1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Số nguyên tố và tích của chúng là một dãy tuần hoàn !

Chủ đề trong 'Toán học' bởi chjmThan, 27/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chjmThan

    chjmThan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    Số nguyên tố và tích của chúng là một dãy tuần hoàn !

    http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91_nguy%C3%AAn_t%E1%BB%91cách tìm dãy số nguyên tố bằng cách sàng lọc đó xưa như trái đất rồi  tìm được cách hay hơn nhiều ta chỉ cần tìm 8 số nguyên tố đầu tiên là có thể suy ra tất cả các số nguyên tố còn lại ... ngẫm nghĩ mãi mới ra đấy ... có thể từ đây mọi người sẽ thay đổi quan niệm về số nguyên tố hehesố nguyên tố và và tích của chúng là một dãy tuần hoàn đấy nhé ... từ dãy này ta có thể suy ra rằng 2,3,5 không phải là số thuộc dãy nguyên tố.dãy đầu tiên gồm 8 số đầu là 1-7-11-13-17-19-23-29sau đó cứ cộng các dãy số theo cột với 30 ta có thể suy ra dãy số thứ hai là31-37-41-43-47-49-53-59
    dãy thứ 3 lấy dãy thứ hai cộng với 30 tiếp61-67-71-73-77-79-83-89dãy thứ tư lấy dãy thứ ba cộng với 3091-97-101-103-107-109-113-119dãy thứ năm121-127-131-133-137-139-143-149dẵy thứ sáu151-157-161-163-167-169-173-179......cứ như vậy đến vô cùngvà nếu muốn tìm các số là tích các số nguyên tố rồ từ đó lọc ra các số nguyên tố đầu tiên  thì chỉ việc nhân lần lượt các số trong dãy với nhau là ra chú ý:trong các số của dãy trên thì phân biệt hai kiểu số là số nguyên tố đầu tiên và số nguyên tố tích hợpsố nguyên tố dầu tiên là số chỉ chia hết cho chính nó và 1số nguyên tố tích hợp là số hợp bởi tích các số nguyên tố...
    vd:đây là các số nguyên tố tích hợp7x7=497x11=777x13=917x17=11911x11=12111x13=143....dãy số này là một dãy tuần hoàn theo cấp số cộng
    bài viết này và bài viết của cucngu bên gamevn là cùng tác giả [​IMG]
  2. arowl05

    arowl05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
  3. chjmThan

    chjmThan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    cái này thì tôi và nhiều người đã bàn luận khá nhiều rồi , và tôi cũng đã nói rồi cái dãy này tạo thành từ số nguyên tố và tích của chúng ... chỉ khi hai loại số này hợp lại thì mới tạo thành một dãy tuần hoàn , chuyện sinh ra số nguyên tố tiếp theo thì cái đó là chăc chắn ...
    bạn vào đây đọc tạm vậy .. nói ra thì khá dài
    http://gamevn.com/showthread.php?t=361202
  4. arowl05

    arowl05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Thật sự thì tôi vẫn chưa hiểu bác định nói gì trong bài của bác. Tiêu đề thì là "Số nguyên tố và tích của chúng là một dẫy tuần hoàn", nhưng đọc bài của bác thì đâu có nói về tích của chúng. Tôi chỉ thấy bác chọn ra 8 số, rồi cộng với 30*n. Ngoài ra, theo tôi hiểu thì "tuần hoàn" có nghĩa là giá trị phải được lặp lại, nhưng nếu cứ cộng 30 vào thì giá trị chỉ có tăng chứ đâu có lặp lại. Một điều nữa là cuối cùng dẫy của bác là để làm gì? Có thật sự hữu ích không khi sinh ra một dẫy được cho là để tìm các số nguyên tố, nhưng cuối cùng lại phải đi kiểm tra từng số xem số nào là nguyên tố và số nào là hợp số (hoặc là "nguyên tố tích hợp" theo lời của bác)? Cuối cùng, một điều rất quan trọng trong toán học là chứng minh và chứng minh phải dựa vào các tiên đề và định nghĩa được thừa nhận rộng rãi. Không thể có chuyện bác gọi số 7 hay 11 là số nguyên tố mà lại bỏ đi số 2, số 3 (nhân tiện, không ai gọi số 1 là nguyên tố cả).
  5. lasiter

    lasiter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này tháy có từ Số nguyên tố tích hợp thấy lạ quá. The thi 6= 2x3 cũng là SỐ NGUYÊN TỐ tích hợp :)[sub][/sub]. Chả hiểu cái quy luật bạn đưa ra để làm gì
  6. arowl05

    arowl05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Sau khi đọc lại bài của bác, tôi thấy cách để sinh ra dẫy số của bác dựa theo qui luật khá đơn giản sau. Không biết bác có dùng những qui luật này không.
    - Thứ nhất, các số nguyên tố không thể tận cùng là các số chẵn 0, 2, 4, 6, 8, ngoại trừ số 2 như một trường hợp đặc biệt. Nếu một số tận cùng là 5 thì cũng không phải là số nguyên tố vì nó chia hết cho 5 (tất nhiên cũng không tính số 5). Như vậy có thể thấy là các số nguyên tố lớn hơn 10 sẽ chỉ có thể tận cùng là 1, 3, 7, 9. Dĩ nhiên những số tận cùng là 1, 3, 7, 9 không nhất thiết đã là số nguyên tố.
    - Thứ hai, một số nguyên tố đương nhiên sẽ không chia hết cho 3 (ngoại trừ số 3, tất nhiên). Mặt khác, một số không chia hết cho 3, khi chia cho 3 sẽ chỉ dư 1 hoặc 2. Như vậy, 8 số của bác chọn là để bao những trường hợp này. Cụ thể là:


    Số n tận cùng là 1, bác sẽ tạo ra số chia hết cho 10 khi bớt đi 1 hoặc 11. Hơn nữa, hoặc n - 1 hoặc n - 11 chia hết cho 3, vì 1 = 3 (mod 3) và 11 = 2 (mod 3). Vì vậy, liên tục cộng 30 vào 1 và 11 sẽ tạo ra được dẫy có tất cả các số nguyên tố tận cùng là 1 (nhưng tất nhiên sẽ bao gồm cả các hợp số nữa như 121).

    Số n tận cùng là 3. Tương tự như trên bác trừ đi 13 = 1 (mod 3) và 23 = 2 (mod 3) để bao trường hợp n chia 3 dư 1 hoặc 2.

    Số n tận cùng là 7. Bác chọn trừ đi 7 và 17 với lý do tương tự như trong trường hợp n tận cùng là 1.

    Số n tận cùng là 9. Giống trường hợp n tận cùng là 3 và bác chọn các số 19 và 29.

    Như vậy theo cách của bác, dẫy đó sẽ sinh ra được hết các số nguyên tố (trừ 2, 3, và 5). Vấn đề là nó lẫn quá nhiều hợp số.
    - Thứ ba, vậy cuối cùng dẫy của bác tốt thế nào trong việc sinh ra các số nguyên tố. Rõ ràng là bác cũng nhìn thấy trong dẫy của bác có những hợp số như 129, 121, 143... Theo cách của bác, số các số nhỏ hơn cận trên m được sinh ra sẽ xấp xỉ m*8/30. Hàm này tăng tuyến tính theo m. Tuy nhiên, số các số nguyên tố (thật sự) nhỏ hơn m đã được chứng minh là xấp xỉ m/ln(m) (logarithm tự nhiên của m). Như vậy khi m lớn, dẫy của bác sẽ chứa rất rất nhiều hợp số so với các số nguyên tố. Ví dụ, giả sử m = 3000.000, bác sẽ tìm được xấp xỉ 800.000 số (được cho là nguyên tố), nhưng thực tế chỉ có xấp xỉ 201.000 số nguyên tố. Như vậy có tới gần 600.000 số bị cho là số nguyên tố.
    - Thứ tư, hoàn toàn có thể giảm bớt đi số các số thừa trong dẫy của bác bằng cách tăng thêm các phép kiểm tra, thay vì chỉ có với 30 sẽ có thêm 50, 70, 110. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó vẫn là tuyến tính so với m, và khi m càng lớn thì càng sai nhiều.
    Được arowl05 sửa chữa / chuyển vào 02:27 ngày 30/09/2007
  7. chjmThan

    chjmThan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    tôi dựa vaò cái khác để tìm ra cái dãy này ... cái đó còn phải nghiên cứu thêm nên hiện tại cũng chưa nói được.
    30 là số chuẩn nhất và không số nào có thể thay thế được ...
    đây là một dãy tuần hoàn theo cấp số cộng ,băt đầu từ 1
    1+[6+4+2+4+2+4+6+2] + [ ]....
    [ ] sẽ lặp lại ...
    những số nguyên tố tích hợp tạm hiểu là tích của các số nguyên tố nhưng là các số mở tức là sẽ liên tục xuất hiện một dãy các số mới khi có một số nguyên tố ra đời ...
    mỗi dãy con của một số nguyên tố sẽ bắt đầu từ tích với 8 số nguyên tố đầu tiên (1(kể cả nó),7,11,13,17,19,23,29)
    sau đó theo quy luật cộng với 30 mà sẽ lập lại ... cả bảng số vì thế muốn loại đi các số nguyên tố tích hợp là khá đơn giản ,thêm nữa chính từ bảng này mà ta có thể đưa ra % các số nguyên tố tích hợp bởi vì lượng các số nguyên tố tích hợp nếu xét trong một khoảng nhất định cũng sẽ không đổi ...
    nếu thiết lập bảng số và đồ thị thì điều ta nhận thấy là số cả nguyên tố và nguyên tố tích hợp thì sẽ là không đổi ,chỉ có số lượng các số nguyên tố là sẽ thay đổi giảm dần về 0 ...
    dựa vào hai cái bất biến là lượng số nguyên tố tích hợp đã tìm được+ tổng số cả số nguyên tố và số nguyên tố tích hợp thì ta có thể tìm ra được đại lượng còn lại là các số nguyên tố đầu tiên ....
    càng về sau khi ta đã có trong tay một số lượng số nguyên tố vùa đủ thì chuyện tìm ra các số nguyên tố càng dễ ... lý thuyết thì là như vậy.
    Được chjmthan sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 30/09/2007
  8. arowl05

    arowl05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Rất buồn cười! Đương nhiên là từ một số mới có thể tạo ra vô số các số "nguyên tố tích hợp" bằng cách nhân thêm vào bất kỳ một số tự nhiên nào. Có vài cái có lẽ tôi nên liệt kê ra đây kẻo bác lại cho rằng số "nguyên tố tích hợp" của bác là "đột phá": (1) Có vô số các số nguyên tố; (2) Bất kì một số tự nhiên nào cũng phân tích thành tích của các số nguyên tố (một cách duy nhất).
    How can this be true?! Số lượng các số "nguyên tố tích hợp" là không đổi. Tổng số các số nguyên tố và "nguyên tố tích hợp" là không đổi. Vậy thì làm sao có thể nói là số các số nguyên tố sẽ giảm dần về 0?! Hơn nữa, có vô số các số nguyên tố. Vậy thì làm sao có thể kết luận là nó tiến về 0 được chứ. Vô lý hết sức và không có một chút logic nào cả.
    Again, show your proof! Show how do you achieve that! Just making claims is meaningless. I can say I have a very beautiful "formula" for prime numbers. But is it convincing? Who will believe me?
  9. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Tôi thật không hiểu bạn arowl tranh cãi làm gì, chỉ nhìn sơ qua cũng đã thấy đó là bài viết không có cơ sở đầu đuôi gì cả. Mệt người!
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    [ngửa mặt lên trời]
    Ha! Ha! Ha!
    [/ngửa mặt lên trời]
    Thế là cụ Trí Uẩn có hậu duệ rồi! Thiện tai! Thiện tai! Thật là đại phúc đức cho môn phái Toán học Việt!
    Chỉ đáng buồn là có quá nhiều phường ấm ớ, thị mình Tây học, cứ một muốn chứng minh, hai đòi định nghĩa, nhai đi nhai lại phát nhàm, thấy cây (nguyên tố) mà không thấy rừng (tích hợp), đến khi nào mới thấy chỗ vi diệu ở nơi Toán học của cao nhân?

Chia sẻ trang này