1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SITCOM - Kịch tình huống kiểu Pháp (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi lamthanh_hn, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    SITCOM - Kịch tình huống kiểu Pháp (*)

    Điện ảnh Pháp nói riêng và điện ảnh châu Âu nói chung luôn tự hào về dòng phim nghệ thuật vị nghệ thuật của nó, khác với Hollywood nơi phần lớn mỗi phim là một dự án, tính toán lỗ lãi chi li, nghiêng theo thị hiếu của khán giả để làm sao đạt lợi nhuận lớn. Khi nói tới phim "kiểu Pháp", thường trong đầu bạn sẽ có suy nghĩ gì? Khó hiểu, nhiều ẩn ý, bạo liệt, thể hiện chân thực đến trần trụi, đụng chạm tới cả những vấn đề nhạy cảm nhiều tranh cãi về ********, bạo lực... Giới thiệu với các bạn một phim của Francois Ozon làm từ năm 1998 hoà trộn tất cả các yếu tố đó. Muốn hiểu nó ư? Xin mời bạn xem lại nhiều lần để tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Còn ko hiểu, cũng chẳng sao, cứ xem đã, rồi sẽ tới lúc.

    S I T C O M

    Phim mở đầu bằng một khung cảnh thanh bình. Ngôi nhà xinh xắn 2 tầng ngập trong nắng. Một chiếc oto đi vào sân. Một người đàn ông xuống xe, rồi đi vào nhà, đóng cửa lại. Tiếng hát vang lên bài Happy Birthday, người xem có thể đoán rằng hôm đó là ngày sinh nhật của ông ta. Bỗng nhiên không khí thanh bình đó bị phá vỡ: bắt đầu là những tiếng thét, và lẫn vào đó là những tiếng súng, trước khi sự yên tĩnh bao trùm lên tất cả.

    Ngay từ đầu, khán giả đã bị shock, bị lôi cuốn vào nhịp phim với hàng loạt câu hỏi trong đầu: Tấn thảm kịch này là sao? Người đàn ông đó là ai? Tại sao ông ta lại hành động như vậy? Trong nhà có những ai? Và tất nhiên là nóng lòng có câu trả lời.

    Quay trở lại thời điểm một vài tháng trước là cảnh một gia đình trung lưu Pháp điển hình: bố, mẹ và một con gái, một con trai, họ có một cô giúp việc. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài trưng ra cho xã hội ngắm, còn thực sự cái gia đình đó đã lung lay tận gốc. Giữa các thành viên trong cái gọi là gia đình đó chỉ còn sự giao tiếp tối thiểu. Ông bố không quan tâm đến con cái, cũng chẳng còn quan hệ với vợ. Bà mẹ cố gắng trong tuyệt vọng để đưa mọi việc trở lại như ngày xa xưa, mà hoàn toàn ko biết là những người xung quanh mình đã thay đổi. Con gái dành hết thời gian cho người yêu. Con trai ngoài thời gian đến trường thì ở lì trong phòng. Sự ngột ngạt đó lên tới đỉnh điểm khi người bố mang về một con chuột bạch. Không ai muốn tiếp xúc với người khác, nhưng ai trong số họ, bằng cách này hay cách khác, lại tìm đến con chuột câm lặng để tìm sự khuây khoả, hoặc chí ít đó là điều họ nghĩ.

    Và thế là bùng nổ! Con trai tuyên bố cậu là gay. Con gái muốn chấm dứt nỗi buồn chán, thống khổ của mình bằng một cú nhảy lầu. Ông bố trốn vào công việc. Bà mẹ đi gặp bác sỹ tâm lý. Rồi cùng với cô giúp việc, chồng cô ta, người yêu cô con gái... tất cả họ vứt bỏ hết những tấm mặt nạ họ cố mang để mặc cho bản năng dẫn dắt, chả còn gì là cấm kỵ nữa: quan hệ đồng giới, loạn luân, ngoại tình, S&M, gangbang... trần trụi và ko hổ thẹn.

    Nếu chỉ dừng ở đó, Sitcom sẽ chỉ là một phim hời hợt nói về sự trác táng của một số người mà thôi. Francois Ozon đã đẩy phim lên một tầm cao hơn thế với cái kết bất ngờ và đậm chất siêu thực. Hình ảnh con chuột câm lặng đó, theo tôi, chính là sự ẩn dụ của những ẩn ức sâu kín của nhân vật. Muốn giải toả những ẩn ức đó, muốn tự giải thoát, họ phải kết liễu một "con chuột" bự chảng khác (xem phim thì biết) - sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm hời hợt đến cảm xúc của người khác, sự chai sạn và vô cảm trước mọi việc, ko biết hoặc ko có mối liên kết gắn bó với những người xung quanh. Khủng hoảng trong mỗi gia đình có thể dẫn tới sự sụp đổ của xã hội lắm chứ.

    Cảnh báo lại một lần nữa Sitcom là một phim thể hiện trần trụi, cộng với đề tài cũng ko phải là hấp dẫn, chỉ nên xem những lúc nào muốn có cảm giác đau đầu, chống chỉ định với trẻ em, chống chỉ định ngồi xem với phụ huynh hoặc darling, chống chỉ định những lúc muốn thư giãn. Trong các phim của Francois Ozon mà tớ đã được xem, chỉ có 8 Femmes là còn "đại chúng" một tí, còn lại đều khó xem như nhau, nhưng phải nói là đạo diễn rất giỏi. Cho điểm 8/10.

    Mong có nhiều ý kiến trao đổi để tớ hiểu rõ hơn nữa về phim này.

Chia sẻ trang này