1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh vật biển

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Doi_thuong, 16/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doi_thuong

    Doi_thuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Sinh vật biển

    Mình muốn biết một chút thông tin về các loài sinh vật biển ở việt nam hiện nay cần bảo tồn. Mọi người có thể cho mình biết tên và đặc điểm của những sinh vật trogn sách Đỏ của Việt nam được không?

    doi thuong


    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 12/06/2003
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Đây phải thêm chữ "Công nghệ" trước chữ sinh học nữa bác ạ. Chúng em nghiên cứu hơi khác 1 tí.
    Em cung cấp thêm thông tin này, bác xem thế nào :
    Những loài cá cuối cùng...

    Có những loài động vật trên thế giới sẽ chỉ còn được nhắc tới trong sử sách, bởi đã bị tuyệt chủng. Chuyện nói ra đâu có gì lạ, nhưng ở Việt Nam lắm sông, suối... mà số liệu Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đưa ra là hiện có tới 30 loài cá nước ngọt có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có những loài vốn rất quen thuộc, nay đã trở nên hiếm hoi như cá anh vũ, cá chiên, lăng... do tình trạng đánh bắt vô tội vạ là điều đáng quan ngại
    Nguyễn Tỉnh Xuyên


    Cá anh vũ là loài cá độc đáo, chỉ có ở khu vực Thành phố Việt Trì, song nay rất hiếm...

    Nơi xóa sổ các loài cá quý hiếm
    Thành phố Việt Trì nằm ở ngã ba sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Ngã ba sông này không chỉ là nơi neo đậu tàu thuyền tấp nập, mà còn là vựa cá, trong đó có những loài cá quý hiếm, cung cấp cá các loại cho những quán cá đặc sản nằm trong thành phố này.
    Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng về không gian đô thị, nhiều khu phố mới được xây dựng thì các quán cá đặc sản cũng thi nhau mọc lên. Dân ?osành điệu? ở thành phố này cho biết, Việt Trì có nhiều đặc sản, song thứ ?omốt? nhất để thiết đãi khách là cá chiên, lăng, anh vũ. Khi đến những quán cá bờ sông này, lần đầu tiên chúng tôi được biết tới hình thù của loài cá chiên, lăng, anh vũ.
    Thật lạ ở khu vực nước ngọt, cụ thể là các dòng sông chảy về từ mạn Tây Bắc nước ta lại có những loài cá to như vậy. Một nhân viên của quán cá Ph. H kéo chúng tôi ra khu bể nước rộng khoảng 35 - 40 m2 nằm sát vườn hòn non bộ. Đứng trên miệng bể ngó xuống cũng có thể nhìn thấy những chú cá chiên, lăng to cồ, hình thù giống hệt loài cá trê với vây, râu, song loại trung bình nặng tới 9 - 10 kg, nặng nhất có thể lên tới 30 kg. Chúng bơi lượn lờ như những... quả bom.
    Sau đó chúng tôi sang quán cá H.Tr nằm lân cận để xem loài cá anh vũ? Một nhân viên hỏi: ?oCác anh cần mua cá anh vũ à? Lâu rồi không bắt được con nào?. Gương mặt anh vẻ tiếc xót. Chúng tôi hỏi dò: ?oCá anh vũ đã hết hay không bắt được?? Anh ta ậm ừ một lúc mới nói: ?oCó thể vẫn còn dưới sông mà thợ không bắt được?.
    Có thể khẳng định, các chủ quán cá ở Việt Trì là những người nhanh nhạy khi biết nhảy ra kinh doanh loại đặc sản này. Và cá chiên, lăng cũng nhờ sự... quý hiếm mà càng giúp họ làm ăn phát đạt. Giống như một thứ ?omốt?, giờ đây những người giàu có ở nhiều miền thường đi săn lùng những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng để khoái khẩu. Và cá chiên, lăng, anh vũ không thoát khỏi thảm cảnh đó.
    Nhà hàng Ph.H là chốn ăn nhậu sang trọng thường dành cho khách VIP, cơ sở vật chất chẳng thua kém khách sạn 3 - 4 sao. Quán phục vụ đủ loại đặc sản, như *******, ba ba, song món chính vẫn là cá sông Lô, sông Đà. Một con cá cho 10 - 15 người lên tới 4 - 5 triệu đồng. Quán cá H.Tr cũng phất nhanh không kém, chỉ sau 4 - 5 năm từ một cơ sở vật chất đơn sơ (đúng nghĩa là quán cá) họ đã dựng nên cả một nhà hàng đồ sộ, nội ngoại thất rất sang trọng, trị giá hàng tỷ đồng. Mục đích là để... không ngừng tăng cường phục vụ món cá đặc sản, cả về quy mô và chất lượng bởi thực khách tìm đến ngày càng đông hơn. Hầu như ngày nào các quán cá cũng nườm nượp khách, chủ yếu là khách vãng lai và rủng rỉnh tiền. Tầm trưa, các khoảng sân thường chật kín ô tô, xe máy. Cứ tính số khách đó thì có thể ước lượng được lượng cá quý hiếm bị làm thịt ra sao?
    Người đưa cá vào sách đỏ
    Ngày nào dọc theo các tuyến đường đổ về Thành phố Việt Trì cũng xuất hiện đội quân chuyên cung ứng cá đặc sản. Hành trang của họ đơn giản: chiếc xe máy có buộc một thùng tôn vuông, to, bọc nilon phía sau. Họ được chia thành nhiều nhóm hoạt động hoàn toàn độc lập. Người ta gọi đội quân này là... lái cá. Địa bàn hoạt động của họ rất rộng, kéo từ Hòa Bình qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc lên Tuyên Quang, Cao Bằng... Để thu gom được cá lăng, cá chiên... các tư thương chia thành nhiều tầng nấc từ nhỏ đến lớn. Những chủ buôn cá trực tiếp đưa cá về các quán cá phải đi thu gom lại của nhiều lái cá cấp thấp hơn - chính là những người trực tiếp săn đón cá của thợ lưới bẫy.
    Chủ quán cá H.Tr cho biết, hiện nay số lượng cá chiên, lăng giảm mạnh, trong khi nhu cầu của thực khách lại ngày càng tăng, nên để đáp ứng đủ số cá cho khách, các quán đều phải sử dụng cả mạng lưới tư thương thu gom lên tới gần 20 người. Họ là những lái cá đường dài, có khi phải chạy vài trăm cây số từ Cao Bằng xuống chỉ để đưa về một con cá chiên cỡ nhỏ mà thợ bẫy được. Chính do nhu cầu càng tăng mà thị trường các loại cá này lên ?ocơn sốt? cao. Nếu như 4 - 5 năm trước, giá cá chiên và lăng chỉ 90.000 - 100.000 đồng/kg thì nay ?oleo thang? tới 300.000 - 400.000 đồng/kg.
    Để có cá chiên, lăng phục vụ thực khách, ở nhiều đoạn thuộc các dòng sông Thao, sông Đà, sông Lô ngày này nối ngày khác, có hàng trăm người chuyên săn bắt cá để bán kiếm lời, dẫu cho chúng cứ hiếm dần.
    Anh Tân, 37 tuổi, trưởng nhóm săn bẫy cá chiên, lăng gồm 4 người, quê ở xã Cao Đại (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tâm sự: ?oCó khi lặn lội cả tuần dưới lòng sông, chỉ cần bắt được con cá lăng nặng 6 - 7 kg là cầm chắc 1,5 triệu đồng bán không mặc cả?. Rồi anh cho biết, hai loài cá chiên, lăng sống nhiều dọc các vách đá ngầm ở đáy sông Lô, sông Đà. Trước kia, hai loài cá này nhiều vô kể, có lẽ do địa thế và đặc thù của các dòng sông này mà chúng có trọng lượng khá lớn, hiếm thấy loài cá nước ngọt to như vậy, nhưng này số lượng giảm nhanh một cách đáng kinh ngạc?
    Theo anh Tân thì có nhiều cách săn cá: cách truyền thống là dùng lưới ?oquét?, nhưng không còn phù hợp nữa. Nếu dùng ***g bẫy (đan bằng tre, có cài ?ohom? như kiểu hom bắt lươn, thả trôi sông) thì cả năm trời may ra mới tóm được một con. Giờ đây, những người như anh Tân phải ngậm ống dẫn khí, lặn xuống tận đáy sông, dùng xiên hoặc vợt kích điện để trực tiếp ?omặt đối mặt? với cá. ?oCứ gặp cá là bắt được, chỉ ngại bơi cả ngày không gặp con nào?, anh nói.
    Một nhóm thợ săn cá ở phường Bạch Hạc, Thành phố Việt Trì thổ lộ: ?oCác dòng sông phía mặt nước tàu bè vô tư qua lại như vậy, nhưng không mấy ai biết bên dưới đang có hàng chục người bơi lượn lờ như... cá để săn cá?.
    Quanh Thành phố Việt Trì hiện có hàng trăm gia đình làm nghề chài cá, trong đó hai làng chài Đoàn Kết và Châu Hạ (phường Bạch Hạc) nằm ngay cửa sông Lô, có tới 60% làm nghề này, bởi đây là khu vực ngã ba sông. Nghề chài cá ở đây có từ lâu đời. Mấy năm trước, hai làng chài này nổi tiếng cả vùng về số lượng thợ săn cá anh vũ (một loài cá xưa dùng tiến vua, chỉ có ở khu vực ngã ba sông, hiện giá bán tới 500.000 đồng/kg).
    Săn cá có máu mặt nhất ở làng chài Đoàn Kết là anh Nguyễn Văn Lập. Trước đây, để tiện cho nghề săn cá anh vũ, họ hùn vốn mua sắm bộ trang thiết bị trị giá 30 triệu đồng gồm thuyền sắt, máy nổ, máy nén khí và hệ thống ống thông hơi. Khi anh Lập ngậm ống thông khí oxy lặn xuống, những người trên thuyền phải coi sóc máy nổ và nén khí, đồng thời đưa đón tín hiệu để đảm bảo an toàn cho anh Lập. Để tìm thấy cá anh vũ, anh Lập phải chui vào những hang động nằm dọc ven sông Hồng, sông Lô. Làm nghề săn cá ?ođộc? này được vài năm đã thu hồi đủ vốn thì họ bỏ nghề. Khi chúng tôi tìm đến để xin được xem loài cá anh vũ, anh Lập chuẩn bị ra sông nhưng lại buồn thiu: ?oLàm gì còn cá này nữa. Bọn tôi bỏ nghề ấy chuyển sang trục vớt tàu thuyền đắm rồi?.
    Chúng tôi vẫn tin rằng còn cá anh vũ được bán ở đâu đó, song sau một ngày lang thang khắp các chợ lớn nhỏ và cả quán cá ở Việt Trì mà vẫn không thấy bóng con anh vũ nào. Nếu dưới lòng sông kia mất đi loại cá này thì đó là tổn thất lớn về chủng loại cá ở nước ta, bởi đây là loại cá rất độc đáo, chỉ nặng 0,6 - 1 kg/con, có mình cá chép, song đầu như đầu lợn; thịt thơm khó có loài thủy sản nào so sánh bằng. Vả lại, loài cá này chỉ có ở khu vực Thành phố Việt Trì, ăn rong rêu, tạp khuẩn, ẩn nấp trong các hang động dưới đáy sông...
    Loài cá mà biết nói năng?

    ... bởi các quán cá đặc sản đua nhau mọc lên ở Thành phố Việt Trì

    Hết cá anh vũ? Không sao. Hàng trăm thợ săn cá vẫn quyết không bỏ nghề, họ quay sang săn nốt số cá chiên, lăng còn sống sót. Cứ tính, ngày nào cũng có vài tạ cá từ Phú Thọ đổ xô về Thành phố Việt Trì và Hà Nội cũng đủ nhận thấy lượng cá bị lên đĩa nhiều gấp 4 - 5 lần số lượng cá sinh sản. Sự thái quá về nhu cầu ẩm thực báo động sự biến mất của nhiều loài động vật quý hiếm, làm biến dạng môi trường sinh thái và các chủng loại động vật của nước ta.
    Sự thật nghiêm trọng là vậy, các cơ quan nghiên cứu cũng đưa ra những lời cảnh báo và tiến xa hơn là đưa tên các loại cá vào sách đỏ, song việc săn bắt chúng vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, mà chẳng có cơ quan nào đứng ra quản lý. Và các quán cá đặc sản, ngày nối ngày vẫn mở rộng quy mô kinh doanh để chiều lòng thực khách xa gần. Giá mà, cá nói được để tự lên tiếng về thân phận mỏng manh của mình.

  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Loài rùa :
    Bắt rùa quý tại quần đảo Thổ Chu
    Vích, loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu.

    Ngư dân tại quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang) vừa phát hiện một đàn rùa biển khoảng 10 con và đã đánh bắt 2 con, mỗi con nặng gần 20 kg. Đàn rùa biển này thuộc loài vích (Chelonia Mydas), là loài động vật cực kỳ quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
    Hiện chỉ còn 9 vùng trên toàn cầu có bãi đẻ tập trung của vích, trong có có Việt Nam, chủ yếu tại Côn Đảo. Tuy nhiên, do không hiểu giá trị của loài rùa biển này, nên trước khi lực lượng hải quân, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tới, ngư dân đã ăn thịt mất một con.
    Ông Phan Ngọc Tấn, cán bộ kiểm ngư của tỉnh Kiên Giang, cho biết: ?oNgay sau khi nhận tin ngư dân đánh bắt được rùa biển, chúng tôi đã lập tức ra đảo Thổ Chu lập biên bản và thả con rùa còn lại về biển khơi. Hiện Chi cục kiểm ngư Kiên Giang phối hợp với bộ đội biên phòng và hải quân đảo Thổ Chu đã thành lập được 2 trạm ghi chép, theo dõi sự xuất hiện của rùa biển, thông qua chương trình quản lý bảo tồn rùa biển tại Kiên Giang, do Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) tài trợ.
    (Theo Tiền Phong)

  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Loài cá : cá nhám đuôi dài, cá nhám voi, cá đao, cá đuối điện, cá ngựa, cá mú sọc trắng...
    Trên 70 loài cá có nguy cơ tuyệt chủng
    Theo Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản, trên 30 loài cá nước ngọt và trên 40 loài cá nước mặn đang có nguy cơ tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau.
    Với các loài cá nước ngọt, đáng chú ý có cá anh vũ, cá chiên, cá lăng (các loài cá sống ở thượng nguồn các sông vùng Bắc Bộ)... hoặc cá chình mun ở phía Nam.
    Giá cá anh vũ hiện là 300.000-350.000 đ/kg, cá chiên và cá lăng 160.000-170.000 đ/kg.
    Các loài cá nước mặn như: cá nhám đuôi dài, cá nhám voi, cá đao, cá đuối điện, cá ngựa, cá mú sọc trắng... cũng đang bị tuyệt chủng. Tất cả các loài cá này hiện đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. (TN)


  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Thông tin thêm về Loài rùa : rùa biển
    Cứu rùa biển là tự cứu mình
    ?Tiêu diệt rùa dẫn đến cấm vận thuỷ sản?

    Nếu không có biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt rùa biển hiện nay, rất có thể ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rào cản thương mại mới do quốc tế dựng lên. Ðiều này đã từng xảy ra với Philippines và Indonesia khi hai nước này bị Mỹ đình chỉ nhập khẩu tôm cho đến khi các tàu đánh bắt của họ đồng loạt được gắn thiết bị đuổi rùa.
    Theo các nhà môi trường, rùa biển là loài chỉ thị chất lượng môi trường quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ hay suy giảm về số lượng rùa cũng đồng nghĩa với tình trạng lành mạnh hay suy thoái môi trường ở các vùng biển, đại dương, các rạn san hô và cỏ biển.
    Pháp luật quốc tế và quốc gia bảo vệ rùa
    Quan trọng như vậy nên rùa biển và nơi cư trú của chúng là đối tượng bảo vệ trong một loạt các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế. Trong Luật bảo vệ môi trường ngày 10/1/1994, Ðiều 29 quy định nghiêm cấm khai thác, kinh doanh các loài thực, động vật quý, hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ. Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25/4/1989, Ðiều 8 quy định nghiêm cấm hành vi làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thuỷ sản, trong đó có hành vi phá rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, các rạn san hô, các bìa thực vật ngầm và các sinh cảnh đặc biệt khác. Ðiều 12 quy định cấm đánh bắt, tổ chức tiêu thụ các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng trong danh mục các đối tượng được bảo vệ. Nghị định 48/2002/NÐ của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm được ban hành mới đây đã đưa cả 5 loài rùa biển hiện có ở Việt Nam là đồi mồi, rùa da, vích vào nhóm 1B (nghiêm cấm khai thác và sử dụng) và đồi mồi dứa, quản đồng vào nhóm 2B (hạn chế khai thác và sử dụng). Quyết định 46/2001/QÐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm là một trong những mặt hàng cấm xuất khẩu trong thời kỳ 2001 - 2005.
    Ðặc biệt, Chỉ thị 359-TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã nêu rõ: nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm thuộc động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã tham gia Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ngày 20/4/1994. Theo công ước này, cả 5 loài rùa biển ở Việt Nam đều năm trong phụ lục 1 của CITES (những loài nghiêm cấm khai thác và sử dụng).
    Rùa biển đang bị săn bắt, tuyệt diệt
    Có thể nói, về mặt luật pháp rùa biển là loài bất khả xâm phạm. Tuy nhiên trên thực tế, chúng đang là đối tượng bị xâm hại nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát diện rộng về tình hình buôn bán rùa biển được Traffic Southeast Asia Indochina tiến hành ở nước ta vào giữa năm 2002 (Ðiểm điều tra là các cửa hàng lưu niệm, quà tặng và các nhà hàng) cho thấy: rùa biển (chủ yếu là đồi mồi và vích) cùng các sản phẩm từ rùa như quạt, lược, cặp tóc, rùa nhồi. .. đang được bày bán rộng rãi, công khai. 5 khu vực có nhiều sản phẩm từ loài động vật này nhất là Tp.HCM, Hà Tiên, Nha Trang, Vũng Tàu và Hà Nội. Các sản phẩm từ rùa (có tổng giá trị lớn) không chỉ được tiêu dùng nội địa mà còn được xuất sang một số nước khác trong khu vực...
    Bên cạnh việc khai thác rùa biển có chủ ý cho mục đích thương mại, rùa còn bị đánh bắt một cách không có chủ ý do bị vướng lưới giã, lưới rê của ngư dân. Chúng cũng bị bắt ăn thịt, bị đào lấy trứng khi lên đẻ trên các bãi biển. Ông Mark Hamann của IUCN nhận định: có thể đây chính là những mối đe doạ lớn nhất đối với rùa biển Việt Nam hiện nay. Ngoại trừ một vài trường hợp, gần như 100% số trứng và rùa mẹ bị bắt làm thức ăn hoặc lấy mai (đồi mồi) trong 20 - 30 năm trở lại đây. Hiện nay, mỗi năm vẫn có hàng nghìn con rùa bị bắt trên toàn bộ các vùng biển Việt Nam, dù đã giảm bớt so với trước đây.
    Theo nhận định của IUCN, số lượng cả 5 loài rùa biển sinh sản và hay kiếm ăn ở Việt Nam đều suy giảm một cách đáng kể. Rùa da và đồi mồi gần như tuyệt chủng với khoảng dưới 10 con cái mỗi loài sinh sản mỗi năm. Tương tự, số lượng con cái sinh sản của cả vích và đồi mồi dứa đều giảm khoảng 80% trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây. Thậm chí ông Mark Hamann khẳng định rằng: ?oViệc loài đồi mồi bị tuyệt chủng trong thế hệ tới tại Việt Nam là điều không thể tránh khỏi? (mỗi thế hệ rùa biển khoảng 35 năm).
    Ngăn chặn săn bắt, buôn bán rùa
    Ðiểm đầu tiên cả IUCN và Traffic nhất trí khuyến nghị Chính phủ Việt Nam: cần tăng cường việc thực thi các quy định pháp luật ngăn chặn hoạt động buôn bán rùa biển và các sản phẩm rùa biển. Các quy định để bảo vệ loài động vật này, theo đánh giá của các chuyên gia, đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực thi lại rất yếu. Bản thân các chủ cửa hàng, cơ sở bán buôn, thợ thủ công mỹ nghệ, người buôn bán trung gian và ngư dân khi được phỏng vấn đều không tỏ ý lo ngại bị tịch thu hàng từ rùa biển. Ðiều này cũng dễ hiểu bởi từ trước tới nay, hầu như chưa có trường hợp nào bị xử lý. Có chăng chỉ ở mức phạt hành chính nhẹ nhàng.
    Ðể tăng cường sự nghiêm minh của luật pháp, Traffic khuyến nghị, Bộ thuỷ sản và Bộ NN - PTNT, ban hành quyết định liên bộ quy định việc tịch thu và tiêu huỷ các sản phẩm rùa biển đang bị buôn bán ở Việt Nam sau 6 tháng kể từ ngày tiến hành Hội nghị xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ rùa biển (28/11/2002). Các cơ quan chức năng liên quan tiến hành giám sát thực thi quyết định này và truy tố những trường hợp vi phạm với sự hỗ trợ tài chính của Ðoàn công tác về bảo tồn và quản lý rùa biển. IUCN khuyến nghị Chính phủ cập nhật các loài rùa biển vào sách đỏ của Việt Nam trong đó nâng vích, rùa da, đồi mồi từ mức độ bị đe doạ hiện nay lên mức độ bị đe doạ nghiêm trọng, đưa quản đồng vào mức độ bị đe doạ. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng đề nghị xây dựng dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng thông qua giáo dục và nâng cao nhận thức.
    Tất cả những nỗ lực để bảo vệ rùa biển là vô cùng cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Không chỉ để bảo vệ số lượng rùa biển ít ỏi tồn tại mà còn để bảo vệ ngành thuỷ sản. Câu chuyện ?o thiết bị đuổi rùa? của Indonesia và Philippines nếu xảy ra với Việt Nam sẽ là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng.
    Bởi tổng chi phí để gắn thiết bị này lên các tàu đánh bắt của Việt Nam là một con số khổng lồ. Nó sẽ trở thành gánh nặng không thể giải quyết được đối với cộng đồng ngư dân nghèo của nước ta.
    Thanh Quy - Thời báo kinh tế 9/12/2002



    [/quote]
  6. Doi_thuong

    Doi_thuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn các bạn nhiều!
    doi thuong

Chia sẻ trang này