1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SMERSH - VŨ KHÍ BÍ MẬT CỦA STALIN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vacbay03, 20/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    agitator hình như là người Cổ động, khích động binh lính. Thí dụ xem trong phim Ladoga - Con đường sống luôn có một người đọc các bản Thông báo tin tức, tin chiến thắng ...giọng rất hùng hồn...Đọc xong, là Chỉ huy và chính úy vỗ tay, thế là mọi người vỗ tay theo ầm ĩ...

    Trong từ vụng Công giáo dịch chính xác ra là : Kẻ làm náo động, xách động...để hợp với truyện này cứ dịch là Cán bộ tuyên huấn là hợp nhất.....
    Lần cập nhật cuối: 21/07/2017
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Có một lưu ý bổ sung trong mệnh lệnh: ‘Tất cả các thành viên của nhóm này đã say rượu’. Vấn đề say xỉn của sĩ quan là nghiêm trọng. Vào tháng Tám năm 1941, Stalin đã ký một quyết định GKO: ‘Bắt đầu từ ngày 01 tháng chín năm 1941, mỗi người lính và chỉ huy tại mặt trận được cung cấp 100 gram vodka 40-proof (20% độ cồn) mỗi ngày’. (đoạn này chắc do lỗi đánh máy, đúng ra phải là 80 proof tức tương đương 40% độ cồn-ND). Từ tháng 6 năm 1942 trở đi, chỉ những đơn vị ở mặt trận tham gia tấn công nhận được 100 gram vodka, trong khi những đơn vị còn lại nhận được 50 gram.

    Hầu hết các cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại luôn nhớ lại khẩu phần ‘100 gram’ của mình mỗi ngày với cảm giác ấm áp. Tuy nhiên, việc phân phối vodka đã không được quản lý tốt: 'Vodka vẫn được cấp cho nhân viên trụ sở chính, chỉ huy, và các đơn vị không có quyền nhận nó. Một số chỉ huy đơn vị và các chỉ huy của Trụ sở chính sử dụng chức vụ của họ để lấy vodka từ kho, vi phạm mệnh lệnh và các quy định. Hội đồng quân sự phương diện quân đã kiểm soát việc phân phối vodka một cách yếu kém. Việc kiểm kê vodka trong các đơn vị không được thực hiện phù hợp.' Ê kíp lái tăng thậm chí còn phát minh ra một phương pháp để che giấu vodka mà họ có được một cách bất hợp pháp. Họ tháo một số đầu đạn pháo, ném thuốc súng đi và thay nó bằng vodka, sau đó gắn đầu đạn trở lại và đánh dấu đặc biệt trên vỏ đạn. Chỉ có các thành viên ê kíp lái tăng là có thể phân biệt được đâu là đạn bình thường và đâu là đạn chứa vodka. Một tù binh Mỹ được giải phóng bởi quân đội Xô Viết từ một trại tập trung của Đức đã báo cáo với các quan chức quân sự Mỹ trong tháng tư năm 1945: ‘Hầu hết các binh sĩ ở tuyến đầu của Nga, bao gồm cả sĩ quan, đều say sưa mọi lúc’. Uống rượu là một vấn đề nghiêm trọng ngay cả trong thời gian diễn ra Trận bảo vệ Moskva. Ngày 05 Tháng Tư năm 1942, Stalin đã ký một mệnh lệnh đầy tức giận đến quân đoàn phòng không (PVO) của Moscow:

    'Kỷ luật trong quân đoàn phòng không khu vực Moscow là rất kém. Nạn rượu chè, đặc biệt là trong số các sĩ quan chỉ huy, là rất phổ biến. Tình trạng kỷ luật kém và uống rượu quá mức đã không được xử lý đúng cách. Số vụ vi phạm kỷ luật của các binh sĩ Hồng Quân, học viên sĩ quan, chỉ huy cấp thấp và cấp cao của các đơn vị phòng không đang gia tăng.

    Tình trạng này không thể được dung thứ nữa.

    Tôi ra lệnh:

    1. Bắt giữ và xét xử bởi tòa án quân sự:
    a) Chính uỷ Cục phòng không, Chính uỷ Lữ đoàn Kurganov, vì tội say xỉn thường xuyên;
    b) Chính uỷ Trung đoàn pháo phòng không 745, Chính uỷ Quân Đoàn Zakharov, vì tội uống rượu và không báo cáo [vị trí của mình] khi có báo động không kích
    c) Politruk [sĩ quan chính trị] đại đội 3 Trung đoàn pháo 175, Andreev, và nhân viên kỹ thuật không quân của cùng đại đội, nhân viên kỹ thuật quân sự cấp 2 Kukin, vì đã tổ chức tiệc tùng say sưa ồn ào, và bắn sung bừa bãi gây ra cái chết của Trung uý Kazanovsky, chỉ huy đại đội thông tin.
    2. Cách chức tư lệnh Cục phòng không (PVO), Thiếu tướng Pháo binh [Aleksei] Osipov, vì tội say xỉn, và giáng chức...
    [...]
    10. Thông báo cho tất cả các chỉ huy và sĩ quan chính trị của các đơn vị phòng không về mệnh lệnh này.

    Dân uỷ Quốc phòng J. Stalin.

    Trong số các sĩ quan được đề cập, số phận của Tướng Osipov là được biết đến. Ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Ðoàn PVO khu vực Gorky, trong khi toàn bộ Cục PVO bị giải tán và các phòng ban của nó được đặt trực thuộc Hội đồng quân sự các lực lượng Phòng Không.

    Pyotr Todorovsky, một chỉ huy trung đội bộ binh 19 tuổi năm 1944, đã trở thành một đạo diễn phim nổi tiếng sau chiến tranh, nhớ lại rằng uống rượu đã gây ra thiệt hại rất lớn đối với những người lính trẻ:

    'Trước khi tấn công một viên trung sĩ thường mang đến cho chúng tôi nửa xô rượu [nguyên chất] và đưa cho mỗi người một cốc rượu ... Thông thường một tân binh (chúng tôi gọi là 'pervachok' [lần đầu tham chiến]) sẽ uống rất nhiều -ví dụ, một nửa cốc-vì sợ hãi. ... Sau khi uống quá nhiều những người lính mới hầu như luôn luôn bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công đầu tiên. Và starichki [lính cựu] không uống gì cả, hoặc chỉ giả vờ là họ đã uống: họ chạm môi vào rượu, nhưng không nuốt xuống. Uống một chút thì có thể giúp một người lính trong khi tấn công, nhưng uống quá nhiều [thường xuyên] sẽ dẫn đến cái chết của anh ta.

    Cũng có những tai nạn xảy ra khi binh lính tìm thấy nơi cất giấu cồn methyl alcohol. Một lính bộ binh nhớ lại: ‘Trong thời gian diễn ra trận đánh ở thành phố Brest, một xe bồn chứa đầy cồn methyl alcohol được phát hiện tại nhà ga xe lửa ... Rất nhiều người lính ... đổ đầy bình của họ với loại cồn đó, những người khác thì uống trong khi lặp đi lặp lại: ‘Dù sao thì chúng ta cũng sẽ chết, trong khi chiến đấu.’ ... Trong tiểu đoàn, tôi nghĩ rằng có ít nhất là năm mươi người đã chết.’

    Tình trạng được mô tả trong mệnh lệnh của Timoshenko-Khrushchev là khá điển hình. Các tòa án quân sự của Phương diện quân sông Đông đã báo cáo với Moscow rằng trong quý đầu của năm 1942 'tình trạng xử bắn cấp dưới trái phép và các tội ác gây ra do say rượu là phổ biến trong các cấp chỉ huy’. Khi Georgii Malenkov, thành viên GKO, đến kiểm tra Phương diện quân Volkhov, chỉ huy OO báo cáo rằng trong tháng ba năm 1942 gần như tất cả các sĩ quan chỉ huy của tập đoàn quân 59 đã say xỉn thường xuyên và đã có những mối quan hệ ******** tai tiếng với nữ quân nhân hay được gọi là 'PPZhs' (viết tắt của pokhodnopolevayazhena, hoặc 'vợ chiến trường').

    Mặc dù các sĩ quan chính trị và OO coi PPZhs là một vấn đề về mặt đạo đức, những nguyên soái như Konstantin Rokossovsky và Georgii Zhukov đã từng sống với một PPZh một cách công khai trong chiến tranh, và đó là một thực tế phổ biến của các chỉ huy cao cấp và trung cấp. Một trung úy-cựu chiến binh nhớ lại: 'Nhiều nữ quân nhân là PPZhs của các sĩ quan, nhưng các chỉ huy trung đội không có PPZhs. Chúng tôi ngủ trong hầm trú ẩn cùng với binh lính, trong khi đại đội trưởng có hầm cá nhân riêng. Vì vậy, đại đội trưởng và sĩ quan chức vụ cao hơn có điều kiện thuận lợi hơn để có một PPZh ... Thông thường PPZh được tặng huy chương “For Combat Merits” (Vì thành tích trong chiến đấu).
    huytop thích bài này.
  3. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Các chỉ huy cao cấp thậm chí còn hào phóng hơn. Ví dụ, Lidia Zakharova, PPZh của nguyên soái Zhukov, nhận được huân chương Cờ Đỏ, huân chương Sao Đỏ, năm huy chương, và ba giải thưởng quân sự nước ngoài. Sau khi Hồng quân vượt qua biên giới Đức, một số sĩ quan thậm chí nhặt về những thiếu nữ 16 hoặc 17 tuổi và giữ họ trong một thời gian.

    Trong khi không có hồ sơ nào được biết, ghi nhận về những gì đã xảy ra với những sĩ quan OO say rượu của Lữ đoàn xe tăng 1, sự kiện đó không phải bất thường. Năm 1946 Ivan Serov đã viết thư cho Stalin về hành vi của Pavel Zelenin, thuộc cấp của Abakumov và sau này là một viên chức cấp cao trong SMERSH:

    'Vào đầu năm 1942, chúng tôi [trụ sở chính NKVD] đã nhận được thông tin rằng nhiều nhóm binh sĩ của chúng ta tại phương diện quân Nam đã vượt qua chiến tuyến và chạy về phía kẻ thù. Đồng thời, Thiếu tá An ninh Quốc gia Zelenin, chỉ huy Bộ phận Đặc biệt của phương diện quân này, đã không những ngăn chặn những hành vi phản bội trong thời kỳ nguy khó này, mà còn mất tinh thần, sống chung với những nữ nhân viên đánh máy, và trao cho họ huy chương. Ông ta cũng dụ dỗ vợ của trưởng Phòng Chính trị tập đoàn quân đến căn hộ của mình, ở đó ông ta đã chuốc rượu và cưỡng hiếp cô ấy ... Đ.c (Đồng chí) Abakumov đã gọi cho Zelenin, nhưng tôi không biết cách giải quyết của anh ấy là gì.'

    Abakumov liên tục nhận được báo cáo từ các phương diện quân về những hành vi thiếu chuyên nghiệp, sai trái và hành động trái pháp luật của các sĩ quan OO. Trong năm 1942, ông đã ban hành một số mệnh lệnh yêu cầu OO phải nâng cao chất lượng công việc điều tra của họ.

    CHƯƠNG 11
    Những Kẻ Bị buộc tội Phản bội mới (Cuối 1941-đầu 1943)


    Nghe có vẻ khó tin, nhưng các biện pháp hà khắc đối với các chỉ huy quân sự và việc bắt giữ họ bởi người của Abakumov đã tiếp diễn với quy mô lớn trong hai năm kế tiếp, là yếu tố then chốt trong việc xoay chuyển tình hình cuộc chiến.

    Những cáo buộc tiêu biểu
    Từ mùa thu năm 1941 đến đầu năm 1943, UOO, bao gồm cả Abakumov, tiếp tục các vụ bắt giữ tướng lãnh tại mặt trận. Hầu hết trong số họ bị buộc tội phản quốc và hoạt động gián điệp (đoạn 58-1b) (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com). Tổng cộng trong giai đoạn 1941-1945, tòa án quân sự mặt trận đã kết án 164.678 người bị gọi là kẻ phản bội: trong năm 1941 là 8.976 người; vào năm 1942: 43.050 người; vào năm 1943: 52.757 người; và năm 1944: 69.895 người.

    Tuyên truyền sai lạc về Hồng Quân (đoạn 58-10) là cáo buộc phổ biến thứ hai. Bất kỳ sự chỉ trích nào nhắm vào các lãnh đạo Hồng quân hay Đảng, đặc biệt là các cuộc nói chuyện về thời kỳ đầu cuộc chiến đầy thảm hoạ, được coi là xuyên tạc và tuyên truyền chống Liên Xô. Ví dụ, một cựu thư ký của một tòa án quân sự kể lại rằng một đại tá đã bị kết án mười năm trong trại lao động vì đã nói với đồng nghiệp của mình rằng nguyên soái Semyon Budennyi, đã từng học cùng học viện quân sự với ông, không hiểu nguyên tắc phân số. Chỉ riêng trong số các tướng lãnh, 20 người đã bị bắt và bị kết án từ năm 1941 đến đầu năm 1943 vì tội tuyên truyền chống Liên Xô (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com). Nhìn chung, vào cuối năm 1944, các tù nhân bị kết án theo đoạn 58-10 chiếm 1/3 trên tổng số 392.000 tù nhân chính trị trong trại tù GULAG.

    UOO cũng phát hiện ‘các âm mưu' mới. Âm mưu có chủ đích của các giảng viên tại Học viện Quân sự Frunze (Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com) là kỳ lạ nhất. Tám giảng viên (bảy tướng và một đại tá) đã bị bắt vào tháng Mười Một và tháng Mười Hai năm 1941 tại thành phố Tashkent, nơi mà Học viện đã được sơ tán khỏi Moscow trong tháng Mười. Như Abakumov đã báo cáo với Stalin vào năm 1945, họ ‘đã bị bắt giữ vì đã tham gia hoạt động trong một nhóm chống Liên Xô mà mục đích là để bắt liên lạc với người Đức và lật đổ chính quyền Xô Viết. Trong thời gian diễn ra các hoạt động thù địch này của họ, những người tham gia ... có ý định tạo điều kiện thuận lợi cho quân Đức tiến vào Moscow.’

    Thật khó để tin rằng Abakumov đã nghiêm túc xem xét các khả năng về việc những giảng viên đã liên lạc với người Đức và đã cố gắng giúp chúng chiếm Moscow. Vụ việc được làm rõ vào cuối những năm 1950, trong quá trình minh oan, chuyện vớ vẩn này được dựa vào các báo cáo bí mật của một nữ chỉ điểm viên tên là Bondarenko, người đã làm việc tại Phòng Chính trị của Học viện Frunze. Thú vị là, bất chấp những lời buộc tội hùng hồn, 'những kẻ âm mưu’ bị buộc tội theo đoạn 58-10 (tuyên truyền chống Liên Xô), mà không bị buộc tội phản quốc và âm mưu (tương ứng là đoạn 58-1b và 58-11). Các giảng viên đã được đưa đến Moscow và bị giam giữ trong nhà tù điều tra NKGB (UOO/SMERSH không có nhà tù riêng), nơi mà các cuộc điều tra được tiến hành.

    Như thường lệ, do bị tra tấn, những người bị bắt đã bị buộc phải 'thú nhận', và điều tra viên Mikhail Likhachev, người được đề cập trong cuốn sách này không chỉ một lần, đã đặc biệt thành công trong việc ép cung để lấy được những 'lời thú tội'. Tuy nhiên, số phận của các giảng viên, cũng như của 29 viên tướng khác bị giam giữ trong nhà tù NKGB, chỉ được quyết định sau chiến tranh, khi Abakumov trình lên Stalin một danh sách các tướng bị bắt bởi UOO/SMERSH và bị giam giữ ở nhà tù Moscow không qua xét xử.
    huytop thích bài này.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Bị đóng băng
    Các tướng lãnh bị bắt trong năm 1941 và bị đưa về Moscow, như các Giảng viên Học viện Frunze, hoặc sau khi nhà tù Moscow đã được sơ tán trong tháng 10 năm 1941,

    Konstantin Samoilov và những người khác, cũng như những người bị bắt trong năm 1942 (Vladimir Golushkevich, Fyodor Romanov, Aleksandr Turzhansky; Phụ lục I, xem http://www.smershbook.com) đã bị giam trong phòng biệt giam, hoặc trong nhà tù khủng khiếp nhất, Sukhanovo (hay Sukhanovka) mà theo thuật ngữ của nhà tù là 'bị bảo tồn' hoặc ‘bị đóng băng'. Trong các tài liệu chính thức, cơ sở này được gọi là ‘Khu Đặc biệt số 110’ (Special Object số 110). Năm 1938, dưới sự giám sát của Beria, tu viện nhỏ có từ thế kỷ thứ mười bảy này ở ngoại ô Moscow đã được chuyển đổi thành một nhà tù điều tra đặc biệt khắc nghiệt, được trang bị các dụng cụ tra tấn. Beria có một văn phòng riêng trên tầng hai, có thang máy đến các phòng tra tấn ở tầng một. Thang máy của Beria cũng xuống đến tầng hầm, nơi có các phòng biệt giam-kartsery. Sau này Abakumov cũng sử dụng văn phòng này.

    Khoảng 150-160 tù nhân đang bị điều tra đã bị giam giữ trong nhà tù này. Hầu hết các buồng giam vô cùng nhỏ hẹp khoảng 1,56-2,09 mét –đặc biệt dành cho hai tù nhân. Đối với một tù nhân, chỉ có chỗ cho một chiếc ghế đẩu làm bằng ống sắt và một cái bàn dài một mét và rộng 15,24 cm, cả hai đều được gắn liền với sàn nhà, và một chiếc giường hẹp, nhưng rất nặng nề bằng gỗ gấp lại được (trong thực tế nó chỉ là một miếng ván gỗ) gắn vào tường. Vào buổi sáng sớm tù nhân được lệnh phải dựng giường lên và nhân viên bảo vệ khóa nó vào tường. Vào buổi tối, bảo vệ mở khóa, và tù nhân được lệnh hạ nó xuống. Vào ban đêm, cái ghế sẽ hỗ trợ thêm cho giường (chắc để gác chân - :) ND). Trong buồng giam dành cho hai tù nhân có hai giường gấp. Thường một tù nhân bị điều tra sẽ bị giam cùng với một kẻ chim mồi (cung cấp tin bí mật – ND).

    Vào ban ngày, giường được dựng lên, và tù nhân không có việc gì làm ngoài việc ngồi trên chiếc ghế đẩu bằng sắt và nhìn chằm chằm vào cánh cửa sắt buồng giam; trên cánh cửa có một cái ô nhỏ để bảo vệ có thể theo dõi các tù nhân từ hành lang. Yevgenii Gnedin, một tù nhân tại Sukhanovo, nhớ lại:

    'Cứ ba buồng giam có một bảo vệ. Cái bóng ở ô theo dõi dịch chuyển gần như mỗi một phút (có lẽ ý nói bóng của bảo vệ khi đi ngang buồng giam nhìn vào ô theo dõi-ND). Nếu một tù nhân có hành vi khác lạ, cánh cửa buồng giam sẽ mở ra ngay lập tức và bảo vệ sẽ bước vào và kiểm tra.

    Có một cửa sổ trong buồng giam làm bằng một loại kính đặc biệt kiểu gợn sóng, và gần như trong suốt. Có một bóng đèn gắn vào trần nhà, được che lại với cùng một loại kính đó. Cửa sổ được gia cố bằng các thanh ngang và lưới. Bảo vệ mở tấm che phía trên cửa sổ một vài phút mỗi buổi sáng.

    Các bức tường được sơn với màu xanh da trời nhạt buồn thảm. Một cái xô được sử dụng để đi vệ sinh, và mỗi sáng các tù nhân được lệnh phải mang xô ra đem tới một nhà vệ sinh trong hành lang để đổ. Alexander Dolgun, một tù nhân Mỹ, đã viết trong hồi ký của mình: 'Nhà vệ sinh là một trong tám cửa ra vào trong hành lang ngắn, bốn cửa mỗi bên [trên mỗi tầng].’

    Tại Lubyanka và Lefortovo, hai bảo vệ đi kèm một tù nhân từ buồng giam đến văn phòng điều tra viên. Nhưng tại Sukhanovo, hai bảo vệ giữ hai cánh tay của tù nhân và người thứ ba đẩy tù nhân từ phía sau. Theo hồi ký, các điều tra viên đã sử dụng 52 cách thức tra tấn trong nhà tù này, chẳng hạn như buộc một tù nhân bị thẩm vấn ngồi trên một chiếc ghế lật ngược để chân ghế xuyên vào trực tràng của tù nhân; đưa một tù nhân bị thẩm vấn vào trong một buồng giam đầy nước lạnh lên đến đầu gối trong một ngày đêm.

    Đây là những hình thức tra tấn điển hình ngoài việc đánh đập tàn bạo thông thường. Những hình phạt bổ sung gồm có buồng giam - kartsery lạnh cóng không có thiết bị sưởi ấm và buồng giam nóng với nhiệt độ cao, buồng giam tối không có ánh sáng, và buồng giam quá nhỏ mà tù nhân chỉ có thể đứng.

    Một số tù nhân (cả nam và nữ) đã được đưa từ Lubyanka và Lefortovo tới Sukhanovo trong một thời gian ngắn, để gây cho họ một cú sốc tâm lý, làm họ sợ hãi, hoặc để tra tấn họ chớp nhoáng. Nếu một tù nhân đã không được thẩm vấn trong một thời gian dài, điều tra viên của ông gọi ông lên mỗi ba tháng một lần để đảm bảo rằng ông đã không bị điên. Một số tù nhân đã kết thúc trong điên loạn, nhưng thường họ đã không được đưa đến bệnh viện tâm thần trong nhà tù ngay lập tức, và vì vậy họ làm những người tù hàng xóm của họ khiếp hãi với tiếng hét gào hoang dại. Đôi khi một tù nhân đã cố tự tử bất chấp sự giám sát chặt chẽ.

    Trong chiến tranh, các tướng lãnh ‘bị bảo tồn' đã bị giam giữ mà không qua điều tra thẩm vấn. Thật khó có thể tưởng tượng các tù nhân 'bị đóng băng' đã cố xoay xở để sống sót như thế nào trong nhiều năm trong điều kiện khủng khiếp của Sukhanovo. Họ chỉ được xét xử trong năm 1951-1952. Vào thời điểm đó ba người trong số họ đã chết tại Sukhanovo và trong bệnh viện nhà tù Butyrka (bệnh viện duy nhất trong các nhà tù điều tra ở Moscow). Thêm một tướng khác, Fedot Burlachko, qua đời năm 1949 ở Bệnh viện Tâm thần Nhà tù Kazan của MVD, nổi tiếng về việc đối xử vô nhân đạo với các tù nhân.

    Sau cái chết của Stalin, Sukhanovka đã không còn được sử dụng như một nhà tù nữa, nhưng nó vẫn tiếp tục thuộc quyền quản lý của MVD. Trong thập kỷ 1960- 1970, nó là trường đào tạo đặc biệt của MVD, sau đó là một trung tâm huấn luyện của các lực lượng vũ trang MVD. Mặc dù từ năm 1992 trở đi, từng phần của nhà tù đã từng bước được chuyển giao cho Giáo Hội Chính Thống Giáo, một phần của trường MVD vẫn còn tồn tại trong tu viện cho đến năm 1995. Các quan chức nhà thờ đã phá hủy hoàn toàn văn phòng Beria- Abakumov và các buồng tra tấn phía dưới, vốn còn nguyên vẹn cho đến giữa thập niên 1990.

    Chưa có nghiên cứu nào của các nhà sử học về nhà tù, không có những mô tả nào của các kiến trúc sư, và thậm chí không có bất kỳ một tấm ảnh nào được chụp, hiện nay, nó là một tu viện gồm các tòa nhà sáng bóng mới được xây dựng mà không có bất kỳ một lời nhắc nhở nào về cái quá khứ đáng sợ và về những nạn nhân bị tra tấn. Viện Lưu Trữ Trung tâm FSB đã lưu giữ hồ sơ về những tù nhân bị giam giữ tại Sukhanovo trong thời kỳ Stalin như là một trong những bí mật quan trọng nhất của nó.
    huytopdanngoc thích bài này.
  5. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Phê chuẩn của Stalin

    Nên nhớ rằng các tướng lãnh thường được bắt với sự phê chuẩn của chính cá nhân Stalin. Trường hợp của Thiếu tướng Ivan Rukhle là một ví dụ về một hành động vô nghĩa trong thời điểm bước ngoặt của cuộc chiến, dẫn đến trận Stalingrad.

    Theo Quyết định của Stavka, Tướng Rukhle, Trưởng Phòng Hành Quân và là Phó Tham Mưu Trưởng của Phương diện quân Stalingrad, đã bị bãi nhiệm vào cuối tháng 9 năm 1942 và sau đó bị bắt vào ngày 5 tháng 10. Trước đó, theo mệnh lệnh của Georgii Malenkov, đại diện của Stavka tại Phương diện quân Stalingrad, Đại tá Yevgenii Polozov, Tham Mưu Trưởng tập đoàn quân xe tăng 4, cùng với bộ phận OO của tập đoàn quân đó, đã làm giả tài liệu chống lại Rukhle. Malenkov chọn Polozov cho mục đích này vì Polozov đã rất căm ghét Rukhle kể từ khi Rukhle sa thải ông ta khỏi Bộ Tham Mưu Phương diện quân vì khả năng kém. Rukhle bị buộc tội phản quốc (Điều 58-1b) trong thời gian chuẩn bị cho chiến dịch trước đó ở Kharkov.

    Trong tháng 5 năm 1942, khoảng 230.000 quân nhân Liên Xô đã bị bắt làm tù binh gần Kharkov và 87.000 người đã thiệt mạng trong khi cố gắng phá vây. Nguyên Soái Semyon Timoshenko, Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam; Nikita Khrushchev, thành viên của Hội đồng quân sự; và Tướng Ivan Khristoforovich Bagramyan, Tham Mưu Trưởng của Phương diện quân đó, đã phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công được lập kế hoạch một cách yếu kém lên đến đỉnh điểm trong thảm họa này. Sau khi Rukhle nhận được bản kế hoạch tấn công để thực hiện, ông đã cố gắng liên hệ với Stalin qua Nikolai Selivanovsky (Chỉ huy OO Phương diện quân) và Abakumov, và với sự giúp đỡ của họ để gửi Stalin một báo cáo về những điểm yếu của kế hoạch. Tuy nhiên, Timoshenko đã tuyên bố tại cuộc họp Bộ Tham Mưu rằng ‘Đồng chí Stalin, người bạn lớn và người thầy của chúng ta, đã phê duyệt kế hoạch tấn công của Phương diện quân', và vì vậy, Rukhle đã hành động trái với ý của Stalin. Thay vì đưa báo cáo của Rukhle đến tay Stalin, Abakumov lại thông báo Khrushchev rằng một số thành viên Bộ Tham Mưu đã chống lại kế hoạch.

    Timoshenko và Khrushchev đã sớm nhận ra rằng cuộc tấn công đã được chuẩn bị kém và sẽ dẫn đến thất bại hoàn toàn. Anastas Mikoyan, một thành viên Bộ Chính trị, nhớ lại:

    'Tôi nhớ vào ngày 18 tháng 5 [1942], một nguy cơ thất bại nghiêm trọng sắp xảy đến cho chiến dịch tấn công Kharkov của chúng tôi. Vào khuya đêm đó, một vài thành viên của Bộ Chính trị-Molotov, Beria, Kalinin, Malenkov, có lẽ cả Andreev, và tôi – có mặt tại văn phòng của Stalin. Chúng tôi đã được biết rằng Stalin đã từ chối yêu cầu của Hội đồng quân sự Phương diện quân Tây Nam ngừng tấn công vì mối nguy cơ bị [quân Đức] bao vây. Đột nhiên chuông điện thoại reo. Stalin nói với Malenkov: ‘Xem ai gọi và họ cần gì’. [Malenkov] nhận điện thoại và nói với chúng tôi rằng đó là Khrushchev ... Stalin hỏi: 'anh ấy muốn nói gì'. Malenkov trả lời: ‘Thay mặt cho Bộ chỉ huy [Phương diện quân Tây Nam] Khrushchev yêu cầu dừng cuộc tấn công ở Kharkov ngay lập tức và tập trung nỗ lực chính vào việc phản công quân thù.‘ ‘Nói với anh ấy rằng mệnh lệnh ban ra không phải để thảo luận, mà là để thực hiện', Stalin nói. ‘Và sau đó dập điện thoại.'

    Sau đó, khi có một cuộc điều tra đặc biệt về thảm họa của Aleksandr Vasilevsky, Tổng Tham Mưu Trưởng, Stalin đã cách chức Bagramyan, trong khi Timoshenko và Khrushchev bị khiển trách. Rukhle đã được chọn làm vật tế thần.

    Rukhle đã được đưa đến Moscow và bị giam giữ trong nhà tù Lubyanka cho đến hết chiến tranh. Tháng 8 năm 1944 Polozov, bị bắt vì tội 'kích động chống Liên Xô’ và đã bị kết án, được giam chung với Rukhle, hiển nhiên là để làm chỉ điểm trong tù, và đã khuyên Rukhle 'nhận tội'. Nhưng chỉ tới tháng 2 năm 1952, Phòng điều tra các vụ án đặc biệt quan trọng của MGB mới kết luận vụ án. Rukhle bị buộc tội ‘thiếu trách nhiệm đối với nhiệm vụ trong khi đang nắm chức vụ cao trong Bộ Tham Mưu Phương diện quân Tây Nam, và sau đó là Phương diện quân Stalingrad' theo Điều 193-17b. Các chứng cứ yếu đến nỗi vào ngày 04 tháng chín năm 1952, sau phiên toà điều trần, Toà án Quân Sự đã trả hồ sơ cho MGB để điều tra bổ sung.

    Ngày 23 tháng 3 1953, sau cái chết của Stalin, Toà án Quân Sự đã xét xử Rukhle lần thứ hai. Bây giờ ông bị buộc tội ‘thiếu trách nhiệm đối với nhiệm vụ’ (Điều 193-17a), nhưng chỉ ở Phương diện quân Stalingrad. Rukhle mạnh mẽ bác bỏ tội trạng của mình, nhưng Toà án Quân Sự đã kết án ông mười năm tù, hạn tù mà ông đã trải qua trong Lubyanka. Rukhle đã được phóng thích, và vào ngày 29 Tháng 5 năm 1953, Hội Đồng Tòa án Tối cao đã minh oan cho ông. Sau đó ông được khôi phục chức vụ và tiếp tục sự nghiệp của mình trong quân đội.

    Một chỉ huy hải quân may mắn đã được phóng thích nhờ sự can thiệp của một người bạn. Điều tra viên Mikhail Likhachev, người đã được đề cập (nhiều lần trong cuốn này-ND), đã bắt Đô Đốc Levchenko Gordei, Phó Dân uỷ Hải Quân và chỉ huy lực lượng quân đội ở Crimea, ngày 16 tháng mười một năm 1941, sau khi Crimea bị thất thủ. Sau đó một điều tra viên quan trọng của SMERSH và MGB, Likhachev, người chưa bao giờ ra mặt trận, đã hỏi Levchenko một cách cay độc: 'Những hành vi phạm tội của anh là gì trong mối liên hệ với sự đầu hàng kẻ thù của hầu hết các vùng bán đảo Crimea?’.

    Ngày 25 Tháng 1, 1942, Levchenko đã bị kết án tù mười năm trong một trại lao động, và ngay lập tức ngày hôm sau, biên bản lời khai điều tra của Levchenko đã đặt trên bàn của Stalin. Nhưng Dân uỷ Hải quân Nikolai Kuznetsov đã can đảm bảo vệ Levchenko, và vài ngày sau Stalin đã ân xá cho Levchenko, bị giáng chức xuống Thuyền trưởng Cấp 1 và quay về hạm đội. Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy của Leningrad và sau đó chỉ huy căn cứ hải quân Kronstadt. Năm 1944, ông được thăng chức trở lại làm Phó Dân Uỷ VMF.

    Nhiều chỉ huy hải quân khác đã bị trừng phạt và một số đã bị hành quyết. Ngày 01 tháng 12 năm 1942, Kuznetsov đã viết thư cho Hội đồng quân sự Hạm đội Biển Đen: 'Số lượng những người bị kết án là vô cùng cao so với các hạm đội khác ... Báo cáo cho tôi về lý do và các biện pháp của các anh.' Có rất ít thông tin của hầu hết các vụ án. Một số chỉ huy và phi công đã bị trừng phạt nếu tàu bị phá hủy bởi một quả mìn. Những người khác đã bị kết án vì họ đã phá hủy tàu của họ để ngăn cản chúng không bị rơi vào tay kẻ thù, một hành vi mà Toà án cho là tội lỗi.
    huytop thích bài này.
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Cuộc Thanh trừng Mở rộng

    Vào tháng Sáu năm 1942, Beria đề nghị rằng GKO sẽ mở rộng số lượng tội phạm mà trong đó các thành viên trong gia đình của kẻ có tội sẽ bị bức hại. Gián điệp là một trong những ví dụ của ông. Từ đầu cuộc chiến, OOS đã bắt giữ hơn 23.000 người phục vụ về tội gián điệp, những nỗ lực nhằm phản bội chống lại quê hương, và ý định phản bội. Ngoài ra, tại các vùng lãnh thổ không bị chiếm đóng của Liên Xô 1.220 người bị bắt đã bị kết án làm gián điệp và 2,917 người bị bắt bị cáo buộc làm gián điệp đã được điều tra. Theo ý kiến của Beria, các thành viên gia đình của những người bị kết án tử hình vì hoạt động gián điệp cần phải bị trừng phạt.

    Beria cũng báo cáo cho Stalin về một xu hướng rất đáng lo ngại: kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến, mười sáu quân nhân đã giết chỉ huy của họ và chạy về phía kẻ thù. Trong thực tế, luôn có sự xung đột giữa binh lính và sĩ quan trong hàng ngũ Hồng quân. Như cựu chiến binh thời chiến tranh thế giới II Vasil 'Bykov đã nhớ lại, các mối quan hệ trong quân đội được dựa trên "quy tắc phục tùng tuyệt đối đối với cấp trên và sự tàn bạo không thương tiếc đối với cấp dưới’. Ông cũng giải thích, từ kinh nghiệm của bản thân: "Mỗi người lính cảm thấy nỗi sợ hãi đến từ một mối đe dọa phía sau, từ các chỉ huy cấp trên và từ các hệ thống trừng phạt [OOS, SMERSH, quân vũ trang NKVD] ... Khi một chỉ huy cảnh cáo sẽ bắn anh ngay tại chỗ trong buổi sáng nếu anh không giành lại được một trang trại hoặc một cao điểm đang nằm trong tay kẻ thù ... anh không biết nên sợ ai hơn, quân Đức hay chỉ huy của anh. Một viên đạn của Đức có thể bỏ qua anh, nhưng đạn của chỉ huy thì không, đặc biệt nếu ông ấy là thành viên của tòa án quân sự.’

    Sự xung đột tồn tại còn là do sự ưu đãi đặc biệt mà các sĩ quan chỉ huy được hưởng. Không giống như binh lính, chỉ huy nhận được khẩu phần ăn bổ sung được gọi là doppayok, bao gồm một hộp thịt, một miếng bơ, một gói đường, và thuốc lá chất lượng tốt hoặc thậm chí xì gà. Binh lính chỉ tôn trọng những chỉ huy chia sẻ khẩu phần bổ sung với họ. Một đặc quyền khác đã được ban hành vào tháng Tư năm 1942, rằng những chỉ huy cấp đại đội trở lên, cũng như cấp phó của họ, được quyền có ordinartsy (hộ lý hoặc lính hầu) – Binh lính trở thành những người đầy tớ riêng của họ. Kết quả là, một sĩ quan thô lỗ hoặc tàn bạo luôn có nguy cơ gặp nguy hiểm vì ông ta có thể dễ dàng bị bắn chết bởi những người lính của mình trong chiến đấu, khi mà thủ phạm không thể xác định được, hay bị bỏ mặc trên chiến trường khi bị thương. Rõ ràng, các trường hợp mà Beria chỉ ra là bất thường bởi vì các thủ phạm sau đó đã đào ngũ sang phía kẻ thù.

    Trả lời đề nghị của Beria, vào ngày 24 Tháng 6 năm 1942 Stalin đã ký Quyết định của GKO cực kỳ khắc nghiệt về việc đàn áp các thành viên trong gia đình của tất cả những kẻ phản bội, quân đội và thường dân, những người đã bị kết án tử hình theo Điều 58-1a (thậm chí vắng mặt) của tòa án hoặc OSO. Các tội danh bao gồm: làm gián điệp cho Đức và đồng minh của Đức; chạy qua hàng ngũ kẻ thù; giúp đỡ quân chiếm đóng Đức; tham gia vào các cơ quan hoặc chính quyền được quân Đức thành lập trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng; cố ý hoặc có ý định phản bội. Bây giờ thân nhân những người bị xử án (chsiry) sẽ tự động bị bắt và bị lưu đày trong năm năm theo Quyết định của OSO. Đối với các vụ án giết chết sĩ quan chỉ huy, Beria đã gửi một lệnh mới đến các chỉ huy OO tại các mặt trận:

    1. Mỗi hành vi khủng bố chống lại chỉ huy và sĩ quan chính trị trong Hồng quân và Hạm đội gây ra bởi một binh lính hay một chỉ huy cấp thấp phải được điều tra một cách cẩn thận. Người có hành vi khủng bố phải bị xử bắn trước đơn vị mình, giống như những kẻ đào ngũ và tự thương. Quyết định [hành quyết] phải được đưa ra bởi người đứng đầu của OO. Một văn bản ghi lại việc thi hành án tử hình những quân nhân phạm tội phải được thực hiện.
    2. Cơ quan NKVD địa phương tại khu vực nơi có thân nhân những người bị hành quyết sinh sống phải được thông báo bằng điện tín được mã hoá để có những biện pháp pháp lý thích hợp đối với họ.

    Không có thông tin về số lượng quân nhân bị hành quyết theo chỉ thị này, nhưng những chỉ thị tương tự như trên vẫn có hiệu lực sau khi UOO trở thành SMERSH vào năm 1943.

    Chương 12
    Nhiệm vụ đặc biệt của OO


    Ngoài việc tìm kiếm những kẻ phản bội và gián điệp trong hàng ngũ quân đội, nhân viên của Abakumov còn thi hành một số nhiệm vụ khác như dọn sạch những khu vực có cư dân địa phương sinh sống gần chiến tuyến, tổ chức các đơn vị chặn hậu phía sau các đơn vị chiến đấu của Liên Xô, việc mà các cựu chiến binh Nga căm ghét nhất của osobisty, sau này là sĩ quan SMERSH - và thanh lọc cựu tù binh chiến tranh.

    Thương vong dân sự
    Năm 1941, OO đã tham gia vào việc 'làm sạch' các khu vực gần chiến tuyến –nghĩa là, sơ tán cư dân Nga địa phương ra khỏi đó. Stalin đã ra lệnh cho quân đội không do dự đối với những thường dân bị bắt trong các chiến dịch quân sự. Tháng 11 năm 1941, ông khuyên các chỉ huy của Phương diện quân Leningrad: 'Trong khi tiến về phía trước, không nên cố chiếm một khu vực cụ thể ... [nhưng thay vào đó] cần san bằng các công trình xây dựng tại đó và đốt, chôn vùi quân Đức ẩn nấp trong đó. Dẹp tình cảm sang một bên và phá hủy tất cả các công trình xây dựng trên đường tiến của các anh. Đây là bài học tốt nhất.’

    Bốn ngày sau, Stavka (Stalin và Shaposhnikov) ra lệnh phá hủy các làng mạc trong hậu phương địch:

    1. Tất cả các công trình kiến trúc, nhà cửa ở hậu phương quân Đức nằm trong khu vực có khoảng cách 40-60 km từ tiền tuyến, và 20-30 km ở bên trái và bên phải tuyến đường bộ phải bị phá hủy và đốt cháy.
    2. Để phá huỷ các công trình xây dựng ở vị trí này, phải sử dụng không quân ngay lập tức; pháo binh và súng cối cũng phải được sử dụng ...
    3. Trong khi rút lui, cư dân địa phương phải được đưa đi cùng với binh sĩ, và các công trình xây dựng phải bị phá hủy, không có ngoại lệ, để ngăn chặn kẻ thù sử dụng chúng.

    Một chỉ thị của Hội đồng quân sự của Phương diện quân Tây đã ra lệnh cho OO phụ trách việc trục xuất cưỡng bách cư dân: ‘Mọi công dân chống lại lệnh trục xuất phải bị bắt giữ và chuyển giao cho các cơ quan NKVD ... Mệnh lệnh này giao cho các quan chức địa phương và Ban Đặc biệt của các đơn vị quân đội thực hiện.'
    huytop thích bài này.
  7. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    .

    Về vụ của tướng D.G.Pavlop. Tư lệnh quân miền Tây:
    Theo các tài liệu chính thống của Liên Xô trước đây như cuốn "Nhớ lại và Suy nghĩ" của Nguyên soái Zhukov. Ngày 30/6 tám ngày sau chiến tranh thì Pavlop bị bắt. Nguyên nhân bao gồm :
    - Sai lầm của bộ tổng tham mưu Liên Xô trong việc nhận định tình hình Xô Đức tháng 6/1941.
    - Năng lực liên lạc giữa các tập đoàn quân và thê đội quân của mình. Sau 8 ngày chiến tranh thì Pavlop không có bất kỳ ý niệm gì về vị trí và năng lực thực sự của các sư đoàn, các tập đoàn quân của mình. Một trong các sai lầm lớn nhất là khi xảy ra các trận chiến đầu tiên Pavlop thiếu kinh nghiệm tầm chiến dịch lớn, bỏ bộ tổng tham mưu chạy xuống các đơn vị tiền phương đốc thúc, việc đó chỉ hữu ích cho riêng đơn vị mà Pavlop đích thân chỉ huy nhưng gây mất liên lạc và bối rối cho toàn bộ bộ tổng tham mưu phương diện quân Tây và các đơn vị khác thuộc quyền.
    - Cũng theo cuốn này, trong cuộc tập trận với Zhukov trước chiến tranh vài tháng, Pavlop đã bị thua theo đúng cách Zhukov dự đoán cách đánh của quân Đức sau đó.
    - Cũng theo "Nhớ lại và Suy nghĩ" - trích - "...Ngày hôm sau, tướng Đ.G. Páp-lốp về đến nơi. Tôi gần như không nhận ra đồng chí, trong 8 ngày chiến tranh, Đ.G. Páp-lốp đã thay đổi hẳn. Ngay trong ngày hôm đó Đ.G. Páp-lốp bị cách chức tư lệnh phương diện quân và ít lâu sau bị đưa ra tòa án: cùng với Đ.G. Páp-lốp, theo đề nghị của Hội đồng quân sự Phương diện quân miền Tây, tòa án xét xử tham mưu trưởng phương diện quân, tướng Cli-mốp-xkích; chủ nhiệm thông tin, tướng Gri-gô-ri-ép; tư lệnh pháo binh, tướng Cu-lích, và các tướng khác trong bộ tham mưu phương diện quân".
    Có thể nhận định được rằng gần như toàn bộ bộ tư lệnh phương diện quân miền Tây bị ra tòa án binh trong đó có cả chủ nhiệm thông tin. Điều đó có thể khẳng định được rằng hành động chưa đủ tầm chiến lược của Pavlop cộng với sự thiếu may mắn trong việc thông tin liên lạc làm cho đại tướng này phải ra tòa chứ chưa chắc là vì tư thù. (Trên một phương diện nào đó thì hệ thống thông tin liên lạc trục trặc cũng là do Tư lệnh)

    Hậu quả của các hành động của Pavlov là:
    "Như vậy là trong 18 ngày đầu chiến tranh, Phương diện quân Tây-bắc đã bị mất Lít-va, Lát-vi-a và một phần lãnh thổ Cộng hòa liên bang Nga, do đó có nguy cơ quân địch sẽ vượt qua Lu-ga tiến về phía Lê-nin-grát mà công sự và thiết bị trên các ngả đường đi vào thành phố này chưa được củng cố và lực lượng bảo vệ lại mỏng...".
    "Lực lượng vũ trang Liên Xô, và đặc biệt là Phương diện quân miền Tây cũng bị những thiệt hại lớn, điều đó còn để lại dấu vết rõ rệt trong các sự kiện tiếp diễn về sau. Tương quan lực lượng trên chiến trường Xô - Đức càng biến đổi mạnh về phía có lợi cho quân thù. Địch giành được những thắng lợi quan trọng, đã tiến sâu vào trong nước ta 500 - 600 km, chiếm được những vùng kinh tế quan trọng và những mục tiêu chiến lược."


    Theo mình thì ông này vừa đen, vừa thiếu kinh nghiệm gây tổn thất nghiêm trọng nên bị xử thôi... :D. Hậu quả như thế trong vòng 3 tuần thì bố của Lê Nin cũng cóc chịu nổi chứ nói gì đến Stalin..:D Còn tư thù chỉ là một phần trong lúc nước sôi lửa bỏng... :D

    ref:http://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn3n4n4n31n343tq83a3q3m3237nvn1n
    Lần cập nhật cuối: 07/08/2017
    huytopdanngoc thích bài này.
  8. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Một bức điện của Stalin gửi các lãnh đạo phòng thủ Leningrad đã minh họa thái độ nhẫn tâm của ông đối với đồng bào của mình:

    'Gửi: Zhukov, Zhdanov, Kuznetsov, Merkulov
    Có những tin đồn rằng quân ăn cướp Đức, trong khi tiến quân đến Leningrad, đã cử đi trước các đơn vị quân đội của chúng, những đoàn đại biểu của nhân dân các khu vực bị chiếm đóng gồm những người già (đàn ông và phụ nữ), cùng với những phụ nữ trẻ và trẻ em, để yêu cầu những người Bolshevik giao nộp Leningrad. Ngoài ra còn có những tin đồn rằng trong số những người Bolshevik ở Leningrad, có những người nghĩ rằng quân đội không nên được sử dụng chống lại các đoàn đại biểu như vậy.

    Theo quan điểm của tôi, nếu những người như vậy thực tế tồn tại trong hàng ngũ những người Bolshevik, họ nên là những người bị tiêu diệt trước hết vì chúng còn nguy hiểm hơn so với bọn phát xít. Lời khuyên của tôi là: không được uỷ mị, phải đối xử một cách không khoan nhượng với kẻ thù và những người ủng hộ chúng, cho dù bọn họ có tình nguyện làm lá chắn sống hay không. Chiến tranh là không đội trời chung, và những người yếu đuối hoặc do dự là những người đầu tiên bị đánh bại.

    Nếu ai trong chúng ta chần chừ, anh ta sẽ là người chịu tội chính trong sự sụp đổ của Leningrad. Các anh phải tiêu diệt quân Đức và các đại biểu của chúng, không cần biết họ có tình nguyện hay không, và tiêu diệt kẻ thù. Không nên có lòng thương xót đối với bọn ăn cướp Đức hoặc đại biểu của chúng.

    Tôi yêu cầu các anh thông báo đến các chỉ huy và chính ủy của tất cả các sư đoàn và quân đoàn về việc này, cũng như Hội đồng quân sự của Hạm đội Baltic và các thuyền trưởng và chính ủy của các tàu chiến.

    21 Tháng 9 1941 J. Stalin'


    Hầu hết các thường dân bị trục xuất đã phải chết. Tháng Bảy năm 1942, Cảnh sát Mật Đức báo cáo từ các lãnh thổ bị chiếm đóng: 'Những người tị nạn từ các khu vực chiến sự ... thường xuyên phải ăn bánh mì được làm từ khoai tây thối từ các mùa trước đó trộn lẫn với rêu, rác thải ... Nhiều lần chúng tôi tìm thấy xác chết của những người nữ tị nạn đã chết đói. Không ngạc nhiên khi dưới những hoàn cảnh như vậy, người tị nạn phải tham gia du kích hoặc bắt đầu trộm cắp và ăn cướp khi đi một mình hoặc theo nhóm.’

    Từ 15 đến 17 triệu người dân Liên Xô đã chết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Rõ ràng, những người bị trục xuất chiếm một tỷ lệ cao của con số này. Thanh thiếu niên là những mục tiêu đặc biệt của OO. Tháng 12 năm 1941, Nikolai Selivanovsky, chỉ huy OO Phương diện quân Tây Nam, người sau này sẽ là chỉ huy phó thứ nhất của Abakumov trong cơ quan SMERSH, ra lệnh rằng "tất cả thanh thiếu niên xuất hiện ở chiến tuyến và ở hậu phương, không có cha mẹ, hoặc đã bị mất cha mẹ' phải bị giam giữ và thẩm vấn.

    Những thanh thiếu niên này bị tình nghi làm gián điệp cho Đức. Ba tuần sau, Trưởng công tố viên Liên Xô đã phê chuẩn án tử hình vì tội phản quốc và hoạt động gián điệp đối với công dân Liên Xô từ 16 tuổi trở lên.

    Chắc chắn, toàn bộ những người gốc Đức sống ở Liên Xô đều trở thành nghi phạm. Trong năm 1942, tất cả nam giới gốc Đức trong độ tuổi từ 15 đến 55 và nữ tuổi từ 16-45 đã được "huy động" (trên thực tế là bị bắt) làm việc trong các 'tiểu đoàn lao động’ do NKVD giám sát. Ngày 14 tháng 10 1942, GKO ra lệnh rằng các biện pháp tương tự cũng được áp dụng cho tất cả các những người có quốc tịch mà Liên Xô đang trong tình trạng chiến tranh với những nước đó, người Romania, Hungary, Ý, và Phần Lan. Tất cả những người này bị coi là một 'đạo quân thứ năm’ tiềm tàng.

    Các đơn vị chặn hậu
    Sự tàn bạo của những mệnh lệnh hà khắc của Stalin đã không thể ngăn chặn tình trạng rút lui của binh lính năm 1941, và OO và các đơn vị chặn hậu NKVD mới được thành lập (zagra***el'nye otryady hoặc viết tắt là zagradotryady; nghĩa đen là 'các phân đội rào chắn') trực thuộc OO, được giao nhiệm vụ ngăn chặn việc rút lui và đào ngũ. Các đơn vị này đã được mọi cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở tiền tuyến và sống sót nhớ đến với sự hận thù sâu sắc nhất theo đúng nghĩa đen.

    Như trong cuộc chiến tranh với Phần Lan, các đơn vị chặn hậu thường bố trí phía sau các đơn vị chiến đấu, bắn vào họ nếu họ rút lui cho đến khi họ phải quay trở lại. Tháng 6 năm 1941, các đơn vị chặn hậu của OO cũng lùng sục khắp các con đường và trạm xe lửa gần chiến tuyến để săn lùng những kẻ đào ngũ. Từ ngày 19 tháng bảy năm 1941, quy mô các đơn vị chặn hậu phát triển cho đến khi OO cấp quân đoàn và sư đoàn có những trung đội chặn hậu NKVD, OO cấp tập đoàn quân có những đại đội, và OO cấp phương diện quân có những tiểu đoàn. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1941, Cấp phó của Abakumov, Milshtein, báo cáo với Beria:

    'Từ đầu cuộc chiến cho đến ngày 10 tháng 10 năm 1941, các Ban đặc biệt NKVD và các đơn vị chặn hậu của NKVD canh gác hậu phương đã bắt giữ 657.364 quân nhân bỏ đơn vị hoặc đào ngũ từ mặt trận.

    Trong số đó ... các Ban Đặc biệt bắt 249.969 người, và ... các đơn vị chặn hậu của NKVD ... bắt 407.395 quân nhân.

    Trong số đó, 632.486 người đã được đưa trở lại mặt trận ...

    Theo quyết định của các Ban Đặc biệt và các toà án quân sự, 10.201 người đã bị xử bắn; trong số đó, 3.321 người đã bị xử bắn trước toàn đơn vị của họ.'

    Đến tháng năm 1942, có 193 đơn vị chặn hậu NKVD đang hoạt động ở tất cả các mặt trận. Grigorii Falkovsky, một cựu lính bộ binh, nhớ lại vào năm 2008 về cái chết của bạn mình, Naum Shuster, vào thời điểm bắt đầu Trận Kursk tháng 7 năm 1943: 'Một zagradotryad (phân đội rào chắn) đóng quân sau lưng chúng tôi ... Một vài binh sĩ tranh nhau chạy ra khỏi tuyến hào đầu tiên vừa bị phá huỷ của chúng tôi, cố tự cứu mạng mình khỏi xe tăng [Đức], và lao về phía chúng tôi. Trong số đó có bạn tôi Naum Shuster. Anh ấy chạy thẳng về phía một trung úy, một sĩ quan của zagradotryad. Và khi Naum còn cách anh ta ba mét, tay trung úy bắn thẳng vào trán Naum bằng súng ngắn. Naum chết ngay lập tức. Tên vô lại này đã giết chết người bạn của tôi!'

    Ngoài các đơn vị OO này, Stalin đã ra lệnh rằng mỗi sư đoàn bộ binh phải có một đơn vị chặn hậu, ‘một tiểu đoàn gồm những binh sĩ đáng tin cậy'. Binh lính gọi các đơn vị này là ‘tiền đồn phía sau ','các lực lượng che chắn’, hoặc thậm chí là 'lính của Mekhlis’. Một người sống sót ở Phương diện quân Tây nhớ lại: ‘Họ bắn tất cả những ai không có giấy phép đặc biệt để rời khỏi mặt trận, và đôi khi ngay cả những người có giấy phép, nhưng không kịp xuất trình.'
    huytop thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Các đơn vị chặn hậu đã không thể ngăn chặn sự thất bại khi các đơn vị quân đội bị kẻ thù bao vây. Vào giữa năm 1942, tình huống xấu nhất có lẽ là tại Tập đoàn quân Xung kích 2 ở Phương diện quân Volkhov, nơi các đơn vị chặn hậu được thành lập vào tháng 4 năm 1942. Vào tháng Sáu năm 1942, nhiều đơn vị của Tập đoàn quân này đã hoàn toàn bị cắt đứt nguồn tiếp tế. Sau đó, chỉ huy OO của Phương diện quân đã báo cáo với Abakumov rằng vào tháng Sáu 'binh lính đã nhiều ngày hoàn toàn không nhận được thực phẩm và một số đã chết vì đói. Zubov, Phó Ban chính trị Sư Đoàn 46 đã giam giữ Afinogenov, một quân nhân của Lữ đoàn bộ binh 57, vì đã cắt một miếng thịt từ xác chết của một người lính Liên Xô để làm thức ăn. Afinogenov chết vì kiệt sức trên đường áp giải'. Nhiều khả năng, ông đã bị bắn ngay tại chỗ vì không có lòng thương xót cho những kẻ ăn thịt người. Vào ngày 11 tháng 7 năm 1942, Tư lệnh Tập đoàn quân Xung kích 2 Andrei Vlasov bị bắt làm tù binh trong khi cố gắng phá vây. Đây cũng chính là Trung tướng Vlasov, người ngay sau đó đã thành lập Quân đội Giải phóng Nga (ROA) dưới sự kiểm soát của Đức. Trái với Vlasov, Aleksandr Shashkov, chỉ huy OO của Tập đoàn quân Xung kích 2, đã tự sát chứ không chịu bị bắt làm tù binh.

    Các đơn vị bảo vệ hậu phương của NKVD cũng không thể ngăn được làn sóng đào ngũ tại Phương diện quân Volkhov và các vùng lân cận. Vào tháng Chín năm 1942, Chỉ huy phó cơ quan NKVD tỉnh Leningrad đã phàn nàn với Moscow trong một báo cáo với tiêu đề dài 'Về việc thiếu giám sát của các đơn vị chặn hậu và các đơn vị bảo vệ hậu phương của NKVD tại Phương diện quân Tây Bắc và Volkhov và Tập đoàn quân độc lập 7':

    'Do sự chểnh mảng của các Ban Đặc biệt [OO] thuộc các đơn vị mặt trận và sở chỉ huy các lực lượng vũ trang NKVD ... số lượng đào ngũ gần đây đã gia tăng ở hậu phương mặt trận. Các cơ quan NKVD địa phương và dân quân [cảnh sát] đã bắt giữ 381 người đào ngũ vào năm 1942 ...

    Những kẻ đào ngũ rời đơn vị với vũ khí, tài liệu, ngựa và thậm chí họ ăn cắp cả xe cộ. Trong các khu rừng ở hậu phương, những kẻ đào ngũ đào những căn hầm tiện nghi để sống trong một thời gian dài. Họ cướp [của cư dân địa phương], và là những kẻ cướp thực sự. Khi bị phát hiện và trong quá trình bắt giữ, họ dùng vũ khí để chống cự.'

    Nikolai Nikoulin, một cựu lính bộ binh, đã mô tả trong cuốn hồi ký của ông về việc toàn bộ cái hệ thống trừng phạt đã được vận hành như thế nào trước, trong và sau các cuộc tấn công:

    'Các binh sĩ thường tấn công trong tình trạng sốc vì sợ hãi. Đối mặt với quân Đức với tất cả hoả lực súng máy hạng nặng và xe tăng của chúng, [và chịu đựng] những cỗ máy giết chóc khủng khiếp như bom và pháo, là đáng sợ. Nhưng mối nguy cơ chắc chắn bị bắn chết [bởi người bên phía chúng tôi] cũng đáng sợ không kém.

    Để đặt một đám đông hỗn loạn các binh sĩ được huấn luyện kém dưới sự kiểm soát, việc xử bắn được tiến hành trước một trận đánh. Một số binh sĩ sức khoẻ yếu, gần như sắp chết, hoặc những người đã vô tình nói một cái gì đó chống lại Liên Xô, hoặc, đôi khi, những người đào ngũ, đã được sử dụng cho mục đích này. Đơn vị được tập hợp theo hình dạng chữ 'П' [tiếng Nga], và các vụ xử bắn được tiến hành không do dự. Và, hậu quả của 'công tác chính trị dự phòng' này là nỗi sợ hãi NKVD và các Chính ủy còn lớn hơn so với nỗi sợ quân Đức.

    Và trong cuộc tấn công, nếu ai đó quay trở lại, anh ta sẽ bị bắn bởi các phân đội chặn hậu. Nỗi sợ buộc binh lính tiến về phía trước và bị giết. Đây chính xác là những gì mà Đảng [Cộng sản] anh minh, [được cho là] lãnh đạo và dẫn dắt chúng tôi đến chiến thắng, trông đợi.'

    Tất nhiên, những vụ xử bắn cũng được tiếp tục sau một trận đánh không thành công. Và nếu các trung đoàn rút lui mà không được phép, các phân đội chặn hậu sử dụng súng máy hạng nặng bắn vào họ.

    Các đơn vị rào chắn tồn tại cho đến tháng 10 năm 1944.

    Sàng lọc tù binh chiến tranh (POW)
    Vào tháng Tám năm 1941, Stalin đã ra lệnh cho các chỉ huy, chính ủy, và OOS ở cấp quân đoàn và sư đoàn lên danh sách những quân nhân 'đã đầu hàng kẻ thù’, và gửi các danh sách này lên Bộ Tổng tham mưu. Đây là bước chuẩn bị cho công việc fil'tratsiya (rà soát; nghĩa đen là ' sàng lọc') quân nhân Liên Xô, những người đã từng là tù binh hoặc đã bị bao vây bởi quân đội Đức.

    Ba tháng sau đó, vào tháng 12 năm 1941, GKO ra lệnh thành lập các trại đặc biệt của NKVD để hỗ trợ trong việc rà soát 'những cựu quân nhân Hồng quân bị bắt hoặc bị kẻ thù bao vây'. Từ năm 1941 tới năm 1942, hai mươi hai trại loại này đã được thành lập, và các sĩ quan OO, và sau đó là SMERSH, đã tiến hành các cuộc thẩm vấn ở đó. Quá trình sàng lọc trong trại NKVD Podolsk gần thủ đô Moscow năm 1944 đã được Thiếu Uý Roman Lazebnik mô tả trong một cuộc phỏng vấn năm 2008:

    'Trong đêm, chúng tôi được đưa đến một trại được bao bọc bởi hai lớp rào kẽm gai. Ngay lập tức ... chúng tôi được phát các bộ quân phục lính thường không có cầu vai sĩ quan, và giày ủng cho lính, và bị đưa về các khu trại. Khu trại của chúng tôi là nơi ở của các chỉ huy Hồng quân đã bị bắt làm tù binh hoặc đã phục vụ trong các đơn vị bị bao vây bởi kẻ thù. Cũng có những khu trại dành cho lính thường và hạ sĩ quan, và những khu trại riêng cho dân thường. Trong khu trại có giường sắt [không phải giường ngủ bằng gỗ như trong các trại lao động]. Chúng tôi được cấp 350 gram bánh mì hàng ngày và một bát cháo hai lần một ngày ... Chúng tôi cũng được phát báo mỗi ngày... việc viết thư cho người thân bị cấm.

    Không sĩ quan nào trong khu trại nói về quá khứ của mình, chiến tranh hoặc lúc bị bắt làm tù binh ... mọi người rất căng thẳng về tinh thần, và một số sĩ quan không thể chịu nổi áp lực của sự chờ đợi. Một sĩ quan đã ném mình vào hàng rào có dòng điện cao thế của doanh trại... Đó là sự tra tấn khủng khiếp trong việc chờ đợi, và hy vọng ...

    Sau khi rà soát, 95 phần trăm sĩ quan đã bị đưa đến các tiểu đoàn trừng giới... việc thẩm vấn chỉ được tiến hành vào ban đêm, và các sĩ quan đã bị thẩm vấn mỗi đêm. Không có việc đánh đập, nhưng osobisty có những phương pháp khác để bẻ gãy tinh thần một tù nhân bị thẩm vấn.

    Điều tra viên của tôi có thái độ bình tĩnh và cư xử đúng mực. Anh ta không bao giờ nhắc đến tên mình. Anh ta không đánh tôi, hoặc đe dọa tôi trong khi anh ta đặt những câu hỏi một cách có phương pháp. Một đêm nọ tôi đã rất ngạc nhiên bởi không bị đưa đi thẩm vấn, và vào buổi sáng ... tôi được gọi lên komendatura [Văn phòng hành chính] của trại, nơi họ đã hỏi tôi có khiếu nại gì không hoặc tôi có bị đánh đập trong khi thẩm vấn ... Họ nói với tôi rằng tôi sẽ được phục hồi vị trí quân nhân sau khi đã qua quá trình sàng lọc và sẽ được đưa tới các đơn vị ngoài chiến trường ở vị trí binh nhì... Viên osobisty khuyên tôi không nên nói với ai rằng tôi đã được sàng lọc.'
    huytop thích bài này.
  10. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Đối với mỗi tù binh trong các trại đặc biệt này, các điều tra viên OO/SMERSH đã mở một Fil'tratsionnoe delo hoặc hồ sơ sàng lọc, trong đó có hồ sơ ghi lại các cuộc thẩm vấn và các tài liệu khác. Để chứng minh rằng người tù binh đã không hợp tác với quân Đức, các chi tiết của cuộc thẩm vấn được yêu cầu phải có ít nhất hai người đã từng ở chung với người tù binh trong lúc bị giam giữ xác nhận.

    Theo báo cáo của NKVD vào tháng 10 năm 1944, tổng số quân nhân Liên Xô đã từng là tù binh của Đức hoặc bị bao vây bởi kẻ thù trước khi phá vây, được sàng lọc trong các trại sàng lọc là 354.592 người. Trong số đó, 50.441 người là sĩ quan. Báo cáo nhấn mạnh rằng mặc dù các trại được quản lý bởi NKVD, ‘việc sàng lọc... được thực hiện bởi các phòng ban phản gián SMERSH và 11.556 người trong số những người bị sàng lọc đã bị các phòng ban OO/SMERSH bắt giữ. Trong số những người bị bắt bởi SMERSH, 2.083 quân nhân được xác định là nhân viên tình báo và phản gián của đối phương, và 1.284 người là sĩ quan.

    Trong số những người không bị bắt, chỉ có 60 phần trăm sĩ quan được đưa trở lại quân đội để tiếp tục phục vụ. Còn lại 40 phần trăm bị hạ cấp xuống binh nhì và bị đưa đến các tiểu đoàn xung kích trừng giới (shturmovye batal'ony) được thành lập tại các quân khu Moscow, Volga, và Stalingrad theo lệnh của Stalin. Mỗi tiểu đoàn xung kích trừng giới bao gồm 929 sĩ quan bị giáng chức, những người này đã được sử dụng, theo lời của Stalin, tại 'các khu vực hoạt động tích cực nhất của mặt trận’, chẳng hạn như các cuộc tấn công thông qua các bãi mìn. Cơ hội sống sót trong một tiểu đoàn xung kích trừng giới là gần như bằng không. Một số ít người sống sót được đề nghị phục hồi cấp bậc và chức vụ trước đây của họ.

    Ngoài ra, 30.740 quân nhân đã bị đưa đến các 'tiểu đoàn lao động’ làm việc trong các nhà máy công nghiệp quân sự. Mặc dù họ không bị kết tội chính thức, họ bị đối xử như tù nhân và buộc phải làm việc trong những tiểu đoàn này trong vài tháng tới hai năm. Vào tháng năm 1945, số lượng quân nhân trong các trại sàng lọc đã nhảy vọt lên đến 160.969 người. Họ trở thành công nhân lao động cưỡng bức trong 23 Ban Cung Ứng công nghiệp trong khi vẫn đang bị điều tra.

    Aleksandr Pechersky, nhà lãnh đạo nổi tiếng vào năm 1943 đã trốn thoát khỏi trại tập trung huỷ diệt của Đức Quốc xã Sobibor, là một trong số những người sống sót hiếm hoi của các tiểu đoàn xung kích trừng giới. Sau khi trốn thoát, Pechersky chiến đấu trong một đội du kích. Sau đó, khi phân đội này tham gia Hồng quân, Pechersky đã bị sàng lọc và bị đưa đến Tiểu đoàn xung kích trừng giới 15 độc lập. Sau khi ông bị thương trong trận đánh, Pechersky đã được đưa ra khỏi Tiểu đoàn xung kích trừng giới để tiếp tục phục vụ trong quân đội.

    Không phải ai cũng sống sót đủ lâu để được sàng lọc bởi vì nhiều người đã thiệt mạng trước đó dưới bàn tay của các osobisty. Cựu thư ký của một tòa án quân sự mô tả một trường hợp điển hình: ‘Chỉ huy OO của NKVD của quân đoàn là một người đàn ông cao lớn và nặng nề. Ông thường đến buồng giam nơi giam giữ các quân nhân được xác định phải qua sàng lọc... Ông sẽ chọn một người lính yếu đuối hoặc nhút nhát và đưa anh ta đi. Sau đó, ông sẽ đánh anh ta với nắm đấm khổng lồ cho đến khi người lính thú nhận tội làm gián điệp. Sau đó sẽ là một cuộc điều tra khắc nghiệt và một phiên toà, cuối cùng là hành quyết.’

    Các đơn vị trừng giới
    Vào tháng Sáu năm 1942, OOS đã bắt giữ 23.000 quân nhân bị buộc tội làm gián điệp và phản quốc cũng như 'có ý định phản bội' kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Báo cáo của một Cục Phó OO gửi Abakumov đã minh họa quy mô của những vụ bắt giữ được thực hiện bởi OO tại Phương diện quân Stalingrad:

    'Về tổng thể, từ ngày 01 tháng 10 năm 1942, đến ngày 01 tháng hai năm 1943, theo số liệu chưa đầy đủ, các phòng ban đặc biệt của Phương diện quân [OO] đã bắt giữ 203 kẻ hèn nhát và hoảng loạn, bỏ trốn khỏi chiến trường. Trong đó: 49 người đã bị kết án tử hình [bởi tòa án quân sự], và bị xử bắn trước đơn vị; 139 người khác bị kết án khác nhau trong các trại lao động và bị đưa đến các đại đội và tiểu đoàn trừng giới. Ngoài ra, 120 kẻ hèn nhát và hoảng loạn đã bị xử bắn trước đơn vị theo quyết định của các phòng ban đặc biệt.'

    Bấy giờ, vào giữa năm 1942, Stalin đã quyết định không lãng phí những binh lính bị kết án với việc hành quyết hàng loạt, mà đưa hầu hết vào trong các phân đội trừng giới để sử dụng. Ngày 28 tháng 7 năm 1942 theo Mệnh lệnh nổi tiếng số 227 'Không Lùi một Bước!’ của ông, Stalin ra lệnh thành lập các tiểu đoàn trừng giới (Shtrafnye batal'ony) cho sĩ quan (không nên nhầm lẫn với batal'ony shturmovye, nơi sĩ quan được đưa tới sau khi sàng lọc) và các đại đội trừng giới (shtrafnye roty) cho lính thường.

    Toà án có thể ra lệnh đình chỉ bất kỳ một bản án nào, thậm chí án tử hình, và thay vào đó, đưa những binh lính bị kết án đến một đơn vị trừng giới. Điều thú vị là, trong mệnh lệnh Stalin đề cập đến các đơn vị trừng giới tương tự trong quân đội Đức như là lý do mà ông thành lập các đơn vị trừng giới Nga. Thông tin về các đơn vị trừng giới trong Hồng quân chỉ được tiết lộ gần đây.

    Chỉ huy từ cấp lữ đoàn lên cũng có quyền đưa một sĩ quan, không qua điều tra, xét xử, đến một tiểu đoàn trừng giới từ 1-3 tháng. Ví dụ, trong tháng 4 năm 1944 Georgii Zhukov, Phó Dân ủy quốc phòng thứ nhất, đã đưa FA Yachmenov, tư lệnh quân đoàn bộ binh Cận vệ 342, vào một tiểu đoàn trừng giới hai tháng vì tội không tuân theo mệnh lệnh và có hành vi, theo quan điểm của Zhukov, có xu hướng hèn nhát. Và từ tháng tám năm 1942, chỉ huy cấp quân đoàn và sư đoàn có quyền đưa binh lính và hạ sĩ quan đến các đại đội trừng giới vì những tội như đào ngũ hay không tuân theo mệnh lệnh. Do đó, các chỉ huy có thể dễ dàng xử lý bất kỳ quân nhân nào họ không thích. Bọn tội phạm được phóng thích khỏi các trại lao động (750.000 người vào năm 1941 và 157.000 người vào năm 1942) cũng bị đưa vào đại đội trừng giới, mặc dù các tù nhân chính trị không được phóng thích.

    Một tiểu đoàn trừng giới gồm 800 cựu sĩ quan được gọi là "binh lính trừng giới’ hoặc ‘binh lính được chuyển đổi’, trong khi một đại đội trừng giới bao gồm 150-200 lính. Một đến ba tiểu đoàn trừng giới được thành lập tại mỗi Phương diện quân, và mỗi Tập đoàn quân có từ năm đến mười đại đội trừng giới. Vào năm 1944, về tổng thể Hồng Quân đã có 15 tiểu đoàn trừng giới và 301 đại đội trừng giới. Các chỉ huy và zampolity (chính trị viên) được bổ nhiệm trong các đơn vị trừng giới là các sĩ quan có kinh nghiệm, được tin cậy. Một đại diện (operupolnomochennyi) của Cục OO của Phương diện quân cũng được bổ nhiệm trong mỗi tiểu đoàn trừng giới.
    huytop thích bài này.

Chia sẻ trang này