được quảng bá rộng rãi trong quần chúng. Các nhà chiến lược Trung Quốc hiện đang bàn về nhu cầu "không gian sống" (shengcun kongjian, Lebensraum) và các biên giới chiến lược mở rộng tới Ấn Độ Dương, Biển ĐôngBiển Nhật Bản. Tại Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển cùng các quần đảo trong đó, một khu vực cách đất liền của Trung Quốc hàng nghìn hải lý và có diện tích bằng khoảng 1/3 diện tích của nước này, chỉ chừa khoảng vài chục hải lý dọc theo bờ biển của các nước ven biển là Việt Nam, Malaysia, Philippines.

    Xung đột với các nước láng giềng


    Ấn Độ

    việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.

    Kazakhstan

    Vẫn còn những tranh chấp và bất đồng tại khu vực sông Sarychildy, các đèo Chagan-Obo và Baimurza. Ngoài ra Trung Quốc còn muốn sử dụng thêm nguồn nước sông Irtysh cho công nghiệp và nông nghiệp ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và kinh tế của Kazakhstan.

    Liên Xô




    Nhật Bản

    Các quần đảo phía Đông

    Tây Tạng

    Không thể gọi là xung đột vì thực sự Trung Quốc đã xâm lược Tây Tạng từ những năm 1950

    Triều Tiên

    Vương quốc Koguryo của người Triều Tiên hiện nay phần lớn nằm ở phía Trung Quốc. Đã có những tranh chấp gay gắt giữa hai nước khi các nhà làm phim Hàn Quốc dựng bộ phim Truyền thuyết Jumong, người Trung Quốc cho rằng Hàn Quốc cố tình viết lại lịch sử, trong khi người Hàn Quốc cho rằng lãnh thổ đó phải thuộc về mình và người Triều Tiên đã bị đồng hóa thành người gốc Hán. Tranh chấp dẫn đến cao trào khi từ điển Wikipedia đã ngăn không cho mọi người bình luận phần Koguryo cho đến khi tranh chấp giữa 2 nước được giải quyết Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc, người dân cũng đang phẫn nộ về việc Trung Quốc kiểm soát một phần ngọn núi được coi là linh thiêng trong thần thoại của người Triều Tiên. Được gọi là núi Paektu theo Hàn Quốc và Changbai theo phía Trung Quốc, ngọn núi đứng giữa biên giới Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên


    Việt Nam

    Việt Nam từng bị Trung Quốc đô hộ trong 10 thế kỷ (Từ thế kỉ 2 TCN đến năm 938), là nước luôn bị Trung Quốc nhòm ngó trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính, nếu không muốn nói là chủ đề lớn nhất, của lịch sử Việt Nam. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 do quân đội Trung Quốc tấn công nhằm làm khó khăn cho Việt Nam trong chiến dịch tiêu diệt Khmer Đỏ nhưng đã bị quân và dân Việt Nam chặn đứng ngay từ lúc xuất binh. Do vậy mục tiêu mà Trung Quốc đề ra là có thể tấn công vào Hà Nội để đoạt chính quyền của Việt Nam mà lúc đó đang thân Liên Xô - chống Trung Quốc đã phải hủy bỏ. Trung Quốc chỉ chiếm được 4 thị xã là Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Lai Châu và Hà Giang thì chỉ bị phá hủy và 17 huyện là Đinh Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng của Lang Sơn, Thông Nông, Hà Quảng, Hòa An, Thạch An, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Hòa của Cao Bằng, Vị Xuyên, Yên Minh của Hà Giang, Sìn Hồ, Phong Thổ của Lai Châu. Ngoài ra Trung Quốc còn bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công vào các thị trấn dọc biên giới mà Trung Quốc làm căn cứ như Bằng Trường, Hà Khẩu, Đông Hưng, Ninh Minh, Ma Lât Pha....


    Chính sách ngoại giao khôn khéo

    Trung Quốc đã và đang thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với các quốc gia khác như: Pakistan, Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên... và phần lợi dĩ nhiên thuộc về Trung Quốc. Các quốc gia Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ đã bị những nước này gây nhiều bất lợi. Như vậy, Trung Quốc đã khôn khéo dùng đồng minh của mình để dễ bề đối đầu với các quốc gia này. Mặt khác, khi quan hệ với những nước nhỏ đó, Trung Quốc dễ dàng đưa lực lượng Hoa kiều hùng hậu của mình sang thâu tóm nền kinh tế còn yếu kém của các nước đó , như vậy ảnh hưởng Trung Quốc sẽ ngày càng lan rộng. Gần đây là quan hệ với khu vực châu Phi nhiều tài nguyên. Chính ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đã làm các nước phương Tây lo sợ lẫn sự nghi kị của người dân các nước châu Phi đó.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Campuchia

    Campuchia là một quốc gia nhỏ giáp biên giới với Việt Nam, phần lãnh thổ phía nam của Việt Nam trước kia là Đế chế Khmer. Tuy nhiên, sau nhiều năm nội chiến, đất nước suy yếu và Campuchia mất dần lãnh thổ vào tay các chúa Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn qua các đợt di dân của người Việt. Vì thế, người Campuchia luôn có mâu thuẫn với Việt Nam, cộng với bản tính hiếu chiến, họ sẵn sàng gây chiến tranh để đòi lại vùng đất lẽ ra phải thuộc về họ.
    Về Campuchia, Trung Quốc định dùng quốc gia này gây náo loạn vùng biên giới Tây Nam Việt Nam. Bằng chứng là thời kì 1979-1989, chế độ Khmer Đỏ dưới sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc đã tạo nên nhiều cuộc chiến tranh man rợ và dã man nhằm vào nhân dân Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục dụ dỗ những người Việt gốc Hoa di dân khỏi Việt Nam (vấn đề "Nạn kiều" theo cách gọi của họ), gây náo loạn cho khu vực biên giới phía Bắc. Ngày nay, người dân Campuchia vẫn không hoàn toàn thích sự có mặt của người Việt Nam trên đất nước họ, và đây là vấn đề mà nhà nước Trung Quốc tiếp tục khai thác triệt để , như quốc vương thân Trung Quốc Norodom Sihanouk-một nhân vật chống Việt Nam quyết liệt mặc dù hiện nay chính phủ của ông Hun Sen là chính phủ thân Việt Nam.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Pakistan

    Pakistan là một quốc gia Hồi giáo, được tách ra từ Ấn Độ. Quốc gia này có khá nhiều mâu thuẫn với Ấn Độ như: Ấn Độ giúp Bangladesh tách khỏi Pakistan, vấn đề tranh chấp vùng Kashmir, xung đột tôn giáo giữa đạo Hinduđạo Hồi. Lợi dụng những tranh chấp này, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao khá gần gũi với Pakistan, và nhờ đó Pakistan gây rất nhiều khó khăn cho Ấn Độ. Trong những năm gần đây sự hợp tác này còn sâu đậm hơn thậm chí Trung Quốc còn ký vài hiệp ước bảo vệ với Pakistan . Trung Quốc là một nguồn cung cấp chính thức các thiết bị quân sự cho Pakistan và đã hợp tác với Pakistan trong việc sản xuất những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Triều Tiên

    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hiện nay là một trong những quốc gia nghèo nhất vùng Đông Á, bên cạnh các quốc gia giàu mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Nhà nước cộng sản này đang được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía đồng minh Trung Quốc. Trước đây, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Triều Tiên đã mở cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950-1953, nhằm thống nhất lãnh thổ, nhưng dưới sự can thiệp của Hoa Kỳ và các đồng minh, Triều Tiên đã không thành công.
    Hiện nay, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là nỗi lo lớn của nền hòa bình khu vực Đông Á, đã có nhiều cuộc đàm phán nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này nhưng cũng chưa giải quyết trọn vẹn. Với lá bài Triều Tiên, Trung Quốc đã gián tiếp đe dọa an ninh của Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Điều đó đã buộc Nhật Bản nâng Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lực lượng.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tajikistan bất ngờ nhượng đất cho Trung Quốc



    [​IMG] - Tajikistanđã đồng ý nhượng một phần lãnh thổ của nước này cho Trung Quốc.

    TIN LIÊN QUAN
    Tân Hoa Xã ngày 12/1 đưa tin ******** của Tajikistan đã bỏ phiếu thông qua việc từ bỏ phần đất rộng khoảng 1.000 km2 ở khu vực dãy núi Pamir thưa thớt dân cư của mình. Hiện vẫn chưa có thông tin cập nhật về số người định cư trên vùng lãnh thổ nhượng lại cho Trung Quốc.
    [​IMG] Tajikistan đã nhượng một phần lãnh thổ của nước này cho Trung Quốc
    Như vậy là Tajikistan đã đồng ý nhượng một phần lãnh thổ của nước này cho Trung Quốc trong nỗ lực nhằm chấm dứt tranh chấp lãnh thổ có từ hơn 100 năm trước khi nước này là một phần của nước Nga dưới thời Sa Hoàng.
    Quyết định của ******** Tajikistan dĩ nhiên vấp phải sự phản đối của không ít nhân vật ở nước này. Thủ lĩnh phe đối lập Mukhiddin Kabiri cho rằng việc nhượng đất là vi hiến và cho thấy sự thất bại trên mặt trận ngoại giao của Tajikistan.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trung Quốc phản pháo trước cáo buộc “tràn quân” sang Ấn Độ



    [​IMG]- Hãng tin AP ngày 11/1 đưa tin Trung Quốc đã chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng quân đội nước này đã xâm nhập trái phép lãnh thổ Ấn Độ.


    Phát biểu với báo giới tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định lính biên phòng Trung Quốc chưa từng vượt qua “Ranh giới kiểm soát thực tế”. “Ranh giới kiểm soát thực tế” là thuật ngữ do phía Trung Quốc đơn phương tuyên bố từ năm 1959.

    Phản ứng của Trung Quốc được đưa ra sau khi một số hãng truyền thông dẫn lời Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng V.K.Singh cho biết vào mùa Thu năm 2010, các binh sĩ tuần tra của Trung Quốc đã xâm nhập trái phép lãnh thổ Ấn Độ tại khu vực Ladakh thuộc Kashmir. Các binh sĩ này thậm chí còn đe dọa những công nhân người Ấn Độ đang xây dựng một bến xe bus tại đây.
    [​IMG]
    Một số điểm nóng tranh chấp tại khu vực biên giới Trung-Ấn
    Trước đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên, cho rằng thông tin được đưa ra không có căn cứ.

    Ấn Độ và Trung Quốc có đường biên giới chung trên bộ dài hàng nghìn km. Hai nước đã tiến hành 14 cuộc đàm phán về vấn đề này từ năm 1962 nhưng chưa đạt được kết quả. Ngày 20/10/1962, giữa hai nước đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới kéo dài một tháng gây tổn thất nặng nề về con người. Trung Quốc được cho là phía đã nổ súng trước và đưa quân tràn sang tấn công các vị trí của Ấn Độ tại khu vực Ladakh và dọc giới tuyến McMahon.
    [​IMG]
    Lính Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới Trung-Ấn năm 1962
    Hiện nay, phía Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc chiếm giữ trái phép 38.000 km2 vùng lãnh thổ nằm ở Tây Bắc Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90.000 km2 khu vực Arunachal Pradesh ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Châu Âu "sợ" bị Trung Quốc thôn tính



    Sau Nam Mỹ; châu Phi và nhiều khu vực khác, Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên vào châu Âu. Và, hiệu ứng tâm lý của công dân các quốc gia trong "lục địa già" này là ...lo sợ dù rất cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong khủng hoảng hiện nay.


    Chuyến công du đầu năm đến các nước châu Âu của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với sứ mệnh “giải cứu châu Âu” hiện đang trở thành đề tài xuất hiện thường xuyên trên các báo trong và ngoài nước với thái độ e dè.
    Lục địa già lo ngại
    Tuy EU đang rất cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng trong khu vực, nhưng khối này vẫn tiếp nhận sự hỗ trợ với thái độ cảnh giác.
    Ủy viên công nghiệp Liên minh châu Âu (EU) Antonio Tajani tuyên bố, EU cần phải bảo vệ những ngành công nghiệp chiến lược khỏi sự ảnh hưởng của những công ty nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc. Dư luận EU cho rằng, Trung Quốc đang tận dụng cơ hội EU gặp hoạn nạn, tung tiền ra để tăng cường thâu tóm nhiều doanh nghiệp, thậm chí cả nhiều lĩnh vực kinh tế ở châu Âu.
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (giữa) trong chuyến thăm Endinburg (Scotland.) Trước cuộc gặp Chính phủ Anh, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến Scotland và ký thỏa thuận hợp tác về xử lý nước thải trị giá 10 triệu USD.
    Tại Đức, Trung Quốc đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác về tài chính tiền tệ, kinh tế, thương mại, công nghiệp, năng lượng… trị giá lên tới mức kỷ lục là 8,7 tỷ USD.
    Tại Tây Ban Nha, Trung Quốc đồng ý mua lượng trái phiếu của nước này trị giá 6 tỷ euro.
    Giới nghiên cứu châu Âu khẳng định, mục tiêu của Trung Quốc là thâm nhập vào thị trường châu Âu, chiếm lĩnh nhãn hiệu, công nghệ hay mạng lưới phân phối sản phẩm.
    Hiện có vô số bằng chứng cho thấy kế hoạch lớn này, như vụ Trung Quốc muốn biến cảng lớn nhất Hy Lạp là Piraeus thành cửa ngõ để họ trung chuyển hàng hóa giá rẻ vào châu Âu, hay như gần đây Công ty Xinmao mon men thôn tính Công ty Dây cáp viễn thông Hà Lan Draka, Geely nhắm đến Volvo của Thụy Điển…
    Trong năm 2010, đầu tư của Bắc Kinh vào Liên minh châu Âu đã tăng 12%, lên 50 tỷ USD, gấp 10 lần số vốn của EU rót vào Trung Quốc, biến nước này thành nhà đầu tư lớn thứ ba của EU. Theo Cục Thống kê Eurostat, xuất khẩu của EU vào Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm ngoái khoảng 108 tỷ USD, trong khi chiều ngược lại lên đến 267 tỷ USD.
    EU cũng nhận định rằng trong kế hoạch giải cứu EU, Trung Quốc còn thu lợi về mặt chính trị và ngoại giao.
    Khi EU thành “con nợ”, chắc chắn Brussels sẽ không thể tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ như trước trong vấn đề tăng giá đồng nhân dân tệ. Có thể, Trung Quốc muốn dùng châu Âu để làm đối trọng với Mỹ trong một số vấn đề về tỷ giá nhân dân tệ.
    Bắc Kinh vốn đang có quả đấm lớn nhất thế giới là 2.648 tỷ USD dự trữ, một nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ đủ để nước này tiếp tục mở rộng việc phát triển tài chính, kinh tế.
    “Thế giới không nên sợ Trung Quốc”
    Đây là lời của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, bài viết được đăng tải trên Tạp chí Financial Times số ra ngày 9/1.
    Ông Lý cho rằng, Trung Quốc hiện đang trở thành một trong những kiến trúc sư trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế toàn cầu, luôn sát cánh với quốc tế để giải quyết những vấn đề khó khăn mà nhiều nước đang gặp phải. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cho 50 quốc gia đang phát triển vay những khoản nợ lên tới 4 tỷ USD.
    Báo chí Trung Quốc nhận định về chuyến công du của Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường là nhằm mục đích mở rộng thị trường tại các nước châu Âu.
    Việc duy trì dự trữ ngoại hối bằng đồng euro phù hợp với chiến lược lâu dài của Trung Quốc, là đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của mình, vì về lâu về dài, việc đồng USD sụt giá không thể tránh khỏi, khiến cho tài sản bằng đô la của Trung Quốc sẽ bị tổn thất.
    Vì vậy, Bắc Kinh cần một khu vực đồng euro vững mạnh. Ngoài ra, họ giúp đỡ về tài chính để người tiêu dùng châu Âu có thể tiếp tục mua sản phẩm của Trung Quốc.
  5. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Đi kèm với sự phát triển của Chiến Tranh Quân Sự là Chiến thuật, chiến lược quân sự. Vào buổi sơ khai, chiến lược quân sự chỉ có 1: đó là Attrition Warfare (chiến tranh tiêu hao) . Đại loại là 2 bên đánh cho tới khi bên kia hết quân không chống đở nổi thì kết thúc. Nói nôm na là 2 bên có bao nhiêu quân dàn hết ra, rồi xông lên đâm chém, bên nào mạnh hơn thì bên đó thắng, chấm hết. Kiểu đánh nhau của Attrition Warfare này còn tồn tại cho đến WWI và đầu WWII

    Kinh tế của loài người dần dần phát triển, ngành chăn nuôi phát triển và cho ra đời chủng loại kỵ binh. Từ đây ra đời một chiến lược thứ hai : Manuever Warfare (chiến tranh cơ động). Thực ra Manuever Warfare ra đời gần như cùng lúc với Attrition Warfare nhưng nó không có phương tiện để biến ý tưởng thành thực tiển.
    Ban đầu Manuever Warfare chỉ được sử dụng rất hạn chế, và rất ít tướng lãnh hiểu được sự quan trọng của nó. Lý do đơn giản là thời xa xưa binh lính đa số là đi quân dịch thời gian ngắn nên không được huấn luyện tốt, các chỉ huy mặt trận cũng không được huấn luyện bài bản và quan trọng nhất đó là phương tiện thông tin liên lạc gần như không có.
    Ý đồ của Manuever Warfare chính là sử dụng khả năng cơ động tốt hơn của quân ta, nhằm vào chổ yếu của quân địch mà đánh, phá vở trận địa quân địch. Hoặc dựa vào khả năng cơ động và quyết định của quân ta, đưa quân địch vào thế trận bất lợi. Một khi quân địch bị bất lợi về thế trận, hoặc bị chọc thủng trận địa, chiến thắng sẽ đến dể dàng và ít thiệt hại hơn. Đôi khi Manuever Warfare được hiểu đơn giản là cơ động tránh mũi nhọn của địch, mũi nhọn của ta thì cơ động thọc vào tử huyệt của địch.

    Ví dụ điển hình nhất về thời sơ khai của Manuever Warfare chính là trận đánh ở Cannae năm 216 trước Công Nguyên, khi quân của Hanibal ít ỏi lại chiến thắng vẻ vang trước hơn 70,000 quân tinh nhuệ của Rome. Đó là thất bại đầu tiên của đế chế Rome, và cũng là thất bại nhục nhả chưa từng có. Trận đánh ở Cannae cũng là ví dụ đầu tiên trong khoa học quân sự về nghệ thuật đánh 2 gọng kìm (Pincer Movement). Nghĩa là trong trung tâm, Hanibal cho rút quân có tổ chức dụ địch tiến quân, trong khi đó lực lượng của Hanibal cơ động hơn nhanh chóng phát triển đánh vào 2 bên sườn của quân Rome. Quân Rome di chuyển chậm chạp không kịp ứng cứu 2 bên sườn, quân trung tâm đang truy đuổi quân của Hanibal thì nhanh chóng rơi vào địa hình bất lợi. Kết quả gần như toàn bộ đội quân Rome bị bao vây và diệt gọn. Nói người cũng phải nói đến ta: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo và Quang Trung cũng là những nhà quân sự hiểu và tận dụng đựơc sự ưu việt của Manuever Warfare chống lại chiến lược sơ khai của quân địch đông hơn.
    Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, và Trần Hưng Đạo cũng với chiến thắng trên sông Bạch Đằng đã dùng thuyền nhỏ cơ động, dụ địch vào trận địa. Sau khi địch bị bất lợi, lập tức cơ động tận dụng thời cơ truy đuổi địch thủ đang hoảng loạn.
    Trần Hưng Đạo trong các đợt chống quân Nguyên Mông lần 1 và 2, đã cơ động, chủ động rút quân, sử dụng các lực lượng cơ động nhỏ tiến hành đánh mai phục(sau này ta gọi là đánh du kích) vào tuyến sau và các đơn vị hậu cần của quân Nguyên Mông. Sau khi địch thủ mệt mỏi và bị rơi vào thế bất lợi trên bờ sông và các ngỏ hẹp khiến kỵ binh của Mông Cổ trở nên vô dụng, ông liền phản công. Kết quả là đoàn quân vô địch của Mông Cổ hoành hành khắp Âu Á bị buộc phải thúc thủ.
    Còn Quang Trung nổi tiếng với chiến dịch Tết và tốc độ hành quân thần tốc, khiến quân Thanh không kịp trở tay. Tướng lãnh nổi tiếng nhất, và được coi là người tiên phong áp dụng Manuever Warfare rộng rãi và thành công nhất chính là Napoleon. Napoleon thường sử dụng bộ binh cơ động kết hợp với kỵ binh tạo thành mũi tiến ông nhanh đánh vào sườn và phía sau của quân địch. Ngoài ra tài sữ dụng quân cơ động của Napoleon còn nằm ở chổ về mặt chiếc dịch Napoleon luôn có thể chọn lựa mình sẽ đánh ở đâu và đánh vào lúc nào(thông thường là bất ngờ trước khi quân địch kịp chuẩn bị trận địa), về mặt chiến thuật quân Napoleon thường chiếm lĩnh các trận địa có lợi rất nhanh, buộc quân địch phải ở thế hở sườn hoặc ở địa hình thấp, địa hình bất lợi?..
    Vậy tại sao Manuever Warfare ưu việt hơn, đã tồn tại từ những năm 216 trước Công Nguyên lại không đựơc áp dụng rộng rãi.

    Thứ Nhất: đó là hệ thống giáo dục của thời phong kiến rất kém cỏi. Các trận đánh Lịch Sử thường ít được ghi chép rộng rải, tướng lãnh đời sau không rỏ tướng lãnh đời trước đã đánh ra sao mà học hỏi. Ý tưởng của tướng lãnh có thể tốt, nhưng nó không đựơc giáo dục rộng rãi đến binh sĩ, nên dù tướng lãnh có muốn đánh nhanh cơ động nhanh thì binh lính cũng không tuân thủ được.
    Thứ Hai: hệ thống thông tin liên lạc thời phong kiến cực kỳ kém cỏi, mệnh lệnh cấp trên thường không xuống được cấp dưới kịp thời. Cho nên tướng lãnh có muốn cơ động cánh quân của mình, cũng không biết cách làm sao mà ra lệnh cho quân mình di chuyển như ý.
    Do đó từ thời sơ khai, ý tưởng của Manuever Warfare phải là sự phân chia quyền lực, không tập trung toàn bộ quỳên lực vào tướng lãnh cao nhất. Các tướng và sĩ quan dưới quyền phải hiểu được yêu cầu của chiến dịch và chiến thụât, nhanh chóng phản ứng và tự do đưa ra các quyết định kịp thời. Thậm chí ý định của chiến dịch phải đến từng binh sĩ để họ biết việc họ phải làm, không chỉ chờ lệnh của cấp trên. Tuy nhiên để làm được việc nói trên vào thời xa xưa không phải là dể. Nhất là thời Phong Kiến quyền lực thường không hề đựơc chia sẽ.

    Kể từ sau WWI cùng với sự hiện diện rộng rải của thiết bị liên lạc hửu tuyến (dây nói, điện tín) và vô tuyến. Các quân đội hiện đại bắt đầu phát triển nền quân sự của mình theo hướng chiến tranh cơ động. Tuy nhiên 2 đất nước thắng trận ở WWI là Anh và Pháp tự tin vào khả năng chiến thắng của mình đã đứng ngoài cuộc đua. Kết quả có thể thấy rằng từ 2 đế chế hùng hậu trước WWII, Anh và Pháp trở thành yếu thế sau WWII và LX-Mỹ xuất hiện trở thành 2 đế chế mới.
    Cũng phải nói rỏ thêm là Manuever Warfare xuất phát từ sự xuất hiện của Kỵ Binh, nên không có gì lạ khi các tướng giỏi nhất về đánh tank lại xuất phát từ kỵ binh trong những nằm 20~30. Điển hình như Patton cho Mỹ, và Zhukop của LX đều xuất phát từ tướng kỵ binh.
    Tư tưởng hiện đại của Manuever Warfare đựơc nhấn mạnh trên 6 yếu tố quyết định: Nhịp độ nhanh, Đánh đúng lúc và đúng điểm (đánh vào chổ yếu, đánh lúc địch chưa kịp chuẩn bị), Bất ngờ (dựa vào tốc độ cũng như các kiểu đánh nghi binh giấu ý đồ chiến thuật và chiến dịch), Các mũi tiến công phải hoàn thiện và tự quyết. Nghĩa là trong mũi tiến công phải có hợp đồng binh chủng, có tank có bộ binh có pháo binh và dỉ nhiên là sự hỗ trợ của không quân, Độ linh hoạt cao, Phân chia quyền lực cho cấp dưới, để các sĩ quan chiến thuật có thể tự quyết và phản ứng tốt với tình huống.

    Chiến Thuật Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng)

    là một từ tiếng Đức mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá hợp thành tập trung sau khi đã phá vỡ phòng tuyến với sự hỗ trợ của không quân nói cách khác đây là cú đánh phủ đầu, 1 lần duy nhất đánh bại và áp đảo hoàn toàn đối phương. Sau thất bại của WWI người Đức chỉ có đội quân không tới 100,000 người. Do đó sự huấn luyện và tính chuyên nghiệp của sĩ quan của họ rất tốt. Bản thân các binh lính đều được huấn luyện để có thể thay thế cấp trên mình ở vị trí hạ sĩ quan. Các hạ sĩ quan thì đựơc huấn luyện để có thể vào vị trí sĩ quan cấp cao. Điều này ảnh hướng rất lớn về sau, khi các sỉ quan và binh sĩ Đức có thể tác chiến độc lập cũng như hiệp đồng rất tốt. Họ có thể nhanh chóng tự rà soát trận địa tìm điểm yểu và thay đổi hướng tấn công mà không phải qua một quá trình nhiêu khê là vẻ lại bản đồ và bản báo cáo, gởi về cấp trên rồi chờ lệnh. Hay nói cách khác, sự phân chia quyền lực trong quân đội Đức ở cấp độ Quân Đoàn và Sư Đoàn được thực hiện rất tốt, do đó sự cơ động của quân Đức là cực kỳ to lớn, điều đó được chứng minh rất rõ trong WWII, với ưu thế chủ yếu của phương thức chiến tranh này là hiệu quả gây sốc bất ngờ, khiến đối phương bị tê liệt hoàn toàn trước khi kịp phản ứng.

    Những hình ảnh các đội tank của Anh-Pháp cày nát chiến tuyến của Đức không thể phai nhoà trong đầu các sĩ quan Đức, và họ bắt đầu tư duy tại sao mình thua, làm sao để chiến thắng. Ở giai đoạn mở đầu của cuộc chiến, phương thức này đã đem đến những thắng lợi dễ dàng cho Quân đội Đức Quốc xã qua các chiến dịch xâm chiếm Ba Lan, Hà Lan, Bỉ, Pháp. Với Anh-Pháp . Tank đựơc sử dụng như một vũ khí yểm trợ bộ binh xung phong tràn sang chiến tuyến địch (nghĩa là tư duy cơ bản vẫn là 2 bên dàn quân ra, đào chiến hào, rồi bên này tràn sang bên kia, bên nào mạnh hơn bên đó thắng ). Điểm mấu chốt của Bliztkreig nằm ở chổ phân bố quyền lực tốt đến các sĩ quan, các sĩ quan có thể nhanh chóng đưa ra quyết định nhanh và kịp thời để tạo nên ưu thế bất ngờ từ sự cơ động của của tank và bộ binh cơ giới. Sự hiệp đồng của không quân và bộ binh cũng rất quan trọng. Không quân tập kích theo đội hình lớn (100 chiếc máy bay hoặc có thể nhiều hơn) tạo nên những khe mở và điểm yếu trong trận địa, các mũi tiến công tank được yểm trợ bởi bộ binh nhanh chóng đựơc tung vào nhằm phá vở trận địa đối phương.
    Về Hải Quân, nước Đức có rất bờ biển và nền kinh tế Đức hoàn toàn tự túc, không dựa nhiều vào mua bán đường biển. Do đó chiến lược Hải Quân Đức gần như không phát triển ngoài các chiến thuật về U-boat.

    Các chiến thắng quan trọng nhất của Bliztkreig đó chính là mũi tiến công Trung Tâm của Barbarossa bao vây và bắt sống gần 400,000 quân Liên Xô ở vùng gần Maxcova năm 1941
    Về phía nam Mũi Trung Tâp hợp vây cùng mũi phía Nam bao vây và bắt sống gần 700,000 quân Liên Xô ở Kiev.
    Chiến dịch phản công mùa xuân năm 1942 của Đức ở gần Maxcova, bắt sống hơn 300,000 quân Soviet đã bị kiệt quệ bởi tiến công kéo dài từ mùa đông năm 1941 đến mùa xuân năm 42.
    Kế hoạch đánh vào Starlingrad và phía Nam của LX của cụm quân Nam: bắt sống gần 300,000 quân Soviet trước khi tiến đến Stalingrad.
    Hoạt động của Africa Corp của Rommel cũng là một trong các thắng lợi điển hình cho Bliztkreig.
    Điểm mạnh nhất của Bliztkreig đó là sự cơ động, tính bất ngờ khi địch thủ không biết đòn đánh sẽ phát triển đến đâu. Ngoài ra chính nhờ sự cơ động nên khi tiến công, các binh đoàn Đức thường có ưu thế gấp 2 gấp 3 lần quân địch.
    Ví dụ: Một mũi tiến công của Quân Đoàn bao gồm 4 sư đoàn tiến công làm 3 hướng nhỏ. Nhưng nhờ sự cơ động trên mỗi hướng tấn công mỗi sư đoàn đều nhận được sự yểm trợ từ 1~2 sư đoàn bên cạnh. Nhờ đó luôn tạo nên ưu thế về quân số tại điểm tấn công. Quân phòng thủ có thể đông hơn nhưng họ luôn thua thiệt về quân số. Chú ý điểm này nhé, vì đó sẽ là ý tưởng của Mỹ trong chiếc lược Network-centric Warfare và thuyết Không-Bộ.

    Những hạn chế chiến thuật của Blitzkrieg

    Chỉ trong giai đoạn sau, khi các hoạt động quân sự được tiến hành trên các vùng đất rộng lớn của Liên Xô, dưới thời tiết khắc nghiệt và địa hình lầy lội ở đây thì phương thức này mới cho thấy nhược điểm là các các quân binh chủng hợp thành không tiến quân cùng tốc độ và do đó giảm hiệu quả chiến đấu

    Nguyên nhân chủ yếu là do blitzkrieg dựa vào vận động chiến nên những hạn chế của nó bộc lộ khi điều kiện thực hành vận động bị hạn chế, như địa hình và thời tiết không thuận lợi, bị không quân đối phương ngăn cản, khi đối phương thực hành chiến thuật phòng thủ phù hợp hoặc đường tiếp vận cho lực lượng xe tăng - cơ giới bị chặn đánh. Địa hình và thời tiết không thuận lợi

    Trên phương diện chiến thuật, khu vực địa hình không thuận lợi thường bị đối phương xem nhẹ phòng thủ, nên thường có giá trị bất ngờ mà khu rừng rậm Ardennes là một ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện địa hình khắt khe hơn, như tuyết mềm, bùn lầy hay trong điều kiện thời tiết quá lạnh như đã xảy ra ở trận Moskva khiến xe tăng không thể vận động sẽ dẫn tới thất bại của chiến dịch. Một địa hình bất lợi khác của blitzkrieg là tác chiến trong đô thị. Ở đây, chướng ngại vật và nhà cửa một mặt hạn chế tính cơ động của xe tăng, buộc xe tăng phải tham chiến ở tầm gần, một mặt khác đối phương có thể lựa chọn bố trí các điểm hoả lực chống tăng trên cao, ngoài góc nâng bắn của pháo tăng khiến hoả lực của xe tăng giảm hiệu quả. Đây chính là trường hợp xảy ra ở trận Stalingrad, khi tập đoàn quân xe tăng số 4 bị cầm chân trong cuộc chiến đường phố.

    Đánh mất ưu thế trên không. Vận động chiến chỉ phát huy hiệu quả khi bên tấn công vận động nhanh hơn đối thủ. Cho nên việc sử dụng không quân bảo vệ cho các mũi vận động dưới đất đồng thời truy cản không cho đối phương vận động là một nguyên tắc của blitzkrieg. Ở thời kỳ đầu của chiến tranh thế giới thứ 2, do Không quân Đức thường chiếm ưu thế trên không nên các binh đoàn Panzer được tự do vận động. Nhưng ở giai đoạn sau của chiến tranh, khi Không quân Đức đánh mất ưu thế cũng là lúc mà các sư đoàn thiết giáp Đức rất e ngại vận động. Trong chiến dịch Overlord, do lực lượng Không quân Đồng minh hoàn toàn làm chủ bầu trời, nên lực lượng thiết giáp Đức không dám vận động vào ban ngày, không tiến hành được những cuộc phản công có ý nghĩa.

    Chiến thuật phòng ngự có hiệu quả. Khi tấn công vào Pháp, điểm yếu của Blizkreig đã có biểu hiện, nhưng sự sụp đổ mau chóng của nước Pháp đã làm thế giới không kịp nhận ra. Cái gót Archille của Bliztkreig chính là công tác hậu cần. Các đơn vị cơ giới khi tiến quân quá xa làm các đơn vị hậu cần phía sau bị trải dài, dể dàng làm mồi cho mai phục hoặc không quân địch. Ngoài ra tuyến đường hậu cần kéo dài cũng làm cho Tank và xe cơ giới ở tiền tuyến thiếu xăng, thiếu đạn. Khả năng tự do quyết địch hướng của các mũi tấn công nhỏ cũng làm lực lượng của Đức sau một thời gian tiến công trở nên lộn xộn, không còn tổ chức rỏ ràng. Nếu mũi tiến công gặp phải phòng ngự hoặc mũi phản công mạnh có thể dẩn đến thảm hoạ, thực tiển thảm hoạ đã xảy ra trước thềm Maxcova, tại Starlingrad và Kursk. Tại cảng Donkurk nếu các sư đoàn và Quân Đoàn tank của Đức không phải chờ 2 ngày để các đơn vị hậu cần tiếp viện xăng và đạn dựơc cũng như để tái tổ chức. Thì họ có thể bắt gọn 400,000 quân Anh-Pháp đang tìm cách tháo chạy sang Anh qua đường Biển.
    Blizkreig dựa trên ý tưởng có thể nhanh chóng chọc thủng trận địa của địch và phát triển vào bên trong. Nếu quân địch có chuẩn bị phòng ngự chiều sâu làm nhiều tuyến, việc chọc thủng trận địa sẽ vô cùng khó khăn, có thể dẩn đến tiêu hao nhiều quân số làm mũi tiến công bị cùn, không phát triển được như mong đợi.

    Nếu Tiếp tế bị cắt đứt. Lực lượng thiết giáp cần một khối lượng tiếp vận lớn, đặc biệt là nhiên liệu. Trong khi đó, là một "con rắn đầu cứng đuôi mềm" nó để lộ yếu điểm ở đường tiếp vận nhất là khi bộ binh theo sau không kịp, để một khoảng hở lớn giữa mũi thiết giáp và lực lượng bảo đảm giao thông phía sau. Ở chiến dịch tấn công Ardennes cuối năm 1944, do không có đủ bộ binh thiết lập giao thông nên các mũi thiết giáp của Đức hoạt động hầu như tách rời với hậu phương. Đến khi quân Đồng Minh phản công và đe doạ cắt ngang qua đường tiếp vận, thì lực lượng thiết giáp phải bỏ xe tăng hết nhiên liệu lại chiến trường để rút về chiến tuyến của mình.
  6. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    ha ha chú bé này thích ba tàu ha :))

    Người khổng lồ có 10 gót chân A–sin

    Các học giả Trung Quốc dám nhìn thẳng vào sự thật cho rằng Trung Quốc là người khổng lồ to xác, nhưng nền giáo dục rất chậm tiến, mức sống bình quân vào loại thứ 100 của thế giới
    Trung Quốc vừa phải trả giá cho thái độ hung hăng hiếu chiến và bành trướng của họ. Đưa tàu chiến ra vùng Hoàng Hải, cho tàu phóng lôi vào Ấn Độ Dương, cho tàu tuần tiễu sang tận bờ biển Somalia, cho tàu ngầm cắm cờ đỏ năm sao vàng dưới đáy Đông Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh những tưởng sẽ làm cho thế giới nể sợ.

    Báo chí Trung Quốc không ngớt rêu rao trong năm nay Trung Quốc vượt Nhật Bản về Tổng sản phẩm quốc dân, vươn lên cường quốc thứ nhì, để sẽ vượt Hoa Kỳ thành đệ nhất siêu cường. Họ ngạo mạn vỗ ngực: thế kỷ 21 là thế kỷ Trung Quốc!

    Thật ra Trung Quốc vẫn còn là nước chậm tiến về mọi mặt. Tổng sản lượng tuy lớn, nhưng do số dân quá đông – gần 1 tỷ 4 nhân mạng – nên thu nhập tính theo đầu người chừng 3.500 US$/năm, chỉ bằng 1/7 của Hoa Kỳ. Về chất lượng của hàng công nghiệp, khoảng cách còn rất lớn. Về khoa học kỹ thuật, nhất là những kỹ tuật mũi nhọn, ứng dụng trong công nghiệp quốc phòng, các nhà khoa học Trung Hoa thừa nhận khoảng cách có mặt lên đến 25, 30 năm.

    Chính vì thế nhà mưu sĩ Đặng Tiểu Bình trước khi chết căn dặn kỹ Giang Trạch Dân là phải khiêm tốn, ẩn mình, nỗ lực phát triển âm thầm trong chừng 30 năm hay hơn nữa, theo phương châm “thao quang dưỡng hối” – nghĩa là che ánh sáng, nuôi bóng tối, dấu cái mạnh, phô cái yếu, để phương Tây mất cảnh giác, nhất là để họ không kìm hãm, phong tỏa, ngăn chặn Trung Quốc nắm được các bí quyết kỹ thuật tiền tiến nhất.

    Quả thật Hoa kỳ đã có lúc lơi lỏng, mất cảnh giác đối với Trung Quốc. Đó là khi tổng thống Nixon ve vãn tranh thủ Mao để cô lập Liên Xô vào năm 1971- 72, với Tuyên bố chung Thượng Hải, sau đó là nhiều Hiệp định hợp tác giáo dục, khoa học, kỹ thuật Trung – Mỹ, từ đó bãi bỏ khá nhiều hạn chế, phong tỏa, cấm vận từng thực hiện trong 25 năm dài. Hoa Kỳ nhận hàng vạn sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Hoa sang du học, thực tập, giúp cho nền giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghiệp của Trung Quốc tiến một bước dài.

    Đến cuối năm 1978, chính Đặng Tiểu Bình làm một chuyến thăm Hoa Kỳ rất ồn ào, mặc áo và đội mũ cowboy, cưỡi ngựa, được Tổng thống Reagan tiếp đón thân tình như bạn. Báo chí Mỹ xưa gọi Trung Quốc Cộng sản là kẻ thù, là đối thủ, bỗng hạ giọng gọi là đối tác, hứa hẹn cải thiện quan hệ chặt chẽ trong tuơng lai gần.

    Gần đây một vài bài trên mạng và rải rác trên tạp chí, báo Trung Quốc đã cảnh báo là Trung Quốc còn rất yếu và lạc hậu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là về công nghiệp quốc phòng. Họ nêu rõ rằng chính quyền Barack Obama của đảng Dân chủ Mỹ vốn rộng lượng với Trung Hoa Cộng sản hơn là đảng Cộng hòa, khi mới nắm quyền đã vội coi Trung Quốc là cường quốc đang lên, sẽ cùng Mỹ chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo thế giới trong tương lai.

    Thế nhưng qua một số sự kiện hiếu chiến gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoàng Hải, Ấn Độ Dương, đứng sau Bắc Triều Tiên trong sản xuất vũ khí hạt nhân, gây hấn nghiêm trọng với Nam Triều Tiên, ủng hộ ra mặt bọn quân phiệt Miến Điện, trịch thượng với chính quyền Na Uy trong việc tặng giải Nobel Hòa bình cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, cho nên các nhà bình luận, các chính khách Mỹ, cả Bộ Ngoại giao Mỹ đều giáng cấp Trung Cộng, từ đối tác có trách nhiệm để cùng Mỹ chia sẻ, xuống là đối tượng cần giám sát kiềm chế, là đối thủ cực kỳ nguy hiểm trong tương lai không thể coi thường. Điều này rất mới. Và quan trọng.

    Các học giả Trung Quốc dám nhìn thẳng vào sự thật cho rằng Trung Quốc là người khổng lồ to xác, nhưng nền giáo dục rất chậm tiến, mức sống bình quân vào loại thứ 100 của thế giới, nền khoa học so với phương Tây là quá thấp, không có giải Nobel nào (người Trung Hoa được giải là trong số Hoa kiều hải ngoại ), và chỗ yếu chí mạng, chưa biết bao giờ khắc phục được, là nhiều lỗ hổng tệ hại về kỹ thuật tiền tiến, phần lớn ứng dụng trong vũ khí hiện đại.

    Có báo Đức chỉ ra 10 điểm yếu kém chết người của nền quốc phòng Trung Cộng, gọi là 10 gót chân của A-sin, do chính những học giả Trung Quốc lo lắng tiết lộ.

    Mười gót chân A–sin của người khổng lồ Trung Hoa do giới kỹ thuật Trung Hoa thú nhận là:

    -về máy công trình, có mặt ở tất cả các công trình xây dựng nhà xưởng, thủy điện, đường sá khắp nước Trung Hoa, có đến 40% phụ tùng cốt lõi là phải nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Úc. Riêng về máy công cụ hiện đại loại lớn khống chế bằng số, có công xuất cao, Trung Quốc hoàn toàn phải nhập từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, mỗi năm lên đến 8 tỷ US$.

    -về điện hạt nhân, các thiết bị cốt lõi, nhất là các mạch vi điện tử dùng điện hạt nhân, Trung Quốc hoàn toàn phải nhập, chưa tự chế tạo được. Về điện gió, Trung Quốc đang phát triển mạnh, phần lớn bộ phận cốt lõi là phải nhập.

    -về giao thông, riêng về hàng không, hầu hết loại máy bay đều phải nhập các phụ tùng thay thế từ hơn 20 nước.

    -về đường sắt, các xe lửa tốc độ cao TGV đều chạy bằng bánh xe đặc thù nhập khẩu.

    -về công nghiệp sản xuất xe du lịch, toàn thể bộ phận khống chế điện, khống chế phun dầu trong động cơ đều phải nhập từ nước ngoài.

    -về sản xuất điện thoại cầm tay, tất cả mạch vi điện tử tinh vi đều phải dựa vào nhập khẩu, phần lớn là từ Nhật bản, Đức và Mỹ.

    -về máy vô tuyến truyền hình hiện đại với màn hình tinh thể lỏng, Trung Quốc phải nhập khẩu gần như toàn bộ. Đa số máy truyền hình màu cũng phải nhập.

    -trong xây dựng nhà cao tầng hiện diễn ra ở khắp nơi, hầu hết thang máy cho nhà trên 10 tầng là phải nhập.

    -về công nghiệp đóng tàu biển, hiện Trung Quốc chỉ đóng vỏ tàu và lắp ráp, còn máy móc trong con tàu mới tự lực chưa được một nửa, phải nhập những bộ phận trọng yếu.

    -về sản xuất đồ chơi, Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu, nhưng hầu như toàn bộ các hệ thống vi mạch đều phải nhập.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu như Hoa Kỳ và phương Tây trở lại thực hiện cấm vận, phong toả ngặt nghèo về kỹ thuật tiên tiến,về công nghệ mũi nhọn đối với Trung Quốc? Thì Trung Quốc sẽ lâm nguy, bị đình trệ, đình đốn trên mọi mặt.

    Chỉ ít lâu sau, máy bay sẽ không cất cánh, tàu điện nhanh sẽ đứng yên, vô tuyến truyền hình sẽ hết màu, các công trường sẽ tiêu điều, quân đội sẽ phải quay về thời du kích, theo chiến thuật biển người, lấy bộ binh làm mũi nhọn, và giấc mộng siêu cường sẽ tan thành mây khói.

    Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường. Bắc Kinh có thể nỗ lực biểu hiện là một nước lớn trưởng thành, lương thiện, hội nhập thế giới chân thành, tỏ ra là nước lớn có trách nhiệm, tôn trọng tự do của dân mình, cùng thế giới bảo vệ hòa bình an ninh và môi trường sinh thái chung. Hay họ có thể chọn con đường nói một đằng làm một nẻo, nuôi dưỡng những mưu ma chước quỷ, lăm le lấn đất, lấn biển, lấn đảo, bành trướng ra mọi hướng, trở thành một nhân tố vô trách nhiệm, gây rối, khiêu khích, luôn đứng về phía những thế lực ma quỷ quốc tế, còn trắng trợn chuẩn bị gây chiến và dậm dọa xử dụng vũ khí nguyên tử và sinh hóa tàn sát lương dân với quy mô lớn?

    Một gót chân A-sin đã đủ lăn kềnh. Với mười gót chân A-sin, liệu người khổng lồ quá khổ có đủ thế và lực để tàn bạo mãi với dân mình, hiếp đáp láng giềng và khiêu khích cả loài người tiến bộ hay không?
  7. rongdienro

    rongdienro Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    bài của việt cong chắc chắn là copy 100% nhưng lại không chịu ghi nguồn,
  8. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc

    Cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố Trung Quốc (TQ) đặt mục tiêu trong thế kỷ này sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Cuốn sách còn có tựa đề phụ: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ. Sách in từ đầu năm nhưng nay mới phát hành (và chỉ phát hành ở Bắc Kinh), đúng vào lúc quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết, cuốn sách đang được hàng triệu người TQ xôn xao bàn thảo, nhiều báo đài Anh, Mỹ đều có bình luận.

    Tác giả sách là đại tá Lưu Minh Phúc, giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc trường ĐH Quốc phòng TQ, từng được tặng Giải thưởng đặc biệt Thành quả nghiên cứu khoa học Lưu Bá Thừa.

    Chủ yếu nó trình bày cuộc cạnh tranh chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI và quyết tâm của TQ giành mục tiêu quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tuy đề cập nhiều vấn đề nhưng tác giả tập trung nêu bật một quan điểm: TQ phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ.

    Giấc mơ TQ thể hiện phản ứng của một bộ phận không nhỏ sĩ quan quân đội TQ đối với các vấn đề quốc tế quốc nội hệ trọng. Cùng với các phát biểu gần đây của giới quân đội TQ (như thiếu tướng Trương Triệu Trung, đại tá Đới Húc...) cuốn sách góp một tiếng nói quan trọng yêu cầu ban lãnh đạo TQ phải cứng rắn hơn với Mỹ.

    Sách đã kích thích tinh thần dân tộc của người TQ trước một loạt hành động chống TQ của chính quyền Obama vừa qua. Một bloger TQ viết: Nước ta cần có phái Diều hâu, cần tăng cường giáo dục quốc phòng. Alan Romberg, chuyên gia về vấn đề TQ tại Washington cho rằng chính quyền TQ đang tìm cách kiềm chế những phản ứng như trên vì không muốn gây tổn hại quan hệ với Mỹ, đối tác thương mại quan trọng và dù sao vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự số 1 thế giới.

    Cuộc cạnh tranh lịch sử

    Trong suốt trăm năm qua người TQ đều ấp ủ giấc mơ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Thực ra trước thế kỷ XVI, TQ luôn đứng đầu toàn cầu về tổng sản lượng nền kinh tế, nhưng từ khi châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thì TQ nhanh chóng tụt hậu, thậm chí còn kém cả những nước nhỏ xíu. Khi thành lập Hưng Trung Hội (1894), Tôn Trung Sơn đề khẩu hiệu "Chấn hưng dân tộc" tức là "Vượt Âu Mỹ, lấy lại ngôi nhất thế giới"; nhưng ông mất quá sớm, chưa làm được gì.

    Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đã khẩn trương thực thi tham vọng "Vượt Anh đuổi Mỹ", phát động các phong trào Đại Nhảy vọt, Công xã nhân dân hao phí cực nhiều sức người sức của nhưng đều thất bại.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Từ thập niên 80, Đặng Tiểu Bình đưa ra bản thiết kế tổng thể sự phát triển của TQ gồm: - mục tiêu hiện đại hoá XHCN để TQ trở thành nhất thế giới; - đường lối lấy kinh tế làm trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa; - 3 giai đoạn phấn đấu: đi từ no ấm, khá giả đến thực hiện giấc mơ nước giàu mạnh vào nửa đầu thế kỷ XXI; - chiến lược lớn phát triển hoà bình là thao quang dưỡng hối (giấu thực lực chờ thời cơ). Ông dự kiến TQ sẽ dùng 70 năm thực hiện 3 bước đi: bước 1 dùng 10 năm đạt no ấm, bước 2 dùng 10 năm đạt khá giả, bước 3 dùng nửa đầu thế kỷ XXI thực hiện mục tiêu chấn hưng dân tộc.

    Vì TQ trỗi dậy quá nhanh, quy mô quá lớn, trong môi trường quá phức tạp, mô hình trỗi dậy quá độc đáo, tác động quá sâu sắc tới thế giới, cho nên người TQ chưa chuẩn bị xong cho việc nước mình trở thành cường quốc số 1. Tác giả viết Giấc mơ TQ nhằm để đồng bào ông có sự chuẩn bị về nhận thức, tâm lý cho việc lớn đó, cụ thể là thực hiện các mục tiêu sau:

    Mục tiêu nhất thế giới: TQ phải tiến tới nhất thế giới về 3 mặt: - tổng sản phẩm quốc nội GDP; - sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và sức mạnh mềm; - GDP bình quân đầu người. Về tổng thể TQ hiện còn yếu hơn Mỹ, tuy trong 6 năm qua GDP TQ vượt 4 nước phát triển, hiện đứng thứ ba toàn cầu nhưng GDP bình quân đầu người lại dưới hạng 100. Cho nên sẽ có 3 nấc đuổi và vượt Mỹ: trước hết đuổi vượt về GDP, rồi đến đuổi vượt về quốc lực tổng hợp, sau cùng đuổi vượt về GDP bình quân đầu người.

    Thế kỷ XXI còn 90 năm nữa, có thể chia làm 3 cái 30 năm để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Thời gian như vậy là khá lâu vì phải xét tới sự phát triển của Mỹ có thể xuất hiện kỳ tích và TQ có thể gặp trục trặc. Nếu trong thế kỷ XXI TQ không trở thành cường quốc số 1 thế giới thì tất nhiên sẽ bị tụt hậu, bị đào thải - tác giả viết.

    Mục tiêu lãnh đạo thế giới : TQ không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Đó là do Mỹ không còn đủ sức lãnh đạo thế giới, thậm chí dẫn kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ, lại thêm đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Chính Mỹ đang kêu gọi TQ liên kết với Mỹ (lập khối G2 hoặc Chimerica) cứu kinh tế thế giới. Hiện nay là thời đại hậu Mỹ. Một chuyên viên TQ nói: Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. TQ có đủ tư cách nhất để lãnh đạo thế giới: nước này trước thế kỷ XVI từng giàu nhất thế giới, mô hình kinh tế TQ thành công trong nhiều thế kỷ, sau đó bị tụt hậu rồi nay lại vươn lên, vì thế có kinh nghiệm phong phú nhất để lãnh đạo thế giới. Hiện nay mô hình phát triển của TQ ưu việt nhất, thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

    Mục tiêu trở thành quốc gia quán quân: Quốc gia quán quân là một khái niệm mới do Lưu Minh Phúc đề xuất, nhằm phân biệt với quốc gia bá quyền. Trong lịch sử thế giới cận đại, bất cử quốc gia nào giàu nhất, mạnh nhất đều là quốc gia bá quyền. TQ muốn tranh ngôi nhất thế giới nhưng kiên quyết không làm quốc gia bá quyền.

    Tác giả viết: Mỹ chỉ muốn bá chủ thế giới, dùng sức mạnh buộc các nước khác làm theo ý muốn của Mỹ, đơn phương gây chiến tranh, trừng phạt các nước Mỹ không ưa. Đó là bá đạo của Mỹ. TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo.
    Tác giả của The China Dream
    [​IMG]

    TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.

    Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá. Lưu Minh Phúc viện dẫn một quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".

    TQ hiện nay thứ nhất thế giới về xuất khẩu sản phẩm và sức lao động, còn các thứ xuất khẩu khác đều kém. Bao giờ sản phẩm văn hoá của TQ có thể đi vào khắp thế giới như các sản phẩm vật chất của TQ thì khi ấy mới đến thời đại văn hoá TQ.

    Hiện TQ đang ra sức lập các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để truyền bá văn hoá truyền thống TQ, nhưng hiệu quả chưa đáng kể. "Thực hiện giấc mơ xuất khẩu văn hoá và giá trị còn khó hơn giấc mơ kinh tế," - tác giả than thở. Một học giả TQ bổ sung ý kiến đó bằng cách trích lời bà Margaret Thatcher viết trong cuốn Nghệ thuật quản lý quốc gia: Chiến lược đối với một thế giới đang thay đổi (Statecraft: Strategies for a Changing World, 2002): TQ sẽ không trở thành siêu cường như Liên Xô, "vì TQ chưa có một học thuyết nào có ảnh hưởng truyền bá quốc tế, có thể dùng để tăng sức mạnh của mình và làm yếu các nước phương Tây".

    "Giấc mơ Trung Quốc" gợi cho bạn những suy ngẫm về "giấc mơ Mỹ"?

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Qua đây chúng ta có thể hình dung rằng người TQ đã học thông được khái niệm Sức mạnh tổng hợp Quốc Gia được Trung Quốc quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây

    Sức mạnh tổng hợp quốc gia hay còn gọi là Thực lực quốc gia là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng); tinh thần (phần mềm); ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.

    Để có 1 cường quốc chúng ta cần các nhân tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia

    Lãnh thổ

    * Vị trí địa lý: là yếu tố trọng yếu của địa chính trị gồm các khía cạnh chính là vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý giao thông, vị trí địa lý quốc phòng. Vị trí địa lý, đặc biệt là vị trí giao thông và vị trí quốc phòng có ý nghĩa xác định tầm quan trọng của một quốc gia trong quan hệ với các nước khác và giữa các nước khác với nhau, đặc biệt là giữa các cường quốc.
    * Diện tích lãnh thổ là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, quốc phòng, diện tích càng lớn thì nhìn chung càng có điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện các giải pháp đa dạng trong quốc phòng. Đương nhiên diện tích lãnh thổ phải tính đến các điều kiện về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.
    * Địa hình, địa mạo cũng tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho phát triển kinh tế hoặc tổ chức quốc phòng (địa hình đồi núi hay bình nguyên, sa mạc, có biển hay không có biển...).

    Tài nguyên thiên nhiên

    Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng trọng yếu và lâu dài đối với một quốc gia, nó bao gồm đất đai, khoáng sản, rừng, biển, nguồn nước, nguồn năng lượng tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đã và đang là trung tâm của những cuộc tranh giành, thậm chí xung đột giữa các quốc gia đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; khoáng sản kim loại; nước và những nguyên tố hiếm phục vụ kỹ thuật, quốc phòng. Do tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên vốn đang bị cạn kiệt mà nhiều lãnh thổ trước đây vốn ít được quan tâm như Bắc Cực, Nam Cực gần đây đã trở thành trung tâm chú ý của các quốc gia.

    Dân số

    * Số lượng nhân khẩu: là nhân tố sản xuất cũng như cấu thành tầm quan trọng của một quốc gia, các quốc gia đông dân đều gây được sự chú ý trong quan hệ quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân số phải đạt đến một mức nhất định mới có thể đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững của quốc gia.
    * Chất lượng và cấu trúc dân số: chất lượng dân số là nhân tố đảm bảo cho số lượng nhân khẩu phát huy tác dụng. Chất lượng dân số là tố chất công dân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, nền tảng đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, quân sự... và tinh thần dân tộc. Cấu trúc dân số là các khía cạnh về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, tôn giáo. Cấu trúc dân số hợp lý, thuần nhất sẽ tạo thuận lợi cho quốc gia phát huy sức mạnh tổng hợp.
  9. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Ngoài Lề đây là cái giá cho sự Độc Tài trị dân = bàn tay sắt

    Hiệu ứng ********* Tunisia, Ai Cập lan rộng Trung Đông, Bắc Phi
    DT - Hiệu ứng của các cuộc ********* lật đổ lãnh đạo cầm quyền ở Tunisia và Ai Cập hiện đang lan rộng khắp Trung Đông và Bắc Phi, bất chấp những nhượng bộ đáng kể về kinh tế cũng như chính trị của các chính phủ.



    Người ********* phản đối chính phủ đụng độ với lực lượng an ninh và người ủng hộ chính phủ tại Yemen.

    [​IMG]

    Đụng độ đã nổ ra ở đất nước sản xuất dầu lửa Libya, "kẹp giữa" Ai Cập và Tunisia, trong khi những cuộc ********* mới bùng phát ở Bahrain, Yemen, Iraq và Iran vào ngày hôm qua.

    Hàng người người ********* phản đối chính phủ hôm nay đã đụng độ với cảnh sát cùng những người ủng hộ chính phủ tại thành phố lớn thứ hai của Libya, Benghazi, sau khi một nhân vật chỉ trích chính phủ nổi bật bị bắt. Tuy nhiên, sau đó người này đã được thả. Những người ********* ở Libya cũng đòi Tổng thống Gaddafi, lên nắm quyền từ năm 1969, từ chức.

    ********* cũng lan rộng khắp Yemen vào ngày thứ tư, yêu cầu chấm dứt 3 thập niên cầm quyền của tổng thống. Theo báo chí và các nhân chứng, một người ********* 21 tuổi đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát ở miền nam.

    Ở Sanaa, thủ đô quốc gia trên bán đảo Ả rập này, hàng trăm người ủng hộ chính phủ đã dùng gậy gộc, dao găm nhảy ra khỏi xe đuổi theo khoảng 800 người ********* đang tuần hành trên các tuyến phố.

    Tổng thống Ali Abdullah Saleh, một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống al-Qaeda và đã nắm quyền Yemen suốt 32 năm qua, cho biết trên hãng thông tấn nhà nước rằng cuộc ********* là âm mưu của nước ngoài, nhằm gây bất ổn ở các nước Ả rập.

    Tổng thống Saleh đã cam kết từ chức khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2013 và đề nghị đối thoại với phe đối lập, song những người ********* cấp tiến nhất quyết yêu cầu ông phải từ chức ngay lập tức.
    Người ********* cắm trại qua đêm ở Quảng trường Pearl tại thủ đô Manama, Bahrian.

    [​IMG]

    Còn ở Bahrain, người ********* đổ về trung tâm thủ đô Manama vào ngày hôm qua trong ngày thứ ba liên tiếp, phản đối việc một người ********* thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh ngày hôm trước. Tiểu vương quốc Ả rập này có lịch sử dài các cuộc ********* do khó khăn về kinh tế, thiếu tự do chính trị và phân biệt giáo phái giữa người Hồi giáo Sunni cai trị và người Shiitte chiếm đa số.

    Người ********* kêu gọi cải cách chính trị toàn diện và đã cắm trại tại trung tâm thủ đô kể từ hôm thứ ba vừa qua.

    Rạng sạng nay, 17/2, hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã dùng đạn hơi cay và dùi cui giải tán hàng ngàn người ********* phản đối chính phủ ở Quảng trường Pearl ở trung tâm thủ đô. Ít nhất 2 người đã thiệt mạng.

    Mặc dù chỉ là nước xuất khẩu dầu nhỏ, nhưng sự ổn định của Bahrain có tầm quan trọng lớn đối với nước Ả rập Xê-út láng giềng, nơi các dàn khoan được tập trung ở khu vực của người thiểu số Shiitte.

    Trong khi đó tại Iraq, 3 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương ở thành phố Kut, miền nam đất nước, khi người ********* đòi cải thiện các dịch vụ cơ bản đụng độ với cảnh sát và phóng hỏa các tòa nhà chính phủ.

    Iraq hiện vẫn đang vật lộn để có thể tự bước đi trở lại gần 8 năm sau khi Mỹ đưa quân đến đây lật đổ Saddam Hussein. Cơ sở hạ tầng khắp nước đổ nát, thiếu điện và việc làm khan hiếm.

    Nhượng bộ kinh tế, chính trị

    Nhà cầm quyền ở nhiều nước, rút kinh nghiệm từ các sự kiện ở Tunisia và Ai Cập, đã công bố những thay đổi chính phủ và tiến tới cắt giảm giá lương thực cơ bản, tăng chi tiêu để tạo việc làm trong nỗ lực ngăn chặn ********* lan rộng.

    Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã cam kết sớm dỡ bỏ lệnh khẩn cấp kéo dài suốt 19 năm qua và đã có hành động giảm giá thực phẩm thiết yếu ở đất nước xuất khẩu dầu lửa và khí đốt Bắc Phi này.

    Giới chức trách đã triển khai khoảng 30.000 cảnh sát ở thủ đô Algiers vào thứ bảy vừa qua để ngăn chặn một cuộc tuần hành bị cấm. Hàng trăm người ********* đã vi phạm lệnh cấm và hàng chục người đã bị giam giữ.

    Song liên minh xã hội dân sự và các nhóm nhân quyền cùng một **** đối lập cam kết sẽ tiếp tục ********* vào mỗi thứ bảy, cho đến khi chính phủ được quân đội ủng hộ từ chức.

    Còn Moroco hôm thứ ba vừa qua đã tuyên bố sẽ tăng gần gấp đôi tiền trợ cấp nhà nước để đối phó với vấn nạn giá cả tiêu dùng tăng và đáp ứng những nhu cầu cần thiết của xã hội.

    Syria, do **** Baath nắm quyền điều hành suốt 50 năm qua, đã thả một nhà hoạt động Hồi giáo kỳ cựu vào ngày thứ ba, sau khi ông tuyệt thực để phản đối vụ bắt giữ mình 11 ngày trước vì kêu gọi ********* giống Ai Cập.

    Còn nhà vua Jordan Abdullah đã sa thải ********* và bổ nhiệm một nội các mới, do cựu tướng quân đội đứng đầu, người cam kết sẽ mở rộng tự do của công chúng.

    Và các nước giàu dầu lửa, khí đốt như Ả rập Xê-út và Algeria có vẻ như đã thực hiện các cải cách xoa dịu được công chúng tốt hơn các nước nghèo hơn như Ai Cập và Tunisia.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    LS thế giới không có chuyện 1 nước thắng cả thế giới. Khi một nước quá mạnh và bộc lộ quá nhiều tính diều hâu phần còn lại của thế giới sẽ cô lập nó. Mỹ trỡ thành siêu cường vì Tây Âu siêu cường suy thoái đã chọn Mỹ lên kế vị một cách tự nguyện để giúp họ duy trì sự ổn định và phát triển. Mỹ là siêu cường vì 11 trong số 13 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới ( không kể Mỹ) đều là đồng minh của Mỹ. Vì tuyệt đại đa số các nước giàu đều là bạn bè đồng minh của Mỹ. TQ mơ dùng cách diều hâu để thành siêu cường quả là tư duy kiểu Mao . Quá dại.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này