1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Số máy bay B52 bị hạ ở chiến tranh VN

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi lat_kt, 28/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lat_kt

    lat_kt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Số máy bay B52 bị hạ ở chiến tranh VN

    Theo tài liệu tôi đọc thì có 124,532 phi vụ B52 và có 18 B52 bị hạ trong các trận chiến với VN 13 chiếc thì bị hỏng do va chạm và tai nạn. Nhớ mang máng ngày trc được học thì mình hạ đâu được tổng cộng là trên 30 B52 thì phải, ai có thông tin thêm thì cho mọi ng biết nhé.

    các bạn có thể tham khảo tổng quan chi phí và mất mát của US trong chiến trang VN tại đây
    http://www.ausvets.com.au/vietnam/vietstat.htm
  2. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko biết con số tổng cộng, nhưng chỉ riêng chiến dịch "ĐBP trên không" ta đã hạ 34 chiếc rồi cơ mà.
    Được ngautuan sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 28/07/2002
  3. manhduc01

    manhduc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Chi tiết cụ thể của từng chiếc B52 bị bắn hạ:
    http://www.eos.net/rrva/nampow/B-52.html
    theo đó có 24 chiếc B52 bị hạ ở VN. Biết tin số nào đây?
  4. Nguoithusau

    Nguoithusau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tôi tin vào con số thống kê từ website của bạn lat_kt đưa ra hơn (Con số đưa ra cho cả cuộc chiến mà người Mỹ đã tham dự vào.)
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    The Air War
    1. The US flew 1,899,688 sorties and dropped 6,727,084 tons bombs on Indo China, compared with the 2,700,00 tons of bombs dropped on Germany during the Second World War
    2. US conducted 124,532 B52 missions, expending 2,633,035 tons of ordnance
    3. 18 B52s were lost to enemy action with 13 more lost in collisions and accidents
    4. 3,750 Aircraft(Fixed Wing) were lost in Vietnam.
    5. More than 8,000 US Airmen were killed
    6. Approx. 12,000 helicopters saw service in Vietnam(all services)
    7. 4865 Helicopters were downed by Communist ground fire at a cost of $250,000 ea.
    **********************************************************************
    Con số từ cái link của bạn mạnhđưc01 trong giống như của một cá nhân đang tìm hiểu chi tiết của các số liệu nhiều hơn.
    Chi tiết của từng chuyến bay và ai là những người trên các chuyến bay đó sống chết thế nào.

    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Call sign Model Date Base Crewmember Position Status
    A total of 10 B-52s went down inside the borders of North Vietnam. 61 total crewmembers. 33 survivors became POWs and were released at the end of the war. 28 of the downed 61 warriors perished. (Information is listed above).

    Fourteen other B52s went down outside of North Vietnam. (Seven were due to combat. Seven others were operational losses, which occurred while B52s were enroute to combat areas in Vietnam. (Information listed below).

    Olive 2 B52D 11-22-72 U-Tapao SA2 damage at Vinh. Crashed near NKP. Lost 4 engines on one side. 6 crewmen bailed out/recovered. No. 55-0110.
    P- N.J. Ostozny; C/P- Tony Foley; RN- Bud Rech; N- Bob Estes; EWO- Larry Stephens; G- Ronald W. Sellers.

    Peach 2 B52G 12-18-72 Andersen Crew bailed out/rescued over Thailand.
    No. 58-0246.

    Brass 2 B52G 12-20-72 Andersen Crew bailed out/rescued over Thailand.
    No. 57-6481.

    Straw 2 B52D 12-21-72 Andersen Crew bailed out over Laos. R/N Maj Frank Gould not recovered. Status XX. Other crewmembers recovered.
    No. 56-0669.

    Ash 1 B52D 12-26-72 U-Tapao Crashed at U-Tapao. Attempted go-around with 4 engines out on same side. 4 KIA. CP (1st Lt Bob Hymel) & G (TSgt Spencer Grippen) rescued. No. 56-0584.

    Ash 2 B52D 12-27-72 U-Tapao Bailed out over Laos. Crew recovered.
    No. 56-0599.

    Ruby 02 B52D 1-4-73 U-Tapao SA2 hit over Vinh. Went feet wet, crew bailed out, all rescued by US Navy. No. 55-0056.

    (Unknown) B52D 5-8-69 Andersen, no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam. It started a right turn after t/o and crashed in the sea killing all six aboard.

    (Unknown) B52D 7-28-69 Anderson, no. 56-0693 was lost on takeoff from Guam. It crashed into the sea killing all eight aboard.

    (Unknown) B52G 7-8-72 Anderson. No. 59-2600 stalled after loss of airspeed indicators on takeoff and crashed into the sea killing one with five survivors.

    (Unknown) B52F 6-18-65 Andersen, no. 57-0047 collided with no. 57-0179 over the South Pacific while circling awaiting KC-135As fro pre-strike air refueling. 4 survivors, 8 fatalities among the 12 crewmen.

    (Unknown) B52F 6-18-65 Andersen, no. 57-0179 collided with no. 57-0047.

    (Unknown) B52D 7-6-67 no. 56-0627 had a mid-air collision with no. 56-0595 over South China Sea near Saigon while ??ochanging formation lead.??? Seven survivors, six fatalities among the 13 crewmembers.

    (Unknown) B52D 7-6-67 no. 56-0595 collided with no. 56-0627.

    Out of 498 BUFF sorties over Hanoi/Haiphong the loss rate was 1.7% (.017). The conservative number of SAMs fired was 884, with 24 BUFFs hit. Source: Linebacker II: A View From the Rock published by the Air War College in 1979. (Note: 2001 Boeing records list 32 B52 aircraft hit by SAMs). (Note: There were a total of 724 B-52 sorties flown during LB II).


  5. yen_thanh

    yen_thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hi all
    Còn số liệu ở đây cũng khác đấy
    http://members.aol.com/dpoole1272/home/home.htm
    Còn theo số liệu về trận ĐBP trên không của ta thì có 34 chiếu bị bắn rơi, trong đó có 23 chiếc rơi tại chỗ (Rơi trên miền bắc, ta sờ được đuôi, nhãn hiệu của số này còn lưu ở bảo tàng quân đội)
    Tôi sẽ kiểm tra lại số liệu trên, Tuy nhiên số liệu trên các Website các bạn đưa ra đều là số liệu không chính thức thì phải, đây là số liệu do các tổ chức, các nhân thống kê thôi
    Năm nay sắp kỷ niệm 30 năm trận DBP trên không, tôi mong các bác trở lại chủ đề này vào một ngày gần đây

    Lang tu Yen Thanh
  6. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Rơi gì mà khiếp vậy?
    Cứ cho là 20 năm chiến tranh, vậy tính ra trung bình mỗi ngày Mỹ rơi hơn 1 chiếc.
    [​IMG]
    Được dot223 sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 19/01/2003
  7. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    Tạm rời các con số thống kê , mời các bác đọc bài ký có tựa 'Chuyện về B52 'của nhà văn Nguyễn Thành Chơn-một người trong cuộc của Điện Biên Phủ trên không 1972. Bài ký trên cho ta biết thêm một chi tiết thú vị - người Phi công đầu tiên bắn rơi B52 không phải là Anh hùng Vũ Xuân Thiều , Phạm Tuân mà là một Phi công khác. & chiếc máy bay B52 mà anh bắn rơi cũng không phải trong chiến dịch ĐBP trên không 1972 . Mời các bác xem bài ký dưới đây.
    CHUYỆN VỀ B52
    1- Chuyện thứ nhất: Đêm Cuối cùng
    Trong chiến công bắn rơi 68 chiếc B52 từ năm 1964 cho đến năm 1973 của quân và dân miền Bắc, Không quân nhân dân Việt Nam được công nhận hai chiếc: một chiếc do Phạm Tuân hạ đêm 27 tháng 12 năm 1972 ở Mộc Châu, chiếc thứ hai do Vũ Xuân Thiều đâm vào và hy sinh đêm 28 tháng 12 năm 1972 tại Sơn La. Đến nay, cả hai phi công đều được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Năm 1994, trong dịp sang Việt Nam du lịch, trở lại chiến trường xưa, Bill.g.Knevr - đại tá không quân, anh ta là phi công F-4H đóng ở sân bay Cò Rạt (Thái Lan), đã nhiều lần bay vào vùng trời Việt Nam trong hai năm 1971-1972, anh ta tìm đến tôi để tìm hiểu về chiếc F-4D cuối cùng bị bắn rơi tại vùng trời huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú. Anh ta hỏi:
    - Ông có biết về trường hợp chiếc F-4D bị bắn rơi đêm 29 tháng 12 năm 1972 ở phía tây bắc Hà Nội?
    Chưa biết anh ta hỏi về vấn đề gì, tôi trả lời lấp lửng:
    - Đêm đó...
    Tôi nhớ rất rõ, mười một ngày đêm chúng ta và Mỹ đối mặt nhau với tất cả sức mạnh và ý chí. Sau mười một đêm rã rời, bọn Mỹ đã tung vào miền Bắc gần một nửa số máy bay B52 của toàn nước Mỹ, hơn một phần ba tổng số máy bay chiến thuật và sáu hãng hàng không mẫu hạm. Những ngày này, bầu trời miền Bắc lúc nào cũng có tiếng máy bay và bom đạn... Tôi có thói quen ghi chép, đến ngày 26 tháng 12, lúc đó không quân ta chưa bắn rơi được chiếc B52 nào, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 26 chiếc - một con số khổng lồ, một chiến công như mơ! Đêm 29 tháng 12, con số B52 bị hạ là 34 chiếc. Riêng đêm 29 tháng 12... Bill trầm ngâm, nói rõ:
    - Đêm đó tôi bay chiếc số 1 trong đội hình hai chiếc... và chiếc thứ hai của tôi bị bắn rơi. Hình như là Mig-21 bắn, sau đó...
    Tôi hiểu, anh ta muốn biết về trường hợp chiếc F-4D bị Doãn Đô bắn rơi hồi nửa đêm 29 tháng 12. Hôm đó, sau mười một ngày đêm ngấm đòn, bọn Mỹ đã không dám đánh Hà Nội. Đêm đó, 45 chiếc B52 bay từ Utapao qua Mộc Châu đánh thị xã Thái Nguyên và Lạng Sơn. Toàn bộ B52 đều bay bên ngoài hỏa lực tên lửa, có một tốp bay sát cụm hỏa lực Yên Bái. Dù tốc độ góc lớn, tên lửa vẫn bắn rơi một chiếc... Còn ở bên trong, lực lượng tiêm kích rất đông, ngoài tốp yểm hộ trong đội hình B52, hơn chục tốp lập thành hàng rào phía trong sát với vành đai hỏa lực Hà Nội. Đêm đó, tự nhiên sở chỉ huy không quân ai cũng muốn đánh tiêm kích. Chúng tôi đề nghị bí mật, bất ngờ sử dụng Mig-21 bay thấp đánh tốp yểm hộ trong cùng. Tư lệnh Không quân - đại tá Đào Đình Luyện - gật đầu rất nhanh. Lợi dụng đèn bay biên đội của bọn F-4, chúng tôi cho Đô thọc ngang sườn, từ dưới thấp anh đã phát hiện, trong nháy mắt đã bắn rơi một chiếc F-4D là chiếc có phi công cuối cùng. Trận đánh nhanh, gọn đến mức chiếc số 1 bay ở phía trước không biết chiếc tiêm kích số 2 bay sau chừng ba trăm mét bị bắn rơi, đến nỗi Bill và có lẽ cả đến phi công bị bắn rơi cũng không biết mình bị bắn rơi bởi loại vũ khí nào... Bill mặc chiếc áo sơ-mi có sọc lớn, mắt sáng, giọng nói còn mạnh mẽ. Anh ta cho biết:
    - Bạn tôi được trao trả vào đầu năm 1973. Tháng trước chúng tôi gặp nhau vui lắm. Có điều lạ là chẳng ai biết được bạn tôi bị bắn rơi như thế nào? Có thể ông...
    Tôi thấy Bill muốn tìm hiểu bạn của ông ta bị bắn rơi trong trường hợp nào. Tôi nói:
    - Có lẽ vì đêm đó tôi biết còn có một chiếc nữa bị bắn rơi trước đó, đang phát lệnh cấp cứu, dường như tổng thống Mỹ lúc đó ra lệnh cho chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngưng tấn công và cũng không thấy hành động cấp cứu, điều lạ mà tôi được biết, có lẽ họ cho rằng việc cấp cứu phi công lúc này không cần thiết, cho nên...; còn chiếc thứ hai của ông đã bị Mig-21 bắn rơi trong quá trình đi vào. Người bắn là một phi công còn rất trẻ, lúc đó anh ấy mới ngoài hai mươi tuổi.
    Bill.g.Knevr chăm chú rồi nở nụ cười thoải mái, có lẽ anh ta đã tìm được lời giải cho thắc mắc của mình suốt hai mươi năm qua. Bill nói:
    - Có những điều chôn chặt trong lòng như một lời nguyền, tôi có hứa với bạn tôi, nếu chuyến đi này tôi không tìm ra sự thật thì gói lại một câu chuyện khó hiểu, không sao lý giải được. Bây giờ tôi đã nhẹ lòng. Tôi đã biết bạn tôi bị bắn rơi bởi một phi công tài năng. Cám ơn ông!
    2- Chuyện thứ hai: Người Mỹ nhìn thấy B52 bị bắn cháy
    Bây giờ ông là tiến sĩ, giám đốc công ty địa ốc lớn ở bang Texas, tên là Resner.W.Bush. Hồi chiến tranh Việt - Mỹ, ông ta là thiếu tá không quân phi công F-4H: Năm 2000 ông cùng người bạn là Christopher - nhà đạo diễn phim - sang thăm Việt Nam. Theo lời ông Resner, ông Christopher định làm một bộ phim tài liệu về Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các trận không chiến giữa Mỹ và Việt Nam, ông ta đã gặp khá nhiều người, kể cả các tướng lĩnh của Việt Nam. Điều đặc biệt thúá vị, ông ta chính là viên phi công trên chiếc F-4 đã từng không chiến hồi năm 1967 với đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy. Ông Bảy đã kể với ông ta tỉ mỉ trận đánh, ngày giờ và địa điểm, ông ta xác nhận đã gặp đúng đối thủ, ông ta đem trận đó kể lại với tôi, ông ta nói:
    - Trong đời tôi, thật là vinh dự, tôi đã không chiến với người anh hùng của Việt Nam, may mà tôi thoát được, còn bạn tôi đã bị bắn rơi.
    Resner ngồi im lặng. Khi ông Christopher nói chuyện với tôi gần ba mươi phút, ông tiến sĩ mới mở miệng :
    - Tôi chưa có dịp không chiến với phi công Bắc Việt Nam. Chỉ có...
    Tôi hỏi:
    - Chắc là ông làm nhiệm vụ ở tuyến sau, ở mặt đất?
    Resner nói ngay:
    - Không, tôi là phi công F-4C, tôi đã từng đóng quân ở Ubon (Thái Lan).
    Tôi nói:
    - Vậy mà ông chưa không chiến, lạ thật?
    Resner làm dấu trên đầu xuống dưới trái tim và hai vai, nói:
    - Đó là điều may mắn của tôi. Tôi có tham gia chiến dịch Linebacker ll suốt mười hai ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.
    Thấy tôi chăm chú, Resner kể:
    - Chúng tôi được phổ biến yểm hộ trực tiếp cho B52, tôi ở biên đội sau cùng. Nhiệm vụ của F-4C là yểm hộ trong đội hình khi vào đến hỏa lực. Ở đó, tức là bay ở khu vực B52 sẽ bay ra, yểm hộ cho đến khi B52 qua nửa đất Lào.
    Tôi muốn tìm hiểu lực lượng máy bay tiêm kích Mỹ, bèn hỏi:
    - Các ông hội quân ở đâu?
    - Thường là ở sông Mê Kông.
    - Còn tiếp dầu?
    - Yểm hộ B52 không phải vòng chờ lâu cho nên hầu như chúng tôi không tiếp dầu, bởi vì tốc độ bay giữ mức "Eco". Trường hợp hết dầu, lúc nào cũng có một chiếc C-5 ở sông Mê Kông.
    Tôi hỏi:
    - Anh có ấn tượng gì trong mười hai ngày đêm đó?
    Resner sôi nổi, mắt sáng rỡ. Có lẽ những ngày đó chẳng bao giờ ông ta quên nổi, nó như một kỷ niệm của cuộc đời:
    - Tôi hết sức ngỡ ngàng, có lẽ cho đến khi qua đời, chẳng bao giờ tôi quên nổi! Ông à, con người ta có nhiều thứ kỷ niệm: kỷ niệm đẹp, kỷ niệm vui, kỷ niệm đau, kỷ niệm buồn. Sự thật những ngày cuối năm 1972 tôi chẳng biết gọi là gì, chỉ biết rằng đó là một dịp hiếm có tôi được chứng kiến một trận đánh long trời...
    Ông ta nắm lấy bàn tay tôi, tôi để nguyên, một hồi lâu ông ta như khám phá ra được điều gì đó. Còn tôi, tôi muốn biết ông ta thấy những gì, bèn hỏi:
    - Ông thấy toàn cảnh?
    - Không, chỉ lúc bay ngang, khi tốp B52 bắt đầu vào hàng rào lửa. Trời! Ở mặt đất bùng lên những ánh chớp, giật liên hồi, cả một rừng hàng ngàn, hàng vạn ánh chớp, những chớp lửa như bằng cái chén, có những chớp hình cái lưỡi vọt lên, có ánh chớp lửa đi xuống rồi vọt lên. Chiếc F-4H của tôi không có nhiệm vụ vào Hà Nội, cách vành đai lửa dưới năm ki-lô-mét chúng tôi bay trở ra, khi chiếc F-4H của tôi bay vuông góc với Hà Nội, tôi thấy vệt bom nổ của hàng chục chiếc B52 liên hồi, lửa lóe lên thành dãy dài, khủng khiếp...
    - Ông có thấy chiếc B52 nào bị bắn rơi?
    - Có, ngay đêm đầu tiên, chiếc B52 từ độ cao 10.250 mét bị Sam-2 bắn trúng, cháy, rơi lã tã. Tâm trạng của tôi...
    Resner hơi tái mặt, ông ta cúi đầu, mắt nhắm lại. Tôi nghĩ rằng ông ta nhớ tới giây phút hãi hùng đó. Resner nói đúng, dù là dịp hiếm có trong đời, một kỷ niệm chẳng biết nên gọi sao cho đúng, buồn hay là đẹp?
    Lê Thanh Chơn
    NHIỀU ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ.
    TỈNH RA có khi còn nghe
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 19/01/2003
  8. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN VỀ B52 (tiếp theo)
    3- CHUYỆN THỨ lll:
    Người đầu tiên đánh gục B52 . Cuối năm 1999, thiếu tá không quân Mỹ, nhà văn F. Watter trong lần gặp tôi để tìm hiểu về những trận không chiến cho cuốn sách của ông viết về những trận đánh có ông tham gia (như một loại sách hồi ký), khi đó Watterhahn là phi công Phantom F-4, đã 180 lần bay vào vùng trời Bắc Việt Nam với sứ mạng hộ tống các phi cơ mang bom đánh vào Hà Nội.
    Trong câu chuyện giữa tôi và F.Watterhahn, ông ta nói:
    - Người Mỹ tuyên bố đã hạ 103 chiếc Mig-17 và Mig-21 trong khoảng thời gian từ 17 tháng 6 năm 1965 đến 12 tháng 1 năm 1973.
    Tôi nói ngay:
    - Còn không quân chúng tôi bắn rơi 320 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có hai chiếc B52.
    Ông ta nói rất nghiêm chỉnh:
    - Ba chiếc B52 chứ không phải hai.
    Tôi khẳng định:
    - Chỉ có hai chiếc B52 do hai phi công Mig-21 bắn rơi ngày 27 và ngày 28 -12-1972.
    F.Watterhahn cười :
    - Còn một chiếc B52 bị không quân Bắc Việt Nam bắn bị thương rất nặng, nó lết về đến Thái Lan mới tiêu... Nó hoàn toàn không sử dụng được nữa mặc dù còn nguyên vẹn.
    Tôi hỏi:
    - Vì sao vậy?
    Watterhahn nói :
    - Nó bị thủng thùng dầu bên trái, cháy nhưng dập được; hết dầu, một động cơ bị phá, nó phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Nakhom-Phanom.
    Tôi mừng quá, hỏi:
    - Năm nào?
    Ông ta nói :
    - Cuối năm 1971, tháng 11. Chuyện B52 bị Mig bắn hỏng, đơn vị tôi ai cũng biết.
    F.Watterhahn nói thêm :
    - Chiếc B52 sau đó được tháo ra, chở về Utapao rồi... bỏ đó!
    Chuyện đêm 20 tháng 11 năm 1971 chẳng ai trong sở chỉ huy không quân quên nổi. Đêm đó, B52 xuất hiện ở Thái Lan, phi công Đinh Tôn được lệnh cất cánh từ sân bay Đồng Hới - một sân bay đất, bằng đèn dầu hỏa. Một cuộc cất cánh có một không hai. Đinh Tôn lên đến độ cao sáu ngàn mét thì bị lộ, không đánh được, phải bay về hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Mười lăm phút sau, Vũ Đình Rạng từ sân bay Anh Sơn (Nghệ An) cất cánh rất bí mật, tiếp cận được B52, anh bắn một quả tên lửa trúng chiếc B52. Sau đó ba giờ, tức là lúc hai giờ mười bảy phút ngày 21 tháng 11 năm 1971, người Mỹ tổ chức giải thoát tù binh ở Sơn Tây nhưng thất bại, để lại chiếc HH-53 rơi do quẹt cành cây.
    Người phi công bắn chiếc B52 đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam là đại tá Vũ Đình Rạng. Anh quê ở Nam Thắng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm anh bắn chiếc B52 trên tuyến đường Trường Sơn, khi đó anh vừa tròn 26 tuổi. Câu chuyện bắn gục chiếc B52 đầu tiên ngày 20 tháng 11 năm 1971 lại bắt đầu từ một ngày cuối thu năm 1969.
    Đó là ngày 15 tháng 10 năm 1969, một tổ chiến đấu của không quân lần đầu tiên vào khu vực trọng điểm thả bom của B52 trên tuyến đường Trường Sơn ở đèo Mụ Giạ, do thiếu tá Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Nhật Chiêu dẫn đầu. Nguyễn Nhật Chiêu, phi công Mig-21 đã từng bắn rơi sáu máy bay Mỹ. Ngay hôm đầu tiên, vừa đến một cái hang lớn nhìn sang hướng tây, trên một ngọn núi có tên là núi 940, chúng tôi bị ngay trận bom của ba chiếc B52 đánh đường 12, khu vực ném bom từ cổng trời đến khe Ve, hang chúng tôi nằm ngay giữa tuyến bom rơi. Bếp củi vừa bắc lên, ngoài cửa hang khói, lửa chưa kịp nóng nồi cơm thì bom nổ. Tôi ngồi ở vách đá cửa hang, tiếng đầu tiên tôi nghe thấy như một chiếc búa tạ nện thật mạnh lên cái đe bằng sắt ?ochát?, sau đó một làn hơi rất mạnh hất tung nồi cơm cùng với lửa văng đi khá xa, chúng tôi bị hất mạnh vào bên trong hang, lửa táp vào miệng hang, tiếp sau là tiếng nổ vang rền gần ba phút. Khói bay mù mịt, hơi thuốc súng cuồn cuộn tràn vào hang. Chúng tôi gần như một lúc la lớn: ?oBom B52!?. Tiếng nổ chát chúa, lửa khói chồng lên nhau... Ngày hôm sau, buổi chiều, trên đỉnh núi, chúng tôi căng mắt nhìn về hướng tây... Lần này, chúng tôi thấy B52 bằng mắt thường. Thoạt đầu, bọn F-105 cường kích ném bom, cùng với những chiếc F-4 bay bảo vệ gầm rú trên đoạn đường trọng điểm là đèo Mụ Giạ. B52 xuất hiện ở cuối chân trời, chẳng còn chiếc cường kích nào tại khu vực của chúng tôi. Từ xa lắm, nhờ làn khói mây xuất hiện lên trên bầu trời, tôi thấy rất rõ ba chiếc bay đội hình bậc thang lệch bên phải, mỗi chiếc cách nhau chừng hai ki-lô-mét; nhiều ngày sau, những hôm ở tầng độ cao B52 bay không có độ ẩm cao, không có vạch trắng trên bầu trời, dù bom rơi, chúng tôi không thấy B52, nó bay cao lắm, cỡ trên mười ki-lô-mét. Hơn mười ngày ở trọng điểm này, ngày nào cũng bị vài trận bom B52, nhưng chúng tôi chỉ nhìn thấy tổng cộng bốn lần đội hình bay của B52. Đó là cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu đánh pháo đài bay B52 sau này. Thời đó, chấp hành mệnh lệnh của bộ, việc chuẩn bị lập ra phương án và tổ chức bay huấn luyện thực hành chiến thuật đánh B52 của Không quân nhân dân Việt Nam bắt đầu từ tổ nghiên cứu của thiếu tá Nguyễn Nhật Chiêu vào đèo Mụ Giạ ngày 15 tháng 10 năm 1969.
    Binh chủng Không quân có rất nhiều cán bộ có tài, việc nghiên cứu đánh B52 đầu tiên binh chủng giao cho đại úy Nguyễn Văn Chuyên (nay là đại tá) cùng với thiếu tá Lê Liên (nay là đại tá) - Trưởng phòng dẫn đường, thiếu tá Lê Kỳ Mỹ (nay là đại tá) - Trưởng phòng quân báo và thiếu tá Nguyễn Đức Thịnh (nay là đại tá) - Trưởng phòng tác chiến - phụ trách. Về sau, tổ 940 về tham gia tích cực... Đến cuối năm 1969, về cơ bản đã hình thành cách đánh B52. Trong khi bộ phận cán bộ tham mưu tập trung lập phương án tác chiến đánh B52, một bộ phận phi công có trình độ bay khá được bổ sung, chuyển sang bay đêm. Trong số phi công mới chuyển có Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng v.v... Thời đó, việc chuyển sang bay đêm là một thử thách rất lớn đối với phi công, sinh hoạt bị đảo lộn, toàn bộ thói quen của con người như tập thể dục, ăn, ngủ đều thay đổi. Nhưng từ trong sâu thẳm, hầu hết số phi công chiến đấu ban ngày liên tiếp lập công, bắn rơi máy bay Mỹ; trong số phi công chiến đấu ban đêm, thi thoảng cất cánh rồi lại hạ cánh, chưa được tiếp cận địch, chưa ai được xạ kích. Không khí buồn, cô đơn, đêm đêm nằm trên tuyến trực ban ngoài sân bay ... trong khi mọi sinh hoạt bình thường nhộn nhịp, sống động thì những phi công bay đêm phải đi ngủ. Thời gian kéo dài, chẳng ai muốn trở thành người lái ban đêm. Rạng và các chiến sĩ lái máy bay phải đấu tranh với chính mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Ngày 4 tháng 10 năm 1971, sau hội nghị chuyên đề về cách đánh B52 do Binh chủng Không quân chủ trì, hai sở chỉ huy của không quân được triển khai rất khẩn trương, đã sẵn sàng chiến đấu. Sở chỉ huy tiền phương có tên là B8 đặt tại Đông Dương, Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, do Phó tư lệnh binh chủng Trần Mạnh chỉ huy (Trần Mạnh sau này là thiếu tướng Tổng cục trưởng Hàng không dân dụng Việt Nam), cùng với thượng tá Trần Mạnh còn có trung tá Trần Hanh (nay là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) phụ tá. Kíp sĩ quan đẫn đường rất mạnh, gồm đại úy Nguyễn Văn Chuyên, trung úy Tạ Quốc Hưng, trung úy Trần Hồng Hà... cùng với đại đội radar dẫn đường số 41 đặt ở Pháp Kệ, do sĩ quan dẫn đường ở mặt hiện sóng, thượng úy Lê Thiết Hùng điều khiển. Một sở chỉ huy trung tâm có tên là B3 đặt ở Yên Thành, tỉnh Nghệ An do Tư lệnh binh chủng, đại tá Đào Đình Luyện chỉ huy (sau này là thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam). Kíp sĩ quan dẫn đường có tác giả bài viết này ở sở chỉ huy, cùng với Hoàng Kế Thiện - trung úy trực ở Đại đội 45 radar dẫn đường, đặt tại đồi Minh Sơn, Đô Lương.
    (Còn tiếp)
    NHIỀU ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ.
    TỈNH RA có khi còn nghe
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 19/01/2003
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 15:34 ngày 19/01/2003
  9. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN VỀ B52 (Tiếp theo)
    Mười lăm giờ ngày 10 tháng 10 năm 1971, Đại đội 41 như thường lệ mở radar theo dõi B52. Chiếc ăng-ten hai tầng radar P35 hình cánh buồm phát sóng quay liên tục, cứ 10 giây nó quay được một vòng cùng với chiếc radar PRV11 gật gù, đo cao đang hướng về phía tây. Kíp trắc thủ căng mắt quan sát trên hiện sóng. Lê Thiết Hùng bỗng phát hiện một vật lạ đang lao rất nhanh vào tâm đài. Không chần chừ, Hùng ra lệnh tắt sóng P35, gạt ăng-ten đo cao PRV11 sang một hướng khác... Góc quay ăng-ten chưa chuyển được bao nhiêu, một tiếng nổ rất lớn, cách đài chừng vài chục mét, chiếc ăng-ten máy đo cao bị mảnh tên lửa Mỹ cắm vào nhiều lỗ, hư hỏng khá nặng (lúc đó chúng tôi chưa có kinh nghiệm chống tên lửa sơ-rai là loại tên lửa có gắn một bộ phận nhớ tần số) đài radar phát sóng bộ nhớ ghi nhận và điều khiển cánh của tên lửa hướng vào đài).
    Mười chín giờ mười phút ngày 20 tháng 11 năm 1971, trên mạng tình báo xa xuất hiện tốp B52 từ hồ Lan Pao (Thái Lan) chuyển hướng tiến qua đất Lào. Từ sở chỉ huy B8, trung tá Trần Hanh lệnh cho Đinh Tôn chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất... Lúc này, tại Đại đội 41, việc sửa radar đo cao đang tiến hành. Không thể chần chừ, thời cơ xuất hiện, sĩ quan dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên cho C41 mở máy P35, anh quyết định tham khảo độ cao ở máy radar khác và sẽ dẫn đường chỉ trên chiếc đo phương vị, cự ly... Mười chín giờ hai lăm phút, phi công Đinh Tôn cất cánh từ sân bay Đồng Hới bay về hướng tây, đón đánh tốp B52 khi đó sắp vượt qua Nakhon Phanom bên bờ sông Cửu Long, đang tiến vào khu vực phía tây tỉnh Quảng Bình.
    Mười chín giờ bốn mươi lăm phút, Đinh Tôn bị lộ, bọn B52 vòng trở lại Thái Lan. Trực chỉ huy ở sở chỉ huy tiền phương, trung tá Trần Hanh xin ý kiến của Phó tư lệnh Trần Mạnh, lệnh cho dẫn đường giữ nguyên độ cao 8.000 mét từ đất Lào bay thẳng ra Hà Nội. Bọn Mỹ theo dõi không bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào, chúng yên chí rằng mối đe dọa cho B52 đã hết, bèn vòng trở lại. Tại sở chỉ huy ?oB3?, Tư lệnh Đào Đình Luyện trao đổi trực tiếp với Phó tư lệnh Trần Mạnh về tình hình địch, về Rạng và hai ông thống nhất cho Rạng xuất kích. Từ sở chỉ huy trung tâm, chúng tôi hiểu rất rõ ý đồ của tư lệnh. Cần phải giữ bất ngờ và tuyệt đối bí mật cho trận đánh. Không quân ta hết sức khó nhọc mới đưa được hai chiếc Mig-21 vào phục ở sân bay dã chiến, bây giờ chỉ còn Rạng. Cần phải tạo bất ngờ cho Rạng công kích... Vũ Đình Rạng là phi công giỏi, ý chí chiến đấu rất cao. Anh đã từng là phi công chiến đấu ban ngày, từng giáp mặt với bọn Mỹ, từng không chiến với bọn không quân, với không quân của hải quân trên hàng không mẫu hạm. Rạng vốn hiền lành, chân thật, chẳng bao giờ bon chen; nhiệm vụ nào được phân công, anh đều hoàn thành xuất sắc.
    Sở chỉ huy B8 rất khẩn trương, thượng tá Trần Mạnh đã đứng lên từ lâu, ngón trỏ trên bàn tay trái đẩy tới đẩy lui sau cổ, rồi ngón cái và ngón trỏ tóm một cục gì đó vo tròn ném xuống đất, có khi đó là một cục ghét, nhưng nhiều khi chẳng có gì - một thói quen của ông khi cần phải tập trung cao, suy nghĩ và phán đoán. Ông trao đổi liên tục với sĩ quan dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lúc này đã vạch một đường chì trên bản đồ, theo mũi tên thể hiện tốp B52 sẽ bay vào. Đó là khu vực Tà-lê-phu-la-nhích, một trọng điểm B52 thường xuyên đánh. Ở đó có ngã ba đường và là trọng điểm xe ra vào tiền phương. Đường chì đỏ của Vũ Đình Rạng chưa xuất hiện. Trung tá Trần Hanh cầm chiếc micro màu đen, ông theo dõi diễn biến của tốp B52, những tốp tiêm kích địch và lệnh cho trực tác chiến chuẩn bị điều kiện, thông báo cho hỏa lực phòng không, chuẩn bị đón Mig trở về. Bên cạnh ông, sĩ quan dẫn đường Tạ Quốc Hưng theo dõi, phụ tá cho đại úy Nguyễn Văn Chuyên, bên trái là Trần Hồng Hà đang ghi chép khẩu lệnh và những ý kiến trao đổi cho quyết tâm của trận đánh tại sở chỉ huy; trong khi đó tại sở chỉ huy trung tâm B3, không khí trở nên náo nhiệt khi biết Đinh Tôn hạ cánh an toàn và đã ra lệnh cho Rạng cất cánh. Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện biết thời cơ để có một trận đánh B52 đang đến gần, ông biết nén lòng và luôn giữ bình tĩnh, chỉ đạo cho chúng tôi không được để sơ hở, bảo đảm chỉ huy chiếc Mig-21 của Rạng cho đến khi sở chỉ huy B8 nhìn thấy. Và Rạng đã cất cánh, tín hiệu từ trạm radar ở Minh Sơn chuyển đến sở chỉ huy trung tâm một chấm đỏ. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ. Rạng bay rất đúng phương án đã chuẩn bị, đường bay thẳng tắp, anh hoàn toàn tự tin bay dọc trên đỉnh Trường Sơn theo hướng đông nam (160 độ) vượt qua đồi Keo-nưa. Lúc này bọn B52 chuẩn bị vượt sông Cửu Long. Trên bàn chỉ huy của chúng tôi, rõ ràng tốp B52 vẫn tiến vào, chiếc Mig-21 của Rạng sừng sững tiến ra phía tây tỉnh Hà Tĩnh, gián cách rất tốt. Tại sở chỉ huy B8 ở Đông Dương nhận được tín hiệu từ chiếc P12 đường bay của Rạng, tốp B52 nằm trong tầm phát hiện của radar dẫn đường. Thời cơ chuyển hướng cho Mig đã đến. Đại úy Nguyễn Văn Chuyên bóp micro lệnh cho Mig-21 sửa hướng, bay ra hướng tây (hướng 250 độ). Rạng chuyển động cần lái và bàn đạp, chiếc Mig chuyển trạng thái theo mệnh lệnh từ sở chỉ huy...
    (Còn tiếp)
    NHIỀU ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ.
    TỈNH RA có khi còn nghe
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 19/01/2003
  10. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    Chuyện B52 (tiếp theo)
    Theo quy ước, việc chuyển phương hướng, phi công thực hiện, nhưng vẫn không được thông thoại với mặt đất. Rạng thực hiện rất tốt. Anh bay qua đất Lào, ngược chiều với tốp B52, đã vượt qua sông Cửu Long, trên đường bay thẳng vào mục tiêu ném bom. Ba chiếc B52 đã vượt qua nửa đất Lào, lúc này Lê Thiết Hùng đang thao tác cánh sóng trên ăng-ten P35 hợp lý, anh đã nhìn thấy rõ cả B52 và Mig-21.
    Sở chỉ huy tiền phương vô cùng hồi hộp, thượng tá Trần Mạnh hai tay nắm thắt lưng kéo lên cao hơn. Chiếc quần của ông không bao giờ chịu nằm ở dưới bụng, dù đã cho nó nằm yên một chỗ nhưng ông có thói quen khi tình huống càng căng thẳng, ông càng kéo quần lên nhiều lần. Tình huống trên bản đồ chỉ huy đã bộc lộ, đại úy Nguyễn Văn Chuyên tay trái cầm cây thước hình tam giác, trên đó có vòng phương vị và vạch cự ly, anh đo khoảng cách từ chiếc Mig-21 của Rạng đến tốp B52, mắt vẫn theo dõi chặt các diễn biến trên bàn chỉ huy, anh báo cáo: ?oĐề nghị cho tiếp địch?. Trung tá Trần Hanh liếc nhìn đường bay của ta và địch, ông xắn tay áo quyết tâm ?ođồng ý?. Đại úy sĩ quan dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lệnh cho Rạng vứt bỏ thùng dầu phụ. Rạng phấn chấn trả lời. Đó cũng là tín hiệu, lập tức Lê Thiết Hùng bóp micro trực tiếp dẫn trên hiện sóng, anh cho Rạng vòng trái rồi áp vệt bay trùng với vệt bay ba chiếc B52.
    Từ sở chỉ huy trung tâm, chúng tôi nghe tiếng của Rạng trả lời dõng dạc, dù không nghe được từ mặt đất, tôi biết Lê Thiết Hùng đang phát huy ưu thế nhìn thấy tương quan vị trí của Rạng và B52, anh liên tục thông báo địch, đường bay của Rạng đang áp dần vào gần trùng với tốp B52. Như vậy, điều kiện cần thiết để tên lửa phóng ra sẽ có hiệu quả. Tôi thấy Tư lệnh Đào Đình Luyện hai tay chống lên bàn, ông nhìn lên tấm bản đồ chiến đấu của không quân, đường chì xanh phía trước, đường chì đỏ phía sau, xung quanh không có tốp tiêm kích nào của Mỹ, ông nheo mắt cảnh giác, hai hàm răng ở phía trước cắn vào nhau - thói quen khi cần có một quyết định quan trọng. Ông rời bàn, gọi điện thoại cho thượng tá Trần Mạnh. Tư lệnh nhắc nhở cần tập trung radar bảo vệ đuôi cho Rạng công kích. Ông trở lại bàn khi chiếc Mig-21 chỉ còn cách tốp B52 hai mươi ki-lô-mét, ra lệnh cho sĩ quan tác chiến chuẩn bị sân bay Anh Sơn và Thọ Xuân để Rạng hạ cánh. Guồng máy của sở chỉ huy trung tâm thật sôi nổi. Tôi liên tục đo cự ly tiếp cận giữa Rạng và tốp B52. Hướng xuất kích rất tốt, Rạng đang tập trung điều khiển máy bay. Bảng đồng hồ trước mặt ánh lên những dòng số màu xanh; tất cả các thông số của sở chỉ huy, anh thực hiện rất chính xác. Anh đưa mắt quan sát bên ngoài, bầu trời đầy những ngôi sao nhấp nháy, anh căng mắt tìm ánh đèn B52 nhưng không thấy. Rạng lại tập trung điều khiển máy bay. Lúc này, tại trạm radar ở Pháp Kệ, Đại đội 41 đã sửa xong chiếc đo cao, bây giờ theo lệnh của thượng tá Trần Mạnh, nó chỉ bám quanh chiếc Mig-21, nó được lệnh bảo vệ đuôi cho Rạng.
    Những người có nhiệm vụ và rất đông cán bộ, chiến sĩ vây quanh căn nhà lợp nứa, ánh sáng đèn yếu ớt, từng cái chấm của chiến sĩ tiêu đồ gần làm cho mọi người thấy rõ chiếc Mig của ta đang bám sát chiếc B52. Đại úy Nguyễn Văn Chuyên áp sát cặp ống nghe trên tai, ngón cái trên bàn tay trái đặt vào chiếc nút bấm, tay phải cầm cây bút chì vót nhọn, anh tính toán rồi bóp micro báo cho Lê Thiết Hùng chú ý cự ly mở radar cho Rạng. Lê Thiết Hùng căng mắt vào máy hiện sóng, anh sửa lần cuối hướng bay cho Mig. Bây giờ hai vệt bay chập vào nhau, khoảng cách giữa chiếc Mig và tốp B52 khoảng mười lăm ki-lô-mét. Lê Thiết Hùng lệnh cho Vũ Đình Rạng mở máy radar trên máy bay. Rạng bật công tắc reo lên: ?oPhát hiện B52, cự ly mười một ki-lô-mét, xin phép công kích?. Trung tá Trần Hanh phấn chấn cầm micro, lệnh rất to: ?oCho phép công kích?. Rạng không ngờ trên chiếc radar của anh không có một vệt nhiễu, màn sóng trong veo, ?orâu trên và râu dưới? đều xuất hiện (trên hiện sóng radar, Mig-21 chỉ xuất hiện những chấm như râu, chỉ có râu trên địch cao hơn và râu dưới địch thấp hơn. Xuất hiện cả râu trên và râu dưới có nghĩa là độ cao ta và địch bằng nhau). Rạng tăng lực toàn phần, tốc độ tiếp cận nhanh chóng rút ngắn, anh đưa chiếc B52 vào vòng ngắm. Trong khi Rạng ngắm và tiếp cận, Lê Thiết Hùng với tài nghệ ước lượng, anh thông báo chính xác vị trí của Rạng, cự ly rút ngắn dần. Trên radar Mig-21 vùng phóng đã xuất hiện, cự ly dưới hai ki-lô-mét. Rạng muốn đến gần hơn, anh nhẩm đếm: ?oMột, hai, ba, bốn, năm?, nghĩa là sau năm giây, cự ly bây giờ dưới một ki-lô-mét rưỡi. Rạng bóp cò, quả tên lửa rời bệ phóng, nó lao vút về phía trước, một chớp nổ lóe lên, lửa bùng ra một bên cánh rồi tắt ngấm. Chiếc Mig-21 của Rạng ào ào lướt qua trên lưng chiếc B52 vừa bị anh bắn, nó nghiêng cánh, có vẻ như một động tác trượt cạnh, anh bỗng thấy phía trước một chiếc B52 nữa nhưng gần quá, không đủ thời gian để ngắm bắn, Rạng vòng trở lại, anh lại nhìn thấy chiếc B52 dẫn đầu nhưng do tốc độ quá lớn, chiếc Mig-21 có góc vào lớn so với chiếc B52, không có cách nào khắc phục, Rạng đón đầu phóng quả tên lửa còn lại, nó bay vút ra phía trước gần chiếc B52...
    Tư lệnh Không quân Đào Đình Luyện không rời mắt khỏi tốp B52, ông thấy nó lượn vòng gấp, bay trở về Thái Lan; còn Rạng, anh được chúng tôi dẫn về hạ cánh.
    Từ trận đánh ngày 20 tháng 11 năm 1971, ba tháng sau đó B52 hoạt động lùi sâu vào phía nam đường số 9, tỉnh Quảng Trị. Về sau, B52 lấp ló ra phía bắc đường số 9 với lực lượng tiêm kích đông đảo, bọn chúng phải đề phòng...
    Tôi viết những dòng cuối cùng này vào năm 2002, ba mươi năm sau trận đánh B52 đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam. Nhờ có những tù binh B52 bị bắt cuối năm 1972, chúng ta biết được chiếc B52 do Vũ Đình Rạng bắn ngày 20 tháng 11 năm 1971 đã hạ cánh bắt buộc và hư hỏng hoàn toàn. Cuối năm 1999, thiếu tá không quân F. Watterhahn cho tôi biết rõ hơn về trường hợp chiếc B52 hạ cánh ở Nakhon-Phanom, không bao giờ nó bay lên trời được nữa.
    Bài, ảnh: LÊ THÀNH CHƠN
    NHIỀU ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ.
    TỈNH RA có khi còn nghe
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 19/01/2003
    Được ruavang sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 19/01/2003

Chia sẻ trang này