1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh lý học giải trí

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi DrSlump, 15/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    Sinh lý học giải trí

    Vì bài viết này sẽ dài, nên mình nhờ mọi người, có thắc mắc gì hãy lập Topic khác để hỏi hoặc bàn luận. Vì mình muốn nó được liền mạch, cho mọi người dễ đọc. Và vì nó là giải trí nên nó sẽ viết hơi buồn cười 1 chút.
    Nó sẽ được chia là 8 phần:
    - Đại dương riêng tư.
    - Vật liệu xây dựng.
    - Thông khí.
    - Hàng tỷ người khuân vác.
    - Con chim lửa.
    - Điện sống.
    - Sự cống hiến của thông tin.
    - Tủ ướp lạnh cá nhân.
    - Cò và bắp cải.
    Hi vọng mọi người sẽ thích topic này.


    Vì tình yêu mong manh như thủy tinh..
    1980 Family​
  2. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    I-Đại dương riêng tư
    1-Chất tạo nên hành tinh chúng ta:
    Khi hướng kính viễn vọng lên một trong những hành tinh láng giềng của Trái đất, nhà thiên văn thường băn khoăn tự hỏi, trên đó có nướcoxy hay không ? Sự quan tâm này không phải là ngẫu nhiên. Nếu phát hiện được trên một hành tinh nào đó có đủ lượng oxy và nước, thì có thể hi vọng trên đó có sự sống, hay ít nhiều cũng giống như sự sống trên hành tinh của chúng ta. Chính nước đã tạo ra Trái đất, làm cho nó được như ngày hôm nay và sinh ra sự sống. Hơn nữa, nước là chất kì lạ nhất trên Trái đất, càng hiểu biết về nó bao nhiêu, ta càng thấy nó kì lạ bấy nhiêu. Chắc không mấy ai suy nghĩ về những tính kì lạ của nước, và điều này cũng dễ hiểu thôi, nước bao bọc chúng ta khắp nơi. Nó là một chất dễ tìm thấy trên hành tinh của chúng ta. Nước chiếm 3/4 diện tích Trái đất, gần 1/2 lục địa bị nước rắn (băng và tuyết) bao phủ, và cũng có tới 1/2 lục địa bị mây mù che lấp, mà mây mù lại do hơi nưóc và các giọt nước bé li ti tạo thành. Ngay trên những khoảng trời không gợn mây thì cũng thường xuyên có hơi nước. Ngay trong cơ thể con người, nước cũng chiếm đến 71%.
    Điều kì lạ của cái chất bình thường mà có thể tìm thấy trên khắp hành tinh này là gì ? Đó chính là vì ngoài nước ra, trên trái đất không còn một chất nào có số lượng lớn mà lại tồn tại được dưới cả 3 dạng: Rắn, lỏng khí.
    Nước tạo ra khí hậu Trái đất. Nếu không có nó, hành tinh này đã bị nguội lạnh từ lâu, và sự sống cũng không còn nữa. Nhiệt dung của nước vốn đặc biệt cao. Khi được đun nóng, nó thu vào rất nhiều nhiệt, và khi nguội đi, nó lại hoàn toàn trả nhiệt. Đại dương, biển và các khối nước khác trên hành tinh chúng ta, hơi nước trong không khí đóng vai trò các bình thu nạp nhiệt. Nó là lớp bông trong cái "áo khoác" tầng khí quyển của trái đất, không có cái áo này thi Trái đất đã "nhiễm lạnh" của vũ trụ lâu rồi. Còn nhiều tính chất nữa mà có lẽ các bạn cũng đã biết. .. có lẽ chúng ta nên dừng ở đây. Chúng ta sẽ nói về "Nước sống" và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể con người.

    Vì tình yêu mong manh như thủy tinh..
    1980 Family​
  3. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    2-Nước sống
    Các bạn có biết tại sao hầu hết các chất khi nóng lên đều giãn nở không ? Điều này cũng thật dễ hiểu. Sự chuyển động của các phân tử làm nên vật chất đã tăng lên. Các phân tử bị chật chội phải chen chúc nhau, chèn ép xô đẩy các phân tử khác, do đó vật thể giãn nở ra. Nước lại xử sự theo cách khác.
    Như ta đã biết, phân tử nước gồm 1 oxy và 2 hydro. Những nguyên tử này xếp thành hình tam giác. Một góc do oxy chiếm giữ, còn 2 góc kia do những proton, nhân của các hydro. Trong trường hợp này, các quỹ đạo của những điện tử đơn độc của 2 nguyên tử hydro dều bị dồn ép mạnh sang phía đối diện.
    Khi nhiệt độ của nước hạ xuống và chuyển động nhiệt của phân tử giảm, thì tính điện từ của phân tử nước mạnh hơn chuyển động này. Các phân tử bắt đầu liên kết theo lối cầm tay lôi kéo nhau: hai proton cố kéo lại mình mỗi proton 1 điện tử của phân tử kế cận, trong khi chính điện tử của mình lại bị những proton khác kế cận đó co kéo. Mỗi phân tử nước lại liên kết với bốn phân tử nước khác. Một lưới tinh thể đẹp như mảng thêu đăng ten xuất hiện với nhiều khoảng trống, đủ rộng để các phân tử nước lọt vào và thoát ra dễ dàng.
    Khi nhiệt độ tăng lên, chuyển động nhiệt phân tử cũng tăng lên, liên kết giữa chúng bị chùng xuống và bị phá vỡ: băng tan. Những phân tử bị tách rời ra sẽ lọt vào trong các lỗ hổng, thể tích của nước do đó mới giảm xuống.
    Nước từ băng tan ra vẫn còn giữ được cấu trúc của băng trong một thời gian dài. Tất nhiên không phải toàn bộ cấu trúc. Trong khối nước băng tan, còn vô số những mảnh vụn vẫn giữ được cấu trúc của nước đá, các nhà khoa học gọi nó là "bụi băng". Những hạt bụi băng này không tan ngay cả khi đun nóng nước lên đến 30'C. Số lượng của chúng chỉ giảm sau khi nhiệt độ lên cao hơn 40'C.
    Thế cơ thể phản ứng với các bụi băng không nhìn thấy này như thế nào? Tại sao nhiều vi sinh vật lại phát triển mạnh trong vùng băng tan ? Tại sao trứng và nhộng của nhiều sâu bọ ôn đới lại phải phát triển ở nhiệt độ thấp ? Những động vật non hay chim được cung cấp nước băng tan lại phát triển nhanh hơn và ít bệnh tật?
    Trước đây, có ý kiến cho rằng, nước đơn thuần chỉ dùng để lấp các chỗ trống giữa các phân tư lớn. Về sau người ta làm sáng tỏ là màng của đa số tế bào cơ thể và các phân tử sống khổng lồ là vô cùng lớn so với cấc phân tử nước. Chúng đã lôi kéo và cầm giữ các phân tử nước sát vào mình, theo một trật tự xác định như mạng lưới tinh thể khi nước đóng băng. Phân tử cáng lớn, lớp "băng" ngoài càng dày. Chất nguyên sinh của tế bào và dịch gian bào chứa đựng không biết cơ man nào là "tảng băng trôi" thuộc loại đó. Như thế là cơ thể đã làm "đông cứng" một phần lớn nước chứa trong mình. Nước trở nên "sống" khi "đóng thành băng".
    Nước sống còn có một tính chất quan trọng nữa. Người ta nhận thấy, đa số các phân tử protein, gluxit và lipit có cấu trúc ăn khớp một cách kì lạ với cấu trúc của băng, nhờ đó mà các phân tử ấy nằm gọn trong các khoảng trống của mạng lưới tinh thể băng. Chính vì thế, khi nước đóng băng, các phân tử trên không bị hư hỏng.
    Nước xử sự hoàn toàn khác với các phân tử mà hình dạng không phù hợp với cấu trúc của băng : khi đóng băng nó làm vỡ các phân tử lớn và loại bỏ các phân tử nhỏ. Vì thế mà băng ở Bắc Băng Dương nhạt, khi nước ở đó đóng băng, muối đã bị loại.
    Những phân tử trong cơ thể sống có thể thay đổi hình dạng vì những nguyên nhân khác nhau. Những phân tử không có khả năng làm vỏ băng trên bề mặt, có thể sửa chữa bằng bụi băng. Khi dính kết, phân tử méo mó sẽ có những bụi băng bù đắp.
    Nguyên nhân của sự già cỗi là sự tích luỹ nhiều phân tử bị hư hỏng. Vậy có một giả thiết, nếu đúng thì có thể làm cơ thể trẻ lại bằng cách cung cấp cho nó đầy đủ lượng bụi băng. Để làm điều này, cần hạ nhiệt độ cơ thể xuống thật thấp, sẽ có những hạt bụi băng riêng lẻ bắt đầu xuất hiện, hoặc cung cấp cho cơ thể những bụi băng đã làm sẵn. (Đã có thí nghiệm trên động vật và có kết quả làm trẻ lâu, hiện giờ tôi chưa có tài liệu ) Tác dụng tốt của nước băng tan là ở đó.
    ...( còn tiếp )...

    Vì tình yêu mong manh như thủy tinh..
    1980 Family​
  4. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    ...Theo quan điểm này thì sử dụng nước không đun sôi có lợi hơn nước đun sôi(Vấn đề tranh cãi). Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao, những màng lưới tinh thể của băng trong nước bị tan vỡ hoàn toàn và những phân tử chuyển sang mối liên kết khác. Cho nên, muốn làm cho nước đun sôi đông cứng trở lại, trước hết cần phải phá vỡ những mối liên kết đó. Việc này không dễ. Nếu trong mùa đông, nếu ta đem đặt ngoài trời một ít nước đun sôi đủ tinh khiết, thì bất chấp những qui luật mô tả trong các sách giáo khoa vật lý phổ thông, nước sẽ không đóng băng ở 0'C mà chỉ đóng băng ở - 7'C. Trong cơ thể cũng thế. Để những phân tử sống có trong nước chè chúng tao uống có thể tạo thành những "băng trôi", trước hết cần phải phá vỡ những liên kết giữa những phân tử nước đã được hình thành trong khi đun sôi.
    Người ta gọi loại nước không đóng băng ở dưới 0 độ là nước "chậm đông". Khi trong cơ thể có nhiều nước "chậm đông" như vậy, thì nó sẽ làm tích tụ các sản phẩm có hại của sự trao đổi chất. Chính khi "đóng băng" nước trở thành sạch và đã loại khỏi mạng lưới tinh thể của mình những hợp chất có hại. Người ta cho rằng những "băng đảo" thực hiện chức năng rất quan trọng trong công việc của cơ. Như ta đã biết, cơ co nhờ nhận được năng lượng do phân giải những axit ađenôzin triphotphat. Protein miozin là một bộ phận hoạt động của cơ. Chuỗi miozin cấu tạo như chuỗi hạt cườm gồm rất nhiều protomiozin. Lực liên kết của chúng giữ cho chúng không tách rời, đủ sức làm cả chuỗi chun lại thành một cấu tạo cô đặc hơn. Lực giữ cho chuỗi co giãn chính là tinh thể nước, bộ áo giáp "băng" hình thành quanh phân tử miozin. Nếu bộ giáp bị phá vỡ nhanh chóng, thì chuỗi protomiozin được giải phóng sẽ co và chun lại thành một khối cô đặc hơn. Nguồn năng lượng nhân được từ ATP như thế là dùng để phá vỡ màng băng, chứ không phải hoàn toàn dùng cho việc co cơ. Sau đó, phân tử miozin lại liên kết màng băng, "băng" lại căng chuỗi protomiozin ra, và cơ lại giãn.
    Kì sau : Nước chết.

    Vì tình yêu mong manh như thủy tinh..
    1980 Family​
  5. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    Nước chết
    Chiến tranh thế giới thư 2 đang hoành hành. Trong những sự kiện đầy hăm doạ của những ngày đó, có 3 sự kiện tối mật không được ai biết đến hoắc không làm ai chú ý đặc biệt.
    Sự kiện thứ nhất ở nước Pháp.
    Ngày 16 tháng 5 năm 1940, khi quân đội phát xít ào ạt tiến vào Pari, hai nhà bác học ở phòng thí nghiệm Jôilô Quyri đã lui xuống miền nam nước Pháp. Họ đã trở đi 185 kilôgam nước trong những thùng kín và xếp lên tầu thuỷ của Anh ""Brampăc"" ở Boocđô. Tất cả những thùng nước đó đã được buộc chặt trên bè gỗ, để nếu có tàu ngầm của địch có đánh đắm thì vẫn cứu được nước. May thay, cuộc hành trình đã diễn ra an toàn và thuận lợi, món hàng đặc biệt đã sang Anh nguyên vẹn.
    Sự kiện bí mật thứ 2 xảy ra tại Đan Mạch, nơi bị bọn Phát xít chiếm đóng. Trong một đêm dông bão khủng khiếp, nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Nien Bo đi trên một chiếc tàu tý hon trốn sang Thuỵ Điển. Vật quí giá duy nhất mà ông ta mang trong hành lý là một chai bia. Nien Bo đã giữ dìn nó như chính con ngươi của mình vậy. Bên trong nó chỉ có độc một chất nước tinh khiết.
    Sự kiện thứ ba xảy ra ở Nauy cũng không kém phần bí ẩn. Năm 1942 quân nhảy dù Anh đã đột nhập vào thành phố nhỏ Riucan ở NaUy. Mục đính của nó được giữ bí mật trong thời gian dài. Mãi tới khi chiến tranh kết thúc, người ta mới biết công việc mạo hiểm này nhằm mục đích duy nhất : Triệt phá và cướp đi 400 lít nước ở 1 nhà máy nhỏ.
    Nguyên nhân chính của các sự kiện khó hiểu này chính là nước nặng.
    Bản chất của nước năng ? Nhà bác học người Mỹ Juri đã nhận thấy rằng, ngoài hyđrô thường, còn có loại hyđrô nặng, mà trong đó nguyên tử hyđrô của nó nặng gấp đôi hyđrô thường, các nhà khoa học ngạc nhiên, gọi nó là đơtêri, như một chất hoàn toàn mới chứ không phải hyđrô nữa.
    Như đã biết, phân tử nước gồm hai nguyên tử hyđrô và một nguyên tử ôxy. Nước nặng được tạo thành khi có những nguyên tử hyđrô nặng tham gia trong thành phần của nó. Về sau người ta lại biết thêm về loại hyđrô nặng hơn nữa, gọi là triti.Thế là phát hiện được 2 dạng hyđrô nặng. Phân tử tạo thành từ những kiểu liên kết khác nau giữa những nguyên tử của các chất này. Vì vậy, bất kỳ loại nước nào cũng là hỗn hợp của 18 chất khác nhau, trong đó có 17 hợp chất là những biến dạng của nước nặng. Cứ 1 triệu phân tử nước thường chỉ thấy có 1000 phân tử ôxy nặng nhất, còn đơtêri là 200. Mãi đến lúc sắp bắt đầu chiến tranh mới pha chế được nước nặng dưới dạng tinh khiết, mà nước nặng thì không thể thiếu được để chế tạo bom nguyên tử. Chính vì vậy mà phe đồng minh đã sử dụng mọi biện pháp để nó không lọt vào tay bọn phát xít.
    Vậy nước nặng là gì?
    Loại nước có phân tử chứa đơtêri được nghiên cứu đầy đủ hơn cả. Về màu sắc, mùi vị, nó không khác gì nước thường, nhưng hoàn toàn không phù hợp với cơ thể sống. Những truyện cổ dân gian về nước sống và nước chết đã được hồi sinh một cách bất ngờ như thế đấy. Nước nặng theo nghĩa đen của từ này , là nước chết. Nó không có khả năng duy trì sự sống.
    Những hạt thực vật ngâm trong nước nặng thì không nảy mầm được. Cá, sinh vật đơn bào, thâm chí cả vi sinh vật cũng chết rất nhanh. Chuột nhắt, chuốt cống mà uống phải nước nặng thì sống chẳng được bao lâu. Nếu con người ta mà uống nước nặng đã được pha loãng thì vẫn cảm thấy khát ghê gớm. Nước nặng mang lại chết chóc. Đã xuất hiện những giả thiết về sự già cỗi của cơ thể là do tích tụ nước nặng. Nhưng đến nay, vẫn chưa ai chứng minh được giả thuyết này.
    Thế còn một chút hỗn hợp nước nặng luôn luôn lẫn trong nước thường có độc hại đối với chúng ta hay không ? Có lẽ là không. Với số lượng nhỏ thì nước nặng có lợi, bởi vì nó kích thích các quá trình quan trọng của sự sống, nhưng với số lượng lớn thì nó lai kìm hãm những quá trình này. Nước nặng không hẳn là một chất độc đặc biệt đối với cơ thể. Nguyên nhân đơn thuần trực tiếp gây chết là sự ngừng trệ trầm trọng của các quá trình quan trọng đối với sự sống.
    Kì sau : Chúng ta nặng bao nhiêu ?

    Vì tình yêu mong manh như thủy tinh..
    Dr.Slump i1980 Family
    Được sửa chữa bởi - DrSlump vào 31/05/2002 00:14
  6. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    4-Chúng ta nặng bao nhiêu ?
    Các bạn có biết mình cân nặng bao nhiêu không ? Nếu các bạn mới cân cách đây không lâu thì cũng chớ vội vàng nghĩ chuyện này quá đơn giản. Thế khối lượng thay đổi sau một ngày, lúc trời chiều, qua mộ giờ, hay thậm chí sau mười phút ?
    Khối lượng cơ thể con người luôn luôn biến đổi. Ngoài những nguyên nhân biến đổi dễ nhận thấy như khi mới ăn... còn có những nguyên nhân khác gây nên những biến đổi chậm chạp rất khó thấy. Hình như Xanktorius là người đầu tiên đề cập đến vấn đề này cách đây hơn 300 năm. Ông ta ngồi trên cái cân lớn hàng giờ và theo giõi sự biến đổi khối lượng tương ứng. Những biến đổi kinh ngạc đến nỗi, nhiều người lũ lượt kéo đến phòng thí nghiệm của ông, mong được tận mắt trông thấy nhà bác học gày tọp đi như thế nào. Còn sự thay đổi thì quá rõ : Sau một đêm, nhà bác học đã mất đi 1 kilôgam
    Có nhiều nguyên nhân làm sụt đi trọng lượng. Chỉ riêng khí cácbonic do một người thải ra sau một ngày cũng làm giảm khối lượng 75 - 80 gam. Tất nhiên đây là điều không đáng kể : trong một đêm, có 150 - 500 gam hơi nước thoát ra từ phổi, nhưng lượng nước thoát qua da còn lớn hơn. Nguyên là con người mất nước liên tục,mặc dù mồ hôi không chảy thành giọt lớn.
    Những giọt mồ hôi vô cùng bé nhỏ chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, chảy ra từ lỗ của vô số tuyến mồ hôi rải rác khắp bề mặt da. Nếu không khí tương đối khô thì nó đã kịp bốc hơi trước khi giọt mồ hôi mới tiết ra, nên da bị khô. Về mùa đông, da bốc hơi từ 250 đến 1700 gam nước. Khi làm việc nặng nhọc trong thời tiết nóng và khô thì mồ hôi có thể vã ra 10 - 15 lít một ngày đêm, đôi khi còn lên đến 4 lít một ngày. Theo ước tính dè dặt nhất, một người sống ở phương Nam, trung bình sống 70 năm sẽ thải ra 70 - 150 tấn mồ hôi, khối lượng này chở đầy ba toa xe lửa lớn.
    ...(còn tiếp)...

    Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh..
    Dr.Slump in 1980 Family
    Được sửa chữa bởi - DrSlump vào 31/05/2002 00:19
  7. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    ...Mồ hôi thực hiện chức năng gì ? Tại sao cơ thể lại phải tiết ra nhiều mồ hôi ? Đó là sự đấu tranh của cơ thể vơi cái nóng quá mức. Sự bay hơi tiêu thụ một lượng nhiệt rất lớn, 600 calo cho một lít mồ hôi. Nếu tất cả lượng nhiệt này thải ra khỏi cơ thể thì nhiệt độ giảm được khoảng mười độ. Rất tiếc, cơ thể chỉ cung cấp một phần nhỏ nhiệt cho sự bay hơi, vì vậy, việc tiết mồ hôi không thể đảm bảo cho cơ thể được mát mẻ, nhưng giữ cho chúng ta không bị nóng. Chính nhờ sự bốc hơi từ phổi và da mà nhiệt độ cơ thể được duy trì ở gần 37'C, ngay cả khi nhiệt độ không khí lên đến 40 - 50'C.
    Đổ mồ hôi không phải bao giờ cũng có lợi. Khi độ ẩm không khí cao, mồ hôi bay hơi chậm, nó đọng lại thành những giọt lớn và chảy dọc cơ thể không mang lại sự khoan khoái dễ chịu, là vì không có sự bay hơi thì cũng không có sự làm lạnh. Chính thế mà cái nóng nực trên xa mạc khô cằn còn dễ chịu hơn ở trong rừng nhiệt đới ẩm ướt.
    Mồ hôi ra nhiều có hại gì không ? Mất từ 3 đến 5 lít nước dù dưới hình thức nào cũng gây cảm giác khát dữ dội, nhưng cũng chưa nguy hại đến tính mạng nếu được bổ xung kịp thời. Năm 1821 ở Pháp, có người đã tự tử bằng cách từ chối mọi loại chất lỏng. Đến ngày thứ 10, cái chết sắp đến nơi, người này bị ép uống nước ""thoải mái"" vẫn sống được.
    Nước để tạo thành mồ hôi lấy ở đâu ra và chất lỏng uống vào cơ thể được giữ lại ở chỗ nào ? Những tuyến mồ hôi nhận được nước từ máu, nếu mất nước quá nhiều, mồ hôi tiết ra quá nhiều, máu sẽ đặc lại và ít đi. Máu chỉ mới mất nước, thì nước từ các kho dự trữ sẽ chảy vào mạch máu, bù đủ số lượng ngay (tế bào dưới da, bắp thịt và các cơ quan khác được sử dụng làm kho chứa nước). Ngược lại, khi ta uống nước, nước sẽ thấm tư ruột vào máu. Lượng nước đó lại được chuyển đến các kho ngay từ máu.
    Lượng nước dự trữ trong kho không lớn, đặc biệt ở chim và sâu bọ bay. Ngay cả lúc trời lạnh, nước chỉ đủ cho hoạt động bình thường trong vòng 2 ngày đêm. Nhưng nước dự trữ là phải có. Ong có khả năng dự trữ nước kì diệu. Một gia đình có hàng ngàn sâu bọ trưởng thành và số lượng lớn sâu non không thể tồn tại nếu không có dự trữ. Khi thời tiết xấu đột ngột, không bay được trong vài ngày liền thì sao ? Đến lúc đó, số phận những đứa trẻ sẽ ra sao ? Lũ ong đã tìm ra lối thoát. Nếu mở tổ ong ra, chúng ta sẽ nhìn thấy những ong thợ to lớn treo mình bất động ở một góc nào đó trong lỗ. Đây là các thùng sống chứa nước. Lũ ong mang nước sẽ rót tất cả nước thừa vào diều của chúng cho đến khi đầy diều, và cho tới khi ong nặng ""quá tải"", không những không bay được nữa mà đến bò cũng chẳng nổi. Một hai ngày xấu trời trôi qua, bụng của chúng xẹp dần: thùng chứa nước đã vợi đi.
    Kỳ sau: Nước mắt cá sấu

    Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh..
    Dr.Slump in 1980 Family
  8. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    5-Nước mắt cá sấu.
    Biển ấm áp, êm dịu giang trải uể oải những ngọn sóng đến tận bờ. Trên những ghềnh đá có rừng mọc thoai thoải ra đến tận bờ nước, suốt ngày có những chú nai đứng gặm cỏ. Chúng đến nơi đây để tận hưởng cái dịu mát của những làn gió nhẹ thoảng dưới bóng dâm của những cây sồi và thông. Đến giờ uống nước, cả bọn lại cất công trèo lên cao tít trên núi, tìm đến những vũng nước nhỏ đọng lại-một thứ nước đục lờ chẳng tươi mát của những khe suối đã bị mùa hè làm khô cạn.
    Không một con hươu nai nào đi xuống biển để uống nước cho hết khát ! Nhưng mà đâu chỉ riêng loài hươu nai. Bờ lục địa dài hàng nghìn kilômét thành một đường quanh co uốn khúc, đâu cũng có đại dương bao bọc, nhưng không có con thú nào đến uống nươc biển cho hết khát.
    Những người bị đắm tàu giữa một biển nước mặn mênh mông vô tận mà vẫn bị chết khát. Nước biển không uống được vì trong đó có hoà tan quá nhiều muối. Một lít nước biển có tới 35 gam muối,, trong đó muối ăn (NaCl) chiếm đến 27 gam.
    Thế tại sao lại không uống được nước biển ?
    Người lớn cần ba lít nước trong một ngày, tất nhiên là kể cả nước có trong đồ ăn. Nếu uống toàn nước biển thì mỗi ngày sẽ đem theo 100g muối vào cơ thể. Lượng muối này mà thấm vào máu thì sẽ xảy ra tai hoạ ngay ! Bình thường, số lượng muối biển vượt quá mức chuẩn là bị máu thải bỏ ngay. Thận làm nhiệm vụ chủ yếu là lọc sạch máu. Trong một ngày, người lớn thải ra 1-1,5 lít nước tiểu, gần bằng lượng nước mà cơ thể nhận được, đồng thời còn thải ra cả natri, canxi, kali và các chất độc hại khác. Rất đáng tiếc, nồng độ các muối này có trong nước biển lại cao hơn trong nước tiểu. Vì vậy, muốn thải hết muối do nước biển mang vào cơ thể, cần một lượng nước lớn hơn rất nhiều lượng nước đã uống vào. (Lý do mà uống nước biển càng khát)
    Nếu vậy, các loài thú và các loài cá ở biển làm thể nào để sống được ? Chúng đào đâu ra nước ngọt ?
    Ấy thế mà chúng vẫn đào ra được đấy chứ ! Máu và dịch gian bào của cá và nhiều động vật có xương sống khác chứa rất ít muối. Cho nên tất cả các loài ăn thịt ở biển đã tìm được nước uống thích hợp ngay trong thức ăn. Những dịch trên cũng rất thích hợp với con người. Chính một bác sĩ người Pháp A.Bombaro đã chú ý đến vấn đề này trước tiên.
    Mỗi năm có hàng ngàn người bị tai nạn đắm tàu chết vì đói và khát. A.Bombaro đã tiến hành một cuộc thí nghiệm táo bạo để chứng minh rằng, tất cả những cái cần thiết cho cuộc sống của con người đều có sẵn trong đại dương, và những người bị đắm tàu vẫn có thể sống được nếu họ đủ khả năng để tận dụng các tặng phẩm của biển cả. Để chứng minh điều này, ông đã dùng một chiếc thuyền cao su vượt Đại Tây Dương. Trong quá trình, ông chỉ ăn cá và các động vật không xương sống nhỏ bé bắt được và uống dịch ép cá thay nước. Sau 65 ngày lênh đênh trên mặt biển, ông đã vượt qua Đại Tây Dương, đi từ Châu Âu sang tận Châu Mỹ, mặc dù phương pháp ăn uống như vậy có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhà khoa học, nhưng ông đã chứng minh được khả năng sống của con người trên đại dương.
    ...(còn tiếp)...

    Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh..
    Dr.Slump in 1980 Family

Chia sẻ trang này