1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh lý thực vật !

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi unfew, 04/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. unfew

    unfew Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Sinh lý thực vật !

    Biologycal membrane
    Màng sinh học là siêu cấu trúc có cấu tạo màng LipoProtein, là cấu tạo tiền thân của tất cả các hệ thống màng tế bào .Màng sinh học xuất hiện đầu tiên là màng sinh chất (Plastma membrane) bao quanh Tế bào chất có chứa các phân tử hữu cơ(đối với Prokaryota)...Trong quá trình tiến hoá màng sinh chất phân hoá vào khối tế bào chất tạo nên hệ thống màng nội bào (mạng lưói nội sinh chất, phức hệ golgi, lizosome, paraxyxom, peroxyxom ,màng ty thể , màng nhân...) đối với Eukaryota.
    Hệ thống màng nội bào bảo đảm các chức năng sinh học riêng biệt , đồng thời chia tế bào chất thành những khu cách biệt , tạo điều kiện cho sự thực hiện chức năng sống một cách có trật tự không gian và thời gian.
    Hệ thống màng sinh học đều có cấu tạo chung bao gồm
    +Lipid chiếm khoảng 25%--->75%
    +Protein chiếm khoảng 25%--->75%
    +Hyđrat CB chiếm khoảng 5---10%
    Lipid...Tạo thành lớp lipid kép xếp theo kiểu đầu ưa nước quay ra ngoài và vào trong còn đầu kỵ nước quay lại với nhau
    Protein...Phân bố rất đa dạng và linh hoạt trong lớp lipid kép
    Các Hyđrat CB..thường liên kết với lipid hoặc Protein.
    Hàm lượng lipid, protein và Hyđrat CB cũng như cách xắp xếp của chúng trong màng tuỳ thuộc vào chức năng của màng.
    Màng sinh chất
    MSC là màng LipôProtein bào phủ khối tế bào chất của tế bào. Màng sinh chất khu trú , cách ly TB với môi trường ngoại bào đồng thời thực hiện trao đổi chất và thông tin giữa tế bào với môi trường..MSC tồn tại cả ở Prokaryota và Eukaryota , người ta tìm được ở nhiều loại vi khuẩn có lớp màng Lipo Protein bao bọc xung quanh lõi Nucleocapsid .MSC ở các dạng tế bào khác nhau có thể có cấu tạo khác nhau về hàm lượng các chất hoặc có thể biến đổi về siêu cấu trúc để thực hiện các chức năng đặc biệt nhưng đều có diện cấu tạo chung và thành phần sinh hoá điển hìnhbao gồm...
    còn tiếp..


    Tiễn đưa em sang sông
    Tâm hồn anh rỉ máu...
    Nhưng anh không buồn
    Chỉ hy vọng...
    Em sẽ quay về..
    Trước bình minh.
  2. unfew

    unfew Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Thành phần hoá sinh cơ bản của màng sinh chất
    1. Lipid: chiếm khoảng 50% khối lượng dao động từ 25---75%, các lipid chủ yếu của màng là :
    Photpholipid có đến 55---57% photphatidiethanolamin, photphatidilserin, photphatidicholin và sphingomielin..
    Cholesterol.
    Glicolipid (sphingosin , ceramit, galactocerebrosit)
    Đặc tính lipid của màng. Phân tử lipid có một đầu ưa nước và một đầu không ưa nước(được gọi là phân tử lưỡng cực amphiphile). Trong môi trường nước các phân tử lipid sắp xếp sao cho các đầu phân cực quay ra phía nước còn đuôi ghét nước quay lại với nhau do dó chúng tạo thành một lớp lipid kép hoặc hình thành nên các Mixen (đầu quay ra ngoại vi , đuôi quay vào trung tâm) .Khi lớp lipid képbao quanh các bóng hình cầu --được gọi là lipoxom.Khi các mạch hydrocacbon có liên kết đôi _tức là còn đói thì lớp lipid ở trạng thái lỏng còn ngược lại thì nó ở trạng thái nhầy.
    Cholesterol cũng là một lipid quan trọng của màng.Phân tử cholesterol có một nhóm phân cực và nhân steroid. Các phân tử cholesterol xếp xen kẽ vào giữa các phân tử photpholipid theo cách nhóm phân cực xếp ở mức các đầu ưa nước của Photpholipid(PL) và nhân steroid xếp xen kẽ vào các mạch ghét nước của PL, có tác dụng gây bất động cho các mạch và có vai trò cố định cơ học cho màng.Đối với các tế bào Nhân chuẩn (Eukaryota) thì trong màng sinh chất cứ có một phân tử cholesterol sẽ có một phân tử PL vì vậy sự thay đổi tỷ lệ đó sẽ ảnh hưởng đến tính sol_gel của màng...
    Các Glicolipid là các lipid liên kết với Oligosaccarit...
    2. Protein Protein trog màng sunh chất chiếm 25---75% tuỳ vào dạng tế bào mà hàm lượng và ban chất các protein có thể khác nhau và thực hiện các chức năng rất đa dạng phong phú như :Cấu trúc, hoạt tính enzym , vận chuyển chất qua màng, thụ quan màng(receptor) nhận biết tế bào khác nhau, thu nhận thông tin, ức chế tiếp xúc,miễn dịch..v.v..Theo mô hình của Davson_Danielli thì Protein taoh thành hai lớp : Lớp bên trong và lớp bên ngoài kẹp lấy lớp lipid kép ở giữa. Mô hình khảm lỏng của Sinhger_Nicolson đúng với thực tế hơn(Trong mô hình này các protein định khu , phân tán rất linh hoạt nhờ kiểu khảm vào lớp lipid kép). Tuỳ theo cách sắp xếp của Protein màng người ta phân biệt hai loại Protein xuyên màng và Protein ngoại vi(rìa màng).
    Protein xuyên màng Những Protein này nằm xuyên qua chiều dày của màng và liên kết chặt chẽ với lớp lipid kép qua chuỗi axit béo .Có loại Protein xuyên qua màng một lần , cũng có loại xuyên qua màng 7 lần, Phần trong màng là kỵ nước và liên kết với đuôi kỵ nước của lớp lipid kép.Các đầu của Protein thò ra phía rìa màng(ngoài và trong) là ưa nước và có thể là tận cùng nhóm amin hoặc cacboxyl. .Các protein xuyên màng thường liên kết với hydratcacbon tạo nên các Glocoprotein nằm ở phía ngoài của màng.Glycophorin là Protein xuyên màng một lần tìm thấy ở màng hồng cầu gồm 131 a.a Phần ưa nước là đầu tận cùng amin nằm ở phiá ngoài màng và liên kết với gluxit chứa đến 16 mạch bên Oligosaccảit.Nhiều Protein xuyên màng 1 lần đã được tìm thấy và tách chiết, một số lớn có vai trò thụ quan(receptor)
    ví dụ như protein kynase đặc trưng cho tyrosin
    Protein băng III tìm thấy trong màng hồng cầu là protein xuyên màng 12 lần, các phần xuyên qua lớp lipid kép bằng các chuỗi xoắn anpha , băng III là Protein có 930 a.a xếp nối tiếp nhau và có vai trò rất quan trọng trong chức năng chuyên chở oxy và cacbonic của hồng cầu.
    Protein ngoại vi..Các protein ngoại vi thường liên kết vơi lớp lipid kép bằng liên kết cộng hoá trị với một phân tử PL và xếp ở rìa màng, có thể tiếp xúc với môi trường ngoại bào hoặc tế bào chất .Các protein ngoại vi ngoài thường liên kết với gluxit tạp nên các Glicôprotein còn protein ngoại vi trong thường liên kết với các protein tế bào chất như Ankyrin và qua Ankyrin liên hệ với bộ xương tế bào tạo ra hệ thống neo màng và điều chỉnh hình dạng tế bào.
    3.Các Glicolipid và lớp áo (coat)
    Các protein màng thường liên kết với gluxit ở phía tiếp xúc với môi trường ngoại bào tạo nên các GlicoProtein la những protein liên kết với polysaccarit cấu tạo từ nhiều đường khác nhau...xếp thành các mạch phân nhánh trong đó axit sialic có mang điện âm xếp ở tận cùng mạch gluxit..
    Các proteoglican là những protein liên kết với mạch polisacarit không phân nhánh là mạch trùng hợp của đường đôi.
    Các Glico Protein và Glico Lipid ở phía ngoài màng tạo nên tính bất đối xứng của màng và là thành phần của lớp áo tế bào (cell coat)..
    4.Gluxit là thành phần chiếm khoảng 10% khối lượng của màng...........
    Còn tiếp
    Tiễn đưa em sang sông
    Tâm hồn anh rỉ máu...
    Nhưng anh không buồn
    Chỉ hy vọng...
    Em sẽ quay về..
    Trước bình minh.
  3. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Liếc sơ thì thấy bài bạn sai nhiều lỗi chính tả quá, về các danh từ chuyên môn tiếng Anh, vả lại nếu muốn viết theo tiếng Anh thì tiếng Anh luôn, theo phiên âm tiếng Việt thì y vậy nguyên bài, vừa cái này vừa cái kia coi rất khó chịu... chưa kiên nhẫn đọc nội dung.
    Everything has two sides or more.

Chia sẻ trang này