1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi LG, 04/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

    Người ta phân biệt trong giới sinh vật hai loại sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
    Sinh sản vô tính là sinh sản với sự sao nguyên bản bộ gen không kèm theo tái tổ hợp di truyền.
    Sinh sản hữu tính là sinh sản luôn có kèm theo tái tổ hợp di truyền.
    Đó là định nghĩa bao quát nhất, chúng áp dụng cho tất cả các sinh vật. Chúng phản ánh sự cần thiết phải có cả 2 mặt mâu thuẫn: bảo thủ và linh hoạt.

    Sinh sản vô tính

    Sinh sản vô tính phổ biến ở các sinh vật bâc thấp như vi khuẩn, sinh vật đơn bào và các sinh vật đa bào bậc thấp nhất.

    Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm, sự sao nguyên bản bộ gen. Như ta biết DNA tái bản theo nguyên lý bổ sung và phân tử DNA tái bản giống hệt như phân tử DNA mẹ.

    Quan sát dưới kính hiển vi quang học, người ta nhận thấy vi khuẩn phân chia theo kiểu trực phân, không thấy có các biến đổi nhiễm sắc thể. Tuy nhiên cơ chế phân bào ở vi khuẩn không khác gì với phân bào nguyên nhiễm của bọn có nhân.Ở vi khuẩn, sự tái bản DNA xảy ra liên tục ngay cả khi hình thành eo thắt và chúng phân chia liên tiếp với tốc độ rất nhanh.

    Ở sinh vật đa bào, sinh sản vô tính là sự phát triển 1 cơ thể con mới từ 1 bộ phận của cơ thể mẹ. Bộ phận này có thể là 1 tế bào, 1 cụm tế bào hoặc 1 cơ quan. Bộ phận này càng nhỏ thì quá trình hình thành cơ thể càng phức tạp.

    Thường thì tất cả các cơ thể thực vật đều có khả năng sinh sản vô tính, ví dụ như 1 củ chuối con, 1 mảnh lá bỏng... Thực vật còn có khả năng tạo bào tử. Bào tử là 1 tế bào của cơ thể, mang bộ gen giống như tất cả các tế bào khác của cơ thể, nó có vỏ chắc bảo vệ và có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt như khô, nóng. Nó được phát tán đi xa và gặp điều kiện thuận lợi lại phát triển thành 1 cây mới.

    Ở các động vật bậc thấp cũng phổ biến hiện tượng sinh sản vô tính. Con thuỷ tức có thể sinh sản bằng nảy chồi, mỗi chồi tách ra 1 cơ thể mới. Ở 1 số loài giun dẹp Planaria, mỗi mảnh thân đều có thể hình thành 1 con Planaria khác. Nếu cắt đôi con giun đất thì sau 4-6 tuần, mỗi nửa sẽ cho 1 con giun nguyên vẹn. Các động vật bậc cao thường chỉ có khả năng tái sinh, ví dụ như thạch sùng, thằn lằn, khi bị rụng đuôi có thể tái sinh được đuôi mới. Nhiều động vật có vú có thể bị cắt đi 2/3 lá gan và chỉ vài tuần sau chúng sẽ lại có gan với kích thước bình thường. Ngay như ở người cũng có thể thấy các yếu tố của sinh sản vô tính. Ví dụ như ở giai đoạn phát triển phôi sớm, từ 1 phôi có thể tách ra thành 2, 3 phôi và mỗi phôi sẽ phát triển thành 1 cơ thể. Đó là các trường hợp trẻ em song sinh cùng trứng, tức là cùng 1 hợp tử.


    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa





    Được LG sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 06/06/2003
  2. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Sinh sản hữu tính
    Trong sinh sản hữu tính luôn có sự tham gia của 2 cá thể, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp giữa 2 bộ gen. Hữu tính có nghĩa là có tính chất giới tính, đực và cái. Tuy nhiên ở kiểu sinh sản hữu tính sơ đẳng chưa có sự phân rõ đực cái, ví dụ như 2 tế bào vi khuẩn tiếp hợp với nhau, trao đổi các đoạn DNA với nhau.
    Trong sinh sản hữu tính ở sinh vật bậc cao luôn có 2 cá thể đực và cái. Trong con đực hình thành nên giao tử đực. Trong con cái hình thành nên giao tử cái. Qua thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái để tạo nên hợp tử và từ hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.
    Bộ nhiễm sắc thể của đại đa số động vật là lưỡng bội.. Trong sinh sản hữu tính luôn có sự giảm đi 1 nửa số nhiễm sắc thể để hình thành nên giao tử và khi 2 giao tử kết hợp lại thì sẽ khôi phục lại số nhiễm sắc thể lưỡng bội. Vì sao tự nhiên lại chọn lọc nên 1 cơ chế rắc rối như vậy? Chắc chắn là sinh sản hữu tính phải có nhiều ưu việt hơn hẳn sinh sản vô tính. Những ưu việt đó thể hiện rõ khi nghiên cứu cơ sở tế bào học của sinh sản hữu tính là Meiosis.
    Đó là sự bắt cặp các nhiễm sắc thể tương đồng ở tiền kỳ Meiosis I và sau đó là sự phân ly độc lập các cặp về 2 tế bào con ở hậu kỳ Meiosis I. Kết quả là tạo nên 1tổ hợp vô cùng lớn các nhiễm sắc thể có trong giao tử. Số lượng các tổ hợp đó tính bằng 2 mũ n (n là số cặp nhiễm sắc thể hay số nhiễm sắc thể đơn bội). Ví dụ ở người, n = 23 thì số tổ hợp có thể có trong giao tử là 2 mũ 23, 1 số lượng có thể nói là cực lớn và thực tế dù cho 1 đời người đàn ông cỏ sản sinh ra tối đa 10 mũ 12 tinh trùng cũng khó mà hy vọng rằng có thể có 2 tinh trùng hoàn toàn như nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể có trong chúng. Sự đa dạng di truyền ở các giao tử còn tăng thêm lên nhiều nhờ hiện tượng trao đổi chéo.
    Khi 2 giao tử kết hợp lại trong thụ tinh, số lượng tổ hợp có trong các cơ thể lại còn tăng thêm 1 cấp nữa.
    Như vậy, qua Meiosis sinh sản hữu tính đảm bảo cho thế hệ sau sự đa dạng di truyền vô tận, làm cho thế hệ sau có khả năng sông sót lớn trong điều kiện vô cùng đa dạng của tự nhiên. Điều đó cũng có nghĩa sự đa dạng di truyền vô tận là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá. Đó là ý nghĩa cơ bản của sinh sản hữu tính.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa

    Được LG sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 06/06/2003
  3. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    gửi ông LG,
    bài viết về sự sinh sản hữu tính vô tính của ông rất cô động, giàu thông tin, tuy nhiên tôi có vài nhận xét như sau:
    01- Do quá cô động, nên sự trong sáng của tiếng Việt đã bị xâm phạm khá nghiêm trọng. lấy ví dụ như câu sau:
    - Ở vi khuẩn, dưới kính hiển vi quang học, chúng phân chia theo kiểu trực phân, không thấy có các biến đổi nhiễm sắc thể.
    Câu này sẽ được người ta hiểu rằng: con VK chỉ chịu phân chia theo kiểu trực phân nếu đặt nó dưới ... kính hiển vi quang học; còn đặt nó ở những nơi khác thì ... không rõ. Câu này phải viết rằng:
    - Quan sát dưới kính hiển vi quang học, người ta nhận thấy Vi khuẩn phân chia theo kiểu trực phân, không thấy có các biến đổi nhiễm sắc thể.
    hoặc câu này:
    - Cơ thể của đại đa số động vật là lưỡng bội.
    bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội hay đơn bội là 1 trị của nguyên hàm cơ thể. Do vậy đưa 1 nguyên hàm làm chủ ngữ trong trường hợp này là sai. Phải viết là:
    - Bộ NST của đại đa số động vật là lưỡng bội.
    Lúc đó bộ NST mới nhận trị tương ứng của nó là lưỡng bội. Câu mới chính xác.
    câu
    -Nếu cắt đôi con giun đất thì mỗi nửa sẽ cho 1 con giun nguyên vẹn.
    sai về nghĩa: vì con giun đã cắt ra rồi thì làm gì còn nguyên vẹn, do vậy phải bổ sung cụm trạng từ chỉ thời gian, nghĩa là:
    Nếu cắt đôi con giun đất thì sau 6-8 tuần mỗi nửa sẽ cho 1 con giun nguyên vẹn.
    Câu:
    Hữu tính có nghĩa là phân giới đực và cái. Là không chính xác vể việc hiểu từ gốc Hán.
    Phải nói rằng: Hữu tính có nghĩa là có tính chất giới tính, đực và cái. Vì hữu nghĩa là có; còn tính là giới tính.
    Chữ Giới không được chỉ cho con cái con hay con đực. Giới là chỉ cho một tập hợp rộng lớn nhiều cá thể có chung 1 tính chất đặc thù được phân chia ngay sau Sự Sống, nên nhớ là sự sống được phân chia là 5 giới: giới động vật, giới thực vật... (theo định nghĩa cổ điển), hoặc 2 giới là Pro và Eukaryote (theo phân chia hiện đại dựa trên bộ genome); còn 1 trường hợp mà ông Odonata từng đề nghị là 2 giới: giới vô tính và giới hữu tính dựa trên phương thức sinh sản thì sẽ xem xét sau.
    Như vậy, trong giới động vật hay thực vật có cá thể đực hay cá thể cái. Chứ không thể nói là giới đực hay giới cái được.
    02- Một số điểm thắc mắc về chuyên môn:
    - Các động vật bậc cao thường chỉ có khả năng tái sinh, ví dụ như thạch sùng, thằn lằn, khi bị rụng đuôi có thể tái sinh được đuôi mới. Nhiều động vật có vú có thể bị cắt đi 2/3 lá gan và chỉ vài tuần sau chúng sẽ lại có gan với kích thước bình thường.
    Thì trường hợp này lá sự tái sinh cơ quan mới, rất rõ ràng.
    - Ngay như ở người cũng có thể thấy hiện tượng sinh sản vô tính. Ví dụ như ở giai đoạn phát triển phôi sớm, từ 1 phôi có thể tách ra thành 2, 3 phôi và mỗi phôi sẽ phát triển thành 1 cơ thể.
    Khái niệm phôi không thể đánh tương đồng với khái niệm cơ thể. Vì phôi phát triển thành cơ thể theo quan hệ nhân-quả, trước- sau. Quá trình phôi phát triển nằm trọn vẹn trong sự phát triển của cơ thể; như thế tất yếu cơ thể sẽ có thể nhận được nhiều kết quả khác nhau từ cùng một điểm xuất phát khởi sự phát triển phôi. mặc khác, khái niệm sinh sản cho ta thấy đó là sự tạo ra cá thể từ cá thể (số lượng cá thể tham gia sinh sản ta không đề cập). Như vậy, phôi không phải là cơ thể do đó nó không tham gia sinh sản dù là vô tính hay hữu tính.
    Quay trở lại theo định nghĩa về sinh sản vô tính thì sự sinh sản vô tính xảy ra mà có sự sao chép nguyên vẹn bộ gene mà không có sự tái tổ hợp di truyền, định nghĩa này về mặt tế bào và di truyền thì đúng, nhưng xét về mặt cơ thể thì không chính xác lắm. Vì trường hợp tái tạo đuôi thằn lằn hay 2/3 lá gan của động vật có vú tuân thủ đúng định nghĩa sinh sản vô tính ở mức độ tế bào, nhưng không thể coi là sinh sản vô tính nếu xét ở mức độ cơ thể, vì thế nó mới có tên là sự tái sinh, nghĩa là quá trình sinh sản (tế bào) nhằm mục đích tái tạo phần cơ thể bị thiếu.
    Have a nice weekend (sắp weekend rồi, chút đi là vừa)
    Concay
  4. vil

    vil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà !
    Có điều này cần trao đổi thêm:
    =============================
    Thường thì tất cả các cơ thể thực vật đều có khả năng sinh sản vô tính, ví dụ như 1 củ chuối con, 1 mảnh lá bỏng... Thực vật còn có khả năng tạo bào tử. Bào tử là 1 tế bào của cơ thể, mang bộ gen giống như tất cả các tế bào khác của cơ thể, nó có vỏ chắc bảo vệ và có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt như khô, nóng. Nó được phát tán đi xa và gặp điều kiện thuận lợi lại phát triển thành 1 cây mới.
    ==============================
    Một trong những điểm khác nhau trong life cycle giữa animal và plant trong alternation of generations:
    lấy ví dụ ở flowering plants: in angiosperms, meiosis in the sporophyte generation produces two kinds of spores.
    - microspores
    + which develop in the microsporangium and
    + which will germinate and develop into the male gametophyte generation and
    - megaspores
    + which develop in the megasporangium and
    + which will develop into the female gametophyte generation.
    - The gametophyte generation begins with a spore produced by meiosis. The spore is haploid, and all the cells derived from it (by mitosis) are also haploid. In due course, this multicellular structure produces gametes - by mitosis - and ***ual reproduction then produces the diploid sporophyte generation.
    - The sporophyte generation thus starts with a zygote. Its cells contain the diploid number of chromosomes. Eventually, though, certain cells will undergo meiosis, forming spores and starting a new gametophyte generation.
    Tất nhiên điều này đúng đối với Pinophyta (Gymnospermatophyta), quyết thực vật (Filicophyta, Equisetophyta, Lycopodiophyta, Psilotophyta và...Rhyniophyta nếu còn sống), Bryophyta. (Lưu ý: một số trường hợp ở Algae có xen kẽ hình thái đồng hình thì ''cây'' 1n và ''cây'' 2n giống nhau về mặt hình thái). Như vậy: ở đây bào tử (spore: 1n chứ không ''giống như tất cả các tế bào khác của cơ thể'') phát triến thành thể giao tử (gametophyte) chứ không phát triển ''thành 1 cây mới''.
    Theo một số tác giả thì có thể phân chia a***ual reproduction thành 2 ''sub'': sinh sản sinh dưỡng (từ các bộ phận sinh dưỡng của cây) và sinh sản vô tính (có bào tử).
    Lâu quá mới về đây và có đôi lời góp ý nhỏ. Cũng chĩ mong box ngày càng phát triển. Có gì thiếu sót mong bỏ qua cho.
    Oryza sativa L.
  5. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    To ConCay: Thực sự là mỗi topic của tôi mà có bài phân tích tìm ra cái sai của bác là tôi cảm thấy rất hứng thú. Để thời gian đọc bài rồi sửa từ chính tả đến nội dung như bác thì không có mấy.
    1. Tôi đã sửa lại những lỗi về cách dùng từ như bác phân tích.
    2. Về nội dung: Cũng có thể là do viết quá ngắn, dùng từ chưa chuẩn nên dễ làm mọi người hiểu chưa đúng. Ý của tôi trong phần sinh sản vô tính là ta có thể thấy các yếu tố của sinh sản vô tính ở các động vật bậc cao và người, ở đây đúng là chưa có thể coi đó là sinh sản vô tính.
    Xin cảm ơn, và mong bác vẫn nhiệt tình với những bài viết của tôi
    À quên, sao bác nghỉ cuối tuần sớm vậy? Sưóng nhẩy
    To vil: Bài của bác 3 phần tiếng Việt, 7 phần tiếng Anh, gây hết cả cảm hứng đọc bác ạ.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa

    Được LG sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 06/06/2003
  6. vil

    vil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà ! chào LG !

    Ông LG cần xem xét lại vấn đề trên nhé. Còn phần việc xài E là do tôi hay quen tay. Việc tranh luận không ngoài mục đích làm cho thông tin thêm chính xác để mọi người có thể sữ dụng làm tư liệu. Đây là box chuyên ngành cho dù rất nhỏ và yên ả so với các forum nên nói thiệt tôi rất không thích kiểu post bài theo lối ''điểm báo'' thiếu tính chuyên nghiệp và rất đại khái như ''1 vạn câu hỏi ví sao''. Mà nếu tôi đoán không lầm thì bạn đang là học viên cao học...nên không nên có sự cẩu thả như vậy.
    Oryza sativa L.
  7. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Chào vil
    Nếu bác quen tay thì sao không làm luôn bài Tiếng Anh đi, đó là điều các member đáng học tập đấy.
    Theo ý tôi hiểu thì có nghĩa bác nói topic của tôi không có tính chuyên nghiệp và rất cẩu thả? Vâng, có lẽ bác không theo dõi tình hình trên FR và cũng chưa hiểu nguyên nhân tại sao tôi viết topic này. Vậy xin mời bác vào đây: http://www.ttvnol.com/forum/t_213752/?0.6827325
    Tôi cũng đã từng nói tôi không chuyên về thực vật nên topic này chỉ "đá" qua sinh sản vô tính của thực vật chứ không hề dám có ý định nói bao quát toàn bộ về lĩnh vực sinh sản ở thực vật. Nó cần các chuyên gia như bác bổ sung thêm.
    Tiếp đó, mỗi 1 topic có dành cho 1 đối tượng nhất định. Ở topic này tôi muốn giúp các thành viên có trình độ thấp, hiểu được những khái niệm cơ bản về Sinh học. Tôi chưa có đủ trình độ để tham gia những cái mà người ta gọi là Công nghệ sinh học thời đại mới hay những cái đại loại như vậy. Vấn đề đó nên dành cho những người như bác và tôi đành ngậm ngùi đứng ngoài đọc cho thêm phần kiến thức mà thôi.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  8. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    thôi được rồi, ông Lông Gà thì đâu có chuyên về thực vật như ông lúa "thấp sản dài ngày", í lộn, lúa "cao sản ngắn ngày" như ông Vil. Cả hai đều thuộc hàng đại gia trong làng sinh học, nên hơi bị ngổ ngáo là chuyện thuờng thôi mà. Cả hai đều cò cái lý của mình, không ai sai hết.
    Chuyện viết những bài có chất lượng chuyên môn cao không phải là chuyện đễ. Nhưng mỗi người tự lượng sức mình mà "lao thân vào xe lửa" vậy, chẳng ai can ngăn đâu.
    Còn viết bài ở dạng kiến thức đại cương lại càng không dễ đâu. Nó đòi hỏi cao hơn hẳn viết bài dàiđấy. Vì để viết ngắn gọn, súc tích đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, sâu, chắc, vốn từ ngữ việt nam phải phong phú đễ diễn đạt mạch lạc mà không gây nhàm chán.
    Kinh nghiệm viết lách của riêng tôi là thế này:
    01- đầu tiên viết 1 đoạn ngắn thôi, chừng 5 câu, nói về 1 chuyện bé như cái hột cát, ví dụ: diễn tả hình thái nhân eukaryote chẳng hạn. 5 câu nhưng phải nói thế nào để người đọc vơ thấy là mình nói nhân eukaryote là đúng và đủ, chứ không phải nói về hột ... mít. Viết xong đưa cho người khác đọc thì hếch mặt lênh " đó thấy tui giỏi chưa".
    02- Kế đến là từng bước từng bước một mở rộng nó ra, dài mênh mông theo ý mình. Có bố cục chửan xác, viết xong mà mình phải tự khen mình "trời ơi sau mà mình giỏi thế không biết nữa".
    03- Chưa hết, khi đã viết dài mênh mông như thế, phải quay trở lại, túm tất cả thế giới vô một cái chai. Úi trời ơi, như mấy ông thần đèn trong chuyện nghìn lẻ một đểm vẫn làm, có điều mình là nghìn lẻ một chữ vô một trang. Lúc viết xong mình tấm tắc khen mình: mình tài ghê, giống thần đèn quá.
    đại khái kinh nghiệm viết lách của tôi là như vậy, thú thật tôi mới chỉ đang ờ lưng chừng bước 3 thôi, chưa đi hết đoạn này đâu, còn phải cố gằng nhiều.
    Một kinh nghiệm nữa xương máu trong viết lách là phài giỏi tiếng ... Việt. Trước khi tôi đọc một tài liệu English tôi thường đoc qua tài liệu Việt namese vì hai lý do:
    01- Nắm sơ lược nội dung kiến thức căn bản, vì Vnese thì dễ đọc và dễ nhớ hon E mà.
    02- xem các bậc tiền bối sử dụng từ, khá nhiều từ chuyên môn được sử dụng rất hay; chưa nói là hệ thống từ chuyên môn của người trong Nam khác nhau chút đỉnh so với ngoài bắc, hiểu và thuộc được hai hệ thống này không chỉ giúp ta dễ dàng đọc tài liệu Vnese không bị bỡ ngỡ mà còn giúp ta có vốn từ vựng dồi dào để khi viết ta không bị lỗi điệp từ. Khi có từ chuyên môn phong phú, chuyện đọc và dịch tài liệu English dễ như ăn .... xí quách, cứ nhấm nhá từng chút cái khúc xương ây cảm thấy sung sướng với vị ngọt do xương tiết ra, còn mồm mép tay chân thì dính đầy cả chất béo.
    Tôi cho rằng việc cho SV năm 1 năm 2 thậm chí cả năm 3 đọc và địch tài liệu E là một sai lầm mà mấy thầy cô trong trường đại học mắc phải, vô tình đẩy SV vô chổ ... không biết xài tiếng Việt. Khổ thay. Vì tiếng Việt chưa xong mà đòi đọc E thế nào? đọc bài dịch mà thấy lổn ngổn lỗi câu cú, lỗi chuyên môn cứ ào ào, như là cát bị trộn với cơm vậy ( chứ không phải là cơm có lẫn với cát). Phải năm 4 trở lên thì hoạ may Ok.
    Quay trở lại chuyện hai ông lông gà với ông bông lúa, từ từ hai ông sẽ có khối chuyện để làm, vừa viết bài vửa thẩm định chất lượng. Thì nếu ông lông gà chuyên về gà thì OK, chỉ lo vặt ... lông gà thôi, để phần lúa cho ông Vil ổng lo, mổi sáng ổng dậy, ổng ra ông lau sạch sẽ từng ... bông lúa một, niềm đam mê riêng của ổng mà.
    Vậy nhé hai ông, đừng cãi lộn nữa, chỉ nên cãi đúng thôi.
    Concay

Chia sẻ trang này