1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sinh viên kiến trúc làm gì với đồ án???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi gund, 27/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    ...các thầy cũng yêu cầu công trình" phải" bay bổng "phải" có "hình tượng kiến trúc".... thế nó mới ra dáng đồ án.....
    Chết vì cái cách suy nghĩ đấy bạn ạ. "Phải" hay không "phải" là do mình.Tôi hỏi bạn: đồ án của bạn làm hay của thầy bạn làm.Kiến Trúc là 1 môn nghệ thuật,mà trong nghệ thuật thì tôi cũng chưa thấy ai đề cập đến từ "phải" bao giờ.
    À,còn cái "hình tượng kiến trúc"theo thầy bạn nói thì tôi hiểu là thế này: "1công trình kiến trúc phải giống 1"cái" gì hay 1 "con" gì thì mới được coi là có HÌNH TƯỢNG"không biết có đúng không?Bạn làm ơn hỏi thầy bạn hộ tôi cái.
    Cuối cùng tôi chỉ muốn nói một câu này:
    ĐỪNG CHẾT VÌ THIẾU HIỂU BIẾT.
    thế nhé.Chào bạn
  2. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn trẻ
    tôi có một vài nhận nhận xét thế này để các bạn tham khảo(tại sao tôi nói với các bạn là tham khảo là vì tôi muốn các bạn học cách nghi ngờ ,các bạn đừng nghe một chiều mà không thẩm định,bạn phải biết nghi ngờ những điều tôi nói,thầy giáo của các bạn nói,thần tượng của bạn nữa,cả sách vở,tài liệu giáo án ở trường nữa bạn ạ!)
    tôi thấy sinh viên khi bắt tay vào làm đồ án thường hay đi tìm kiếm những đồ án có sẵn,na ná như công trình của mình rồi mang về gò vào,các bạn đi thông qua đồ án thì mấy buổi đầu thì không có gì rồi đùng một cái đủ hết cả mặt bằng phòng ban cửa dả ????
    các bạn đi ngược qui trình rồi,công việc của các bạn là chuẩn bị để nấu một nồi phở từ A đến Z chẳng hạn bạn phải đi mua xương,mua thịt,mua rau,phải chuẩn bị nước dùng,luộc thịt ... phải tính toán sao cho đủ cho 5 người ăn,những người này lại không ăn được cay nên đừng cho ớt vào vv và vv chứ không phải là đi mua bát phở có sẵn,hoặc dùng phở ăn liền.
    tôi trích dẫn dưới đây là qui trình các bạn phải đi qua để chế biến món phở gia truyền Nam Định
    trước khi đi sâu vào vấn đề phản biện công trình có nhẽ tôi muốn nói qua về quá trình hình thành nên nó.
    Như anh biết thiết kế là một quá trình( process) đòi hỏi người kiến trúc sư phải đi qua những bước nhất định để phát triển(develope)đồ án của mình từ tổng thể tới chi tiết,từ dễ tới khó.
    bước đầu tiên là tập hợp tài liệu dự án:ở công đoạn này chúng ta phải tập hợp đầy đủ các số liệu về dự án như vị trí của công trình trong qui hoạch tổng thể của khu vực và vùng miền,(urban context),các chỉ giới,mật độ,hệ thống giao thông,những khả năng(hướng) và các phương tiện có thể tiếp cận công trình,cảnh quan của công trình từ trong ra(view) và từ bên ngoài vào,các công trình phụ cận(qui mô,phong cách kiến trúc,cách tổ hợp)vấn đề địa lý và địa chất(geo,level..)vấn đề khí hậu và vi khí hậu(nắng, gió ..),cây xanh,hạ tầng của công trình và khu vực(vấn đề cấp,thoát nước, điện,điện thoại,bãi đỗ xe v.v),năng lực của các nhà thầu xây dựng địa phương,nhu cầu và công năng sử dụng của chủ công trình,vấn đề văn hoá bản địa và thói quen sống,chi phí cho dự án,vấn đề phong thuỷ và tâm linh v.v và v.v
    bước hai là tiến hành bước phân tích các dữ liệu trên:ở đây chúng ta phải tìm ra được những mặt mạnh nhất(advantage) của khu đất và những mặt yếu nhất (disadvantage) trên cơ sở đó sẽ tìm cách khai thác các điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của khu đất.đến đây chúng ta đã sơ bộ biết được cái gì là có thể và cái gì là không thể.
    vấn đề đặt ra ở đây là có rất nhiều dữ liệu chúng ta phải quan tâm đến cùng một lúc mà thường thì được cái này lại mất cái kia,lúc này mới cần kinh nghiệm sống và làm việc của người kiến trúc sư,anh ta phải đưa tất cả những yếu tố trên lên bàn cân để tìm ra thứ tự ưu tiên(priorities list) cho các yếu tố trên.
    bản thứ tự ưu tiên được xác lập trong bước này.
    làm được hai việc trên coi như đã đi được nửa quãng đường.
    bước tiếp theo thì sẽ tuỳ theo qui mô của dự án, tuỳ theo thói quen và điểm mạnh của từng ngưòi sẽ hình thành những cách tiếp cận khác nhau và những phác thảo đầu tiên (stratagy plan)được ra đời,
    những phác thảo này sẽ có phong cách và ngôn ngữ khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung đó là nó rất phù hợp với cái thứ tự ưu tiên mà chúng ta vừa xây dựng phía trên,làm tốt việc này sẽ đem lại tính logic và hợp lý của công trình sau này.và con đường chúng ta đi sẽ không bao giờ sai.
    bước tiếp theo là tạo dựng các không gian và các form,làm đẹp và trau chuốt sao cho công trình trở nên hợp lý,mới lạ và hấp dẫn.
    đầu tiên nó sẽ phải tuân theo những qui luật của thị giác,đến đây chúng ta có một sân chơi rất rộng và sẽ có rất nhiều sáng kiến(idea) được hình thành và cũng rất nhiều những thủ pháp được sử dụng để tạo nên những hình ảnh,những ấn tượng,các hiệu quả đặc biệt và những cuộc trình diễn khác nhau.
    việc cuối cùng là biến những câu chuyện trên thành hiện thực(the building must works) đó là những vấn đề kỹ thuật và công nghệ, công đoạn này thường cần rất nhiều các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như kết cấu,vật liệu,nhiệt và cách nhiệt,âm thanh,điện,nước,kinh tế v.vv tham gia vào.
    hai bước đi đầu tiên thường làm tuần tự
    hai bước sau thường quay đi quay lại và đan xen vào nhau cho đến khi bản vẽ concept được hoàn chỉnh.và chuyển sang vẽ chi tiết.


    các bạn thường hay làm nhà rồi mới đi tìm khu đất rồi nhét công trình của mình vào
    vấn đề này trở nên nhức nhối từ lâu đặc biệt là trong các trường đại học ở Việt nam,dẫn chứng là việc các đồ án của sinh viên nói chung thường làm không có bối cảnh(urban context) đồ án như từ trên trời rơi xuống.có nhiều sinh viên làm cùng một đề tài,trên cùng một khu đất nhưng 4 người là 4 hướng mở cửa vào công trình và cả 4 người đều được cùng một thầy giáo hướng dẫn và cả 4 người đều được điểm cao giống nhau
    điều đấy nói lên khi tiến hành làm một đồ án các anh em sinh viên và cả giáo viên hướng dẫn đã không đi theo cái process này nên mới có chuyện bốn phương tám hướng mà không có tiếng nói chung,không có hướng vào tối ưu nhất.mọi người đã quên người mẹ đã sản sinh ra công trình của mình đó là bối cảnh của công trình.

    (còn nữa)
    having_bath
  3. gund

    gund Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn các bác các anh ... đã quan tâm đến chủ đề này
    truớc tiên xin có vài nhời với anh ko canbit
    truớc tiên phải nói rằng hình như anh có hơi học giọng điệu của người khác rồi:"1công trình kiến trúc phải giống 1"cái" gì hay 1 "con" gì thì mới được coi là có HÌNH TƯỢNG"không biết có đúng không?Bạn hỏi thầy bạn hộ tôi cái.
    anh bảo em chết cách suy ngĩ. đúng ! vì suy ngĩ chưa thông mà em mới lập cái topic này và có lẽ còn nhiều người chưa thông như em nữa khi đọc bài của anh
    anh bảo phai hay ko là d o mình : vậy chứ anh ko thích công trình bay bổng hay sao? hay thầy giáo anh ko thích những công trình như thế? anh hỏi thầy anh hộ em cái
    hiểu biết thì em nhận là chưa có
    hình tuợng dĩ nhiên là với bọn tập toẹ như em thì nó ngô ngê như vậy .rất cần anh chỉ giáo
    -----------------------
    anh having bath!
    em lập tôpic này nguời đầu tiên muốn nge ý kiến là anh vì anh bảo anh luôn bị ám ảnh ... trong đó có vấn đề đào tạo
    anh nói đến phở gia truyền nam định- vâng em là người nam định đây khi nào rỗi em xin mời anh về nam định ăn phở
    anh nói đến cách "nấu phở" rất hay và bổ íchtừ cách mua nguyen liệu đên khi chế biến . thêm gia vị vv.... em xin cám ơn anh
    nhưng đấy là nói với người biết nấu rồi , cái thằng đang học ngề mà anh bắt nó vừa học lại vừa làm e rằng có hơi gượng ép. đùa cho vui vậy chứ ý em nó là thế này : những cái qui hoạch vùng miền. địa hình .... nó quan trọng thật nhưng anh còn nói là
    -... cần kinh nghiệm sống và làm việc của người kiến trúc sư....,
    -....tuỳ theo thói quen và điểm mạnh của từng ngưòi sẽ hình thành những cách tiếp cận khác nhau
    -....
    theo suy ngĩ thiển cận của em việc thực hiện 1 đề tài cần rất nhiều đếnkinh ngiệm bản lĩnh ngề ngiệp, khả năng tạo hình, ý tuởng sáng tạo..
    nói 1 cách khác là trong khuôn khổ 1 vùng miền. 1 địa hình, 1 điều kiện khí hậu, 1..... và tất nhien 1 đề tài tại sao lại có những đồ án xuất sắc hơn, những sinhviên có khả năng hơn ???
    em rất rất muốn anh trả lời câu hỏi này!!!
    em hỏi thầy- thầy bảo "nó có năng khiếu hơn em ah"
    em hỏi bạn- bạn bảo" nó đi học thêm đồ án chỗ ông x, làm gì mà chả giỏi hơn?",,...
    còn em -em tự nhủ"chắc là cách làm việc của mìh chưa đúng, mình chưa học hết những gì(?) cần học, và chưa làm hết những gì(?) cần làm
    và chờ 1 câu trả lời từ anh!
  4. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    cám ơn lời mời của bạn Gund
    nhưng đấy là nói với người biết nấu rồi , cái thằng đang học ngề mà anh bắt nó vừa học lại vừa làm e rằng có hơi gượng ép.
    cái process mà tôi đề cập đến là con đường mà chúng ta phải đi qua,nó được áp dụng cho tất cả các đối tượng dù là người đang hành nghề hay người đang đi học,tôi không hiểu bạn nói vừa học lại vừa làm là thế nào? các đồ án bạn làm ở trường thì có khác gì so với các đồ án thật đâu,có khác chăng là cái món bạn nấu ở trường thì chỉ dành cho bạn và các thầy ăn thôi và các thầy cũng không trả tiền cho món phở của bạn.
    tất nhiên cũng là nấu phở nhưng có người nấu ngon ngưòi nấu dở nhưng điều quan trọng với bạn bây giờ là không nấu nhầm sang món khác.
    chuyện năng khiếu là có thật,tuy nhiên nếu đi đúng đường thì cũng sẽ rút ngắn được khoảng cách và tạo được tính hợp lý trong đồ án của mình.
    having_bath
    Được having_bath sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 31/10/2004
  5. metal_arc

    metal_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    bạn gund / cho đến nay cũng đã có nhiều ý kiến và tôi nghĩ bản thân bạn cũng đã tự trả lời cho bạn trong cách "triển khai" 1 đồ án kiến trúc nói chung và đồ án sinh viên nói riêng / tôi nghĩ nếu có ý kiến gì hơn thì cũng ko khác là mấy / có lẽ trên cơ sở đó chúng ta nên thực tế ngay và hoàn thiênnhững gì chúng ta còn yếu vào chính trong đồ án / bên cạnh đó đọc thật nhiều sách cũng là điều rất cần cho chúng ta ,bạn đang phân vân vì cái "kinh nghiệm" cá nhân của bạn còn ít (khi anh bath nói),có lẽ bạn sẽ khắc phục được phần nào /
    còn nếu vẫn phân vân về cái tiến trình của 1 đồ án kt ,bạn thử xem kỹ lại NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KT ,tôi nghĩ nó luôn là 1 trong những sách hay cho sv chúng ta /

  6. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    còn tôi thì từ trước đến nay trong cả đồ án lẫn công việc vẫn ngắn gọn thế này à ,
    Nghiên Cứu --> đặt vấn đề ---> Đưa ra giải pháp ---> Thể hiện --> bố cục bản vẽ
    Cứ làm theo quy chình ngắn gọn đó đồ án của bạn chắc chắn sẽ có cái để các thầy nhìn vào và đánh giá , một đồ án hay là một đồ án phải có cái để các thầy hỏi , thắc mắc và ngắm nghía( khác với soi mói).
  7. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Bạn Gund này:
    Tôi có học hay không học giọng điệu của ai,điều đó không quan trọng.Ở đời có rất nhiều cái phải học người khác,bạn ạ.
    Bạn đọc kĩ lại xem tôi có bảo bạn "chết" không nhé.
    Thực sự là tôi cũng đã từng giẫm lên vết "lầy" giống như bạn và nhiều bạn sv kiến trúc khác.Bạn có hiểu ý tôi nói không nhỉ???
    Còn nữa,bạn có nói đến "công trình bay bổng",quả thật tôi không hiểu???
    Công trình như thế nào thì "bay bổng"?
    Công trình như thế nào thì không"bay bổng"?
    Bạn làm ơn giải thích cho tôi?Tôi vô cùng biết ơn.
    Còn nữa Chuyện thầy giáo tôi có thích hay không ,nói thật đối với tôi cũng không quan trọng lắm.Mỗi người có 1 tính cách khác nhau,không thể bắt người khác thích giống mình được bạn ạ.Ví dụ luôn:
    Bạn chỉ 1 công trình của 1 KTS nổi tiếng Thế Giới(mà bạn rất thích) rồi hỏi tôi có thích không? Chưa chắc tôi đã thích.
    Thế thôi nhỉ.
    Chào bạn.
  8. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Bạn A_ZIZOU:
    Từ hồi tôi thụ giáo ở trường Kiến Trúc đến nay.Tôi chưa thấy có cái đồ án nào mà các thầy không hỏi,không thắc mắc và không ngắm nghía(cái này đương nhiên).
    Nếu nói như bạn thì cái đồ án nào cũng hay hết,nhỉ?
  9. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    bác không để ý thấy cái mở ngoặc cuối cùng của tôi à , hỏi và thắc mắc ngắm ngiá , khác với soi mói , bới lông tìm vết , nếu đồ án của bạn tốt và có nghiên cứu các thầy sẽ có hứng để hỏi để tìm hiểu xem trong đồ án muốn nói lên cái gì , và phân tích rồi đánh giá , giúp bạn hoàn thiện hơn . Còn nếu đố án o có nghiên cứu , không có cái mới lạ thì những câu hỏi của các thầy chẳng qua chỉ là soi mói , xem cái cầu thang đã đủ bậc chưa , cái cột đã đặt đúng vị trí rồi chứ , cái cửa này phải mở ra hay mở vào .... đó là những thứ mà các thầy rất không muốn động đến nhưng vẫn phải nói vì đồ án không có nghiên cứu , không có tìm tòi thì chỉ soi mói mầy cái đó về mặt kỹ thuật và " được rồi đó , phần trình bầy của em đã song, mời các em tiêp theo "
  10. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Còn nếu đố án o có nghiên cứu , không có cái mới lạ thì những câu hỏi của các thầy chẳng qua chỉ là soi mói , xem cái cầu thang đã đủ bậc chưa , cái cột đã đặt đúng vị trí rồi chứ , cái cửa này phải mở ra hay mở vào .... đó là những thứ mà các thầy rất không muốn động đến nhưng vẫn phải nói vì đồ án không có nghiên cứu , không có tìm tòi thì chỉ soi mói mầy cái đó về mặt kỹ thuật và " được rồi đó , phần trình bầy của em đã song, mời các em tiêp theo "
    tay này biết nhiều ghê,cho về thay anh Xuân Đỉnh anh Doãn khôi!

Chia sẻ trang này