1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh ra từ đất nước mình

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 07/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Sinh ra từ đất nước mình

    Sinh ra từ đất nước mình



    Tháng 10-2000, Văn Hùng Cường đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế lần thứ 25 Prinna Awerbuch International. Tháng 7-2001, danh hiệu ?oNghệ sĩ biểu diễn piano hay nhất thế giới? tại cuộc thi piano quốc tế lần thứ 45 tại New York cũng thuộc về Cường. Nổi tiếng thành đạt, nhưng đường đến vinh quang của anh khá kỳ lạ, hiếm ai biết tới.




    Trong hàng cầm thủ nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam, chưa từng ai có một lộ trình học tập nhiều khúc ngoặt như Văn Hùng Cường. Thế nhưng chính trong chuỗi biến cố vất vả tưởng chừng chìm vào lãng quên ấy, người nghệ sĩ tương lai đã tìm thấy một lối đi đặc biệt. Sau 10 năm ?obiến mất? trong im lặng, Cường chạm đến hàng loạt thành công đỉnh cao, ngay tại các thủ đô âm nhạc bác học của thế giới hiện đại. Đó là bất ngờ lớn với mọi người, nhưng tất yếu đối với một người Việt trẻ đã dành trọn thời gian thanh xuân, trí lực mạnh mẽ và tình yêu cháy bỏng cho niềm đam mê duy nhất mang tên âm nhạc...
    Những ngón tay lận đận

    Sinh ra trong một gia đình truyền thống nghề y - cha là giáo sư bác sĩ tiếng tăm, các anh chị từ nhỏ xác định học y khoa nối nghiệp nhà và đều đi theo con đường đã chọn thật xuôi thuận - riêng chỉ cậu út Văn Hùng Cường học nhạc cổ điển, đàn piano. Đó là quyết định của chính Cường.

    Vào Nhạc viện TPHCM học năm đầu hệ sơ cấp piano, Cường 11 tuổi, khá muộn so với bạn bè cùng lớp. Thực ra, ở nhà Cường đã được học đàn ké với các chị trên cây Yamaha upright từ lúc còn thò lò mũi xanh. Số phận âm nhạc của Cường bắt đầu từ ngày ấy. Nghe các nốt nhạc đầu tiên âm vang dưới những ngón tay 6 tuổi, bà giáo già rung lên linh cảm khác thường. Bà để cậu bé chơi mãi, chơi mãi và bài học đầu tiên đã khởi sự tự nhiên như thế. Dần dần, chú nhóc út ít trong nhà trở thành nhân vật chính trong các giờ học đàn. Thiên hướng âm nhạc của Cường hé lộ, tha thiết và mạnh mẽ tới mức sau thời gian dài phân vân, ba mẹ không cách nào khác là cho phép Cường thử thi vào Nhạc viện.

    Thường những đứa trẻ theo học nhạc cụ cổ điển đều xuất thân từ con nhà nòi, hoặc được bố mẹ đầu tư, kỹ càng chăm chút. Thế nhưng ba mẹ Cường đều quá bận rộn công việc. Cậu bé tự lập, một mình quản lý thời gian và việc học của chính bản thân. Hàng tháng khệ nệ tha về nhu yếu phẩm gạo, cá, đường, vải... Nhà xa trường, cậu nhóc ở suốt ngày trong Nhạc viện. Tính tình nhu mì, lại chơi banh đũa và nhảy dây rất tài, các bạn cùng lớp ?okết? Cường kinh khủng, bầu làm lớp trưởng. Tất cả các chiều muộn, khi đám bạn được người nhà đón về, cậu lớp trưởng ra... ngồi xổm bên đường Huyền Trân Công Chúa đón xe lam một mình.

    Học piano quá giỏi, Cường thường biểu diễn tại các nhà hát, được chọn nhiều tới nỗi cậu và gia đình cũng chẳng buồn để ý tới vinh dự nữa. Tối 8 giờ bắt đầu buổi diễn, hơn 5 giờ chiều mới học văn hoá xong, Cường để nguyên bộ dạng cậu học trò thiếu bàn tay chăm chút, leo lên sân khấu, tóc tai quần áo rối nùi, hôi mù mịt giữa đám bạn thơm tho sang trọng. Nhớ lại quãng đời niên thiếu, cầm thủ cười vang: ?oHồi đó mình chỉ gắng tập đàn cho tốt để khỏi bị thầy cô và khán giả... mắng mỏ. Còn các vụ khác thì để tự nhiên!?.

    Cường học tự nhiên tới mức nhảy lớp kỷ lục, vượt 4 năm. Cuộc thi Âm nhạc quốc gia Mùa Thu lần đầu tổ chức, Cường giành giải nhất. Luôn đứng đầu danh sách nhạc sinh tuyển sang Nga, nhưng cứ vào phút chót, cậu lại ?orơi? vì thiếu một tiêu chuẩn nhỏ.

    Tốt nghiệp trung cấp piano hệ dài hạn với bằng thủ khoa, nhưng Văn Hùng Cường một lần nữa không gặp may: những biến động chính trị khiến cơ hội học piano tại Nga đóng lại trước mắt anh. Ba anh khuyên con chuyển ngành học. Một năm Cường rời ngôi nhà âm nhạc, học thi tại các trung tâm. Tiếc một tài năng, thầy Đặng Hồng Quang thường nhắc cậu học trò về Nhạc viện Tchaikovsky thần thánh. Nhưng trước ngưỡng cửa 20, Cường đành phải dự định một cuộc sống khác, không có piano.

    Cảm ơn chú bé Zi-gan móc túi

    ... Nhưng vừa thi đậu vào khoa công nghệ thông tin, chưa kịp học, Cường nhận giấy mời tham dự chung kết cuộc thi piano quốc tế tài năng trẻ 1991 tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản, sau khi băng ghi âm bài biểu diễn vượt qua vòng một. Sang Nhật, Cường quá cảnh ở Nga một tuần. Một tuần lang thang giữa Matxcơva cuối cùng vẫn đưa chân anh tới Nhạc viện Tchaikovsky mơ ước.

    Ước vọng bước sâu vào thế giới dương cầm lại bùng lên trong anh. Trong cuộc đi dạo ra ngoại ô, chiếc ví đựng tất cả giấy tờ, hộ chiếu đi Nhật của Cường bị mấy chú bé Zi-gan móc cắp. Không thể sang Nhật. Mất cơ hội dự thi, nhưng trong cái rủi đã xuất hiện cái may: đúng thời điểm này, Nhạc viện Tchaikovsky mở kỳ thi tuyển sinh viên nước ngoài. Gác bỏ tất cả, Cường nộp đơn dự thi. Lại đỗ cao. Thế là quyết định ?obuông neo? luôn tại Mát.

    Chi phí cho một sinh viên nước ngoài tại Tchaikovsky cao chóng mặt. Để cho con đi học xa, ba mẹ Cường dốc ra tất cả sản nghiệp dành dụm. Năm đầu 3.500 USD, năm sau đã lên 6.000. Ở Tchaikovsky, tập trung các tay dương cầm trẻ cự phách từ khắp thế giới. Suốt ba năm đầu lủi thủi trên đất Nga, ám ảnh Cường vòng tròn duy nhất: học đàn, luyện tập và lại... học đàn. Sang năm thứ 4 và thứ 5, ?olịch sử? người học giỏi nhất lặp lại với Văn Hùng Cường, giữa những đồng môn Nga, Pháp, Nhật. Tốt nghiệp Đại học khoa piano với các điểm chuyên môn solo, hoà tấu, đệm cao tuyệt đối, đủ để anh về nước giảng dạy hay nhận hợp đồng biểu diễn với các dàn nhạc giao hưởng châu Âu, nhưng cái sự ?ohọc hành vất vả? còn đeo bám Cường.

    Các giáo sư Nga nhận ra ở chàng trai Việt Nam còn tiềm ẩn sức bật khác lạ. ?oHãy nghiên cứu thêm các trường phái piano khác? - họ khuyên. Luyện tập chưa đầy một tháng, Văn Hùng Cường vượt cửa ải, dành học bổng Học viện Âm nhạc Cleveland hàng đầu của Mỹ theo chương trình nghiên cứu sinh. Đó là sự bạo gan lớn. Chưa từng ai chân ướt chân ráo tới Mỹ có thể đậu thẳng vào trường này, lại còn không hề có một hột tiếng Anh dằn bụng.

    Bên nhà, mẹ xắn đất ra bán, gửi tiền sang cho Cường sống và học trên đất Mỹ. Tiền bạc ít ỏi chỉ đủ thuê một căn nhà nhỏ trên đỉnh đồi, chạy xe đạp từ nhà tới trường Anh ngữ, từ trường sang nhạc viện học chuyên môn, ở lại luyện đàn ban đêm. Giấc ngủ mỗi ngày bắt đầu từ 3h sáng, gần 7h là choàng tỉnh ăn uống qua loa để kịp giờ phóng xe đi. Có hôm tập đàn về lúc nửa đêm, trời đông gió thốc tháo nhưng mồ hôi đầm đìa, vì leo đồi. Những ngày cuối tuần càng căng thẳng. Thời gian biểu dày đặc, đệm lễ nhạc nhà thờ, chỉ huy dàn hợp xướng địa phương, điều hành buổi diễn sau cánh gà, đánh nhạc trong các buổi tiếp tân, rồi đi đưa thư, hướng dẫn chỗ ngồi khán phòng nhà hát... ?oMột năm ròng kinh khủng? - Cường nhớ lại - ?oNhiều khi buồn và mệt rã rời. Nhưng cứ nhớ cảnh mẹ bán đi món nữ trang cuối cùng, thầy cô trông đợi là mình nhỏm dậy. Vâng, đó là nguồn động viên lớn nhất...?.

    Toả sáng

    Tháng 10-2000, Văn Hùng Cường đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế lần thứ 25 Frinna Awerbuch International. Tháng 7-2001, danh hiệu Nghệ sĩ biểu diễn piano hay nhất thế giới tại cuộc thi piano quốc tế lần thứ 45 tại New York thuộc về một cầm thủ Việt nam 29 tuổi Văn Hùng Cường. Giới âm nhạc bác học Mỹ nhận xét về anh: ?oVới một nền tảng âm nhạc vững chắc, một nỗ lực khác thường, một tài năng hiếm thấy, ở pianist Hùng Cường Văn sớm thấy một sự kết hợp hài hoà giữa các ý niệm duy lý và duy cảm - điều chỉ có ở các thiên tài âm nhạc...?.

    Cường đã tìm ra một con đường hoàn thiện đặc biệt: phối hợp cả hai trường phái âm nhạc lớn nhất thế giới là trường phái cổ điển Nga - đề cao xúc cảm chủ quan, lãng mạn đến bay bổng cùng với trường phái âm nhạc bác học Mỹ hiện đại - mạnh mẽ, thuần tuý logic, chú trọng hình thức, tiếp cận trực tiếp với ý tưởng tác phẩm, nắm vững kỹ thuật để phô trương cảm xúc.

    Dấu ấn đặc biệt này thể hiện rất rõ trong các bài biểu diễn của Văn Hùng Cường. Trong bản Concerto cho piano số 2 cung Si giáng trưởng (chương 82) của Brahms, Concerto cho piano số 5 cung Mi giáng trưởng (chương 73) của Beethoven hay các Sonata của Chopin, Liszt, Prokofiev... mà anh trình tấu cùng dàn nhạc giới thưởng thức hết sức kinh ngạc trước cảm xúc ngời sáng của sự thông tuệ tìm thấy một hình thức hiện đại, khúc chiết mà trừu tượng, bóng bẩy nhưng thâm sâu. Những ý tưởng của các bậc thầy cổ điển được ngón đàn của Cường giải mã theo phương cách mới - phương cách tư duy âm nhạc của thế kỷ 21. ?oPianist Văn còn tiến xa. Và việc anh ta trở thành một bậc thầy biểu diễn tầm cỡ thế giới là chuyện tất yếu? - báo Mỹ nhận định.

    Cuối năm 2001, anh về Việt Nam biểu diễn một đêm duy nhất tại TPHCM, trong nước mắt hạnh phúc tự hào của những ai nặng lòng với nền âm nhạc cổ điển nước nhà non trẻ. Lịch mời Cường biểu diễn năm 2002 dày đặc tại New York, Washington DC, Houston, Knoxville, Los Angeles và một số nước châu Âu. ?oNhưng tôi phải lấy bằng tiến sĩ âm nhạc trong năm nay? - Cường bộc bạch - ?oRồi nghiên cứu sâu nghệ thuật biểu diễn cũng như sáng tác. Giảng dạy và biểu diễn vài năm ở Mỹ lấy kinh nghiệm, sau đó tôi về nước làm việc. Quê nhà, với tôi luôn là đích đến cuối cùng...?.

    Như mọi thanh niên khác, Văn Hùng Cường bình lặng, kín đáo và giản dị. Nhưng cũng như những người Việt trẻ hiện đại, pianist ấy toả sáng tài hoa bằng những gì anh đã làm nên. Đọc trong sự thán phục quốc tế, ta nhận ra khát vọng lớn lao: Ước mơ có những mùa xuân âm nhạc, như pianist Văn - sinh ra từ đất nước mình.




    Sinh viên Việt Nam





    CLASSIC FOREVER
    [​IMG]

Chia sẻ trang này