1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sổ đỏ cấp sai có sự tiếp tay của cán bộ?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Secretvnn, 28/11/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Secretvnn

    Secretvnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Mảnh đất của bố mẹ chị Bích đã bị bán mất, nguyên nhân là do UBND xã Liên Mạc tiếp tay để làm sai pháp luật!
    [/FONT]


    [FONT=&quot][/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Sổ đỏ cấp sai có sự tiếp tay của cán bộ?[/FONT]
    [FONT=&quot]Chứng kiến mảnh đất hương hỏa bỗng dưng bị mẹ kế và 2 em trai cùng cha khác mẹ bán mất, chị Nguyễn Thị Bích ở thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm không khỏi bức xúc… Với những gì đang xảy ra đối với gia đình chị chị Nguyễn Thị Bích, dư luận có quyền đặt câu hỏi về sự không minh bạch khi thực hiện những quy trình để cấp sổ đỏ cho mẹ con bà Đức. [/FONT]
    [FONT=&quot]“Bỗng dưng”… mất đất![/FONT]
    [FONT=&quot]Trong đơn gửi tới báo, chị Nguyễn Thị Bích và ông Nguyễn Văn Lợi ở thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết: Bố chị Bích là ông Nguyễn Văn Nghĩa và mẹ là bà Nguyễn Thị Hội sinh được 3 người con, gồm 2 trai 1 gái. Gia đình chị cùng sinh sống trên mảnh đất 641m2. Năm 1964, bà Nguyễn Thị Hội bị ốm nặng và mất cùng năm. Năm 1966, bà Nguyễn Thị Đức đã theo ông Nghĩa về ở mà không đăng kí kết hôn. Trong thời gian sinh sống với ông Nghĩa, bà Nguyễn Thị Đức đã sinh thêm 4 con, gồm 2 trai 2 gái. [/FONT]
    [FONT=&quot]Vẫn theo chị Bích, 3 anh chị em chị là con bà Nguyễn Thị Hội (bà cả) nhưng thông cảm với hoàn cảnh của bố nên anh chị em rất yêu thương nhau. 7 người là anh chị em đều lớn lên trong ngôi nhà của ông Nghĩa, bà Hội ở xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm. Năm 1996, ông Nghĩa qua đời mà không để lại di chúc.
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Chị Bích nói: “Sau khi bố tôi qua đời, mấy anh em tôi thống nhất không chia tài sản thừa kế là ngôi nhà và 641m2 đất mà cứ giữ nguyên hiện trạng để 7 anh em cùng thờ cúng bố mẹ, tổ tiên. Hơn nữa, thông cảm hoàn cảnh khó khăn của mẹ kế và 4 đứa em cùng cha khác mẹ, 3 anh em tôi đồng ý để cho mẹ kế và các em ở trên mảnh đất 641m2 với điều kiện không được bán. Nếu bà Đức và 4 người em con bà Đức bán mảnh đất chung thì phải họp gia đình. Khi có ý kiến của tất cả các thành viên trong gia đình thì mới quyết định có nên bán hay không. Hơn nữa, bố mẹ chị lấy nhau có đăng kí kết hôn và được pháp luật thừa nhận. Đất đai bố mẹ tôi để lại phải là tài sản mà chúng tôi được thừa kế”. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông Nguyễn Văn Lợi, anh trai chị Bích cũng rất bức xúc nói: “Mảnh đất 641m2 là tài sản chung của bố mẹ tôi. Nhưng năm 2003, lợi dụng lúc anh em tôi vắng nhà, bà Đức và 2 đứa em trai đã làm “chui” sổ đỏ. Điều mà 3 anh em tôi không thể chấp nhận được là sau khi có “lá bùa”- sổ đỏ hộ mệnh, 2 đứa em trai con của bà Đức đã ngang nhiên bán đất hương hỏa của cha mẹ tôi để lại. Làm sổ đỏ và bán đất trái pháp luật, mẹ con bà Đức còn thách thức mấy anh chị em tôi rằng sẽ không làm gì nổi họ…!” [/FONT]
    [FONT=&quot]Quá bức xúc với hành vi của mẹ con bà Đức, chị Bích và anh Lợi đã gửi đơn lên UBND xã Liên Mạc để được giải quyết theo pháp luật. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ngày 1/6/2010, UBND xã Liên Mạc đã triệu tập các bên liên quan tới UBND xã để hòa giải. Thành viên của Ban hòa giải gồm; ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã; ông Nguyễn Minh Tuấn, cán bộ Tư pháp xã; ông Nguyễn Quang Mạnh, Phó chủ tịch MTTQ xã; bà Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch Hội phụ nữ xã; ông Nguyễn Quang Yêm, Chủ tịch Hội nông dân; ông Tạ Văn Hùng, Chủ tịch Hội cựu chiến binh; ông Nguyễn Viết Hà, Bí thư chi đoàn. Tuy nhiên, khi tổ chức buổi hòa giải, bà Đức và 2 con trai là các anh Nguyễn Văn Điều và Nguyễn Văn Đào đã không đến mà không có lý do. Cuộc hòa giải lần thứ nhất đã thất bại. Ngày 9/6/2010, UBND xã Liên Mạc tiếp tục mời các bên liên quan tới UBND xã để hòa giải theo trình tự của pháp luật.
    Lần này cũng như lần hòa giải trước, mẹ con bà Đức vẫn cố tình “phớt lờ”, vắng mặt mà không có lý do. Kết cục, cuộc hòa giải đã không thể thực hiện được.
    [/FONT]

    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot][FONT=&quot]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]


    UBND xã Liên Mạc "bất lực" khi mẹ con bà Đức không thèm ra hòa giải

    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]UBND xã Liên Mạc tiếp tay cho sai phạm? [/FONT]
    [FONT=&quot]Trao đổi với PV, Luật sư Lương Tuấn Tú (đoàn luật sư Hà Nội) cũng cho rằng: “Thứ nhất, căn cứ vào tình tiết của vụ việc thì năm 1964 bà Nguyễn Thị Hồi mất, không để lại di chúc, theo đó 1/2 số tài sản trong khối tài sản chung của bố mẹ chị Bích- bao gồm nhà, đất, tiền và các vật dụng khác- thuộc quyền sử dụng của mẹ chị Bích. Phần di sản này sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật tại điều 675 và 676 Bộ Luật Dân sự. [/FONT]
    [FONT=&quot]Thứ hai, năm 1966, ông Nguyễn Văn Nghĩa mới lấy bà Nguyễn Thị Đức. Tuy nhiên, bà Đức và ông Nghĩa không có đăng ký kết hôn vì thế hôn nhân giữa ông Nghĩa và bà Đức không được công nhận là vợ chồng. Tài sản chung hình thành trong thời gian này của ai sẽ thuộc về người đó quản lý và sử dụng, nếu có tài sản chung hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án chia, trong đó có tính đến công sức đóng góp của hai bên. Việc này đã được quy định rõ tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và mục 3, nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

    Việc bà Đức và hai người con trai có hành vi gian dối bằng cách khai man tên của họ và bỏ tên bố mẹ chị Bích ra khỏi hồ sơ xin cấp Giấy CNQSDĐ khi chưa được sự đồng ý của các đồng thừa kế là trái với quy định của pháp luật. Theo đó, chị Bích có thể làm đơn khiếu nại về việc gian dối trong làm sổ đỏ hoặc khởi kiện ra tòa yêu cầu hủy sổ đỏ đã cấp cho bà Đức và hai người em trai cùng cha khác mẹ.
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Thứ ba, năm 1996, bố chị Bích mất không để lại di chúc, toàn bộ khối tài sản chung của bố mẹ chị Bích sẽ phát sinh việc chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 675, 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005. [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo đó, nếu vợ chồng ông Nghĩa, bà Đức kết hôn có đăng ký thì 1/2 khối di sản trên mà ông Nghĩa để lại sẽ chia thừa kế cho 3 anh em chị Bích, người mẹ kế và người 4 người con chung của ông Nghĩa và bà Đức. Trường hợp không có đăng ký kết hôn thì bà Đức sẽ không được hưởng phần di sản mà ông Nghĩa. Bà Đức chỉ được chia tài sản hình thành dựa trên phần công sức đóng góp giúp tôn tạo, duy trì khối tài sản trên. [/FONT]
    [FONT=&quot]Như vậy, chiếc sổ đỏ mà bà Đức và hai người con trai được chính quyền cấp rõ ràng là “có vấn đề”: Người không được quyền hưởng tài sản thừa kế lại được chính quyền hợp thức hóa quyền sử dụng tài sản đó. [/FONT]
    [FONT=&quot]Câu hỏi được đặt ra: Việc cấp sổ đỏ phải qua rất nhiều thủ tục, hồ sơ phải được lập chặt chẽ, công khai… Vậy nhưng bằng cách nào mà mẹ con bà Đức đã qua mặt được những cán bộ có trách nhiệm của xã Liên Mạc? Hoặc là quy trình làm sổ đỏ cán bộ xã Liên Mạc không thực hiện nghiêm túc? Liệu có vấn đề gì khuất tất trong việc này không? [/FONT]
    [FONT=&quot]Từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi thấy rằng, chính quyền xã Liên Mạc và huyện Từ Liêm cần xem xét lại sự việc, hủy bỏ sổ đỏ đã cấp sai cho mẹ con bà Đức./.[/FONT]

Chia sẻ trang này