1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SMERSH - VŨ KHÍ BÍ MẬT CỦA STALIN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vacbay03, 20/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Thời điểm tác giả đề cập là những năm 1950, Liên Xô rất nghèo vì mới ra khỏi chiến tranh, tôi nghĩ cũng bình thường thôi. Tôi nhớ có đọc một truyện ngắn của tạp chí Văn Nghệ QDND có đề cập tới trại an dưỡng thương binh nặng sau giải phóng, điều kiện sống kinh khủng lắm. Tác giả không có thiện cảm với chế độ Stalin và cả chế độ Putin thì rõ ràng rồi
    Khoamdanngoc thích bài này.
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Điều đáng sợ là thậm chí ngay cả bây giờ, 65 năm sau chiến tranh, theo các cuộc phỏng vấn trên trang web http:// www.iremember.ru, nhiều cựu chiến binh nhớ lại những hành vi tàn bạo mà không hối hận và xem việc cưỡng hiếp phụ nữ hàng loạt và sát hại trẻ em và người già là để đáp trả lại những tội ác mà quân Đức đã gây ra trên lãnh thổ Liên Xô trong năm 1941- 42. Tôi muốn kết thúc bằng một trích dẫn từ một cuốn hồi ký rất sâu sắc của Nikolai Nikoulin, một cựu chiến binh đã trở thành một nhà sử học nghệ thuật lỗi lạc nổi tiếng thế giới tại Leningrad Hermitage. Trong tháng 11 năm 1941, Nikoulin tình nguyện gia nhập quân đội, ngay sau khi tốt nghiệp trung học ở Leningrad. Ông đã viết hồi ký trong những năm 1970, thậm chí không hy vọng gì chúng sẽ được xuất bản. Chúng đã được xuất bản trong năm 2008.

    Như ông nói trong phần giới thiệu, cuốn hồi ký được viết 'từ quan điểm của một người lính đã bò ngập trong bùn lầy ở chiến tuyến". Nikoulin đã rất mạnh mẽ cáo buộc chế độ Liên Xô hành xử vô nhân đạo đối với người dân của họ: Cuộc chiến đặc biệt phơi bày mạnh mẽ sự hèn hạ của chính phủ Bolshevik ... Lệnh đến từ cấp trên: "Các anh phải chiếm được một cao điểm’. Trung đoàn tấn công từ tuần này qua tuần khác, mỗi ngày mất đi một số lượng lớn binh sĩ. Việc bổ sung cho tổn thất được tiến hành liên tục không ngừng; không thiếu binh sĩ. Trong số đó có những người bị phù vì chứng loạn dưỡng ở Leningrad [trong sự phong tỏa của Đức Quốc xã], những người mà bác sĩ đã chỉ định phải cho ăn đầy đủ và nằm nghỉ trên giường trong ba tuần; có cả những đứa trẻ 14 tuổi ... lẽ ra không bao giờ bị bắt quân dịch ... Lệnh chỉ là 'Tiến lên!!!'. Cuối cùng, một người lính hoặc một trung uý – chỉ huy trung đội - hoặc thậm chí, dù không thường xuyên, một đại uý- chỉ huy đại đội – đã phải thốt lên khi chứng kiến sự vô nghĩa thái quá này: "Hãy chấm dứt việc lãng phí sinh mạng binh sĩ! Có một công sự bê tông ngầm ở trên đỉnh! Và chúng ta chỉ có pháo 76-mm! Nó không thể phá huỷ được công sự !!!'.

    Ngay lập tức một politruk [sĩ quan chính trị], một sĩ quan Smersh, và một phiên tòa quân sự bắt đầu làm việc. Một trong những kẻ chỉ điểm, có rất nhiều trong tất cả các đơn vị, làm chứng: "Vâng, trước mặt các binh sĩ, anh ta [viên sĩ quan] nghi ngờ về chiến thắng của chúng ta!". Sau đó, một mẫu đơn đặc biệt, có chỗ để ghi tên, được điền vào. Bây giờ mọi thứ đã sẵn sàng. Quyết định là: 'xử bắn hắn ta trước mặt đội ngũ binh sĩ!'. Hoặc là "đưa hắn đến một đại đội trừng giới!'- thực chất không khác gì việc bị xử bắn. Đây là những gì đã xảy ra cho những người trung thực và có trách nhiệm nhất... Đó là công việc giết chóc binh lính của chúng ta một cách ngu xuẩn và vô nghĩa. Tôi nghĩ rằng việc lựa chọn [giả tạo] của người dân Nga là một quả bom hẹn giờ mà nó sẽ bùng nổ trong vài thế hệ kế tiếp, ở thế kỷ 21 hoặc 22, khi nhiều tên côn đồ được lựa chọn và nuôi dưỡng bởi những kẻ Bolshevik sẽ làm gia tăng những thế hệ mới của những kẻ giống như chúng.

    Nikoulin qua đời vào năm 2009 Thật không may, ông đã sống để thấy dự đoán của ông đã trở thành hiện thực trong thế kỷ XXI. Đối với tôi, viết cuốn sách này giống như nói chuyện với người của thế hệ cha mẹ tôi, chẳng hạn như Nikolai Nikoulin, Vasil 'Bykov, và nhiều, nhiều người khác. Cuộc "đối thoại" của chúng tôi là rất đau đớn, và giống như những kỷ niệm đau buồn của tôi sau chiến tranh, chúng sẽ ở với tôi mãi mãi.
    hk111333, Khucthuydu2danngoc thích bài này.
  3. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Đã hết phần Giới thiệu. Sorry các Bác mấy hôm nay bận quá, để các Bác phải chờ lâu...giờ thì tiếp nhé

    PHẦN 1: TOÀN CẢNH

    Chương 1: Tổng quan về cơ quan Phản gián Quân đội Liên Xô

    Lịch sử của Smersh gắn bó mật thiết với cái mớ bòng bong rắc rối phức tạp của lịch sử các cơ quan mật vụ và chính trị của Liên Xô, tôi quyết định bắt đầu cuốn sách này bằng một cái nhìn tổng quan hẹp về cơ quan phản gián quân sự Liên Xô và vị trí của nó trong bối cảnh lớn hơn của Liên Bang Xô Viết. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp định hướng người đọc trong các chương tiếp theo, trong đó giải thích chi tiết về những âm mưu phức tạp của Stalin và thông tin về các cơ quan mật vụ và chính trị khác là cần thiết để làm sáng tỏ lịch sử đen tối của Smersh. Và để trợ giúp cho việc theo dõi nhiều biến đổi khó hiểu và thay đổi nhân sự trong các các cơ quan mật vụ, tôi đã đưa ra một danh sách các tổ chức khác nhau (Bảng 1-1). Tất cả bắt đầu vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 khi Đảng Bolshevik tổ chức một cuộc đảo chính được gọi là Cách mạng Tháng Mười và chiếm quyền lực chính trị ở Nga. Quy mô của Đảng lúc đó còn khiêm tốn, gồm khoảng 400.000 thành viên trong một đất nước có dân số hơn 100 triệu người. Ngay sau đó chính phủ Bolshevik ở trên bờ vực của sự sụp đổ. Các lực lượng của Cossack Ataman (chỉ huy) Pyotr Krasnov và quân Bạch Vệ của Tướng Anton Denikin đã đe dọa nước Cộng hòa Nga mới từ phía Nam, Ukraine và các nước vùng Baltic đã bị Đức chiếm đóng, và Siberia nằm trong tay những tù binh chiến tranh Thế chiến I người Tiệp Khắc chống Liên Xô. Tuy nhiên, rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trên toàn lãnh thổ do Bolshevik kiểm soát thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với họ. Trước tình hình này, Vladimir Lenin, lãnh tụ Bolshevik, tiến hành khủng bố để duy trì quyền lực. Ngày 20 Tháng 12 năm 1917, cơ quan mật vụ Liên Xô đầu tiên, VCheKa (Vserossiiskaya Chrezvychainaya Komissiya po bor’be s kontrrevolyutsiei i sabotazhem hoặc Uỷ Ban Đặc Biệt Toàn Nga chống phản cách mạng và phá hoại), trực thuộc SNK (Sovet Narodnykh Komissarov hoặc Dân Uỷ Hội đồng nhân dân, tức là chính phủ Bolshevik) đã được thành lập. Nhiệm vụ của VCheKa là "ngăn chặn và tiêu diệt các hoạt động đi chệch hướng và phản cách mạng' và 'đưa ra xét xử ở Tòa án Cách mạng những kẻ thực hiện hành vi phá hoại và phản cách mạng và phát triển các phương pháp để đối phó với chúng’. Kể từ thời điểm này và cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, thông qua VCheKa và các cơ quan kế thừa của nó, một Đảng Bolshevik tương đối nhỏ (sau này là Cộng sản) kiểm soát một dân số lớn của nước Nga (sau này là Liên Xô) thông qua việc đe dọa và khủng bố. Trong thuật ngữ của Lenin, phương pháp kiểm soát này được gọi là "sự chuyên chính của giai cấp vô sản’. Nhưng trên thực tế, phương pháp của những người Bolshevik cũng tương tự như của bất kỳ băng nhóm tội phạm có tổ chức hoặc phát xít nào khác, như Mafia Ý và Đảng Quốc xã ở Đức.
    --- Gộp bài viết: 03/08/2015, Bài cũ từ: 03/08/2015 ---
    BẢNG 1-1. CÁC CƠ QUAN AN NINH LIÊN XÔ VÀ CÁC LÃNH ĐẠO
    [​IMG]
    hk111333, Khucthuydu2ngthi96 thích bài này.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Các Bác cho hỏi nếu tôi muốn sửa bài thì phải làm sao?. Tôi không thấy nút sửa. Cảm ơn các Bác
  5. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    VCheKa, do Felix Dzerzhinsky lãnh đạo, một người Bolshevik xuất thân từ một gia đình quý tộc nhỏ Ba Lan, từ hồi thiếu niên đã mơ ước trở thành một linh mục Công giáo, chỉ bao gồm 12 thành viên. Ngày 02 Tháng 9 năm 1918, VCheKa ban hành 'Lệnh Khủng Bố Đỏ' bắt giữ và bỏ tù các thành viên của những đảng xã hội không phải Bolshevik. Ngoài ra, tất cả nhà tư bản công nghiệp lớn, các doanh nhân, thương nhân, địa chủ-quý tộc, ‘linh mục phản cách mạng' và 'công chức thù địch với chính phủ Liên Xô' được đưa vào các trại tập trung và bị buộc phải làm việc ở đó. Bất kỳ hành vi phản kháng nào sẽ bị trừng phạt bằng cách xử bắn ngay lập tức. Ba ngày sau, SNK ban hành một nghị định bổ sung, có tựa đề "Về Khủng Bố Đỏ". Nghị định ra lệnh tăng số lượng nhân viên VCheKa (từ giờ trở đi được gọi là Chekisty) được lựa chọn từ hàng ngũ những người Bolshevik trung thành.

    Trong vòng một năm VCheKa đã trở thành một tổ chức có trụ sở chính tại Moscow và chi nhánh trên khắp cả nước. Nghị định của SNK cũng ra lệnh "cô lập các kẻ thù giai cấp trong các trại tập trung; bắn tất cả những người thân cận với tổ chức Bạch Vệ [thành viên của quân Bạch vệ], những kẻ âm mưu và nổi loạn; công bố tên của những kẻ bị xử bắn cũng như giải thích lý do tại sao chúng bị xử bắn‘. Khủng Bố Đỏ được tự do hành động, và trong hai tháng đầu tiên, có ít nhất từ 10.000-15.000 nạn nhân đã bị hành quyết. Rất nhanh, Dzerzhinsky, một kẻ tàn bạo tham công tiếc việc với một lối sống khổ hạnh, đã kiếm được biệt danh "Felix Bàn Tay Sắt’.

    Những nghị định đầu tiên thiết lập các mục tiêu, nguyên tắc, và thậm chí cả thuật ngữ cho các cơ quan an ninh của Liên Xô trong tương lai. Bất kỳ mối đe dọa thực sự hay tiềm năng nào đối với quyền lực Bolshevik đều trở thành 'tội phản cách mạng', và sau đó, trong luật hình sự của Joseph Stalin năm 1926, những 'tội' này bao gồm mười bốn tội danh (phản quốc, gián điệp, lật đổ, hỗ trợ cho giai cấp tư sản thế giới, vv) trong Điều Luật 58 nổi tiếng. Thủ phạm của những tội như thế, sớm được gọi là "kẻ thù của nhân dân lao động", chủ yếu là những người thuộc giai cấp tư sản cũ, quý tộc, và bất kỳ người có công việc chuyên môn nào hoặc có học vấn.

    Tuy nhiên, cũng có nhiều công nhân và nông dân trong số các nạn nhân của Khủng Bố Đỏ. Thân nhân của những người bị săn lùng vì tội phản cách mạng cũng thường bị bắt. Thực trạng này đã được chính thức hóa trong thời kỳ Stalin, khi việc kết tội hợp pháp thân nhân của "kẻ thù của nhân dân" đã trở thành một tiêu chuẩn. Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ có VCheKa và các tổ chức kế nhiệm của nó được phép điều tra những tội phản cách mạng.

    Trong các Nghị định đầu tiên đã có một loại kẻ thù được gọi là "công chức thù địch', đó là trong thời kỳ đầu của Lenin và sau đó là thái độ nghi ngờ của Stalin đối với quân đội. Trong thực tế, các phân đội binh lính cách mạng và thủy thủ (như lính hải quân theo cách gọi ở Nga) đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính của những người Bolshevik. Rất ít sĩ quan cao cấp của quân đội và hải quân tham gia các đơn vị này hoặc hỗ trợ những người Bolshevik.

    Ngày 28 tháng Một 1918, SNK tuyên bố thành lập Hồng quân và vào ngày 23 tháng Hai, ngày mà sau này được công bố là ngày sinh nhật của Hồng quân, một số đơn vị của quân đội mới đã được hình thành. Ngày 19 tháng 12 năm 1918, tổ chức phản gián quân đội đầu tiên, VO (Voennyi otdel hoặc Cục Quân Sự), được thành lập trong VCheKa (Bảng 1-2). Nó bao gồm những tổ chức phản gián trước đó đã tồn tại trong quân đội ở chiến trường.

    Ngày 1 tháng Giêng năm 1919, VO được đổi tên thành Osobyi otdel (Cục Đặc Biệt) hoặc OO. Cái tên này chắc chắn là sự gợi nhớ của lực lượng cảnh sát chính trị trong thời kỳ Sa Hoàng, khi Osobyi otdel thuộc Depart-ament politsii hoặc Cục Cảnh sát chuyên điều tra các tội chống lại nhà nước như hoạt động của các tổ chức cách mạng, hoạt động gián điệp nước ngoài và phản bội.

    Từ "osobyi" được dịch là "đặc biệt", nhưng định nghĩa tiếng Anh không đưa ra được đầy đủ ý nghĩa của cái tên đó trong tiếng Nga. Trong các cơ quan mật vụ của Liên Xô, osobyi (số ít của osobye) được sử dụng để mô tả một bộ phận/Ban/Cục mà công việc cụ thể của nó cần được che giấu. Tuy nhiên, trong các cơ quan an ninh Xô viết, từ viết tắt 'OO' không bao giờ được sử dụng cho bất cứ công việc gì khác ngoài chức năng phản gián quân đội. Ngoài OO tại trụ sở VCheKa ở Moscow, có các OO tại các phương diện quân (được gọi là các cụm tập đoàn quân ở Nga trong thời chiến), các OO trong các tập đoàn quân, và Ban Đặc Biệt tại các sư đoàn.
    danngoc, hk111333Khucthuydu2 thích bài này.
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Các chi nhánh địa phương của VCheKa, gọi là GubCheKa, cũng có các OO. Nhiệm vụ của OO là 'chống các hoạt động phản cách mạng và hoạt động gián điệp trong quân đội và hạm đội.’ Nói cách khác, những người Bolshevik quan tâm đến việc tìm kiếm kẻ thù của chế độ trong quân đội của họ hơn là bắt các điệp viên của đối phương. Thái độ này giải thích lý do tại sao, trong toàn bộ thời kỳ Xô viết, phản gián quân đội là một phần của các cơ quan an ninh, và nó chỉ ở trong các lực lượng vũ trang trong ba năm tồn tại của Smersh và trong một thời gian rất ngắn khác, và sau đó chỉ mang tính hình thức.

    Trong cuộc nội chiến (1918- 22) sau Cách mạng Tháng Mười, những người Bolshevik đã không có sự lựa chọn mà phải đưa các sĩ quan thời Sa Hoàng gia nhập Hồng quân. Mặc dù sự trung thành của các sĩ quan này rõ ràng là một vấn đề, việc họ được huấn luyện và kinh nghiệm quân sự của họ là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến đó. Nhưng với thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh, đối với Stalin, các sĩ quan thời Sa Hoàng trở nên ít nguy hiểm hơn việc những chỉ huy Hồng quân trẻ ngưỡng mộ kẻ thù không đội trời chung của ông, Leon Trotsky.

    Từ năm 1918 đến năm 1925, Trotsky là Dân ủy Quân đội (và Hải quân); sau đó chức vụ này được gọi là Dân ủy Quốc phòng. Là một nhà hùng biện tài năng (trái với Stalin, người nói tiếng Nga với giọng Gruzia nặng; tên họ của Stalin là Dzhugashvili), Trotsky đã trở nên rất nổi tiếng trong hàng ngũ chỉ huy Hồng quân. Cần nói đến một sự việc rằng trong tháng 11 năm 1920, Lục quân và Hải quân của Hồng quân đã có đến 5.430.000 quân nhân, và thậm chí sau khi xuất ngũ một phần trong tháng 1 năm 1922 với số lượng là 1.350.000, số lượng người ủng hộ Trotsky nhiệt tình là rất cao. Ngoài ra, thất bại của Stalin trong cương vị chỉ huy quân sự trong cuộc nội chiến khiến ông ta đặc biệt ganh tị với sự nổi tiếng của Trotsky.

    Trong khi đó, vào năm 1922, do bệnh tật của Lenin (ông bị chứng tê liệt), Bộ Chính trị đã bầu Stalin làm Tổng Bí thư, tức lãnh đạo Đảng Bolshevik. Trotsky hình thành một nhóm đối lập và kết quả là đã diễn ra một cuộc đấu tranh lâu dài giữa Stalin và Trotsky. Năm 1927, Trotsky mất tất cả các chức vụ, và hai năm sau đó, ông bị trục xuất khỏi Liên Xô. Cuối cùng, theo lệnh Stalin, ông bị ám sát vào năm 1940 bởi một đội sát thủ của NKVD (Narodnyi komissariat vnutrennikh del hoặc Dân Uỷ Nội vụ) giết chết.

    Stalin không bao giờ quên những người đã ủng hộ Trotsky, gọi là Trotskyists, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang. Họ đã liên tục bị đàn áp, thậm chí sau Thế chiến II. Có thể, mối lo ngại của Stalin về việc các sĩ quan đã từng phục vụ dưới quyền Trotsky vẫn ủng hộ ông một cách bí mật mặc dù Trotsky đã thất bại về mặt chính trị là lý do đằng sau sự mất lòng tin và kỳ vọng của Stalin vào quân đội, rằng họ sẽ tổ chức âm mưu chống lại ông. Trong thực tế, không hề có âm mưu nào chống lại ông trong quân đội; nếu có những "âm mưu" bị cáo buộc nào do OO phát hiện, đó chỉ là sự bịa đặt của OO để làm hài lòng Stalin.

    *Quên nói với các Bác, trong cuốn sách có ghi khá nhiều nguồn tư liệu dẫn ra cũng như các bảng biểu về cơ cấu lãnh đạo của Smersh/NKVD qua các thời kỳ mà tôi không post lên vì thấy không cần thiết. Nhưng tôi sẽ post những Bảng biểu quan trọng ví dụ như cơ cấu phòng ban trong OO (Cục Đặc Biệt) để mọi người dễ hình dung OO giám sát quân đội như thế nào
    hk111333, Khucthuydu2danngoc thích bài này.
  7. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Trong thời kỳ Nội chiến, OO được coi là quan trọng đến nỗi từ tháng 8 năm 1919 đến tháng Bảy năm 1920, Dzerzhinsky, lãnh đạo VCheKa, và từ tháng 7 năm 1920 đến tháng 5 năm 1922, người phó của ông Vyacheslav Menzhinsky, đã phụ trách OO ở Moscow. Tuy nhiên, ngay từ đầu, Cục Đặc Biệt OO đã tham gia vào các chiến dịch không thuần tuý về quân sự. Lãnh đạo OO đầu tiên, Mikhail Kedrov, đã hành quyết thường dân bao gồm trẻ em, những người bị tình nghi hoạt động phản cách mạng trong cuộc nội chiến.

    Phản gián quân đội cũng tham gia vào việc tạo ra các tổ chức ngầm chống Liên Xô giả mạo nhằm đánh lừa những người Nga Bạch vệ đang sống ở nước ngoài, và thường đưa vào bẫy những đại diện cử đến Liên Xô bởi những người di dân Nga này. Trong cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, nó cũng tham gia vào việc săn lùng và đưa đi lưu đày những gia đình phú nông được gọi là kulaks trong thời kỳ tổ chức kolkhozy (nông trang tập thể).

    Trong thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, OO đóng một vai trò đặc biệt trong VCheKa/NKVD. Hầu như tất cả các nhà lãnh đạo của nó sau đó đã được bổ nhiệm vào vị trí hàng đầu trong các ngành khác của các cơ quan an ninh. Menzhinsky đã kế nhiệm Dzerzhinsky sau khi ông ta qua đời vào năm 1926, và Genrikh Yagoda, từng là người phó của Menzhinsky và lãnh đạo OO từ 1922- 1929, trở thành Dân Uỷ NKVD đầu tiên vào năm 1934.

    Ngày 20 tháng 12 1920, bộ phận tình báo Đối ngoại, một bộ phận của OO, đã trở thành một otdel Inostrannyi riêng biệt hoặc INO (Cục Đối ngoại, sau đó là Cục 1 có mọi quyền lực, và hiện nay là Sluzhba vneshnei razvedki, SVR hoặc Cơ quan tình báo Đối ngoại). Ngày 07 tháng bảy 1922, OO được chia thành hai phần, OO (phản gián trong lực lượng vũ trang) và Kontrrazvedyvatel'nyi otdel hoặc KRO (Cục Phản gián, sau đó là Cục II) phụ trách phản gián nội địa, tức là bắt gián điệp và mật vụ Bạch vệ. Artur Artuzov (sinh tại Frauchi), một sĩ quan lâu năm của OO, được bổ nhiệm làm người đứng đầu KRO. Vasilii Ulrikh, cũng là một sĩ quan OO và là Chánh án tương lai Toà án Quân sự Tối cao Liên Xô, trở thành người phó của ông.

    Tuy nhiên, từ 1927-1931, OO và KRO tồn tại như một cơ cấu thống nhất với Ban thư ký chung. Nó được lãnh đạo bởi Yan Olsky, người đứng đầu các bộ phận OO trong quân đội trong thời nội chiến và sau đó trở thành phó của Artuzov ở KRO. Trước Thế chiến II OO là một bộ phận của những cơ quan kế nhiệm VCheKa, đầu tiên là OGPU và sau đó là NKVD, và lực lượng phản gián quân đội tập trung vào việc tiêu diệt các chuyên gia quân sự mà Stalin không tin tưởng hoặc ghét bỏ. Năm 1927, ông ra lệnh cho Menzhinsky, Chủ tịch OGPU, 'đặc biệt chú ý đến hoạt động gián điệp trong lục quân, không quân, và hạm đội.’

    Năm 1928, OGPU chuẩn bị buổi xét xử trình diễn đầu tiên (show trial: Phiên toà đã được định tội trước – ND), cái được gọi là Shakhtin-skoe delo (vụ án Mỏ) chống lại các kỹ sư khai thác mỏ hàng đầu ở khu vực Donbass (ngày nay thuộc Ukraine) và những người nước ngoài làm việc trong ngành công nghiệp khai thác than. Yefim Yevdokimov, đại diện toàn quyền của OGPU ở vùng Donbass, đã thuyết phục Stalin rằng nhiều tai nạn trong mỏ than Donbass là kết quả của phá hoại. Theo cáo buộc, các vụ tai nạn đã được tổ chức bởi một nhóm các kỹ sư, những người đã làm việc trong ngành công nghiệp khai thác mỏ ở thời kỳ tiền cách mạng, và các chuyên gia nước ngoài. Theo Yevdokimov, những vre***eli này (từ động từ tiếng Nga vre*** hoặc ‘hư hỏng’; trong tiếng Anh từ vre***eli thường được dịch là "wreckers’ - những kẻ phá hoại) làm theo lệnh của các chủ khu mỏ trước đây hiện đang sống ở nước ngoài. Ý tưởng phá hoại được thực hiện bởi wreckers đóng một vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng của Liên Xô cũng như công tác tuyên truyền và thường được áp dụng cho các thành viên của giới trí thức kỹ thuật và các chuyên gia khác. Stalin đã ra lệnh bắt giữ, và 53 kỹ sư và nhà quản lý đã bị bắt.
    hk111333, Khucthuydu2danngoc thích bài này.
  8. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Trong quá trình điều tra, OGPU đề ra các nguyên tắc mà chúng được áp dụng cho tất cả các vụ án chính trị sau đó cho đến khi Stalin chết. Trước khi bắt giữ, những điều tra viên dựng lên một âm mưu dựa trên các tài liệu nhận được từ những chỉ điểm viên hoạt động bí mật. Điều này không khó bởi vì, bắt đầu từ thời VCheKa, công việc của những Chekist, đặc biệt là phản gián quân sự, dựa trên báo cáo của nhiều kẻ chỉ điểm bí mật. Do đó, OGPU và các cơ quan kế thừa của nó luôn luôn có rất nhiều thông tin về một số lượng rất lớn dân chúng và có thể dễ dàng bịa đặt ra một nhóm 'phản cách mạng' bất kỳ. Sau khi người bị cáo buộc bị bắt, công việc của các điều tra viên là buộc người bị bắt 'thú nhận' và ký tên vào "lời khai" viết sẵn. Trong cuộc thẩm vấn, những cái tên mới được nêu ra (trong thời gian thẩm vấn, người bị cáo buộc phải cung khai tên của bạn bè và đồng nghiệp của họ), vụ án sẽ được mở rộng.

    Trong cuộc điều tra Shakhtinskoe delo (vụ án Mỏ), điều tra viên OGPU áp dụng phương pháp chủ yếu là tâm lý đối với người bị bắt, không phải phương pháp tra tấn thể xác mà họ đã sử dụng rộng rãi trong thời kỳ Khủng Bố Đỏ và sau đó. Những người bị bắt bị cấm ngủ trong nhiều ngày, khi các điều tra viên không ngừng đọc những "lời khai" được viết sẵn và liên tục đe dọa bắt bớ các thành viên trong gia đình họ.

    Một ủy ban đặc biệt của Bộ Chính trị với sự tham gia của Stalin, chỉ đạo việc điều tra của OGPU. Hai tháng trước khi kết thúc cuộc điều tra, các tờ nhật báo chính thức của Đảng Cộng sản, Pravda (Sự thật) và Izvestia bắt đầu đăng các bài báo kết tội các thành viên của "tổ chức phản cách mạng' trong khu vực Donbass và 'những chuyên gia tư sản' phạm tội phá hoại. Stalin đã cáo buộc tương tự trong bài phát biểu của mình.

    Một phiên toà mở của Tòa án Quân sự Tối cao bắt đầu vào ngày 18 Tháng 5 năm 1928 và kéo dài 41 ngày. Andrei Vyshinsky, một nhà lý luận về pháp lý chủ chốt của Stalin chủ trì phiên toà. 23 người trong số 53 bị cáo không nhận tội, và 10 người thừa nhận một phần tội trạng. 11 bị cáo bị kết án tử hình (trong số đó, chỉ có sáu bị hành quyết). Hầu hết những người khác được thả ra khỏi tù sau một đến mười năm, trong khi tám bị cáo được tha bổng. Yevdokimov được thăng chức làm người đứng đầu Cục các Hoạt động Bí mật của OGPU bao gồm OO và KRO; nói cách khác, trong vài năm tiếp theo ông giám sát các hoạt động của OO.

    Shakhtinskoe delo đã trở thành một mô hình mẫu cho các phiên toà tiếp theo vào cuối thập niên 1920 - đầu những năm 1930, trong đó vụ xét xử giả tạo Prompartiya (Bộ Công Nghiệp) trong tháng 11- tháng 12 năm 1930 là quan trọng nhất.

    Trong quá trình điều tra, Stalin không chỉ đọc lời khai của những người bị bắt, mà còn trực tiếp đặt ra những câu hỏi cho các cuộc thẩm vấn bổ sung. Tại phiên tòa Nikolai Krylenko, Uỷ viên Công tố RSFSR (Liên bang Nga) tuyên bố rằng, trong những vụ án chính trị, lời tự thú của kẻ phạm tội chiếm ưu thế hơn so với các bằng chứng về tội trạng của họ. "Trong mọi trường hợp, sự thú nhận của bị cáo là bằng chứng tốt nhất". Krylenko viện dẫn quy tắc La Mã cổ ‘Confessio est regina probatum’ nghĩa là 'sự thú tội là nữ hoàng của các bằng chứng', thường được áp dụng bởi các Toà án dị giáo thời Trung Cổ. Về sau, Vyshinsky, Uỷ viên Công tố Liên Xô thời kỳ 1935-1939, ủng hộ luận điểm này. Điều này đã tạo ra một cơ sở pháp lý cho các nhân viên Cheka trong việc áp dụng mọi phương pháp để buộc phải thú tội.

    Tất cả các phiên toà này đã gây ra một sự hoảng sợ rộng khắp trong dân chúng ở Liên Xô. Mọi người trở nên sợ hãi những âm mưu được tổ chức từ nước ngoài và số lượng lớn các điệp viên nước ngoài, những kẻ được cho là muốn tiêu diệt 'nhà nước vô sản đầu tiên'. OGPU đã thành công trong việc quảng bá một niềm tin rằng 'Organs' (tên gọi phổ biến các cơ quan an ninh) 'không bao giờ sai lầm', có nghĩa là nếu một người bị bắt vì những tội danh chính trị, việc bắt giữ ông ta hoặc bà ta là hợp pháp mà không cần bằng chứng.
    hk111333 thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Không lâu trước khi quân đội bị nhắm làm mục tiêu. Giữa năm 1930 và năm 1932, OO đã chuẩn bị cuộc thanh trừng đầu tiên nhắm vào các sĩ quan Hồng quân, buộc tội họ là phản quốc và hoạt động gián điệp. Nó được biết đến như là vụ án Vesna (Mùa xuân). Từ năm 1924 trở đi, OO thu thập tài liệu về những sĩ quan thời Sa Hoàng đang phục vụ trong Hồng quân. Được biết đến với cái tên Genshtabisty (những thành viên Bộ Tổng tham mưu), trong năm 1930 các tài liệu này đã được sử dụng để tạo ra vụ án Vesna. Có đến 10.000 sĩ quan đã bị bắt giữ trên toàn quốc về những tội trạng không đúng sự thật và nhiều người đã bị kết án và giam giữ, trong khi 31 cựu sĩ quan Sa Hoàng cao cấp đã bị hành quyết.

    Vào đầu năm 1931, 38 sĩ quan chỉ huy Hải quân đã bị bắt vì tội 'phá hoại' chỉ riêng trong Hạm đội Baltic. Điều thú vị là, Olsky và Yevdokimov đã chống lại vụ án Vesna và bị sa thải. Izrail Leplevsky, người đã bắt đầu vụ án Vesna ở Ukraine, thay thế Olsky. Stalin đích thân viết một dự thảo nghị quyết Bộ Chính trị buộc tội Olsky, Yevdokimov và một số quan chức OGPU khác đã lan truyền 'những tin đồn làm mất tinh thần rằng vụ án những kẻ phá hoại trong quân đội được cho là giả tạo’ [trong nguyên bản, Stalin sử dụng một thành ngữ Nga thông tục "dutoe delo"].

    Những hành động này dẫn đến việc các quân nhân trốn chạy khỏi đất nước. Chỉ tính từ tháng 10 năm 1932 đến tháng 6 năm 1933, hai mươi chỉ huy và binh sĩ Hồng quân đã vượt biên và trốn sang Ba Lan. Nhưng vụ án Vesna chỉ là một buổi diễn tập cho các hành động chống lại giới tinh hoa quân sự, chẳng hạn như trường hợp nổi tiếng về Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky một vài năm sau đó trong thời kỳ Đại Thanh Trừng (1936- 38). Theo số liệu thống kê chính thức, từ 1937- 38 có 1.344.929 người đã bị kết án về tội "phản cách mạng" và 681.692 người trong số đó đã bị hành quyết; các nguồn khác đề cập đến 750.000 người bị hành quyết. Trong thời gian này việc tra tấn thể xác để moi những 'lời thú tội' cần thiết đã trở thành thói quen trong quá trình điều tra của NKVD. Những chỉ huy quân sự đã bị thanh trừng trong nhiều giai đoạn, và sau mỗi làn sóng thanh trừng, những người đứng đầu cơ quan phản gián quân đội và những tay thẩm vấn tham gia tích cực nhất vào cuộc thanh trừng đến phiên họ lần lượt bị bắt giữ, xét xử, và bị hành quyết. Mặc dù với sự trung thành vô điều kiện, họ- cùng với những quan chức cao cấp của NKVD - chỉ đơn giản là biết quá nhiều về phương pháp của Stalin. Ví dụ, Stalin thấy cần thiết trong việc dựng lên các cáo buộc chống lại Genrikh Yagoda (người đứng đầu OO và OGPU nhiều năm và cũng là Dân uỷ NKVD đầu tiên) và nhóm của ông ta, buộc tội họ tổ chức một âm mưu trong các cơ quan an ninh.

    Cuộc thanh trừng của Stalin nhắm vào quân đội đạt đến đỉnh điểm trong thời kỳ Đại Thanh Trừng, khi 40.000 thành viên của giới tinh hoa quân sự đã bị đàn áp, bao gồm khoảng 500 sĩ quan cao cấp; trong đó 412 người bị xử bắn, 29 người chết trong quá trình thẩm vấn. Con số này là đáng kinh ngạc khi chỉ có 410 tướng và nguyên soái đã chết trong suốt Thế chiến II. Như thường lệ, Stalin đọc lời khai của người bị bắt và chỉ đạo cuộc điều tra. Ngay cả trong những ngày tháng tuyệt vọng cuối năm 1941, Stalin tiếp tục ra lệnh bắt giữ các tướng lĩnh, đổ lỗi cho họ vì những thảm họa trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh - những thảm họa mà phần lớn đều là kết quả của những sai lầm và tính toán sai lầm của chính ông ta.
    hk111333danngoc thích bài này.
  10. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Olga Freidenberg, một người anh em họ của nhà thơ quốc tế nổi tiếng và đoạt giải Nobel Boris Pasternak, ghi nhận một thực tế rùng rợn trong hồi ký của bà. Trong những năm đó, tin tức trên đài phát thanh về các phiên toà trình diễn (show trial) và thông báo các bản án tử hình dành cho ‘kẻ thù của nhân dân" được nối tiếp bởi chương trình phát sóng các bài hát dân ca Nga 'Kamarinskaya' hoặc chương trình vũ điệu Cossack người Ukraine 'Gopak'. Trên các phương tiện truyền thông do điện Kremlin kiểm soát vào thời kỳ này, các điệu nhảy - Kamarinskaya, theo truyền thống được biểu diễn bởi một nông dân vui vẻ và say rượu,và Gopak, một vũ điệu chiến thắng được trình diễn bởi những kỵ binh - truyền đạt một thông điệp rõ ràng, và lạnh lùng.

    Nhiều tác giả người Mỹ mô tả hành động của Stalin trong những cuộc thanh trừng như là triệu chứng của một chứng bệnh hoang tưởng gia tăng. Theo ý kiến của tôi, Stalin không bị bệnh tâm thần. Thay vào đó, hành vi của ông ta có thể được so sánh với hành vi của một ông chủ Mafia, người duy trì quyền lực và vị trí của mình trong thế giới tội phạm bằng cách giết chết tất cả các phe đối lập. Chistki hoặc những cuộc thanh trừng và những kẻ thù 'bị vạch mặt' trong các lực lượng vũ trang và NKVD rõ ràng đóng một vai trò quan trọng đối với Stalin- hầu hết các sĩ quan đã từng phục vụ trước Cách mạng hay đã tham gia Cách mạng Tháng Mười và cuộc Nội chiến đã chết và được thay thế bởi những tân binh từ một thế hệ trẻ những người Cộng Sản tận tuỵ và những thành viên Komsomol (Đoàn Thanh niên Cộng sản). Những người này lớn lên ở Liên Xô thời Stalin và hiến dâng đời mình cho người Lãnh tụ và người Thầy, như Stalin được gọi trên báo chí. Các quan chức OO/SMERSH, bao gồm cả Viktor Abakumov, người đứng đầu SMERSH trong Thế chiến II, thuộc thế hệ trẻ này.

    Giữa mùa thu 1939 và mùa hè năm 1940, Stalin đã giành được một phần lãnh thổ Ba Lan, ba nước Baltic, và một phần lãnh thổ Romania bằng cách sử dụng phụ lục bí mật của hiệp ước Ribbentrop-- Molotov năm 1939. Các cơ quan an ninh, bao gồm các OO, tích cực tham gia vào việc chiếm đóng của Liên Xô trong những vùng lãnh thổ mới, thanh trừng các cựu lãnh đạo quốc gia và chỉ huy quân sự, chính trị gia, trí thức, và chủ công nghiệp. Nghĩa là, tất cả những người có khả năng chống lại Soviet sau đó.

    Vào tháng Hai năm 1941, Stalin tổ chức lại các cơ quan an ninh để đáp ứng với tình hình mới. Bộ máy NKVD khổng lồ, cồng kềnh được chia thành ba bộ phận. Phản gián quân đội được chuyển giao cho NKO (Dân Uỷ Quốc Phòng); một tổ chức mới, NKGB (Dân Uỷ An Ninh Quốc Gia), chịu trách nhiệm cho các hoạt động tình báo hải ngoại; và KRO (phản gián nội địa), giữa những thứ khác. Có thể, nếu không phải vì chiến tranh, NKGB sẽ tiếp tục các vụ bắt giữ hàng loạt trong thời kỳ Đại Thanh Trừng từ tháng Ba năm 1941, nó đã có hồ sơ của 1.263.000 phần tử 'chống Liên Xô’, những người có khả năng bị bắt giữ. Công việc còn lại của NKVD là quản lý lao động nô lệ trong trại tập trung và hỗ trợ các đơn vị vũ trang đặc biệt cho các hoạt động của NKGB trong những vùng lãnh thổ mới chiếm đóng. Nó cũng được giao nhiệm vụ xây dựng một hệ thống trại tù riêng biệt cho các tù binh nước ngoài.

    Stalin bây giờ đã sẵn sàng để ra lệnh cho quân đội của mình tiếp tục tiến về phía Tây, nhưng cuộc xâm lược bất ngờ vào Nga bởi quân đội của Adolf Hitler vào ngày 22 Tháng 6 năm 1941 đã làm phá sản tất cả các kế hoạch của ông ta. Trong những tháng đầu đầy thảm hoạ và hỗn loạn của chiến tranh thế giới II, trọng tâm của các cơ quan an ninh quốc gia là quay trở lại kiểm soát các công dân Liên Xô, nhiều người trong số họ lúc đầu đón chào người Đức như là đội quân giải phóng. Stalin huỷ bỏ những thay đổi trong tháng Hai của ông, và xây dựng lại một bộ máy NKVD khổng lồ.

    Phản gián quân đội được chuyển ngược trở lại NKVD dưới hình thức Cục OO, hoặc UOO ( 'U' có nghĩa là 'cục', điều này chỉ ra rằng OO đã trở thành một tổ chức lớn hơn), và có một chỉ huy mới, ngôi sao đang lên Viktor Abakumov. Abakumov đã chứng minh năng lực của mình vào đầu năm 1941, khi ông tham gia vào cuộc thanh trừng ở các nước vùng Baltic. Trong giai đoạn đầu tiên của chiến tranh thế giới II, mục tiêu chính của phản gián quân đội là ngăn chặn nạn đào ngũ và thẩm tra một số lượng lớn quân nhân bị bao vây hoặc bị bắt bởi những mũi tiến công nhanh chóng của quân Đức.

    Vào mùa xuân năm 1943, với sự thành công của Hồng quân ở Stalingrad, rõ ràng rằng cuộc chiến cuối cùng đã trở thành một cuộc tấn công. Hồng quân bắt đầu giải phóng lãnh thổ Liên Xô mà Đức Quốc xã chiếm đóng và chuẩn bị tiến vào châu Âu. Tại thời điểm này, Stalin quay lại với cơ cấu tổ chức ba bên của các cơ quan an ninh hồi đầu năm 1941, trong đó Cục phản gián quân đội được đặt tên lại là SMERSH và chính thức là một bộ phận của NKO. Về bản chất, SMERSH chỉ đơn giản là UOO, được đổi tên và hoạt động độc lập khỏi các cơ quan an ninh chính. Abakumov, người đứng đầu của UOO, đã trở thành người đứng đầu của SMERSH, và hầu hết các nhân viên của UOO cũng được chuyển giao. Số lượng nhân viên SMERSH là lớn hơn đáng kể so với của UOO.
    huytophk111333 thích bài này.

Chia sẻ trang này