1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SMERSH - VŨ KHÍ BÍ MẬT CỦA STALIN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vacbay03, 20/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Vernyi syn partii Lenina-Stalina: Ngời con trung thành của Đảng
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Mấy từ này chỉ có Bác mới biết thôi :)
  3. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    CHƯƠNG 3
    Luật pháp và Toà án


    Các vụ án của OO và sau đó là SMERSH được chủ yếu dựa vào Điều 58 (và, một phần trong Điều 59), Chương đặc biệt của Bộ luật hình sự Liên bang Nga (RSFSR) được thông qua vào tháng 12 năm 1926, trong đó mô tả những tội chống 'nhà nước' hoặc 'phản cách mạng' khác nhau. Đây là những "tội chính trị" chỉ tồn tại trong hệ thống luật pháp của Liên Xô và là dạng tội phạm duy nhất mà NKVD điều tra. Một khía cạnh độc đáo khác của hệ thống pháp luật Liên Xô là không chỉ thủ phạm phạm tội chính trị bị trừng phạt, mà còn là các thành viên/gia đình của họ, đặc biệt nếu nó là vụ án của OO/SMERSH. Các phiên toà của OO/SMERSH cũng là độc nhất vô nhị. Tòa án quân sự chỉ xét xử những quân nhân cấp thấp, trong khi các sĩ quan quân đội cao cấp bị xét xử bởi Toà án quân sự cấp cao, Toà án quân sự Tối cao Liên Xô hoặc, nếu không có bằng chứng thực sự phạm tội, thì do một Hội đồng đặc biệt NKVD mở một tòa án trái pháp luật bao gồm sự có mặt của Dân Uỷ NKVD và các cấp phó của ông.

    Tội Phản cách mạng
    Điều 58 bắt đầu với một định nghĩa về tội phản cách mạng độc đáo của pháp luật Liên Xô:
    1. Tội Phản cách mạng
    58.1. Được coi là phản cách mạng khi có bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại, lật đổ, hoặc làm suy yếu các thành phần công nhân-nông dân Liên Xô hoặc các Chính phủ do dân bầu ra trên cơ sở Hiến pháp của Liên Xô và Hiến pháp của các nước Cộng hòa Liên bang, cũng như bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích lật đổ hay làm suy yếu an ninh nội bộ của Liên Xô và các lợi ích kinh tế, chính trị, và quốc gia cơ bản của cách mạng vô sản.

    Bởi sự trong sáng của tình đoàn kết quốc tế vì lợi ích của tất cả các khối người dân lao động, những hành vi như sau cũng được coi là phản cách mạng khi chống lại bất kỳ một chính phủ (state) thuộc về quần chúng lao động nào khác, mặc dù không thuộc Liên Xô.

    Khoản 58-2 tuyên bố rằng ‘một cuộc nổi loạn quân sự hoặc giành chính quyền bằng vũ lực' sẽ bị trừng phạt bằng án tử hình hoặc bằng cách tuyên bố thủ phạm là 'kẻ thù của nhân dân lao động’, tước quyền công dân Liên Xô và tịch thu tài sản. Ngoài ra, những cuộc bạo loạn sẽ bị phạt tù hoặc tử hình theo Điều 59, khoản 2 và 3.

    Khoản 58-6 định nghĩa tội gián điệp, ‘ví dụ, chuyển thông tin, trộm cắp, lưu trữ với mục đích cung cấp thông tin về bí mật Quốc gia cho nước ngoài, các tổ chức phản cách mạng, cá nhân'. Khoản 58-8 tuyên bố rằng ‘những hành vi khủng bố chống lại các đại diện của Chính phủ hoặc các tổ chức của quần chúng công nông [nói cách khác là Đảng Cộng sản], và tham gia vào các hành vi đó ‘sẽ bị trừng phạt bằng án tử hình.' Khoản 58-10 cấm 'tuyên truyền và kích động nhằm lật đổ, phá hoại hoặc làm suy yếu chính quyền Xô Viết'. Tội này đã bị trừng phạt bằng cái chết trong thời chiến, và trong thời kỳ 1941-1942, lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (ở Nga gọi là Thế chiến II), số bản án 'tuyên truyền chống Liên Xô’ (96.741) đạt gần 50 phần trăm của tất cả các bản án về tội 'phản cách mạng' (199.817). Tuy nhiên, 'tuyên truyền chống Liên Xô' dưới dạng văn bản sẽ bị trừng phạt theo Khoản 59-7.

    Khoản 58-11 cho phép điều tra viên coi 'mọi hoạt động có tổ chức' hoặc 'tham gia vào một tổ chức được tạo ra để chuẩn bị hoặc thực hiện hành vi’ phạm tội như được gọi trong Điều 58 là một âm mưu, dẫn đến việc phát hiện ra nhiều vụ được cho là ‘các âm mưu quân sự' trước và trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Cuối cùng, Khoản 58-14 mô tả hình phạt cho tội phá hoại, được định nghĩa là ‘sự sơ suất có ý thức về nhiệm vụ nhằm làm suy yếu quyền lực của chính phủ’. Toàn bộ có 14 Khoản trong Điều 58 và năm Khoản trong Điều 59 mô tả tội 'phản cách mạng' hoặc tội 'chính trị'. Sau đó, vào năm 1951, thêm bốn Khoản nữa được đưa vào Điều 58.

    Vào tháng Bảy năm 1934, đồng thời với việc thành lập NKVD, Khoản 58-1 (tội phản quốc chống lại Đất mẹ) được chia thành bốn phần, 58-1a-d, được sử dụng rộng rãi cho đến khi Stalin chết năm 1953. Khoản 58-1a mô tả chi tiết về tội phản quốc: 'Các hành vi mà công dân Liên Xô gây ra nhằm gây thiệt hại đến sức mạnh quân sự của Liên Xô...: hoạt động gián điệp, tiết lộ bí mật quân sự hoặc Quốc gia, chạy qua hàng ngũ kẻ thù, trốn hoặc vượt biên.’ Trong khi Khoản 58-1b tuyên bố: ‘Các quân nhân phạm những tội trạng tương tự sẽ bị trừng phạt bằng hình phạt cao nhất, xử bắn và tịch thu toàn bộ tài sản.’ Khoản 58-1b được thường xuyên sử dụng nhất bởi phản gián quân đội ngay trước và trong chiến tranh bởi vì nó bao gồm một định nghĩa rộng bao gồm các mô tả một cách mơ hồ về ‘tội chính trị", bao gồm cả hoạt động gián điệp và 'chạy qua hàng ngũ kẻ thù’.
    hk111333danngoc thích bài này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Vernyi sát nghĩa là tin cậy, tin tưởng.
  5. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Mặc dù Khoản 6 trong Điều 58 đã bao gồm tội gián điệp, từ năm 1934 trở đi, Khoản 58-1b được áp dụng cho tội 'gián điệp' quân sự, trong khi 58-6 được sử dụng để kết án thường dân (58-6/I) và người nước ngoài (58-6/II). Khoản 58-1d nói rằng quân nhân không báo cáo với các cơ quan chức năng khi biết về một kế hoạch phản bội hoặc hành vi phản bội, sẽ bị trừng phạt bằng mười năm tù trong các trại lao động.

    Khoản 58-1c là cực đoan nhất. Nó hợp pháp hóa việc sử dụng các thành viên trong gia đình làm con tin để ngăn chặn quân nhân trở thành kẻ phản bội. Bây giờ các thành viên trong gia đình của người biết về một kế hoạch phản bội bị trừng phạt bởi một bản án 5 tới 10 năm tù và tịch thu tài sản, và ngay cả những người lớn là thành viên trong gia đình, không biết gì về bất kỳ kế hoạch nào (ví dụ, những người hoàn toàn vô tội), cũng bị trừng phạt bằng án đi đày đến các khu vực xa xôi và bị tước quyền bầu cử. Sau nội dung của Khoản này, các thành viên của những gia đình như vậy bắt đầu được gọi là chsiry, viết tắt của từ chleny sem'i izmennika Rodiny hoặc là ‘thành viên gia đình của một kẻ phản bội chống lại Đất mẹ’.

    Mặc dù số lượng chsiry bị bức hại vẫn chưa được biết đến, một trong những báo cáo của NKVD gửi Stalin đề cập rằng trong thời kỳ 1937-1938, theo số liệu chưa đầy đủ, đã có hơn 18.000 người vợ của những kẻ phản bội bị bắt đã bị xử lý [tức là bị bắt và bị kết án], trong đó có hơn 3.000 người ở Moscow và khoảng 1.500 người ở Leningrad'. Những trẻ em nhỏ được xếp loại là chsiry được nuôi giữ trong trại trẻ mồ côi được tổ chức đặc biệt. Điều kiện sống trong các trại trẻ mồ côi thật là khủng khiếp. Anna Belova, bị bắt vì là chsiry (chồng bà, Komandarm Ivan Belov, là Tư lệnh Quân khu Bêlarút bị hành quyết năm 1938), nhớ lại khi mẹ cô cố đi tìm đứa cháu gái ba tuổi của bà trong một trại trẻ mồ côi NKVD, bà ta được bảo rằng: 'Klementina đã chết vì đói ... Chúng tôi không chôn con cái của kẻ thù... Bà có thấy cái rãnh đó không? Hãy đến đó, có rất nhiều đứa bé. Đào xương lên; có thể bà sẽ xác định được cái nào của đứa trẻ của bà’. Trong năm 1937-1938, NKVD đã đưa 22.427 trẻ em dưới 15 tuổi, con cái của những 'kẻ thù của nhân dân’ vào trại mồ côi.

    Khi những đứa trẻ sống được đến 15 tuổi, chúng bị đưa ra xét xử và thường bị kết án tù trong các trại lao động hoặc thậm chí bị hành quyết. Về mặt pháp lý, điều này là có thể do các Nghị định ban hành ngay trước chiến tranh vào ngày 31 tháng 5 năm 1941. Nó quy định rằng trẻ em có thể bị buộc tội hình sự sau khi chúng được 14 tuổi. Tuy nhiên, trong tháng 12 1941, Phó Trưởng công tố viên Liên Xô Grigorii Safonov đề nghị rằng những trẻ em bị kết án làm gián điệp hoặc khủng bố sẽ bị hành quyết sau khi chúng được 16 tuổi.

    Ví dụ, vào ngày 06 tháng 7 năm 1941, toà án quân sự dưới sự chủ trì của Ulrikh đã kết án tử hình bốn thiếu niên (các vụ hành quyết trong tương lai đã được chấp thuận trước của Bộ Chính trị). Các thanh thiếu niên này là con trai và cháu của Nestor Lakoba, Chủ tịch Chính phủ nước Cộng hòa tự trị Abkhazia (một phần của Georgia), bị đầu độc tháng 12 năm 1936 bởi Lavrentii Beria, lúc này là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Gruzia. Từ năm 1937 đến năm 1941, chúng bị giam giữ trong các nhà tù Moscow. Vào ngày 27-28 tháng 7 năm 1941, chúng bị xử bắn.

    Con cái đã thành niên của những kẻ phản bội và những ‘kẻ thù của nhân dân’ khác cũng thường xuyên bị bỏ tù vì là 'nhân tố gây nguy hiểm cho Xã hội' gọi là SOE (viết tắt của thuật ngữ tiếng Nga), được định nghĩa là ‘người có liên hệ với những tội phạm đặc biệt quan trọng’ (Điều 7 và Điều 35); nói cách khác, là những người không phạm bất cứ tội gì cả, mặc dù người thân của họ được cho là đã làm. Trong tháng 8 năm 1940, Bộ Chính trị đã ra lệnh cho toà án Quân sự gửi tài liệu về thân nhân của những quân nhân đào ngũ qua các nước khác để bắt giữ ngay lập tức và trừng phạt. Các biện pháp hà khắc mới nhằm vào các thành viên trong gia đình của những kẻ phản bội trong quân đội đã được đưa ra vào tháng 6 năm 1941 và tháng Bảy năm 1942.

    Nếu một người bị bắt theo Điều 58, nhưng không có tài liệu buộc tội, ngoài các báo cáo từ những kẻ chỉ điểm bí mật về những cuộc trò chuyện với nội dung chống Liên Xô của người đó, Điều 19 của Bộ luật hình sự cho phép các điều tra viên vẫn áp dụng Điều 58. Điều 19 nói rằng 'ý định [sic] phạm tội ... cũng bị trừng phạt như thực hiện hành vi phạm tội’. Kết quả là, những người bị bắt đã bị buộc tội 'thông qua Điều 19', như nó chỉ ra, về ý định phạm tội phản cách mạng. Một số Chekists thậm chí cho mình là tài giỏi hơn những đồng nghiệp Đức của họ, Gestapo. Năm 1944, Lev Vlodzimersky, Cục trưởng Cục Điều tra NKGB khoe với một tù nhân: ‘Những tay Gestapo chỉ là những tay đi bắt chước chúng ta một cách yếu kém.'

    Liên Xô đã có những kế hoạch lớn cho Điều 58. Năm 1940, một thẩm vấn viên NKVD đã nói với Menachem Begin, một công dân Ba Lan bị bắt giữ và là thủ tướng tương lai của Israel: 'Điều 58 được áp dụng cho tất cả mọi người trên thế giới ... Vấn đề chỉ là khi nào bọn họ đến với chúng tôi, hoặc chúng tôi đến với bọn họ.' Sau khi Hồng quân tiến vào Đông Âu vào năm 1944, SMERSH bắt đầu sử dụng rộng rãi Điều 58 đối với công dân nước ngoài. Chủ yếu họ bị buộc tội gián điệp (58-6) hoặc 'giúp giai cấp tư sản thế giới’ (58-4).
    hk111333, danngoc, huytop1 người khác thích bài này.
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Toà án quân sự
    Các vụ án của OO/SMERSH được xét xử theo các Điều 58 và 59 bởi các tòa án quân sự hiện diện trong Hồng quân tại các cấp quân khu (trong thời kỳ chiến tranh, một quân khu được gọi là một phương diện quân), quân đoàn, lữ đoàn, sư đoàn, và trong lực lượng vũ trang NKVD.Trong Hải quân Đỏ có toà án trong các Hạm đội, Hải đội, và căn cứ Hải quân. Toà án là một phần của, theo thuật ngữ thô vụng chính thức, ‘ba yếu tố cấu thành của hệ thống trừng phạt'-OO/SMERSH, công tố viên quân sự, và toà án quân sự. Từ năm 1926 đến tháng 6 năm 1939, các tòa án quân sự chỉ trực thuộc Toà án quân sự Tối cao, và từ tháng 1939-1946, trực thuộc Toà án quân sự Tối cao và Dân Uỷ Tư pháp Liên Xô.

    Toà án quân sự Tối cao giám sát tất cả các tòa án quân sự, là một trong Tam đầu chế (dân sự, hình sự và Quân sự) của Toà án Tối cao Liên Xô.Chủ tịch Toà án Tối cao Liên Xô I.T. Golyakov, giữ cương vị này trong thời gian 1938-1948, thời gian tại vị khá dài vào thời điểm này. Tuy nhiên, V.V. Ulrikh, người đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Đại Thanh trừng, từng là Chủ tịch Toà án quân sự Tối cao từ 1926-1948, một trong số rất ít các quan chức cộng sản cấp cao được phục vụ một nhiệm kỳ dài như vậy. Toà án quân sự Tối cao bao gồm các Cục sau trong thời kỳ 1939 và 1946:

    Cục 1, giám sát các phiên xét xử (xem xét các bản án tử hình từ những tòa án cấp thấp đưa lên)
    Cục 2, Toà án quân sự của Hồng quân
    Cục 3, Toà án quân sự của lực lượng vũ trang NKVD
    Cục 4, Toà án quân sự của Hải quân
    Bộ phận phúc thẩm (kháng cáo từ các quân khu/phương diện quân)
    Bộ phận Lưu trữ-Thống kê
    Bộ phận mật mã
    Bộ phận Tổng hợp
    Văn phòng của Chỉ huy Trưởng (Commandant’s Office-Komendatura), phụ trách tù binh và hành quyết.

    Cục Toà án quân sự chịu trách nhiệm về các hoạt động hằng ngày của các tòa án quân sự, nó là một phần của Dân Uỷ Tư pháp (được lãnh đạo bởi N.M. Rychkov 1938-1948). Cục này cũng chịu trách nhiệm đào tạo Luật sư về luật quân sự tại Học viện Tư pháp Quân đội. Yevlampii Zeidin lãnh đạo Cục từ 1940-1948, trong thời gian này, bao gồm các Phòng sau:

    Phòng Nhân sự
    Phòng Toà án quân sự của Hồng quân
    Phòng Toà án quân sự của Hải quân
    Phòng Toà án quân sự của lực lượng vũ trang NKVD
    Phòng Toà án quân sự của Giao thông Vận tải
    Bộ phận Thống kê
    Học viện Tư pháp Quân đội (từ năm 1939), đào tạo Luật sư về luật quân sự cho các Toà án quân sự và văn phòng Công tố viên.

    Từ tháng 1 năm 1940 cho đến khi Đức xâm lược, NKVD ở các tòa án quân sự quân khu tham gia việc xét xử (hear the case) tất cả các vụ án chính trị điều tra bởi OO. Sau khi cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại bắt đầu, các toà án quân sự cấp sư đoàn trong các đơn vị chiến đấu xét xử hầu hết các vụ án. Toà án ở cấp này xét xử các vụ án của các sĩ quan chỉ huy với cấp bậc thiếu tá trở lên, cũng như các cấp chỉ huy tiểu đoàn và sĩ quan tham mưu trung đoàn hoặc tiểu đoàn. Tòa án ở Phương diện quân xét xử các vụ án của các chỉ huy cao cấp và tướng lĩnh, cũng như các vụ quan trọng nhất của những kẻ phạm tội cấp thấp.

    Mỗi tòa án quân sự gồm ba sĩ quan và một thư ký ghi biên bản phiên tòa. Chủ tịch luôn là một luật sư quân sự, và cho đến năm 1942, hai thành viên của tòa án cấp sư đoàn cũng là luật sư quân sự, nhưng sau đó, các thành viên được lựa chọn từ các sĩ quan của sư đoàn. Vì vậy trên thực tế, chủ tịch phiên toà là một thẩm phán.

    Thông thường, một phiên tòa được tiến hành xét xử nhiều hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự Liên bang Nga. M. Delagrammatik, cựu thư ký của một tòa án quân sự cấp Quân đoàn tại Mặt trận phía Nam, mô tả: 'Thông thường, một bản sao của bản cáo trạng không được trao cho các bị cáo 24 giờ trước phiên tòa trong khi đúng ra phải làm vậy theo quy định của pháp luật, nhưng bản cáo trạng chỉ đơn giản là đọc cho bị cáo nghe, thường là trong ngày tòa xét xử. Các bị cáo được dẫn ra và không được trao cho một tờ giấy in dòng chữ ‘Bản cáo trạng đã được công bố với tôi'(ngày ..tháng ..năm) theo luật quy định: Đây là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp. Thường xuyên nhất là, các nhân chứng đã không được gọi lên để điều trần vì họ được cho là đang ở trong các phân đội chiến đấu, và chỉ có lời khai của họ được đọc trước toà.'
  7. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Theo thủ tục pháp lý của Liên Xô, bị cáo có quyền không nhận tội. Tuy nhiên, các thẩm phán thường yêu cầu bị cáo tự thú vì cho rằng sự thành thật thú nhận tội lỗi của bị cáo sẽ giúp ích cho anh ta. Trong thực tế, thẩm phán cần sự thú nhận để tuyên bị cáo có tội.

    Các bị cáo đã không được cho biết rằng không có giới hạn thời gian cho lời phát biểu cuối cùng của mình. Một cách lừa bịp, khi cho các bị cáo cơ hội cuối cùng để phát biểu, thẩm phán chỉ hỏi: ‘Anh có yêu cầu gì từ tòa án?’ Đây là một sự vi phạm rõ ràng về quyền của bị cáo.

    Sự hiện diện của một luật sư trong vai trò chủ tịch phiên toà không bảo đảm các thủ tục xét xử diễn ra công bằng. Delagrammatik giải thích: 'các thẩm phán quân sự có kiến thức pháp luật kém; họ ít học hoặc thậm chí không có học vấn. Các thẩm phán và công tố viên có xuất thân là quan chức Đảng đặc biệt là ngu dốt và ít học. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc điều tra trước khi xét xử và khi phiên tòa xét xử diễn ra. Kết quả là, công lý phải trả giá'

    Chức năng kép của Công tố viên
    Vai trò của các công tố viên Liên Xô khác với vai trò tương tự trong hệ thống luật thông thường của Anh và Hoa Kỳ. Nói chung, hệ thống pháp luật của Liên Xô đi theo quy trình tố tụng hình sự, trong đó các công tố viên không được tham gia tích cực trong việc khởi tố vụ án tại tòa án. Công tố viên và đại diện quốc phòng không có mặt tại phiên điều trần ở tòa án quân sự. Vai trò của công tố viên quân sự là điều tra các vụ án hình sự trong quân đội, hải quân, và lực lượng vũ trang NKVD, và giám sát về mặt pháp lý của OO. Các vụ phạm tội mà họ điều tra chủ yếu được nêu trong Điều 193, phần nói về quân sự của Bộ luật Hình sự.

    Trong năm 1941, Điều 193 bao gồm 31 Khoản. Ví dụ, 193-7 mô tả tội đào ngũ là "rời vị trí trái phép hơn 24 giờ’, trong khi đó 193-10a đưa ra bản án 1 năm tù cho tội trốn lính trong thời chiến, và 193-12 nói đến tội tự thương. Bốn Khoản, 193-17b (chỉ huy sơ suất hoặc lạm dụng quyền hạn), 193-20a (đầu hàng hay phá hủy căn cứ hoặc tàu chiến bởi lệnh của chỉ huy), 193-21a (chỉ huy không tuân lệnh cấp trên), và 193-22 (cố ý rời khỏi chiến trường), với sự trừng phạt là án tử hình. Khoản 193-23 cũng với án tử hình được áp dụng đặc biệt cho hải quân: "Chỉ huy rời khỏi con tàu quân sự bị chìm, không hoàn thành nhiệm vụ của mình đến cùng, sẽ bị trừng phạt bằng biện pháp ngăn ngừa cao nhất của xã hội [cái chết]'. Đối với loại tội phạm như hiếp dâm hay tham ô, các công tố viên áp dụng những điều khoản 'thông thường’ của Bộ luật hình sự, không phải quân sự.

    Văn phòng công tố viên quân sự đi cùng với tòa án quân sự. Trong chiến tranh, một công tố viên quân sự có hai trợ lý, hai điều tra viên quân sự và một số nhân viên văn phòng về kỹ thuật. Ở cấp sư đoàn, có một công tố viên và một điều tra viên. Một trung đội Hồng quân được đi kèm với văn phòng công tố viên ở cấp sư đoàn và tập đoàn quân để canh gác những người bị bắt và những người đang bị điều tra.

    Công tố viên quân sự có cấu trúc hàng dọc riêng. Các công tố viên quân sự Quân khu (Phương diện quân) báo cáo cho Trưởng công tố viên quân sự, người sẽ báo cáo cho Trưởng công tố viên Liên Xô, Bochkov (sau tháng 11 năm 1943, vị trí này do Konstantin Gorshenin lãnh đạo), và cần ông ta phê chuẩn việc chỉ định các công tố viên quân sự. Công tố viên Liên Xô bổ nhiệm tất cả các công tố viên quân sự ở mọi cấp. Vì vậy, trong thời kỳ 1940-1943, Bochkov giám sát toàn bộ hệ thống công tố quân sự và thông qua ông ta NKVD duy trì sự kiểm soát.

    Văn phòng Trưởng Công tố viên quân sự ở Moscow bao gồm các bộ phận sau:
    Bộ phận Trưởng Công tố viên của Hồng quân
    Bộ phận Công tố viên của Hải quân
    Bộ phận Công tố viên của lực lượng vũ trang NKVD
    Bộ phận Công tố viên quân sự của Giao thông vận tải đường sắt (từ năm 1943)
    Bộ phận Công tố viên quân sự của Giao thông trên biển và sông (Marine and River Navigation) (từ năm 1943)

    Nó được lãnh đạo bởi những cá nhân sau đây:
    N. F. Rozovsky, 1935-1939 (bị bắt)
    P. F. Gavrilov, 1939-tháng năm 1940 (tạm giữ chức vụ)
    P. F. Gavrilov, 5/1940-2/1941
    N. I. Nosov, 3/1941-3/1945

    Ở cấp tập đoàn quân, những vụ án của công tố viên quân sự thường được đưa ra xét xử theo lệnh của một thành viên của Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân. Hội đồng quân sự (không nên nhầm lẫn với Tòa án quân sự) là tổ chức độc đáo của Liên Xô chia sẻ mệnh lệnh và trách nhiệm trong Hồng quân. Trung tướng Konstantin Telegin, một thành viên lâu năm của Hội đồng này trong chiến tranh, đã mô tả vai trò của mình:

    'Các phương diện quân (cũng như các Tập đòan quân, ngoại trừ Tập đòan quân không quân) được chỉ đạo bởi một Hội đồng Quân sự ... [Một hội đồng quân sự] bao gồm các chỉ huy quân sự, hai thành viên, Tham mưu trưởng, chỉ huy pháo binh và không quân ...

    Để thực hiện mệnh lệnh của một chỉ huy, cần có sự đồng ý của các thành viên [cấp cao] hội đồng quân sự. Tất cả các văn bản chỉ thị được ban hành bởi bộ tư lệnh phương diện quân được ký bởi tư lệnh và các thành viên [cấp cao] hội đồng quân sự với những cái tên của họ được đặt trên cùng một dòng, trong khi tham mưu trưởng ký phía dưới ở dòng tiếp theo. Điều này được làm để nhấn mạnh trách nhiệm như nhau của tư lệnh và các thành viên hội đồng quân sự trong việc thực hiện các quyết định.
    huytop, ngthi96, danngoc1 người khác thích bài này.
  8. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Thành viên cấp cao trong hai thành viên hội đồng quân sự là viên chức Đảng cao cấp như Nikolai Bulganin hoặc thậm chí Uỷ viên Bộ Chính trị Nikita Khrushchev. Những thành viên cao cấp này thường không được đào tạo hoặc có kinh nghiệm quân sự; vai trò của ông ta về cơ bản là tai mắt của Bộ Chính trị trong lĩnh vực này và trực tiếp kiểm soát hoạt động của các chỉ huy cấp cao. Stalin thường xuyên thay đổi các chỉ huy tại Phương diện quân dựa trên cơ sở báo cáo của các thành viên. Thành viên còn lại thường là một chỉ huy quân sự về hậu cần. Bên cạnh nhiệm vụ chính của họ, Hội đồng quân sự còn tham gia vào việc trừng phạt quân nhân.

    Tổng số binh lính bị điều tra và kết án theo Điều 193 trong chiến tranh là cao hơn so với số lượng người bị điều tra bởi OO/SMERSH theo Điều 58. Nhìn chung, tất cả các tòa án quân sự, bao gồm cả Hải quân và NKVD, đã kết án 2.530.683 quân nhân và trong số đó, 471.988 bị kết án về tội 'phản cách mạng' và 792.192 bị kết án về những tội đã phạm trong quân đội. Khoảng 8,5%, hay 217.080 người đã bị kết án tử hình và bị xử bắn.

    Một con số khác về số lượng người bị kết án bởi các toà án quân sự Hồng quân đã đưa ra một bức tranh chi tiết hơn. Trong tổng số 994.300 quân nhân bị kết án, 422.700 người, hay 42%, chịu án tại đơn vị mình (thường là sĩ quan bị giáng chức xuống binh nhì) hoặc, sau tháng 7 năm 1942, tại các đơn vị trừng giới gọi là shtrafbaty và shtrafnye roty. Tuy nhiên, sự lựa chọn này nói chung chỉ dành cho những người phạm tội quân sự và phạm tội hình sự (cướp bóc, hãm hiếp, tham ô, vv), không dành cho tội chính trị. Hầu hết 436.600 người bị kết án trong các trại lao động (45% trên tổng số), đã bị kết án về tội phản cách mạng. Phần còn lại, 135.000 người, đã bị kết án tử hình và bị xử bắn. Một phần ba, 376.300 người, đã bị buộc tội đào ngũ.

    Báo cáo của NKVD ngày 01 Tháng một 1945 đã cung cấp một phân tích chi tiết các bản án của tất cả các tù nhân trong các trại lao động NKVD tại thời điểm đó, chỉ ra rằng 28,3% đã bị tống giam vì tội phản cách mạng và chỉ có 6,5% bị kết án về tội của quân đội (Bảng 3-1).

    Giám sát các vụ án chính trị đưa ra xét xử bởi các điều tra viên OO/SMERSH là nhiệm vụ chính thứ hai của Công tố viên quân sự. Ví dụ, trước chiến tranh, để bắt giữ một quân nhân bị buộc tội phản cách mạng, cả hai người đứng đầu OO và công tố viên quân sự Quân khu địa phương được yêu cầu ký vào lệnh bắt giữ, do một chỉ huy quân sự ủy quyền. Ngoài ra, Dân uỷ NKO phải phê duyệt việc bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp chỉ huy trung đội trở lên, nhưng thường không có phản đối nào được đưa ra. Những đơn đề nghị của NKVD gửi đến Kliment Voroshilov (Dân Uỷ NKO 1926-1940) yêu cầu phê duyệt các cuộc bắt bớ lên đến 60 khối hồ sơ lưu trữ dày. Semyon Timoshenko, người thay thế Voroshilov, đã phê duyệt các vụ bắt giữ các tướng lãnh ngay trước khi Đức tấn công Liên Xô vào tháng Sáu năm 1941.

    Trong chiến tranh, các thủ tục bắt giữ của OO/SMERSH được thay đổi. Việc bắt giữ một binh nhì hay một sĩ quan cấp thấp cần sự phê duyệt của công tố viên quân sự; việc bắt giữ một chỉ huy trung cấp cần được sự chấp thuận của người chỉ huy và công tố viên của đơn vị; và việc bắt giữ một sĩ quan cao cấp cần sự chấp thuận của Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân. Các chỉ huy cấp cao nhất, như trước đây, chỉ có thể bị bắt khi có sự chấp thuận của Dân Ủy NKO-nói cách khác, do chính Stalin phê duyệt.

    Để bắt giữ một quân nhân, điều tra viên OO/SMERSH viết lệnh bắt giữ (Postanovlenie na arrest), và bản quyết định (về việc lựa chọn biện pháp chế tài) (Postanovlenie ob izbranii mery presecheniya) chứng minh sự cần thiết để giam giữ người bị bắt. Cả hai loại giấy tờ này cũng được ký bởi cấp trên của điều tra viên và một công tố viên. Bản sao các giấy tờ này được đưa vào trong hồ sơ điều tra (Sledstvennoe delo), trong đó phần lớn là các bản ghi lời khai gọi là protokoly của các cuộc thẩm vấn tiến hành sau đó.

    Trong khi kết luận vụ án, điều tra viên OO/SMERSH tóm tắt kết quả điều tra của mình trong một bản cáo trạng (Obvinitel'noe zaklyuchenie). Bản cáo trạng này cũng được ký bởi cấp trên của điều tra viên, và một bản sao được gửi đến công tố viên. Công tố viên bị buộc phải hỏi bị cáo xem có đồng ý với bản cáo trạng và liệu bị cáo có khiếu nại gì không, ví dụ như bị tra tấn trong khi điều tra. Thông thường, phán quyết cuối cùng của tòa án vào cuối phiên xử chỉ đơn giản là lặp lại bản cáo trạng.

    Mối quan hệ giữa điều tra viên OO/SMERSH và công tố viên quân sự, cũng như với chủ tịch tòa án quân sự và các thành viên của nó, là không thoải mái. Các công tố viên được đào tạo về kiến thức pháp lý, trong khi phần lớn các sĩ quan OO/SMERSH là thất học và đôi khi gần như mù chữ. Ngoài ra, như một quy luật, các điều tra viên OO/SMERSH đưa ra những vụ án dựa trên những cáo buộc của những điểm chỉ viên không đáng tin cậy và những lời thú tội bị do bị ép buộc. Ngoài ra, các điều tra viên OO thường cố gắng gây ảnh hưởng đến quyết định của chủ tịch (toà án quân sự-ND). Delagrammatik nhớ lại: "Thông thường, các osobisty [sĩ quan OO/SMERSH] kèm theo một phong bì dán kín với dòng chữ ‘Chỉ Chủ tịch MT [Military Tribunal-toà án quân sự] được xem’ cùng với hồ sơ vụ án mà tòa án chúng tôi nhận được. Nó chứa dữ liệu về các bị cáo do điểm chỉ viên cung cấp ... Đôi khi seksoty [điểm chỉ viên bí mật] cũng ra toà làm nhân chứng (nếu cần thiết).
    danngoc thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Nhiều công tố viên trung thực đã từ chối những vụ án giả mạo như vậy, kiên quyết yêu cầu một cuộc điều tra mới hoặc thậm chí khép lại vụ án hoàn toàn. Sự việc này đã làm cho Aleksei Sidnev, lãnh đạo OO Quân khu Leningrad (LVO) phải gửi một báo cáo mang tên ‘Tình trạng chống Liên Xô của Văn phòng Công tố viên quân sự LVO' cho Bochkov vào tháng ba 1941 (một hành động không theo hệ thống, vì Sidnev chỉ được gửi báo cáo lên cấp trên của ông ta, lãnh đạo OO Mikheev). Bochkov chuyển báo cáo của Sidnev cho người phó của ông và là trưởng công tố viên quân sự, Vladimir Nosov. Nosov cho rằng Sidnev đã bôi nhọ các công tố viên. Tuy nhiên, không có biện pháp kỷ luật nào được đưa ra cho Sidnev, người sau này trở thành một sĩ quan SMERSH cấp cao và sau đó là quan chức MGB.

    Sự độc lập thể hiện bởi các công tố viên quân sự như vậy là rất hiếm và chứa đầy nguy hiểm tiềm tàng. Trong nhiệm kỳ Bochkov làm lãnh đạo OO, hồ sơ (hoặc trong thuật ngữ an ninh gọi là 'hồ sơ hoạt động') của nhiều công tố viên quân sự cũng như các thành viên của Toà án quân sự đã được thu thập.

    Án tử hình
    Trong chiến tranh, Tư lệnh Phương diện quân có thể hủy bỏ bất kỳ quyết định nào của tòa án trong phạm vi Phương diện quân của mình, thậm chí cả án tử hình. Trong mọi trường hợp, Hội đồng Quân sự Phương diện quân cần phê duyệt hay không phê duyệt án tử hình của một sĩ quan cao cấp. Về lý thuyết, một quân nhân bị kết án tử hình có quyền khiếu nại; nhưng trong thực tế, mọi sự van xin là vô ích. Như Delagrammatik đã ghi nhận, ‘Tôi không thấy trường hợp nào mà chỉ huy đơn vị không phê duyệt bản án tử hình.'

    Sau mùa hè năm 1942, tòa án quân sự thường thay thế án tử hình trong những vụ án hình sự bằng việc đưa những người bị kết án vào một đơn vị trừng giới ở mặt trận. Delagrammatik đưa ra một ví dụ: Hai quân nhân trong Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ (Marine Brigade) đã bị kết tội tự thương ‘bằng cách bắn vào nhau từ phía sau một cái cây để tránh bị đưa ra mặt trận’... Thay vì hình phạt tử hình, các tòa án quân sự ... kết án mỗi người đến 10 năm tù trong các trại lao động. Hình phạt sau đó được giảm xuống bằng việc đưa họ tới một trung đội trừng giới. Chỉ có tội ‘gián điệp’ [tức là Khoản 58-1b] thì tất yếu sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. Delagrammatik cho ví dụ cụ thể hơn về một trường hợp 'gián điệp' của Olga Serdyuk, một người phụ nữ ở Kiev:

    Người phụ nữ trẻ cao lớn này, một y tá, đã bị xét xử. Cô bị buộc tội nặng nhất-Điều 58-1b, tội phản bội chống lại Đất mẹ của quân nhân ...

    Trong khi viết biên bản [phiên toà xét xử], tôi không tìm thấy bất kỳ hoạt động gián điệp nào trong lời khai của cô. Cô thừa nhận rằng, trong khi là tù binh của quân Đức, cô đã ký một thỏa thuận hợp tác với tình báo Đức. Đó là tất cả, nhưng việc tuyển mộ này, ngay cả trong trường hợp không có bất kỳ hoạt động gián điệp nào, đã là quá đủ đối với tòa án quân sự mặc dù bản thân cô đã khai với tòa về việc tuyển mộ và không có bằng chứng khách quan nào về chuyện đó.

    Một phán quyết có tội được đưa ra và việc hành quyết nhanh chóng được thực hiện sau đó.

    Trong chiến tranh, tòa án quân sự đã kết án hơn 2,5 triệu nam và nữ quân nhân quân đội Liên Xô. Trong số này, 472.000 người bị kết án về tội phản cách mạng, tức là theo Điều 58, và tổng cộng 217.000 người đã bị bắn; trong số đó, 135.000 người bị kết án bởi các tòa án quân sự của Hồng quân. Án tử hình thường được thực hiện bởi một sĩ quan OO (sau này là SMERSH) hay một trung đội Hồng quân trực thuộc bộ phận OO/SMERSH, trước sự chứng kiến của binh lính trong đơn vị.

    Quy mô của những vụ hành quyết trở nên rõ ràng từ một so sánh với bản án tử hình trong quân đội nước ngoài. Tòa án quân sự Anh đã kết án 40 quân nhân, trong khi tòa án Pháp kết án 102 người, và toà án Mỹ kết án 146 người tội tử hình. Tòa án quân sự mặt trận của Đức đã kết án tử hình 30.000 quân nhân, và một số lượng tương tự lính Đức đào ngũ bị bắn chết ở giai đoạn cuối của cuộc chiến không cần xét xử, chủ yếu là do các đơn vị chặn hậu SS và quân cảnh.

    Tòa án cấp cao
    Toà án quân sự tối cao Liên Xô (Voennaya kollegiya Verkhovnogo SUDA SSSR, tù nhân gọi là voenka) và Ban đặc biệt NKVD (Osoboe soveshchanie hoặc OSO) quyết định các vụ án chính trị quan trọng nhất, bao gồm cả những vụ án của OOS và SMERSH. Cả hai cơ quan này là quan trọng nhất trong Liên bang Xô viết của Stalin.

    Toà án quân sự tối cao Liên Xô và Chủ tịch của nó
    Toà án quân sự tối cao là tòa án quân sự cấp cao nhất. Nó là một trong ba tam đầu chế Toà án tối cao (Dân sự-Hình sự-Quân sự-ND), và thi hành một số nhiệm vụ. Từ năm 1934 trở đi, nó xét xử những vụ án 'phản bội chống lại Đất mẹ, gián điệp, khủng bố, đặt chất nổ, phóng hoả, và các loại tội phạm khác' (Điều 58-1, 6, 8 và 9) được điều tra bởi NKVD và sau đó bởi SMERSH, NKGB và MGB. Trong 80 đến 90% các vụ án có liên quan đến các chỉ huy cấp cao, quan chức Đảng và đội ngũ trí thức, các bị cáo đều nhận án tử hình. Số còn lại bị kết án 8-25 năm tù giam trong các trại lao động. Quyết định của Toà án quân sự tối cao được sự chấp thuận của Bộ Chính trị, thường là do chính Stalin.
    ChuyenGiaNemDa, danngochuytop thích bài này.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    vacbay03 thích bài này.

Chia sẻ trang này