1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sổ Đỏ ở ViệtNam và Indentity Thief ở Mỹ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi CoDep, 16/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sổ Đỏ ở ViệtNam và Indentity Thief ở Mỹ

    Gần đây trên báo SaiGòn Giải Phóng có kể nhiều người nghèo
    gán Sổ Đỏ để vay nợ, bị chủ nợ lợi dụng Sổ Đỏ để vay tiền
    ngân hàng, còn tội vạ thì chủ Sổ Đỏ ráng chịu, cuối cùng phải
    bán nhà đất cho phe cánh chúng với giá chẹt cổ.

    Ở Mỹ, bọn gian thường hay dò biết được tên, ngày sinh, số An
    Ninh Xã Hội, số thẻ Ngân Hàng, vân vân để ăn cắp tiền, còn
    người bị nạn và ngân hàng bị thiệt hại rất lâu mới biết.

    Không biết ở ViệtNam có luật bảo vệ những người gán Sổ Đỏ
    bị bọn gian lợi dụng không?
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau mà đem ra so sánh làm gì ?
    Đừng đem sổ đỏ gán nợ thì chả sao cả. Cần thì đem sổ đỏ lại ngân hàng mà cầm thế .
    Luật đương nhiên bảo vệ người dân lương thiện trước các hành vi gian dối của kẻ gian nhưng không thể đi vào chi tiết từng thứ một như sổ đỏ, thẻ chủ quyền xe...
  3. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác thế ở Mẽo Luật pháp có bảo vệ những người này ko?
    Đùa bác tí thôi, những vụ này em biết:
    Thứ nhất: xin khẳng định với bác là Luật pháp Việt Nam có bảo vệ những trường hợp bị lợi dụng lừa đảo, với điều kiện phải chứng minh được là có hành vi lừa đảo.
    Thứ hai: Thưa bác là những người dân bị như bác nêu là không oan đâu. Họ lười lao động, ham rượu chè, cờ bạc, hút sách... khi họ được nhà nước Việt Nam cấp nhà đất ruộng vườn (Cấp giấy chứng nhận) thì họ không chịu làm ăn mà chỉ tìm cách cắm ruộng, vườn cho các kẻ lừa đảo (không chứng minh được là họ lừa đảo và pháp luật cũng không cấm được họ) như bác nói để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trên. Đến lúc không trả được nợ chủ nợ buộc họ phải làm theo ý của họ (pháp luật một lần nữa lại ko cam thiệp được). Vậy mới có chuyện như bác nêu để đăng báo.
    Vậy theo bác bọn họ có oan ko?
  4. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Hai sự kiện bác đặt ra khác về bản chất và nội dung, như vậy không thể so sánh được.
    Khi ai đó muốn vay tiền, chủ nợ phải yêu cầu con nợ có tài sản thế chấp (cầm cố) để đảm bảo việc trả nợ. Việc thế chấp hay cầm cố cũng phải tuân theo thủ tục nhất định theo yêu cầu của luật pháp. Chủ nợ không thể lấy giấy tờ thế chấp (sổ đỏ) của con nợ để vay tiền của ngân hàng. Đấy là mặt lý thuyết.
    Trong thực tế, cái vô lý như bác nêu vẫn có thể thực hiện được một cách hợp pháp, thông qua việc ... lách luật . Chủ nợ sẽ yêu cầu con nợ ký một giấy ủy quyền cho phép chủ nợ có tòan quyền trên tài sản mà chủ nợ đang nắm. Dựa vào giấy ủy quyền này chủ nợ có thể thế chấp giấy tờ (sổ đỏ) vào ngân hàng, và con nợ (lúc này) sẽ là người bảo lãnh nợ. Cuối cùng, khi chủ nợ xù ngân hàng thì những người dân ngây thơ nhưng thiếu hiểu biết kia lãnh đủ.
    Trong trường hợp này, pháp luật có thể bảo vệ những nạn nhân ấy không? tất cả các giao dịch ấy đều hợp pháp, và tự nguyện (về lý), nhưng uẩn khúc ở cái "tình". "Tình" không thể thắng nếu "Lý" thắng.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật bảo vệ tất cả mọi người.
    Quan trọng là người ta có biết pháp luật bảo vệ mình không hay thôi.
    Lấy ví dụ trường hợp ở VN mừ bác đề cập : về sổ đỏ
    Bản thân sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không phải là một loại giấy tờ có giá, có khả năng chuyển đổi thành tiền tệ, mà nó chỉ là một chứng thư pháp lý đích danh về một quyền dân sự (quyền sử dụng đất) mà thôi. Mất nó, có thể xin cấp lại phó bản dễ dàng, còn bác mất tiền thì thua ... chả ai cấp lại cho bác, trừ vợ bác, nhá.
    Bi chừ, giả sử vay nợ và để lại sổ đỏ làm tin và làm theo cách của thuao : hợp đồng uỷ quyền. Về nguyên tắc, có thể chứng minh được cái hợp đồng uỷ quyền đó là giả tạo và vô hiệu toàn bộ. Kéo theo đó, hợp đồng tín dụng cũng kô có giá trị, thế thôi.
    Nhỉ ...
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    bạn codep không hiểu về hệ thống quản lý hành chính việt nam rồi, nếu nói về cải cách hành chính sau này như thế nào thì tôi không biết, chứ ở Việt Nam thà làm kỹ còn hơn là bỏ sót , các cán bộ quán lý hành chính, cụ thể nhất là cán bộ tài nguyên môi trường, địa chính ( nghĩa là ngành quản lý về sổ đỏ) quản lý rất khắt khe.
    và hầu hết người dân Việt Nam không có thói quen sử dụng tài khỏan như các nước khác. nên các vụ mất tiền như bạn nói hình như không có .
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi vẫn chưa hiểu cách bọn gian lách luật như bạn nói .
    Bọn gian vay tiền ngân hàng thì lấy tên nào, ký tên nào ?
    Sổ đỏ thì có tên ai ? Có cùng tên với tên vay tiền không ?
    Lấy luật nào, và lách thế nào để ngân hàng đòi tiền người
    có tên trong sổ đỏ, mà không phải người ký vay tiền ?
    Nếu người có tên trong sổ đỏ không chịu trách nhiệm về
    số tiền kẻ bắt nợ vay ngân hàng, thì ngân hàng làm thế nào
    mà đòi được tiền họ ? Ngân hàng làm thế nào mà lấy được
    nhà đất của họ ? Có điều khoản pháp luật nào của ViệtNam
    cho phép ngân hàng làm chuyện đó ?
    Tôi hỏi vậy vì tôi không biết luật ở ViệtNam, chứ luật Mỹ thì
    đã rõ ràng . Kẻ nào vay, thì kẻ đó trả . Ngân hàng không thể
    nào đòi người khác kẻ đã ký giấy vay nợ cả .
    Ví dụ A nợ B, B nợ C, C nợ D, D nợ E, cứ như thế cho đến Z.
    Z vay ngân hàng rồi không chịu trả . Ngân hàng đuổi theo giấy
    thế chấp lần mãi đến được A, thì A nghèo quá, lại 100 tuổi rồi,
    đang hấp hối. Thế thì ngân hàng đành mất tiền cho Z vay hay
    sao? Giấy thế chấp đã làm Z chạy nợ được sao ?

Chia sẻ trang này