1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Siêu Nhân LocKe!

Chủ đề trong 'Truyện tranh (ACC)' bởi Egoist, 10/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. metalari

    metalari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2001
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng rất thích truyện này, ai có thể giới thiệu được một bộ tương tự thì hay quá,
    Trên mạng có bản tiếng Anh của truyện không nhỉ?
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Siêu nhân Locke là một bộ truyện bi thảm. Hình như lúc đầu không được xuất bản vì nó quá nặng nề.
    Riêng tôi thấy truyện này không được hợp lý, khi nói về con người trong sự bất tử. Cách giải thích trong Cô bé ba mắt chẳng hạn, xem ra đáng suy nghĩ hơn nhiều. Hoặc một câu nói mà chắc ai cũng biết "một trăm năm đầu tiên, ta sẽ phục vụ hết mình, một trăm năm sau, ta sẽ ban tất cả các điều ước, một trăm năm sau nữa, ta thầm hứa sẽ giết kẻ nào giải thoát cho ta, ngay lập tức !" - Lời của thần trong bình.

     
  3. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Siêu nhân Locke là một bộ truyện bi thảm. Hình như lúc đầu không được xuất bản vì nó quá nặng nề.
    Riêng tôi thấy truyện này không được hợp lý, khi nói về con người trong sự bất tử. Cách giải thích trong Cô bé ba mắt chẳng hạn, xem ra đáng suy nghĩ hơn nhiều. Hoặc một câu nói mà chắc ai cũng biết "một trăm năm đầu tiên, ta sẽ phục vụ hết mình, một trăm năm sau, ta sẽ ban tất cả các điều ước, một trăm năm sau nữa, ta thầm hứa sẽ giết kẻ nào giải thoát cho ta, ngay lập tức !" - Lời của thần trong bình.

     
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Trong khuôn khổ một cuốn truyên tranh người ta thường không thể không thể khảo sát hết được bản chất của cuộc nhân sinh được đâu...cái mà cậu đang nói đến.
    Tôi yêu Siêu nhân Locke vì chỉ một chút một chút thôi cái lý thuyết ngược của nó. Cái lý thuyết về số phận của siêu nhân, của cái con người mà luôn luôn được biết đến với những thành tích lẫy lừng, với những khả năng siêu việt tưởng như chỉ có trong tương tượng. Nhưng trước đó, hầu như không một cuốn truyện tranh về siêu nhân nào cũng phát hiện được phía sau vầng hào quang sáng chói của một siêu nhân đó là gì? Người ta vô tình quên đi cái bản chất của siêu nhân thực ra cũng là một con người trần thế, cũng có những cảm xúc bình thường như bao con người khác...
    Tôi nhớ lại trong một phim nào đấy (hình như Unbreakable thì phải) ông thuỷ tinh ( Mr.glass???) đã nói truyện tranh từ khởi thuỷ đã mang một ý nghĩa nào đấy về sự phân chia thiện ác. Những nhân vật thiện luôn là những siêu nhân bất tử, được diễn tả bằng những nét vẽ mạnh mẽ chính trực. Trái ngược với con quỷ được mô tả bằng những hình ảnh đen tối và giảo hoạt nhất. Thế nhưng kể từ Thời hiện đại ( cái thời mà Decartes người đã xoay chiều triết học từ tự nhiên đến con người) người ta đã thay đổi quan niệm khác đi. Rằng cái ác hay cái thiện không phải là một hình ảnh hoàn hảo và tiêu biểu, nó chỉ là biểu hiện của một thời gian nhỏ ,khoảnh khắc vượt trội giữa cái này và cái kia. Còn hầu như con người ta luôn đi trên một sợi dây giằng xé.
    Cho nên một số phận, một nhân vật cầm được nhìn nhận theo nhiều góc, nhiều cạnh. Luôn luôn có vinh quanh và nhục nhằn, hạnh phúc và đau khổ. Chúng đi với nhau như bạn đồng hành từ muôn thủa.Nếu như bao truyện tranh về siêu nhân khác thì Locke chẳng có gì đáng nói cả. nhưng chính một chút khác đó thôi nó làm cho người ta nhớ, nhớ mãi. Phải không?
    Locke cũng đã đặt ra một câu hỏi lớn nhất " sống và hành thiện như một siêu nhân để làm gì, nó liệu có hay hơn một cuộc sống bình thường không?" Không có câu trả lời, chỉ có cú ném của số phận là còn lại vết tích sâu thẳm.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  5. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Trong khuôn khổ một cuốn truyên tranh người ta thường không thể không thể khảo sát hết được bản chất của cuộc nhân sinh được đâu...cái mà cậu đang nói đến.
    Tôi yêu Siêu nhân Locke vì chỉ một chút một chút thôi cái lý thuyết ngược của nó. Cái lý thuyết về số phận của siêu nhân, của cái con người mà luôn luôn được biết đến với những thành tích lẫy lừng, với những khả năng siêu việt tưởng như chỉ có trong tương tượng. Nhưng trước đó, hầu như không một cuốn truyện tranh về siêu nhân nào cũng phát hiện được phía sau vầng hào quang sáng chói của một siêu nhân đó là gì? Người ta vô tình quên đi cái bản chất của siêu nhân thực ra cũng là một con người trần thế, cũng có những cảm xúc bình thường như bao con người khác...
    Tôi nhớ lại trong một phim nào đấy (hình như Unbreakable thì phải) ông thuỷ tinh ( Mr.glass???) đã nói truyện tranh từ khởi thuỷ đã mang một ý nghĩa nào đấy về sự phân chia thiện ác. Những nhân vật thiện luôn là những siêu nhân bất tử, được diễn tả bằng những nét vẽ mạnh mẽ chính trực. Trái ngược với con quỷ được mô tả bằng những hình ảnh đen tối và giảo hoạt nhất. Thế nhưng kể từ Thời hiện đại ( cái thời mà Decartes người đã xoay chiều triết học từ tự nhiên đến con người) người ta đã thay đổi quan niệm khác đi. Rằng cái ác hay cái thiện không phải là một hình ảnh hoàn hảo và tiêu biểu, nó chỉ là biểu hiện của một thời gian nhỏ ,khoảnh khắc vượt trội giữa cái này và cái kia. Còn hầu như con người ta luôn đi trên một sợi dây giằng xé.
    Cho nên một số phận, một nhân vật cầm được nhìn nhận theo nhiều góc, nhiều cạnh. Luôn luôn có vinh quanh và nhục nhằn, hạnh phúc và đau khổ. Chúng đi với nhau như bạn đồng hành từ muôn thủa.Nếu như bao truyện tranh về siêu nhân khác thì Locke chẳng có gì đáng nói cả. nhưng chính một chút khác đó thôi nó làm cho người ta nhớ, nhớ mãi. Phải không?
    Locke cũng đã đặt ra một câu hỏi lớn nhất " sống và hành thiện như một siêu nhân để làm gì, nó liệu có hay hơn một cuộc sống bình thường không?" Không có câu trả lời, chỉ có cú ném của số phận là còn lại vết tích sâu thẳm.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  6. Voi_con_o_ban_don

    Voi_con_o_ban_don Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Locke có thể nói là bước vào sự tuyệt vọng đến tột cùng. Không mọi cố gắng nỗ lực của ông ta đều giống như cộng thêm vào vô cùng. Kết quả luôn luôn là thế, không có gì thay đổi được cả. Con người khi bị tuyệt vọng đến như vậy thì còn có một hi vọng cuối cùng vào sự giải thoát tối hậu: cái chết. Còn ông ta thì không.
    Thế nhưng..... (hay là ở cái thế nhưng này) ông ta vẫn tiếp tục những nỗ lực không mệt mỏi, vì một cái lí tưởng của mình, về tự do, hạnh phúc của nhân loại. Đây là không chỉ là nghị lực phi thường à còn là lòng tin bất diệt vào cái mà mình theo đuổi. Giống như Paven trong Thép Đã Tôi Thế Đấy, Locke đã thể hiện một nghị lực mà ngay cả những người liều cả mạng sống của mình cho lí tưởng cũng không thể hiện được. Cái nghị lực không thể hiện qua tình tiết qua những pha ngã gục xuống trước sự tấn công của kẻ thù, mà nó thể hiện trên ngày tháng qua đi sau mỗi tập chuyện. Mỗi tập là một thế hệ mới là vài mươi năm, sự bất tử không đơn thuần là một gánh nặng nữa nó còn là một nỗi đau.
  7. Voi_con_o_ban_don

    Voi_con_o_ban_don Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Locke có thể nói là bước vào sự tuyệt vọng đến tột cùng. Không mọi cố gắng nỗ lực của ông ta đều giống như cộng thêm vào vô cùng. Kết quả luôn luôn là thế, không có gì thay đổi được cả. Con người khi bị tuyệt vọng đến như vậy thì còn có một hi vọng cuối cùng vào sự giải thoát tối hậu: cái chết. Còn ông ta thì không.
    Thế nhưng..... (hay là ở cái thế nhưng này) ông ta vẫn tiếp tục những nỗ lực không mệt mỏi, vì một cái lí tưởng của mình, về tự do, hạnh phúc của nhân loại. Đây là không chỉ là nghị lực phi thường à còn là lòng tin bất diệt vào cái mà mình theo đuổi. Giống như Paven trong Thép Đã Tôi Thế Đấy, Locke đã thể hiện một nghị lực mà ngay cả những người liều cả mạng sống của mình cho lí tưởng cũng không thể hiện được. Cái nghị lực không thể hiện qua tình tiết qua những pha ngã gục xuống trước sự tấn công của kẻ thù, mà nó thể hiện trên ngày tháng qua đi sau mỗi tập chuyện. Mỗi tập là một thế hệ mới là vài mươi năm, sự bất tử không đơn thuần là một gánh nặng nữa nó còn là một nỗi đau.
  8. asuka

    asuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    egoist kiếm đâu được 32 tập thế em? Hồi trước đang đọc dở truyện này thì bị dừng xuất bản ở tập mười mấy. Egoist có đủ bộ 32 tập không thế?
  9. asuka

    asuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    egoist kiếm đâu được 32 tập thế em? Hồi trước đang đọc dở truyện này thì bị dừng xuất bản ở tập mười mấy. Egoist có đủ bộ 32 tập không thế?
  10. metalari

    metalari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2001
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Đúng nó là một bộ truyện cực kì bi thảm, nhưng sự bi thảm đó cho ta thấy thêm yêu cuộc sống, trân trọng những người ta yêu quý hơn.

Chia sẻ trang này