1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Siêu Cường

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vietcong91, 13/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Đúng lắm bác :)>- TQ ko thể trở thành siêu cường nếu chỉ dựa vào hoặc lợi dung Nga, Nga cũng vậy, tư Duy kiểu Mao là thống lãnh tất cả các quốc gia ko phân biệt giàu nghèo, hiện tại đang cố gắng thống lãnh các nước thế giới thứ 3 và những nước Âu Châu đang khủng hoảng
  2. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc có bành trướng hay không?


    Bài viết của tác giả Nga trình bày một cách nhìn về Trung Quốc, có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.
    Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.
    Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.
    Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ. Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.
    Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.
    Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần
    - “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.
    - Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.
    - Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.
    - Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” - ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại vi rus hủy diệt - những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy **** và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.
    - Sự gia tăng bạo lực tự phát, nhất là đối với trẻ em (một dấu hiệu rất xấu, khi thái độ đối với trẻ em là rất đáng lo ngại), nói lên sự gia tăng tiêu cực trong thế giới tiềm thức của văn minh Trung Quốc.

    [​IMG]
    Những lối thoát
    - Tìm kiếm những con đường hòa bình để chuyển sang giai đoạn “Đại hài hòa”. Điều đó chỉ có thể với thiện chí của giới tinh hoa Trung Quốc và sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng xét tới yếu tố bản thân Nga cũng đang đi tìm kiếm… thì…
    - Bành trướng ra ngoài, kể cả bành trướng quân sự, để kéo dài quãng thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” cần có những vùng lãnh thổ mới và các nguồn tài nguyên - đặc biệt gay gắt là vấn đề nước sạch và đất nông nghiệp.
    Các dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bành trướng quân sự
    - Chạy đua vũ trang: Từ một nước thường thường bậc trung về quân sự, trong vòng 20 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 về quân sự. Các chuyên gia quân sự Bắc Mỹ đã lo lắng nói rằng, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sức mạnh và số lượng vũ khí hiện đại.
    - Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội của họ thực hiện các cuộc tấn công trên bộ - các binh đoàn lục quân hùng mạnh, với một số lượng lớn binh khí nặng, cũng như cho cuộc xung đột với một địch thủ công nghệ cao - họ đang cấp tốc hoàn thiện hạm đội, đóng các tàu sân bay, phát triển phòng không, vũ khí chống hạm, không quân, vũ khí phòng thủ vũ trụ.
    - Các nước láng giềng của Trung Quốc đẩy mạnh đột biến hiện đại hóa quân đội - Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc chiến tranh lớn). Chỉ có Nga là đang “ngủ”.
    - Trên báo chí và trong giới quân sự Trung Quốc, người ta đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn.
    - Trong những bộ phim Trung Quốc mới đây, thấy rõ hình ảnh kẻ thù là “người da trắng” và ít hơn là người Nhật.

    [​IMG]
    Thái độ đối với Mỹ
    Trung Quốc cho rằng, nước Mỹ ốm yếu và không làm nổi vai trò lãnh đạo và thấy rằng, đang có một “cuộc cải tổ” chờ đợi nước Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rằng, quân đội Mỹ sẽ không “chịu nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và không dám mở một cuộc chiến tranh lớn vì Đài Loan. Mặc dù họ sẽ vẫn ủng hộ “các đồng minh” châu Á (về mặt ngoại giao, có thể là bằng vũ khí, tài chính). Ngoài ra, Trung Quốc còn là “công xưởng” của Mỹ, là chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, nhất là chiến tranh “thật” sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho Mỹ.
    Bởi vậy, cũng như Anh và Pháp trước Thế chiến II, Mỹ sẽ nín nhịn đến cùng trước sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giếng. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh ở châu Á cũng sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ vì thế giới sẽ quên đi các vấn đề của họ.

    [​IMG]
    Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc.
    Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động
    của các tuyến đường biển này​
    Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
    Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.
    Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất... Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.
    Danh sách “các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” rất dài: Miến Điện, Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu, hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, Kirgyzya, một phần Tadjikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badah Shan của Afghanistan, Mông Cổ, vùng Ngoại Baikal và Nam Viễn Đông cho đến tận Okhotsk của Nga.
    “Các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km². Các vùng lãnh thổ đó lớn hơn lãnh thổ Trung Quốc (9,6 triệu km²) hơn 2 lần. Sau Мао, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “nguội đi” và không nêu ra những yêu sách như thế, nhưng quan niệm lịch sử thì họ vẫn giữ.
    Và không nên nghĩ là Trung Quốc quên lãng những gì mà họ cho là của họ - họ đã lấy lại Hongkong (thuộc Anh đến năm 1997), Macao (thuộc Bồ Đào Nha đến năm 1999), đã nuốt được một phần lãnh thổ Nga (năm 2005 - 337 km²), 1.000 km² của Tadjikistan (tháng 1.2011, Trung Quốc yêu sách 28.000 km²). Trung Quốc càng mạnh và các nước láng giềng càng yếu bao nhiêu thì “sự thèm muốn” càng lớn bấy nhiêu.
    Niềm tin vào phương cách ngoại giao cũng là đáng ngờ. Trung Quốc đã không chỉ một lần, trước khi trở thành cường quốc số 2, xung đột vũ trang với các nước láng giềng: 2 cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ (1962, 1967), xung đột biên giới Trung-Xô (1969), chiến tranh với Việt Nam (1979), 2 cuộc xung đột biên giới với Việt Nam (1984, 1988), 3 cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Trung Quốc “đã nuốt chửng” 3 vùng lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa là Đông Turkestan (chiếm vào thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hẳn sau Thế chiến II) và Tây Tạng (thập niên 1950).

    [​IMG]
    3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc: (1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan;
    (2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam;
    (3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản.​
    Nhật Bản
    Ở Trung Quốc, người ta có thái độ rất tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân rất khách quan, cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã tham gia cướp bóc Trung Quốc cùng với phương Tây. Nhật đã 2 lần tấn công Trung Quốc và trong những năm Thế chiến II đã thực hiện một cuộc diệt chủng thực sự ở miền bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị giết (không có con số chính xác). Hơn nữa, Nhật Bản đến nay vẫn không chính thức xin lỗi về chính sách của chính phủ thời đó.
    Họ có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm giữ năm 1895. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã đến lúc trả lại các vùng lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc” và công khai tuyên bố về vấn đề này vào năm 1992. Năm 1999, tình hình thêm căng thẳng vì tại thềm lục địa đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn và cả hai nước đã chuẩn bị khai thác chúng.
    Cuối năm 2010, Nhật Bản thậm chí đã xem xét lại chiến lược quân sự, trong đó nguy cơ chủ yếu đối với Nhật được nêu ra không phải là Nga mà là vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc phát động. Bởi vậy, Nhật Bản dự định tăng cường hạm đội tàu ngầm, hải quân, không quân và củng cố quan hệ hữu nghị với Mỹ.
    Bán đảo Triều Tiên
    Triều Tiên từ thời cổ đại bị coi là “thuộc quốc” của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ủng hộ chế độ CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với cả 2 nước Triều Tiên. Nhưng không biết Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào nếu trên bán đảo bùng nổ nội chiến và chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Một phương án có khả năng là Trung Quốc chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
    Đài Loan
    Được coi là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc thống nhất. Từ năm 1992-1999, hai bên đã đàm phán tái thống nhất, song đổ vỡ vì lãnh đạo Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc và Đài Loan là “2 nước ở 2 bờ eo biển Đài Loan”.
    Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản hiện ủng hộ Đài Loan, Mỹ vũ trang cho quân đội Đài Loan. Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng hoặc một cuộc chiến tranh nữa (Iran, Pakistan…). Mỹ sẽ không thể bảo vệ Đài Loan, không đủ nguồn lực, hơn nữa công chúng Mỹ sẽ không hiểu: bảo vệ người Trung Quốc khỏi người Trung Quốc để làm gì.
    Giới tinh hoa Đài Loan đang tăng cường quân đội: hải quân, phát triển máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay tiêm kích mới.
    Vấn đề các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
    Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974, ngoài Việt Nam, Đài Loan cũng yêu sách quần đảo này.
    Quần đảo Trường Sa nằm ở Tây Nam Biển Đông, gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đảo san hô vòng, tổng diện tích dưới 5 km². Tổng diện tích khu vực này là hơn 400.000 km². Tranh chấp khu vực này là 6 quốc gia - Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.
    Nguyên nhân xung đột là vị trí quan trọng chiến lược của quần đảo, khu vực này giàu tài nguyên sinh học và có thể có những mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn.
    Một phần quần đảo do các đơn vị quân đội Việt Nam đóng giữ, một phần bị chiếm giữ bởi các đơn vị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. Thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ, năm 2008, Philippines tuyên bố, họ sẽ “chiến đấu đến người thủy binh và lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì quần đảo Trường Sa. Có khả năng xảy ra chiến tranh lớn. Cả 6 quốc gia trong những năm gần đây đều tăng cường quân đội, nhất là hải quân, hạm đội tàu ngầm, không lực hải quân được chú ý hơn.
    Việt Nam
    “Cựu” địch thủ của Trung Quốc, từng bị Trung Quốc đô hộ 1.000 năm, cho đến thế kỷ X. Là đối thủ của Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Khi Việt Nam còn là đồng minh của Liên Xô, thì không có nguy cơ lớn đối với Việt Nam, nhưng hiện nay, nguy cơ tăng mạnh. Ban lãnh đạo Việt Nam đang tăng cường quân đội, tìm kiếm các quan hệ với Mỹ (có tin đồn, thậm chí Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự), cũng cố quan hệ hệ tác với Ấn Độ.
    Ấn Độ
    Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng và nghĩa là một phần lãnh thổ của mình. Ấn Độ muốn Trung Quốc trả lại vùng lãnh thổ Aksai Chin. Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan, Bangladesh, những nước về lịch sử và văn hóa là một bộ phận của nền văn minh Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở các nước giáp giới Ấn Độ mà giới tinh hoa Ấn Độ coi là vùng ảnh hưởng của mình là Nepal, Butan, Sri Lanka.
    Ấn Độ cũng không thích thú gì việc Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng. Đáp lại, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân đội, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra chiến tranh lớn bị hạn chế bởi sự hiểm trở của biên giới Trung-Ấn, núi non.
    Afghanistan
    Trung Quốc coi tỉnh Badah Shan là lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc”. Nhưng trong khi chiến tranh liên miên diễn ra ở Afghanistan, Trung Quốc chú ý hơn đến bành trướng kinh tế. Rõ ràng là khi Mỹ và các đồng minh rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ là “anh cả” ở khu vực này và sẽ giành được những tài nguyên họ cần mà không cần chiến tranh. Afghanistan bị tàn phá, nước này cần những khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, mà Trung Quốc thì có tiền.
    Tadjikistan
    Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với 28.000 km² ở khu vực Đông Pamir. Tháng 1.2011, Tadjikistan đã nhượng 1.000 km² lãnh thổ tranh chấp cho Trung Quốc. Xét tới tiềm lực quân sự thực tế là bằng không so với Trung Quốc của Tadjikistanа, thì sớm hay muộn, nước này cũng phải giao nộp toàn bộ các lãnh thổ “tranh chấp” cho Trung Quốc, thậm chí cả các vùng lãnh thổ khác nữa (xét tới khả năng nội chiến ở nước này). Lối thoát duy nhất đối với Tadjikistan là trở lại trong thành phần nước Nga.
    Kirgyzya
    Năm 1996 và 1999, Kirgyzya đã cắt cho Trung Quốc gần 12 km² lãnh thổ và tạm thời Trung Quốc bằng lòng với điều đó. Nhưng xét tới tình hình khốn khó của Kirgyzya: các khó khăn kinh tế, quân đội yếu ớt, xung đột sắc tộc (giữa những người dân tộc Kirgyz và Uzbek), khả năng hỗn loạn lan sang từ Afghanistan, Kirgyzya sẽ không tránh khỏi số phận “miếng mồi” của kẻ mạnh. Giống như đối với Tadjikistan, trong hoàn cảnh khủng hoảng thế giới, cách cứu vãn dân tộc duy nhất để khỏi bị “Trung Quốc hóa” hoặc Hồi giáo cực đoan hóa là quay trở lại thành phần nước Nga.
    Kazakhstan
    Năm 1992-1999 đã diễn ra một quá trình đàm phán ngoại giao, kết quả là Trung Quốc giành được 407 km² lãnh thổ Kazakhstan. Trung Quốc không còn nêu ra vấn đề lãnh thổ nữa và nó được coi là đã giải quyết xong. Nhưng Kazakhstan dân cư thưa thớt, tiềm lực quân sự yếu, biên giới với Trung Quốc dài (hơn 1.700 km) và cách Trung Quốc ứng xử khi cần sống sót là điều dễ hiểu.
    Mông Cổ
    Nước này được coi là sự tiếp tục của khu vực Nội Mông và tương ứng là sự tiếp tục tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã không nuốt chửng được nước này chỉ là nhờ sự bảo trợ của Liên Xô hùng mạnh. Mông Cổ đáng quan tâm đối với Trung Quốc ở chỗ với diện tích lớn, nước này gần như không có dân cư (2,7 triệu người), không có quân đội thực sự (gần 9.000 quân).
    Nga
    Năm 1991, М. Gorbachev ký hiệp ước, theo đó biên giới chạy theo giữa lòng sông Amur. Trước đó, biên giới chạy theo bờ sông Amur, bên phần đất Trung Quốc. Năm 2004-2005, V. Putin đã cắt cho Trung Quốc 337 km² lãnh thổ Nga. Tại đây, vấn đề lãnh thổ dường như đã được giải quyết, nhưng “sự thèm ăn thức tỉnh trong khi ăn”. Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường và nếu như họ chọn bành trướng ra bên ngoài thì Nga sẽ là “đối tượng” có khả năng nhất. Tạm thời, Trung Quốc hạn chế ở việc chiếm lĩnh về kinh tế các vùng lãnh thổ Nga và di dân đến các vùng lãnh thổ hầu như trống rỗng của Siberia và Viễn Đông.
    Những nạn nhân đầu tiên có khả năng nhất của sự bành trướng của Trung Quốc
    Những nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc rõ ràng sẽ là:
    - Đài Loan: Theo lập trường nguyên tắc của Trung Quốc thì Đài Loan là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng cũng có khả năng cho lối thoát hòa bình nếu như giới tinh hoa Đài Loan kìm nén được các tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự thì nạn nhân sẽ nhiều, nhưng thiết nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ chỉ làm ầm ĩ, chứ sẽ không thực sự tham chiến.
    - Các nước phía Bắc: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kirgyzya, do đây là những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt, có nguồn tài nguyên lớn và tiềm lực quân sự yếu (các đơn vị quân đội chủ yếu của Nga bố trí ở phía Tây, nên Trung Quốc sẽ kịp giải quyết xontg tất cả các vấn đề nhằm chiếm giữ Siberia và Viễn Đông của Nga trước khi các đơn vị đó kịp tới khu vực chiến sự).
    - Tấn công Ấn Độ không hấp dẫn Trung Quốc vì chiến trường không thích hợp (vùng núi), về quân số, quân đội Ấn Độ và dự trữ nhân lực của nước này cũng gần như của Trung Quốc. Trung Quốc có thể mở chiến dịch hạn chế chống Ấn Độ để yểm trợ cho đồng minh Pakistan một khi Ấn Độ tấn công Pakistan.
    - Chiến tranh với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào là bất lợi. Nguồn dự trữ nguyên liệu của các nước này hạn chế, có dân số đông, quân đội mạnh. Bởi vậy, các nước này sẽ được Trung Quốc để lại sau, họ có thể khuất phục mà không cần chiến tranh, một khi thấy số phận của các láng giềng phía Bắc của Trung Quốc, họ sẽ tự nguyên trở thành “chư hầu” của Trung Quốc.
    - Nhật Bản rõ ràng sẽ là nạn nhân cuối cùng, bởi lẽ tiến hành chiếm đóng bằng đường biển là khá phức tạp. Nhưng xét tới sự thù ghét của người Trung Quốc đối với người Nhật thì số phận của họ sẽ rất bi thảm, dân cư quần đảo Nhật sẽ giảm mạnh.
    Đặc điểm của sự bành trướng này là giới tinh hoa Trung Quốc sẽ không tiếc lính, tiếc vũ khí trang bị để thực hiện. Trung Quốc đang có cuộc khủng hoảng nhân khẩu nghiêm trọng, “sự già hóa” dân cư và dư thừa thanh niên, thiếu nữ giới. Càng có nhiều người mất mạng trên chiến địa càng tốt, “ung nhọt” căng thẳng xã hội trong nội địa Trung Quốc sẽ xẹp xuống. Còn nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị sẽ có lợi cho nền kinh tế.
    Nga có thể làm gì để tự cứu mình?
    - Về mặt ngoại giao, ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình Hoa lục và đảo Đài Loan.
    - Tăng khối lượng hợp tác kinh tế. Khủng hoảng và những chấn động xã hội ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của quá trình bành trướng bằng vũ lực đã rất gần. Nga cần nền hòa bình ở Trung Quốc và sự phát triển kinh tế, văn hóa của dân cư nước này. Cần có sự bành trướng văn hóa Nga - tiếng Nga, điện ảnh, giáo dục, văn hóa.
    - Liên minh chiến lược với Ấn Độ, thừa nhận các bộ phận của nền văn minh Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh là thuộc về Ấn Độ. Tương trợ nhau trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.
    - Hợp tác kỹ thuật quân sự và kinh tế rộng lớn với Mông Cổ, hai nước Triều Tiên, các nước Đông Nam Á. Nối lại liên minh với Việt Nam.
    - Lập tức khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân đội đóng tại Viễn Đông.
    - Có chương trình quy mô lớn tái chinh phục Siberia và Viễn Đông (có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Y. Krupnov làm cơ sở), giải quyết sự mất cân bằng nhân khẩu, khi mà phần lớn dân số Nga sống ở phần châu Âu của nước Nga. Có chương trình hỗ trợ sinh đẻ cho người Nga và các dân tộc bản địa ở Siberia và Viễn Đông (không dưới 3-4 con/1 gia đình).
    - Giới tinh hoa Nga cần phải thể hiện ý chí sinh tồn bằng cách ngầm cảnh cáo Trung Quốc rằng, xâm phạm đất đai và khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan, Kirgyzya, Tadjikistan, Mông Cổ) có thể dẫn tới đòn đánh hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố duyên hải phồn vinh của Trung Quốc.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Trung Quốc xâm lược Việt Nam ?
    [​IMG]
    Theo 'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn tính Việt Nam

    Mạng “Sina” ngày 4/8 đăng bài với nhan đề “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”, bài báo viết cùng với việc sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, việc giải quyết vấn đề Đông Nam Á và chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sẽ là trọng điểm từ nay về sau của chính sách đối ngoại và phương hướng hành động quân sự chủ yếu của Trung Quốc.

    Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau. Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .

    Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.

    Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên. Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
    Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn. Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.

    Làm thế nào chế phục được Việt Nam ”con rắn kỳ quái này ? Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”. Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau. Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá---mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
    Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bổ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
    Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:

    1-Bố trí binh lực: việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam


    Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
    Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
    Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam . Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
    Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
    Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
    2-Thực hiện tác chiến: dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày

    a-Giai đoạn tiến công chiến lược

    Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
    Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
    Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.

    b-Giai đoạn tiến công chiến thuật:

    Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
    Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.

    c-Giai đoạn tác chiến trên mặt đất

    Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
    Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
    Ngày thứ chính và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
    Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
    Ngày thứ mười hai và mười ba, sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
    Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
    Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
    Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
    Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
    Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

    Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:

    Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào? Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau. Trước hết tình chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn. Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định. Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam , Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.

    Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”; trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.

    Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng. Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.




    2) Những tham vọng không cần dấu diếm


    “Môi trường xung quanh đã thuận lợi để Trung Quốc tiến hành chiến tranh lớn trừng phạt để Việt Nam không bao giờ quên và các nước Đông Nam Á khác không dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông” .

    Với đầu đề trên mạng “Sina” của Trung Quốc ngày 29/7 nhận định rằng gần đây Việt Nam liên tiếp khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Chính phủ Việt Nam đã từng bước quy hoạch một bộ phận Trường Sa thành các lô kêu gọi đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí, còn tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở Trường Sa. Việt Nam còn cùng các công ty phương Tây như Mỹ .... tiến hành thăm dò và lắp đặt đường ống dẫn khí ở Trường Sa. Không chỉ như vậy Việt Nam còn đưa ra những lời lẽ cứng rắn, thậm chí tuyên bố “quyết không vứt bỏ một tấc đất” và “quyết chiến cùng Trung Quốc”. Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đạt gần 50 tỷ tấn, trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 15.000 tỷ m3, được gọi là “vùng Vịnh thứ hai”. Hiện nay các nước chung quanh Biển Đông đã khoan hơn 1000 giếng ở quần đảo Trường Sa, hơn 200 công ty dầu khí của các nước đã tham gia thăm dò khai thác. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu, 1500 tỷ m3 khí tại các giếng dầu ở Trường Sa, thu được hơn 25 tỷ USD.

    Hiện nay tình hình Biển Đông rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, các nước xung quanh đã xâm chiếm các đảo và vùng biển phụ cận ở quần đảo Trường Sa. Ngoài 6 đảo do Trung Quốc kiểm soát và đảo Thái Bình do Đài Loan kiểm soát ra, 44 đảo khác do Việt Nam , Philippin và Malaixia chiếm giữ. Ba nước này cùng Brunei và Inđônêxia đều tuyên bố có chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa. Về an ninh, việc các nước xung quanh xâm chiếm các đảo của Trung Quốc khiến chiều sâu chiến lược của Trung Quốc thu hẹp đi. Tuyến phòng thủ biển của Trung Quốc buộc phải rút về tuyến Hoàng Sa-Hải Nam , trực tiếp đe dọa đến an ninh ở khu vực ven biển Trung Quốc. Còn các ngư dân Trung Quốc--chủ nhân đích thực của Trường Sa luôn bị quân đội Việt Nam và Philippin giết hại dã man ở khu vực biển Trường Sa. Điều này khiến người dân trong nước đau lòng. Về kinh tế, mối nguy hại đối với Trung Quốc càng sâu sắc hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu khí chủ yếu trên thế giới. Hàng năm phải bỏ ra nhiều tiền của để nhập dầu khí cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do các đảo bị xâm chiếm, khiến Trung Quốc mất đi quyền lợi khai thác tài nguyên trên biển. Khu vực rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, nhưng lại không thể khai thác lợi dụng, điều này đưa tới hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

    Các chuyên gia về an ninh cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông rất phức tạp, đồng thời tồn tại hiểm họa đọ sức giữa các nước lớn. Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp bởi những nhân tố dưới đây:
    - Nhân tố Đài Loan: Trong khu vực tranh chấp thực tế ở Biển Đông , nhiều khu vực do Đài Loan thực tế kiểm soát. Để tìm kiếm độc lập và mở rộng “không gian quốc tế”, nhà cầm quyền Đài Loan đã bán rẻ lợi ích ở Biển Đông. Điều này tạo nên phiền phức lớn cho Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông .

    -Nhân tố Mỹ-Nhật: Mỹ và Nhật Bản luôn có ý đồ chiến lược bao vây Trung Quốc, vì thế Mỹ-Nhật đều tìm cách lợi dụng các nước ASEAN để kiềm chế Trung Quốc, hòng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực.

    -Nhân tố ASEAN: Sau khi ASEAN nhất thể hoá, các nước ASEAN có thái độ nhất trí với nhau trong vấn đề Biển Đông , khiến Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông, từ chỗ đối phó với từng nước nhỏ đã chuyển sang phải đối phó với một tập đoàn quốc gia. Điều này tạo nên sự bất lợi đối với Trung Quốc về chính trị. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày càng tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định trong khu vực.

    -Nhân tố tài nguyên phong phú của Biển Đông : Biển Đônglà lãnh thổ biển lớn nhất của Trung Quốc. Khu vực Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2. Dựa theo quy định luật biển quốc tế, diện tích Trung Quốc quản lý là 2,1 triệu km2, tương đương với 2.3 diện tích lãnh thổ biển của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện là 640 triệu tấn, khí thiên nhiên là 980 tỷ m3. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tài nguyên dầu mỏ ở Biển Đông có thể đạt 41,8 tỷ tấn. Ngoài ra tại Biển Đông còn có 116 loại khoáng sản khác nhau, có 89 loại khoáng sản đã thăm dò được trữ lượng, có tới hơn 1400 vị trí có thể khai thác. Biển Đông không chỉ tài nguyên phong phú, mà còn có vị trí địa lý chiến lược và là tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới.
    Biển Đông án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật Bản. Biển Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan trọng của Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của tuyến đường vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực để Trung Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và châu Âu. Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến đường từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường vận chuyển ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với eo biển Malắcca. Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên thế giới đều đi qua Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông nhiều gấp 5 lần so với đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi qua kênh đào Panama . 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của Đài Loan phải đi qua Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua khu vực này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước châu Á-TBD, 18% từ châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Biển Đông cũng là tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông, một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.

    Hiện nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông , cũng là nước tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam không bao giờ quên.

    Chúng ta phải chuẩn bị tốt chiến tranh cục bộ, tìm cách kiểm soát Biển Đông , bao gồm cả Việt Nam . Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã có bước phát triển nhanh, cộng thêm sự giúp đỡ của lực lượng không quân thuộc hải quân có thể tiến hành cuộc tiến công lớn đối với các đảo bị Việt Nam chiếm giữ, tiêu diệt toàn bộ các trạm tiền tiêu của Việt Nam ở Biển Đông . Nếu đuổi Việt Nam ra khỏi Biển Đông , các nước khác không cần đánh cũng phải trao trả Trung Quốc các đảo.

    Việc tiến hành cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là có tính khả thi. Môi trường chung quanh Trung Quốc hiện nay tương đối ổn định. Phía Đông, đã hòa dịu quan hệ với Nhật Bản; phía Bắc đã cùng Nga hoàn thành việc ký kết hiệp định biên giới; phía Tây Tạng đã bố trí lực lượng mạnh hình thành sự răn đe đối với Ấn Độ; quan hệ với Đài Loan cũng đang phát triển một cách lý tính, khi cần thiết sẽ dùng Đài Loan để kiềm chế Nhật Bản. Đánh Việt Nam để nâng cao ý chí của quân đội Trung Quốc, để cho người Hàn Quốc thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân chỉ ở tầm thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai như người Hàn Quốc nghĩ hay không? Để cho các chuyên gia quân sự Mỹ thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân không có ý chí chiến đấu như họ đánh giá hay không? Để cho Nhật Bản thấy nếu không ngồi xuống đàm phán thì Trung Quốc cũng có thể tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích của mình. Cuộc chiến tranh này đáng đánh, có thể đánh được. Phải nhằm thẳng vào Việt Nam đánh mạnh. Vì sự ngông cuồng tự cao tự đại của Việt Nam đã đưa tới sự bất mãn trong nội bộ các nước ASEAN, nhân đà này có thể phân hoá sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN.




    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    TUNG CẨU KHỰA CHÓ NÊN NHỚ RẰNG TẤN CÔNG VIỆT NAM LÀ TỰ SÁT LAMALI GIỐNG MẮT CHÓ CỦA MÀY LÊN MÀ ĐỌC CHO KĨ NHÉ CON
  3. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Bài của VC làm tôi liên tưởng một vấn đề cực kỳ nguy hiểm. Năm 1972 Mỹ-Trung bắt tay nhau xây dựng giấc mơ vĩnh viễn chia đôi VN. Một Bắc V thân Trung và một Nam V thân Mỹ. Giấc mơ đó bị LX xen vào phá vỡ. Nay Nga đã suy yếu so với LX. Trung-Mỹ tiếp tục mạnh lên. Nếu không may Trung đưa quân vào Bắc V. Mỹ khi đó sẽ cầm liên quân vào Nam V. Đến vĩ tuyến 17 Trung-Mỹ gặp nhau, bắt tay và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Vậy là sau 1/2 thế kỹ cuối cùng mọi việc quay lại từ đầu. Không có LX ai là người ngăn kịch bản đó?
  4. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì hiện tại Mỹ ko bao giờ muốn như trước 75, Mỹ đã quá mệt mỏi với sự nghiệp bảo vệ Châu Á, chắc chắn VN rồi phải thống nhất 1 lần nữa thì lần này chỉ có con đường bất đắc dĩ thân Mỹ mới mong tồn tại được, Khựa thì ko có chuyện thành lập chính phủ thân khựa hay gì sấc, nó sẽ tiến hành 1 là đồng hóa 2 tình huống xấu nhất là diệt chủng :(( như đã nói ở trên chỉ cần đập 1 nước tiểu bá nào đó vừa thử sức, vừa răn đe, chứng tỏ thị uy, đến cả Nga Ấn hiện nay cũng đang lo lắng cho số phận trước sự rising khựa.
  5. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    VNCH cũng kêu là "đồng minh của Huê Kỳ" mà giàu có đâu? đến nỗi cúp viện trợ là chết ngay tức khắc? Mỹ chui trực thăng chạy xong là "ôồng minh VNCH" chết sau chưa đầy 1 tiếng đồng hồ!

    "Đồng minh Mỹ giàu có" gì mà di tản cũng phải bám càng trực thăng nó để nó đạp xuống biển chết mất khoảng 2 vạn ?

    Đồng minh của Mỹ giàu có gì mà như 3 anh em Diệm, Mỹ nó muốn giết lúc nào là giết thì giàu có để làm gì ?

    Bin La-đen, Xát-đam đều là ôồng minh của Mỹ cả, từng được Mỹ phong "chiến sỹ tự do", bây giờ có thấy nó giàu có tự do dân chủ gì đâu?
  6. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Ngay khi diệm chết thì VNCH coi như đã chết. Tuyên truyền ngu quá ku ạ. Trong vai trò 1 tuyên truyền viên thì ku quangiao này làm việc quá tồi ku à.

    Cậu có thấy bọn mỹ đạp 2 vạn người xuống àh? phịa nhiều quá đâu ra phịa dại.

    Đồng minh huê kỳ không giàu có thì lấy đâu ra 1 năm vài tỷ $ cho vay ODA hả ku. Lại tuyên truyền dở. Thay vì nói thế cậu nói chúng nó giàu nhưng giàu do ăn cướp có phải hay hơn và nhiều người tin hơn không. Không chừng tháng này ngoài lương còn được chủ khựa thưởng cho vài cẩm đào tệ. Làm tay sai còn không biết cách mà bày đặt đi chê mấy thằng tay sai kia.

    Bọn mỹ và tay sai của chúng bám càng trực thăng chạy còn mai mốt chủ khựa của cậu đến càng trực thăng còn không có để bám mà chạy đấy.
  7. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    Đỏ 1: Diệm chết coi như VNCH chết vậy thì 4/1975 Mỹ thua phải chui trực thăng tháo chạy tán loạn thì thằng nào vứt súng tụt quần bơi ra biển bám càng trực thăng Mỹ ?


    Bạn chưa đọc mấy cái hồi ký của Mỹ à (của Mỹ nhá, ko lại bẩu là tuyên chuyền): Frank Snepp - "Cuộc tháo chạy tán loạn", Oliver Todd "Tháng 4 ác liệt"
    Chỉ riêng đoạn chạy khỏi Đà Nẵng đã bị Mỹ nó cho xuống biển mất 10 ngàn rồi.

    Mỹ vào còn phải chạy bây giờ Mỹ còn chẳng dám nhảy vào thì sao TQ dám nhảy vào nữa mà chạy?
    QDNDVN thì cứ hễ có thằng nào vào là đánh dập mặt nó ra chứ việc gì mà chạy?

    Chỉ có bọn theo giặc ngoại xâm đi làm bia thịt đỡ đạn chết thay cho giặc như đám ngoẹo SG mới phải chạy thôi.

    QDNDVN chỉ có chạy khi truy kích giặc mà thôi, ông già tôi kể ngày xưa từng chạy bộ từ Thượng Lào đến Hạ Lào để truy kích giặc Pháp xâm lược đó.
  8. Ran_Chu

    Ran_Chu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2010
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Óc để đâu nghĩ vậy .

    Giờ thời buổi nào rồi ?
    Nga giờ khôi phục lại so với những năm 90 là hơn rất nhiều !
    Trong ngoại giao Việt Nam đạt được nhiều thành tích có tên tuổi và hình tượng 1 nước yêu hoà bình được thiết lập vững chắc .
    Những năm 90 không làm được thì bây giờ đừng có mơ .
    :-bd:-bd
  9. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    TQ mạnh gấp bao nhiêu lần Mỹ mà có thể đưa quân vào MB VN ?

    Ngày xưa VN mạnh chưa bằng 1% VN bây giờ, mà Mỹ còn phải tháo chạy tán loạn (có hàng triệu tên bia thịt đỡ đạn mà Mỹ còn phải tháo chạy nhá), bây giờ TQ mạnh gấp mấy trăm lần Mỹ để có thể đưa quân vào VN ?
    ngocmaido thích bài này.
  10. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Vì VN bây giờ theo làm tay sai tàu khựa hết rồi làm gì còn người đánh giặc chứ=))=)). Trên này mai mốt adminitator TTVNOL mang tên quangiao sẽ lên ngôi và đổi tên thành trái tim tàu khựa online. Cậu không thấy chúng nó tuyên truyền khắp các diễn đàn để chuẩn bị dư luận đấy à? trong đó có cậu nữa mà? quên nhiệm vụ à?=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này