1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Simple is Perfect? let's discuss

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi longbanana, 23/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghe ai đó nói "Kiến trúc Việt Nam là nền kiến trúc của Biểu tượng" hay đại loại là "Symbolism" gì đó. Một đồ án cứ phải có yếu tố "hình gợi hình" mới xong.
    Ví dụ: "Tèn... ten ... Hình khối công trình thể hiện hình tượng những búp măng non vươn lên trong gió, tượng trưng cho sức sống và niềm tin vào tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam. Mặt bằng có hình dạng 5 ngón tay xoè rộng, tượng trưng cho 5 yếu tố cơ bản của Ngũ Hành luận .... Nếu đứng từ phía núi nhìn sang sẽ thấy hình khối phản chiếu nắng chiều lấp lánh như ngọn hải đăng trên biển ... Blah ... blah ... blah ...."
    Tớ thì thích nói về quá trình phát triển của một thiết kế hơn là "bài hát" kia, không biết có phải vì "nghe nhiều sinh chán" hay không nhỉ?
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 24/11/2005
  2. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Em bốt lại sang bên này cho nó tập chung
    Bác longbanana có thể liên hệ đến quá trình tập võ, cú đấm thẳng ai cũng được học ngay khi bắt đầu và thường coi như là kĩ thuật sơ đẳng. Nhưng sau độ 5 năm vẫn cú đấm đó phải dân có nghề nhìn mới biết là khác.
    Lúc đầu đơn giản, sau đó là phức tạp hoá rồi mới đến đơn giản hoá. Cái đơn giản sau khác cái đơn giản trước. Cái simple trong simple is perfect là cái đơn giản sau đấy. Để đạt được nó không đơn giản tí nào.
    Khi nào không còn băn khoăn đến đơn giản hay phức tạp nữa mới là cao thủ.
  3. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Một cú đấm thẳng mà vẫn xoay úp bàn tay thì vẫn chỉ là một cú đấm cổ điển. Cú đấm thẳng mà bàn tay đứng mới là cú đấm hiện đại, kiểu này nhanh đến mục tiêu hơn nhưng lực tác dụng nhẹ đi. Luyện cỡ 5 năm mới đạt được tốc độ và lực. Khi đấm ra mà mắt không chớp, vai không lay động có thể nói là cao thủ thượng thừa. Nếu để vai lay động thì đối thủ phát hiện ra ngay
  4. longbanana

    longbanana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thanks for your consideration, nhưng hồi đấy em không có thời gian diễn đêm bác ạ, tiến độ gấp quá, mí lị em nghĩ diễn đêm thường long lanh roài, không cần thiết phải màu mè làm dzề, quan tâm đến view ban ngày thôi.
    Đây là mấy con mặt bằng của em, bố trí đơn giản thôi
    [​IMG]
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng post sang bên này cho nó tập trung.
    Hihi... Cái này thì tùy quan điểm. Phía trên anh có nói như thế này, tôi xin trích lại nguyên văn:
    "Hihi, không ngờ trong phút đau đầu vì phải đọc cái mớ lý thuyết lằng nhằng bigness ..."
    "Lằng nhằng quá, tôi chả khoái Tôi vẫn quan niệm Simple is perfect. Tại sao cuộc sống đã vốn lằng nhằng mình cứ phải bới tung, mổ xẻ nó lên nhỉ, hơn thế nữa kiến trúc lại càng là một thứ hổ lốn lằng nhằng Không biết đơn giản hóa trong Design thì chỉ có nước tẩu hỏa nhập ma sớm"
    Từ những câu nói này của anh tôi mới suy ra cái kết luận: "Simple is Perfect" của anh phần nào chứng tỏ sự bất lực trong việc hiểu và nắm bắt cái "phức tạp", hoặc từ chối tiếp cận cái "phức tạp". Các bậc thầy của Folding Architecture hay Bigness có lẽ ban đầu cũng vậy, nhưng qua nghiên cứu, đặc biệt là thực hành, họ biết sử dung và phát triển nó như một chiêu thức sở trường. Họ có khả năng đơn giản hóa hoặc phức tạp hóa nó tùy theo không gian và thời gian. Như vậy mới là "Bản chất của kiến trúc".
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 24/11/2005
  6. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt chiêu này được đặt tên riêng là "Cú cụng", hay "Cú chạm". Bình thường, khi đấm kiểu cổ điển, võ sỹ thường hô lên: "HAYA...". Trong khi đó, với cú đánh hiện đại, người xuất chiêu thường hô lên:" ZÔ...". Nhiều cao thủ khi đánh hội đồng còn hô lên: "1, 2, 3, ZÔÔÔÔ... !" để khủng bố tinh thần đối thủ.
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 24/11/2005
  7. goldbullvn

    goldbullvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy các cậu toàn chê bai, chẳng góp ý cho Long ''chuối'' được câu nào. Chẳng han kậu Long mới ra Trường, chưa hiểu lắm về bản chất cấu tạo của Vật liệu gỗ, cậu ấy cứ tưởng gỗ như thép hình, thì anh em phải góp ý chứ! Mộng và bản đỡ cần thế nào khi liên kết cây gỗ nghiêng với cây gỗ ngang... Hoặc tạo sự thống nhất giữa việc ốp gỗ và kết cấu Bê tông với sơn giả gỗ khung thép hình...
    Theo cảm nhận của tôi thì Mặt bằng này dơn giản về cách thể hiện nhiều hơn là đơn gian về không gian. Mấy cái vụ Bếp + VS thì tống vào góc nào đó hoặc dúi xuông đất, chưa quan trọng lắm, cái chính là cảm giác (mắt thấy) và cảm nhận (bị mưa dột) đối với cái tổ hợp này!
    Dù sao thì quả chuối cũng đừng nản, tiếp tục làm việc, có ngày sẽ làm cho thiên hạ ''giật mình''!

  8. longbanana

    longbanana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, nhưng tôi ra trường đã lâu và chuyên về kết cấu gỗ
    Về chuyện mưa dột: Ý tưởng của tôi là lớp vỏ ngoài chỉ bảo vệ cho khối trong (toàn cửa kính xếp) khỏi mặt trời, tránh hiệu ứng nhà kính trường hợp đóng tất cả các cánh cửa xếp. Concept là không phân biệt không gian đóng hay mở, mùa hè + đẹp giời có thể mở tất cả cửa xếp --> không gian trong và ngoài đều là không gian mở --> Tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên (View, climate...). Trời mưa hay mùa lạnh chỉ sử dụng không gian trong, các cửa xếp đóng lại, nước mưa có thể xuyên qua lớp ngoài, lớp trong có hệ thống máng thu riêng --> Không gian trở thành không gian đóng (Vẫn đảm bảo được view).
    Kết cấu gỗ đã được kiểm định + tìm được hãng cung ứng, giàn gỗ có thể vượt nhịp 80m, con nhà của tôi chưa nhằm nhò j. Như công trình trên sử dụng kết cấu gỗ thuần tuý. Sorry phần kỹ thuật không post lên được vì liên quan bản quyền.
    Chuyện anh em chê bai tôi cũng đã chấp nhận khi post bài này lên. Khi mở topic tôi muốn thảo luận về quan điểm kiến trúc thế nào là "đơn giản". Đơn giản trong ý hay đơn giản trong hình, đơn giản mang tính triết học hay đơn giản trong quy luật Design thị giác... Vì là chủ topic nên tôi chấp nhận post 1 công trình của tôi (chi tiết trong phạm vi có thể) để anh em mổ xẻ. Tôi muốn dùng chính công trình của mình để nói về con đường mình đi chứ không chỉ nói lý lẽ của KTS này, viện dẫn lời của KTS nọ, mấy bác đấy thì giỏi + nổi tiếng quá rồi, tôi k dám so, nhưng tôi muốn tranh luận = công trình của tôi chứ không phải chỉ nói miệng.
    Thường 10 KTS xem mà có 1 người không chê là may lắm rồi. Chân thành cảm ơn bác lần nữa, nếu quả thật tôi mới ra trường thì bác đúng là kíu tinh của tôi đấy, dân mới ra trường không chịu nổi đao búa của anh em trong này đâu.
    Luôn Welcome bác trong topic của tôi.
    Được longbanana sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 25/11/2005
  9. longbanana

    longbanana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    To Hotheart: Thanks vì đã quan tâm.
    1: Bác đọc 1 cuốn sách khó hiểu thì liệu đọc xong bác hiểu bác đau đầu hơn hay đọc xong rốt cuộc bác chả hiểu j bác nhẹ đầu hơn??? Đọc --> đau đầu --> kết luận bất lực --> quá vội vàng.
    Nếu tôi không ngẫm nghĩ về những gì tôi đọc thì tôi chả bao giờ đau đầu, còn tôi ngấm được đến đâu có lẽ chỉ có tôi biết, nhưng chuyện tôi quan niệm khác với Big cũng là 1 quan niệm cá nhân của tôi --> Kết luận: bác kết luận về tôi quá vội vàng.
    2:
    --> Lại một lần nữa vội vàng. Hướng về sự đơn giản không có nghĩa không biết sự phức tạp. Tôi luôn đọc kỹ những lý thuyết thiên về phức tạp hoá kiến trúc (Như trong diễn đàn này đã khiến tôi tìm hiểu kỹ về FA (Tôi đã nói ở bài mở đầu topic) + nhiều lý thuyết khác tôi đọc ở bên ngoài) nhưng quan niệm của tôi về đường lối vẫn là sự đơn giản.
    3: Luận về "Đơn giản" thật ra không hề đơn giản, như khối của Ando cô đọng về hình nhưng vô cùng về ý. Trình của tôi mới chỉ ở mức đơn giản trong quy luật sinh hình nhưng tạo ra nhiều cách cảm thụ + ấn tượng khác nhau. Sau này nó tiến đến mức nào thì tôi chưa biết. Đến lúc đấy tôi sẽ post công trình lên cho các bác xem. Tính tôi k ưa nói miệng.
    Mong bài trả lời của bác.
  10. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ lưu ý các bác là trong quá trình đi theo một khuynh hướng gì đó của kiến trúc thì đừng quên tam đoạn thức của Pollio Virtuvius: tiện lợi, bền vững và đẹp.
    Dạo này em đang tu nhân tích đức nên không muốn bình luận gì về ví dụ của simple mà bác longbanana bốt lên. Nhưng qua đó em chắc chắn là bác chưa có sự trải nghiệm cần thiết đế hiểu thế nào là đơn giản. Hy vọng sau dần dần bác sẽ vỡ ra điều đó.

Chia sẻ trang này