1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Siêu dẫn

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi degiocuondi, 25/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Không thể như thế được ,các ion dương trong kim loại lập thành mạng tinh thể ,lực tác dụng tổng cộng lên các e phải bằng 0, nếu không thì ngay cả trong điều kiện thường (ko có điện trường ) e sẽ chuyển động dưới tác dụng của lực này.
    Vả lại tại sao các ion lại hướng lực để e cđ tròn?
    For the good of the game
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ tôi giả sử các electron không chuyển động tròn, nó chuyển động theo quán tính, đến một lúc nào đó nó phải chuẩn bị rời khỏi vòng dây, lúc này các ion dương không ở đối xứng đối với electron nữa, mà nằm về một phía của electron (phía có vòng dây), lúc này lực điện sẽ kéo electron về phía vòng dây.
    Còn không phải vì vòng dây hình tròn mà các electron phải chuyển động tuyệt đối theo một đường tròn (mới có khái niệm lực hướng tâm). Nó có thể chuyển động theo hình gấp khúc cơ mà, miễn sao chuyển động trung bình của tất cả các electron là hình tròn là được.
    Cũng xin nói thêm, tất cả những gì đang bàn ở đây chỉ là cách hiểu nôm na. Thực tế là: KHÔNG THỂ đem những khái niệm cơ học cổ điển ra để giải thích các hiệu ứng lượng tử như hiện tượng siêu dẫn.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn không hiểu ý tôi , nếu đúng như thế thì tất cả các e ở ngoài rìa của kim loại bị kéo vào trong ,điều mà trong thực tế không xảy ra.
    Tôi không yêu cầu ,hoặc gò ép phải giải thích bằng các định luật cơ học cổ điển. Tôi cũng không rõ siêu dẫn có phải là hiệu ứng lượng tử như bạn nói hay không ,song cho dù siêu dẫn có huyền bí đến đâu thì vẫn phải có tác nhân nào đó khiến e chuyển động tròn.
    Đúng là các e không phải chuyển động tuyệt đối tròn ,các dòng e chỉ có xu hướng chuyển động ngược chiều điện trường mà thôi. Vận tốc định hướng này cỡ 1-2m/s là cùng ,rất không đáng kể so với chuyển động nhiệt hỗn tạp của chúng cỡ 10^5m/s (nhưng trong hiện tượng siêu dẫn thì có lẽ bỏ qua được) .Nhưng nếu tính trung bình thì vẫn cần gia tốc cho dòng e này thay đổi hướng chuyển động.
    For the good of the game
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Sao lại tất cả các e ở ngoài rìa bị kéo vào trong nhỉ? Chẳng qua nó không thể thoát ra khỏi kim loại thôi, còn bên trong nó vẫn chuyển động tự do do cân bằng lực cơ mà?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Nó cân bằng lực bên trong nhưng lại chuyển động tròn do đó tôi mới hỏi lực hướng tâm.
    For the good of the game
  6. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Một tuần rồi mà vẫn chưa có bác nào trả lời à.
    For the good of the game
  7. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    post lại bài của blacklove đã bị khoá.
    Siêu dẫn !!!
    Tôi thấy các bác nói nhiều về hiện tượng này rồi, chỉ xin góp vài dòng gọi là ... hiểu biết.

    *** Siêu dẫn được phát hiện bởi K.Onnes năm 1911 (cha này sau đó được thưởng Nobel năm 1913) trong khi hóa lỏng Helium. Nguyên tố siêu dẫn đầu tiên được phát hiện có tính siêu dẫn là Thuỷ Ngân. Khoảng 4 K thì đột ngột Hg mất hoàn toàn điện trở. --> ít ra là người ta không thấy điện trở của nó bằng các công cụ có độ chính xác thời đó. Có nghĩa là dòng điện chạy trong vật dẫn bằng Hg siêu dẫn không phải chịu một sự cản trở nào cả. Thế đó. Nguời ta từng làm thí nghiệm cho dòng chạy trong dây siêu dẫn trong vài năm, do`ng đó vẫn không giảm --> điện trở của nó hoàn toàn bằng 0.
    --- Năm 1933 Meisser và Ochsenfeld tìm ra tính chất quan trọng của siêu dẫn. Đó là tính nghịch từ lý tưởng. Nghịch từ là saoo ?? Có nghĩa là, các mẫu siêu dẫn đẩy các đường sức từ ra khỏi nó, không cho xâm nhập vào trong. ---> khi mi`nh vứt cái nam châm lên trên 1 mẫu siêu dẫn nó sẽ lơ lửng.
    -
    --- Siêu dẫn có 3 đại lượng đặc trưng. Đó là Tc (nhiệt độ tới hạn - critical temprature), Hc (từ truờng tới hạn) và Jc (mật độ dòng tới hạn). Vì sao lại có 3 đại lượng đó ??? Vì người ta phát hiện ra rằng, tại Tc chất siêu dẫn chuyển tù trạng thái siêu dẫn sang trạng thái bình thường, trạng thái siêu dẫn sẽ bị phá huỷ nếu đưa và đó từ trường Hc, tương tự như vậy với Jc.
    ---Một hiệu ứng quan trọng khác là hiệu ứng Josephson. Tức là nếu ta đặt giữa 2 mẫu siêu dẫn 1 mẩu điện môi thì khi cho dòng chạy qua siêu dẫn dòng đó vẫn chạy qua chất điện môi. Hêhhhe hay không. Cái đó dựa vào "hiệu ứng đường hầm". Josephson tiên đoán hiệu ứng đó khi ông ta 24 tuổi trong luận văn tốt nghiệp. (giỏi dã man ). --> được thêm giải Nobel năm 73.
    ---- Để giải thích hiện tượng siêu dẫn người ta mất hơn 40 năm. Năm 1957 thuyết BCS ra đời. (mang tên 3 ông bác học là Bardeen (thằng cha này đã từng được 1 giải Nobel về bán dẫn), Cooper và Schieffer năm đó Bardeen 48 tuổi, Cooper 25 và Schieffer 25 tuổi - hình như thế). Thuyết này giải thích hiện tượng siêu dẫn dựa trên sự tạo cặp Cooper của các e.

    + có thể nói ngăn gọn như sau: Mọi người chắc biết "nguyên lý Pauli" --> tức là 2 e không bao giờ có cùng 1 trạng thái luợng tử và các e tuân theo thống kê Fermi - Dirac. Nhưng theo thuyết BCS hiện tuợng siêu dẫn là hiện tượng mà ở đó sự ngưng tụ trở nên tuyệt đối. Toàn bộ dòng trở nên thồng nhất. có nghĩa là o mức dưới mức Fermi sẽ có nhiều hơn 2 e. BCS giải quyêt vẫn đề này bằng cặp Cooper. Khi ghép cặp, các cặp trở thành Bozon và tuân theo phân bố Bose - Einstein. OK. Có nghĩa là "ông Pauli" sẽ không ảnh hưởng gì đến nó. MÀ ta lại có 1 cái nữa, đó là khi ghép cặp thì cặp có năng lương j nhỏ hơn của các e để nguyên. Đó. Và thế là mình có 1 cái khe ở dưới mức Fermi. Cái Khe đó chính là nguyên nhân của siêu dẫn, nếu chuyển động nhiệt không đủ để các e chuyển lên qua cái khe đó thì sẽ có siêu dẫn. Nếu nhiệt độ tăng đủ thì đến Tc ---> sau đó thế nào thì mọi người đều biết. (thực ra cái này tôi cũng cóc nhớ rõ, nếu sai sót các bác bỏ quá cho).
    - Phù. Đại khái là như thế. Tất cả bắt nguồn từ Helium --> đúng là trouble maker . Cái khí này cũng rất là củ chuối. Nó không chịu đông dặc mặc rù rất gần 0k. đã thế lại còn có cả hiện tượng siêu chảy nữa chứ. Hiện tượng này tức là khi cho nó chảy qua 1 cái ống từ to sang bé (tầm micro met) nó không bị giảm tốc độ. Tức là không có độ nhớt. ---> siêu dẫn nếu coi chất lỏng đó là điện thì cũng chính là siêu chảy.
    *** Hehheh nhưng đâu phải mọi thứ đều suôn sẻ thế (mặc dù 3 bố BCS đều được Nobel năm 72), người ta tìm ra các chất siêu dẫn trên 30 K (hay 40 gì đó) mà theo thuyết BCS thì -không-thể-tồn-tại. Và chúng ta có Siêu dẫn nhiệt độ cao. . Thế là các vị vật lý đâm đầu tìm siêu dẫn nhiệt độ cao. Hiện nay kỉ lục thuộc về hợp chất có Hg Cu O ... với cái quái gì tôi không nhớ. Nhưng đại khái nó có Tc = 138 K. Nói để các bác nào định làm về siêu dẫn mừng: Đó là cho đến nay người ta vẫn quái giải thích được. Đấy các ông tha hồ mà đặt ra các giả thuyết.
    *** Nhưng trouble đâu có dừng ở đó. Năm 1997 các bố còn tìm ra 1 cái quái đản hơn. Đó là ở khoảng cực gần 0 K hợp kim Au-In có tính siêu dẫn. nhưng thế thì chẳng đáng nói cái quan trọng là bọn này nó KHÔNG NGHỊCH TỪ mà trở thành NAM CHÂM. Cực Khoái. Người ta tìm được khoang 7, 8 cái thuộc loại này. Chẹp Đấy thế mà trước đây người ta coi tính nghịch từ lý tuởng là tính chất cơ bản nhất của Siêu dẫn (còn hơn cả điện trở 0).
    Mỏi tay quá. Các bác đọc xong cho xin ý kiến nhé. (Cám ơn nhiệt liệt những ai đủ kiên nhẫn đọc đến tận đây). Với lại các bác nhớ Re để tôi còn hỏi vài cái vì tôi cũng cóc hiểu nhiều cái -----> nghe vô lý lắm.
    Được kakalot sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 21/11/2002
  8. Lemonspring

    Lemonspring Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Kính phục kiến thức của Kakalot nhưng cũng xin bổ sung bài trả lời của kakalot:
    Hiện nay kỷ lục thuộc về hợp chất TiBaCuO với nhiệt độ tới hạn là 125 độ K để dành cho nghiên cứu còn trong thí nghiệm thì hiện nay kỷ lục đang thuộc về hợp chất HgBa2Cu2O8 dưới áp suất 45GPa thì nhiệt độ lên tới 164độ K
    Còn ai bảo bạn là đến nay người ta chưa giải thích được!!!!
    Có gì chúng ta sẽ tranh luận tiếp!!!
    Em bước đi trên muôn ngàn mảnh vỡ trái tim anh. Đôi chân trần không hề rướm máu
  9. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Death_eater's lờ vờ tạm thời.​
  10. blackloves

    blackloves Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Rõ là chưa hiểu biết được. Như kiểu cái hợp chất chứa Ho, nó có 2 Tc. Tức là nó có 1 cái Tc như bình thường, sau đó giảm tiếp nhiệt độ thì đột nhiên R của nó lại tăng lên và sau đó lại giảm xuống. Chẳng ai giải thích được.
    Blackloves

Chia sẻ trang này