1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sinh viên và vấn đề ngôn ngữ ...

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi VietSeism, 25/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Sinh viên và vấn đề ngôn ngữ ...

    Sau đây là bài báo của bạn Thu Hiền về vấn đề ngôn ngữ trong SV - tất nhiên đây cũng chỉ là ý kiến của riêng tác giả. Còn bạn thì sao ? cùng đọc và cho mọi người biết suy nghĩ của bạn về vấn đề này ?! (VietSeism)
    ---------
    SINH VIÊN VỚI VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ​

    Ngôn ngữ tồn tại và phát triển trong xã hội loài người với tư cách là vỏ vật chất của tư duy. Nó mang chức năng quan trọng là giao tiếp và phản ánh tư duy của con người. Xã hội càng phát triển thì ngôn ngữ cũng phải hoàn thiện hơn để phục vụ nhu cầu xã hội. Ngày nay, mặc dù người ta có thể thông tin cho nhau bằng các loại phương tiện, dưới mọi hình thức nhưng vẫn không thể tách rời ngôn ngữ. Ngôn ngữ như một yếu tố gắn kết để xã hội có thể tồn tại và phát triển.
    Tầm quan trọng của ngôn ngữ là như thế, nhưng việc sử dụng nó như thế nào cho đúng chuẩn mực ngữ pháp, đúng phong cách tiếng Việt và phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt Nam là vấn đề không đơn giản. Xét ngôn ngữ trong tần lớp sinh viên (SV) - lớp trí thức tiêu biểu, tương lai của đất nước để có thể đưa ra một chuẩn mực về tiếng Việt. Một yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với ngôn ngữ của SV đó là sự trong sáng, lành mạnh, giàu tính giáo dục và tri thức.
    Trong môi trường giáo dục lành mạnh như ở các trường đại học, việc giao tiếp được thực hiện giữa các SV với nhau và giữa các SV với các thầy, cô giáo phải đảm bảo được sự gần gũi, thân thiện, thân mật nhưng giới hạn trong một khuôn khổ nhất định và luôn giữ được bản chất tôn sư trọng đạo của SV Việt Nam. Nên tránh những hiện tượng giao tiếp có tính chất suồng xã, quá mức trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hiện nay, các sinh viên đều xưng hô với nhau bằng các đại từ nhân xưng: mày tao, ta, mi ... Theo điều tra xã hội học, có đến 75% SV sử dụng cách xưng hô này. Đúng là rất thân mật, rất suồng sã và trong một phạm vi nào đấy như ở căng tin, quán giải khát thì có thể chấp nhận được. Nhưng nếu trên giảng đường, trong một lớp học thì sự thân mật, suồng sã đó cũng nên có sự cân nhắc ...
    Một hiện tượng cũng hay gặp trong giao tiếp của SV, mặc dù không nhiều nhưng không phải hiếm, đó là hiện tượng nói tục. Hơn ai hết, SV là những người được rèn luyện trong môi trường giáo dục, họ vốn là tri thức của quốc gia. Vì thế, không thể chấp nhận được ngôn ngữ của SV lại giống như ngôn ngữ của những người đầu đường, xó chợ. Nói tục, đó là những lỗi nhạc trong bản giao hưởng ngôn ngữ. Chúng ta cần phải kiên quyết loại trừ nó ra khỏi ngôn ngữ của SV nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
    Mấy năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, thanh niên Việt Nam có điều kiện hội nhập với thế giới. Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ là một tất yếu và trình trạng SV dùng ngoại ngữ trong giao tiếp với nhau trở nên phổ biến. Phải nói rằng đó là một cách học ngoại ngữ nhanh và có hiệu quả. Nhưng nếu chúng ta dùng không đúng lúc, đúng chỗ, có thể sảy ra khá nhiều phiền phức. Ví như nếu bạn nói chuyện với người khác bằng tiếng Anh trước mặt người thứ ba không biết ngoại ngữ thì người thứ ba ở đây chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ mình là người ngoài cuộc và tất nhiên họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng. Dù bạn vô tình hay hữu ý thì như thế cũng đã quên mất phép lịch sự trong giao tiếp.
    Luồng văn hoá thế giới có ảnh hưởng rất mạnh tới tầng lớp thanh niên Việt Nam, đặc biệt là SV. nhưng dường như chúng ta chưa có sự chọn lọc để biết tiếp thu những cái mới, cái đúng, cái hiện đại và đào thải, không tiếp nhận những cái xấu.
    Gần đây, người ta thấy được tầm quan trọng của những giá trị văn hoá truyền thống và có xu hướng tìm về cội nguồn. Đó là điều đáng mừng cho nền văn hoá Việt Nam nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Vì ngôn ngữ suy cho cùng cũng là một khía cạnh thuộc về bản sắc văn hoá của dân tộc. văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ và ngôn ngữ là mặt biểu hiện của văn hoá. Đó chính là mối quan hệ biện chứng.
    Là những sinh viên thời đại mới, chủ nhân tương lai của nước nhà, ngoài những hành trang kiến thức để tiền vào thể kỷ 21 như tin học, ngoại ngữ ... mỗi người trong chúng ta phải tự trang bị cho mình một vốn ngôn ngữ, vốn ngôn ngữ đó phải được lựa chọn, chắt lọc. Và nó không phải là thứ ngôn ngữ xa lạ mà chính là tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của chúng ta, ngôn ngữ là tài sản chung, là kho báu vô giá của dân tộc. Nó cần được bảo vệ, gìn giữ để phát huy vẻ đẹp vốn có. Làm thế nào để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt - như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng căn dặn là trách nhiệm lớn lao và vinh quang đối với mỗi người SV nói riêng và thế hệ trẻ chúng ta nói chung.
    (Đinh Thị Thu Hiền - sinh viên K41 - ngôn ngữ B - ĐH KHXH&NV HN)
    ------
  2. haycosong

    haycosong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ trên giảng đường thì sự xưng hô giữa giảng viên và sinh viên phải đúng mực. Giảng viên có thể xưng thầy (cô), tôi và gọi các sinh viên là các em, các bạn hoặc các anh chị (tôi tán đồng cách thứ 3 nhất vì ở đây thể hiện sự tôn trọng của giảng viên đối với sinh viên mặc dù nghe có vẻ hơi xa cách, nhất là đối với các bạn sinh viên năm 1 vừa rời môi trường phổ thông). Còn sinh viên có thể xưng em và thầy (cô). Theo tôi nên tránh các trường hợp sau:
    - Sinh viên xưng là con (nghe có vẻ trẻ con quá, chỉ phù hợp với phổ thông)
    - Sinh viên xưng em và gọi giảng viên là anh (chị). Trường hợp này hiếm nhưng vẫn xảy ra nhất là các bạn nữ thường trêu các thầy giáo trẻ.
    - Thầy (cô) giáo trẻ xưng anh (chị).
    Còn sự xưng hô giữa các sinh viên thì tôi nghĩ thế nào cũng được, không cần theo khuôn phép gì cả. Mày, tao chí tớ nó mới thân thiết, mới SV. Xưng bạn, tôi hoặc xưng tên nghe cực kỳ khách sáo.
    Mà nước ngoài người ta xưng I và You cho mọi trường hợp, có chết ai đâu. Người ta vẫn học tốt và quan hệ thầy trò, bạn bè vẫn no problem.
    Việc chửi thề, nói bậy giữa nơi đông người thì nên tránh. Nhưng tôi cũng xin hỏi các bác: là con trai đã mấy người chưa bao giờ văng tục chưa? Khó lắm!
    Mạo muội góp vài ý nhỏ hưởng ứng lời kêu gọi của VietSeism. Mong các bác cùng cho ý kiến.
    Được haycosong sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 26/09/2004
  3. congly

    congly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, SV với nhau thì xưng hô vô tư đi, chứ theo ý kiến của Thu Hiền thì sách vở quá, mấy cái đó chỉ nên đem viết ra khi làm văn thôi. Văn nói khác văn viết mà (nói thật, vừa rồi thằng lớp trưởng họp lớp bày đặt xưng anh chị với tôi, bọn tôi thấy cũng...ngứa cái lỗ tai)
    Còn xưng hô với thầy cô cho lễ phép thì tất nhiên (trừ mấy ông thầy bà cô...mất tư cách, tui mà gặp thì, hehe, đừng có mong)
    Còn về vấn đề văng tục, tôi nghĩ đối với bọn con trai thì đó chỉ là vấn đề...ít hay nhiều thôi, vì được bao nhiêu người ko bị quen miệng? Mà đi đâu cũng gặp người văng tục thì làm sao mình bỏ được
    Được congly sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 06/10/2004
  4. hanami2583

    hanami2583 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước, hanami mới đổi cách xưng hô thông thường từ tui-ông sang bạn- mình( thử xem sao), bạn hanami có ý kiến liền: "Làm chi mà sến rứa?" Có lẽ quá quen thuộc với cách xưng hô như vậy rồi, bi giờ mà đổi chắc chắn là không quen. Mọi người đều thế cả, mình khác thì không hay lắm. Ngay cả trong buổi họp chi đoàn, nghe T'' bí thư đổi cách xưng hô, hanami cũng thấy buồn cười. Thường ngày nó nói cười ầm ĩ, hôm đó nghiêm túc, nhìn nó lạ lạ.
    Còn xưng hô với thầy cô thì cứ wen gọi là em rồi, thầy cô đôi khi xưng anh( chị)- tôi, mình cứ em- cô tất. Nhớ lúc học cấp 2, thầy giáo bắt buộc xưng con-thầy. Thầy bảo: Nếu xưng em thì hoá ra mấy con là cô là cậu của con thầy à? CÓ lẽ do thầy cao tuổi rồi nên mới thế, còn các thầy cô trẻ không lẽ cũng xưng em nốt?? thầy cô kiện mất!:D
    Con trai nói tục thì...hình như trước mặt con gái ít nói hơn thì phải! Con trai với nhau chắc nói dữ dội lắm:D hạn chế mức tối đa là tốt nhất!
  5. congly

    congly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Hic, ko phải con trai với nhau là lại nói tục đâu, nhưng trước mặt con gái phải cố gắng ko nói là cái chắc . Với lại đa số con trai là đều ko muốn nói mấy từ đó đâu nhưng do...quen miệng hic
  6. pdtpt83

    pdtpt83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.204
    Đã được thích:
    0
    Do bị lây chứ gì!! Thấy bạn bè nói hoài nên cũng nhiễm.
  7. congly

    congly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Hic, chí lý
  8. maytim1983

    maytim1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    944
    Đã được thích:
    0
    Hèn chi hồi đi Hội An thấy bà nói khan, hehe, giờ tui mới hiểu,
  9. pdtpt83

    pdtpt83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.204
    Đã được thích:
    0
    Tui nói huì mô rứa bà? Tui không nhớ, bà nói tui coi thử hỉ?
  10. mtkp

    mtkp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2001
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có gì phải bàn về vấn đề cách xưng hô của các sinh viên với nhau. Chỉ chú ý cách xưng hô với thầy cô và khách lạ sao cho đúng mực.
    Yêu cầu tẩy chay nói tục và chửi thề.

Chia sẻ trang này