1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Siêu và Song Đao ,VN

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi banabinhdinh, 14/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hình như bác MSGvovit là đồng hương với VOTA thì phải, dấu hỏi ngã cứ lộn tùng phèo hết.
    Tôi nghỉ học mười mấy năm rồi.
    Tôi nói bác chờ thì bác cứ chờ đi. Chừng nào tôi học tới bài "Thanh Long Yểm Nguyệt Đao" thì sẽ trả lời cho bác. Còn cây đại đao tôi treocắm ở nhà để cho...vui mà thôi.
    Tạm thời thế này nhé. Bác chắc cũng biết sử roi và côn rồi. Theo sở học của tôi thì côn ra lực ở tay trước, roi ra lực ở tay sau. Siêu cũng ra lực ở tay trước như côn nhưng không "suốt" tay theo thân siêu, đoạn từ đốc đến tay trái hơi dài chứ không phải khoảng 15-20cm như côn và roi.
    Hy vọng bác không cho rằng tôi múa rìu SIÊU qua mắt thợ.
    Hí, bác không tin vì bác chưa thấy thì có gì đâu mà lạ.
    Còn bác không tin vào hiệu quả của nó thì. Xin lỗi... Em còn nhỏ dại không dám liều lĩnh đâu ạ.
    Nhưng mà bài song tô tôi tập (bài thiệu đã giới thiệu ở trên) là tay cứ lật lia lịa đấy. Cũng chẳng biết để làm gì nữa. Chừng nào "ngộ" ra thì "báo cáo" với bác.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 26/02/2006
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Khừa.. khừa.. lần này sự hoài nghi của anh bảy đặt đúng chỗ rùi đấy...ặc.. !!!...
    Từ giờ trở đi anh khẳng định luôn đi... để lòng hoài nghi vào mối khác là vừa
  3. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Nói chuyện võ thuật đàng hòang nhé . Tui 0 thích trò này .
    Chú em là đệ tử của CỤ ấy à ? Wa không thèm đỡ, né, gì ráo . Bỏ chạy thôi . Thua lâu rồi .
  4. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Xin phép được góp ý 1 chút: có lẻ phép dùng song tô để chống côn tương tự phép dùng sai để chống kiếm chăng ?
    (tui thấy có hình cây sai ở http://www.karatesupply.com/sai.htm)
    Tui có dịp thấy qua biểu diễn sai nhưng không nhớ rõ, hình như có thể dùng sai để đỡ kiếm theo 2 cách: cách nhứt xin tạm goi là thuận: coi sai như là 1 cây kiếm nhỏ => cầm thuận & dùng thân sai để đỡ và cái móc có thể dùng để chặn kiếm; cách thứ hai xin tạm gọi là nghịch: dùng ngón tay trỏ hay cái gì đó (không chắc lắm) để lật sai => vẫn dùng thân sai để đỡ kiếm
    Tui chỉ mới được coi biểu diễn sai một mình chớ chưa được coi dùng sai chống kiếm thiệt sự để nhưng điều trên đây chỉ là suy đoán (do thấy người biểu diễn hay lật sai). Và những từ ngữ như thuận, nghịch, thân, móc là do tui xin tạm gọi như vậy (vì không biết gì về sai hết)
    Và có lẽ phép dùng song tô chống côn cũng tương tự phép dùng tonba để chống kiếm chăng(hình tonba có ở http://www.okinawankarateclub.com/weapons/tonfa.htm)
    (tui có thấy qua biểu diễn sai & tonfa và được biết loáng thoáng đó là binh khí của dân okinawa => lên mạng coi tìm thì thấy họ gọi tên như vậy, không biết tiếng việt mình có gọi là như vậy hay dùng từ khác )
    (có gì sai sót mong được góp ý, xin cám ơn)
    -thân
    Được be_te sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 27/02/2006
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thì có câu trả lời cho anh rồi nhé.
    Siêu có ngạnh dùng khoá binh khí.
    Đại đao không có ngạnh.
    Vì vậy cây siêu của anh Bhanar không phải là siêu mà là đại đao. Đó là ý kiến chủ quan của tôi mong anh đừng giận.
  6. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Vì bác cuonglvht đã chỉ cho cái topic này tự nhiên buồn tay mò trên mạng có cái link này:
    http://swordforum.com/swords/vietnamese/swordsofviet.html
    của một bác Tây đã bỏ công khảo cứu, em cũng chịu khó dịch lại 1 tý, còn ảnh thì bác sang bên đó xem hay up hộ, bắt đầu:
    Những thanh gươm của Việt Nam
    bài và ảnh của Scott Rodell
    Gươm Việt là một sự pha trộn đẹp đẽ và thú vị giữa gươm Thái, Nhật và Tàu; ở những thiết kế sau thì có ảnh hưởng của Pháp.Thợ rèn Việt Nam có các phương pháp hoàn thiện để khảm kim loại quí và các sợi chỉ bạc vào phần cán gươm, đó cũng là nét độc đáo của bộ phận này.Những thanh gươm quý còn được lắp cán ngà voi. Cán này có thể là phần đầu của ngà voi hoặc 1 phần của răng hàm voi,
    Kiếm
    Là gươm thẳng có 2 lưỡi sắc không có gì tương đương trong khu vực Đông Nam á. Kiếm rõ ràng là sự thừa kế trực tiếp từ gươm thẳng TQ(Jian) và lặp lại khá rõ hình dáng chung và thiết kế của gươm TQ.Dù sao kiếm Việt nhẹ hơn với lưỡi gần như cây kim.Về 1 số khía cạnh nó khá giống gươm nhỏ của châu Âu và nếu nhìn qua rất dễ nhầm tưởng có nguồn gốc châu Âu.
    Đao
    Tương đương saber, có thể thấy có 3 biến thể. Mỗi cái có ảnh hưởng từ 1 trong 3 nguồn ngoại lai đã nêu trên. Từ 1400-1800, đao bị chia về hình dáng theo sự chia cắt về chính trị. Đao miền bắc chịu ảnh hưởng của "liễu diệp đao" đời Minh, cán đao có thể dài bằng 1 bàn tay đến 1,5 bàn tay.
    Ảnh1
    Đao Cochin(đao Nam Kỳ). Đây là đại đao Việt, có lẽ có từ thế kỷ 19. Lưỡi đao cong nhẹ có rãnh lõm hẹp ở cả hai phía của lưỡi, được tạo bởi một đường chạm khắc có độ cong nhẹ.Phần cuối của lưỡi được lắp ốp tay bằng đồng có dạng đĩa, được trổ thủng và khảm bạc và đồng đen với hoa văn cầu kỳ. Cán đao bằng ngà có khảm bạc, đồng. Vỏ bằng gỗ đã được thay từ trước.Thanh đao này ảnh hưởng của Tàu,Miến và Nhật phản ánh các trào lưu văn hoá và chính trị đã tràn qua nước này.
    Đao của Nam Kỳ có phiên bản cầm 2 tay gọi là đại đao, nó có liên quan đến đao Miến và Thái nhưng cũng cho thấy ảnh hưởng của Nhật.Thật thích thú để xem nguồn gốc của ảnh hưởng của Nhật: có sự hiện diện của người Nhật ở Thái và bờ biển Việt Nam (Hội An) từ đầu thế kỷ 15 hoặc 16.Ở Thái, họ đóng vai lính đánh thuê và có vẻ họ cũng làm cướp biển như ở ccá vùng khác.Do vai trò là lính hoặc cướp, người Việt chắc có tiếp xúc với vũ khí gốc từ Nhật.
    Ảnh hưởng của Nhật lên đại đao Việt rõ nhất ở phần chuôi. Những thanh đao này có ốp che tay giống tsuba của katana Nhật. Một số giống hệt đến mức sao chép cả các lỗ nằm ở phía bên của ốp che tay vốn để cài lưỡi dao găm nằm ở sườn vỏ gươm Nhật(nhưng không có ở đại đao).Đại đao Nam Kỳ cũng có habaki(tiếng Nhật là cổ áo)ở phần cuối lưỡi gươm như kiếm nhật(là một miếng đồng ôm sát lưỡi gươm, trước ốp che).Đôi khi, một vòng đệm răng cưa được chêm giữa ốp che và "cổ áo" giống seppa của Nhật.
    Trong khi các chi tiết vừa chỉ ra giống Nhật thì hình dạng chung là của Đông Nam á.Cán của các vũ khí này cũng có mặt cắt tròn như dha của Thái và Miến. Cần phải nói đôi khi người Việt dùng lưỡi kiếm của nước ngoài(thái dụng?), 1 ví dụ ở viện bảo tàng Metrôplitan ở Newyork cso dùng lưỡi của Nhật.Kiếm và đao sau này có dùng lưỡi của Pháp.
    Lưỡi gươm nguyên gốc của VN dùng phương pháp kẹp thép, một phương pháp người Tàu có dùng được gọi là qianggang.Đó là dùng một lưỡi cắt bằng thép cứng kẹp bởi phần thép mềm hơn. Đôi khi lưỡi gươm được làm bằng đồng hăọc đồng thau, có lẽ chỉ có tác dụng trang trí.Cuối 1890, 1 người Pháp du lịch nhận xét rằng chất lượng lưỡi kém đi.
    Đầu thế kỷ 19, 1 yếu tố ngoại lai nữa ảnh hưởng đến gươm Việt- nước Pháp.
    Sau khi nước Pháp đánh phá triều Nguyễn vào thế kỷ 1802 thì ảnh hưởng cảu Pháp rất rõ như chóp cán(pommel) hình đầu sư tử hay vòng che tay hình chữ D.
    -----------Phù mỏi tay quá, thôi-------------
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy tác giả bài viết phiên âm không đúng đối tượng.
    - Kiếm thì đúng rồi.
    - Nhưng đao thì không đúng.
    Người Việt hình như chưa thấy bao giờ gọi cái loại dài dài, hẹp hẹp, cong cong một lưỡi ấy là đao cả. Đã là đao thì phải to bản. Không biết có cách gọi nào khác không thì chưa rõ.
    Loại kiếm một lưỡi thường được gọi là "gươm", bản chất cũng là một cách phiên âm khác của "kiếm" trong chữ Hán.
    Nếu đúng là thời Minh cũng có loại kiếm một lưỡi thì nó vẫn khác gươm Việt ở chỗ không có móc.
    Còn đao ngày xưa tôi được học như thế này. (Hồi đó phải học thuộc rất kỹ cách phân biệt giữa Võ Ta và Võ Tàu). Thực ra cũng có nhiều thắc mắc lắm nhưng chưa hỏi thầy hết được.
    - Đao Tàu: không ngạnh lưỡi trên đốc nhỏ.
    - Đao Ta: có ngạnh lưỡi trên đốc lớn.
    Thực chất tôi cũng chỉ học vẹt thôi chưa được thị phạm nên không biết bình luận như thế nào.
  8. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Thực ra đây là cách phân loại theo quan điểm Tây: cái loại 1lưỡi thiên về chém thì xếp vào sabre, loại 2 lưỡi bản nhỏ thiên về chọc thì xếp vào kiếm(quên béng tiếng Tây là gì) về sau nó thấy chọc vừa sạch sẽ ít máu vừa tổn thương sâu thì nó làm cả kiếm roi như cái dùi vậy.
    Tất nhiên ở ta có phân biệt gươm và kiếm như bác nói nhưng nếu đưa bài quyền bài kiếm thì em chưa nghe thấy bài gươm nào cả, toàn nghe nào bát trảm đao, hổ đầu đao... có lẽ mình biết ít chăng
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng loại một lưỡi thì gọi là sabre hay saber nhưng gọi nó là dao thì không đúng.
    Tôi nhớ hình như loại hai lưỡi gọi là sword là đủ rồi.
    Theo quan điểm của tôi thì "gươm" là một cách gọi cho nó có vẻ "Việt" thôi chứ bản chất nó là "kiếm ta". Tôi cho rằng các bài "trường kiếm", "song kiếm" trong các bài bản võ ta đều là đi loại 1 lưỡi này.
    Kể cả loại 1 lưỡi hay 2 lưỡi đều có kỹ thuật chém tương đối giống nhau. Bao gồm:
    - Rạch (chém bằng mũi).
    - Liếc (chém bằng lưỡi).
    Hai kỹ thuật này hoàn toàn khác với kỹ thuật chém của Đao.
    Cách cầm cũng khác nhau. Cầm kiếm có thể duỗi hết cho cánh tay và kiếm tạo thành một đường thẳng. Cầm đao thì không.
  10. tretruc

    tretruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    http://swordforum.com/swords/vietna...g cổ tay rất nhiều) nhiều hơn là chém, chặt.

Chia sẻ trang này