1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Số nguyên tố và tích của chúng là một dãy tuần hoàn !

Chủ đề trong 'Toán học' bởi chjmThan, 27/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng là có quy luật, quá hay. Để tôi cố diễn đạt lại hình vẽ cho nó trực quan vậy.
    2,3,5 là 3 số có tính chất đặc biệt đấy!
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 00:14 ngày 02/10/2007
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tạm thế này đã, có 7 số ban đầu. Hình như còn một quy luật nữa.
    [​IMG]
  3. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy trong bài của bác gì đó có rất nhiều khái niệm mà chẳng thấy định nghĩa ở đâu cả, tranh luận cũng từ một cơ sở nào đó chứ tranh luận kiểu này có mà cãi với ...ma à!
    "Tích của chúng" theo kiểu như thế nào bạn nói rõ xem nào, nếu mà tất cả các loại tích thì gồm tất cả các hợp số rồi!
    Lại đang còn 2,3,5 không phải là số nguyên tố????
    Nếu mà hiểu một cách chính xác theo định nghĩ số ntố tích hợp ở trên thì các số ntố tích hợp là các hợp số, ví dụ 4=2*2 là tích của hai số ntố!,.....
    ........
    Những cái cơ bản đầu tiên đã sinh ra bao nhiêu là mâu thuẫn như vậy rồi, không hiểu đọan sau là sao?
    Nếu bạn có ý định trình bày cái gì rõ ràng làm ơn trình bày từng ý từ những khái niệm đầu tiên, đừng có viết Toán mà như trình bày văn như vậy. Có định nghĩa tính chất mệnh đề bổ đề định lý chứng minh hẳn hoi, còn không thì chỉ là ....rác mà thôi!
    Được meofmaths sửa chữa / chuyển vào 06:32 ngày 02/10/2007
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi chứng minh là chỉ cộng với 30 được mà không phải cộng với bất kỳ số nào. Và con số 2 ,3 ,5 là 3 số kỳ lạ đấy.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cái phần vàng vàng trên mà nếu chứng minh đúng được thì đúng là còn vĩ đại hơn cả Andrew Wiles
    "Tích của chúng" theo kiểu như thế nào bạn nói rõ xem nào, nếu mà tất cả các loại tích thì gồm tất cả các hợp số rồi!
    Lại đang còn 2,3,5 không phải là số nguyên tố????
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: chú ý:trong các số của dãy trên thì phân biệt hai kiểu số là số nguyên tố đầu tiên và số nguyên tố tích hợp
    số nguyên tố dầu tiên là số chỉ chia hết cho chính nó và 1
    số nguyên tố tích hợp là số hợp bởi tích các số nguyên tố...[/QUOTE]
    [/QUOTE]
    Ông bạn xin lỗi Chim Thần đi. Phải công nhận nó giỏi hơn Andrew Wiles đi.
    2,3,5 là số nguyên tố. Nhưng 3 số nguyên tố này có tính chất rất lạ. Xét theo tích, nó là 3 số cơ sở tạo nên tất cả các con số khác. Ngoài ra nó còn tính chất nữa là 2^2+3^2=5^2. (không biết tính chất này có ý nghĩa gì ở đây không?)
    30=2x3x5.
    Mọi số từ 2 - 30 đều có thể viết bằng tích của mấy số này. VD
    1=1, 2 = 2*1, 3=3*1, 4=2*2, 5*1, 2*3, 7*1, 8=2*2*2, 9=3*3, 10=2*5, 12=2*3*2, 13=13*1, 14=2*7, 15=3*5, 16=2*2*2*2, 17=17*1, 18=2*3*3, 19=19*1, 20=2*2*5, 21= 7*3, 22=2*11, 23=23*1, 24=2*3*2*2, 25=5*5, 26=2*13, 27=3*3*3, 28=2*7*2, 29=29*3.
    Mọi số tự nhiên có thể viết: (1->29) + n.30 (gồm 29 dãy theo cấp số cộng). (1---> 29) + n*2*3*5. Nếu ngoài:
    (1,7,11,13,17,19,23,29) + n*2*3*5 là 8 dãy có số nguyên tố thì 21 dãy còn lại:
    A=(2,3,4,5,6,8,9,10,12,14,15...28) + n*2*3*5 đều có thể rút thừa số 2 hoặc 3 hoặc 5 ra ngoài, tức là con số A đó nó chia hết cho chính nó, 1 và một trong các số 2,3,5. Như vậy nó không phải là số nguyên tố.
    Vậy các số nguyên tố phải nằm trong 8 dãy:
    B=(1,7,11,13,17,19,23,29) + n*2*3*5 trong đó, dãy này bao gồm tất cả các số nguyên tố và các số nguyên tố tích hợp. Số tích hợp tức là tích của 2 số nguyên tố.
    Đấy đang tìm lời giải tiếp. Có thể viết được công thức tổng quát đấy. Cầu trời phù hộ.

  6. meofmaths

    meofmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết nếu tôi công nhận .....thì mọi người nghĩ tôi bị gì hay không?
    Làm ơn định nghĩa cái gọi là số cơ sở và thế nào là tạo nên số khác, toán học không nói khơi khơi vậy được.

    Cái đọan này loằng ngoằng quá tại hạ không thèm coi, giải thích đoan đầu đi đã!
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Vàng 1: Đề nghị giải thích rõ hơn. Trong hệ thập phân có 10 chữ số cơ sở tạo nên các số khác chứ "số cơ sở" thì tôi chưa nghe thấy bao giờ!
    Vàng 2: Chỉ cần 1 và chính nó thì mọi số tự nhiên đều có thể viết được bằng mỗi chỉ số 1. Anh nói: "Mọi số từ 2 - 30 đều có thể viết bằng tích của mấy số này" tức là bằng 2, 3, 5 rồi lại còn lấy thêm 1 và các số nguyên tố nữa vào, chứng tỏ lập luận của anh cực kì vớ vẩn.
    Vàng 3: Có thứ còn đơn giản nữa, mọi số tự nhiên đều có thể viết được bằng (1-9) + n.10 đấy. cái này học sinh lớp 4 có lẽ đứa nào cũng biết hết rồi, vậy mà ông anh còn "phát kiến vĩ đại" ra một quy luật quý giá như trên! Bái phục!
    Lần nữa đề nghị: khoa học không phải là chuyện đùa, hãy nghiêm túc suy nghĩ và tìm hiểu kĩ, trước khi phát biểu!
  8. chjmThan

    chjmThan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1

    Nhiều người vẫn bảo cái này là nhảm nhí tuy vậy để chứng minh là nó khả thi thay vì bằng lời ta sẽ dùng thực nghiệm:
    trước đó cho mọi người biết thêm cái này ngồi mà text thử
    dãy số nguyên tố và tích của chúng còn một cơ sở nữa để khẳng định là nó tuần hoàn và bây giờ sau nhiều ngày bàn luận tôi mới nói ra hehe
    1 7 2 4 8 1 5 2
    1 7 11 13 17 17 23 29
    4 1 5 7 2 4 8 5
    31 37 41 43 47 49 53 59
    7 4 8 1 5 7 2 8
    61 67 71 73 77 79 83 89
    các bạn sẽ hỏi là dãy số tôi tô đậm ở trên mỗi dãy số nguyên tố là dãy gì
    đơn giản thôi đó là tổng của các chữ số cộng lại rút gọn về số nhỏ nhất
    vd : 443 = 4+4+3=11=1+1=2
    sau chu kỳ cứ 3 * 8= 24 số nguyên tố và tích của chúng thì cái dãy tô đậm ở trên sẽ lặp lại
    rồi tại sao tôi lại cần lấy tổng của các chữ số làm gì ?
    đơn giản thôi vì nó cần cho việc tôi sẽ làm
    các bạn chú ý nhé có một điều rất đơn giản mà nhiều người vẫn chưa biết ,đó là cộng trừ nhân tổng các chữ số với nhau thì sẽ cho kết quả rất hay hehehe
    vd:
    7*13=91(1+9=10=1+0=1)
    7*13 <->7*4=28(2+8=10=1+0=1)
    25*10=250(2+5=7)
    25*10 <->7*1=7
    .....
    cộng trừ cũng như vậy
    xong một công đoạn
    đến công đoạn 2:
    cho một số số thuộc dãy :
    27221
    10951
    các số trên làm cách nào để biết là số nguyên tố hay số nguyên tố tích hợp ?
    dựa vào bảng đã có ở trên để tìm,vậy phải làm thế nào ?
    trước tiên là 27221 khá khoai ....(đó là trước đây thôi)
    B1:
    đây có phải là số thuộc dãy không (làm cái này thì đơn giản khỏi nói)
    kêt quả là có, nó thuộc cột 11
    B2:
    tính tổng các chữ số của số trên 2+7+2+2+1=14=1+4=5
    tại sao lại cần tìm số này ?
    số cuối cùng của số này là gì : 1
    B3: tính tích xem những số nào có khả năng nhân với nhau mà ra 5
    xem nào :1*5=5 ,7*2=5
    rồi sau đó lại tìm tiếp trong dãy số những số nào có khả năng nhân với nhau mà ra đuôi là 1 nhưng phải thỏa mãn điều kiện có tổng các chữ số rút gọn là :1 với 5 và 7 với 2
    sau khi tìm kiếm ta cho ra một số các số sau :
    (43+90x) và (47 + 90y)
    (41 + 90x) và (1 + 90y)
    (73 + 90x) và (77+90y)
    bây giờ ta sẽ tìm các nghiệm nguyên tồn tại trong các cặp đã đưa ra nếu tìm được nghiệm x ,y nguyên thì ta kất luận đây là số nguyên tố tích hợp còn nếu không thì có nghĩa rằng đó là số nguyên tố
    bắt đầu bắt tay vào làm tìm các nghiệm nguyên x,y:
    27221=(41+90x)*(1+90y) (1)
    27221=(43+90x)*(47+90y) (2)
    27221=(73+90x)*(77+90y) (3)
    text thử ta thấy 27221=(73+90x)*(77+90y) lại có nghiệm x=1,y=1
    vậy ta kết luận đây là một số nguyên tố tích hợp chứ không phải là số nguyên tố ,nó là tích của số nào thì 73 + 90*1 = 163 và 77+90*1=167
    xong
    bài hai làm tương tự
    và ta sẽ tìm ra 10951=(47+90x)*(53+90y)
    phương trình này có nghiệm x=0,y=2 và là tích của hai số
    47 và 233
    vậy đây là cũng là một số nguyên tố tích hợp .....
    bạn nào còn thắc mắc là dãy này vô dụng thì xem cho kỹ rồi phát biểu ý kiến
    Cách phân biệt hợp số , số nguyên tố và số nguyên tố tích hợp:
    từ bây giờ cho các bạn một số bất kỳ đều có thể biết đó là hợp số ,số nguyên tố hay số nguyên tố tích hợp
    trước tiên bạn xác định xem số đó có thuộc dãy hay không để loại hợp số
    bước hai tìm các phương trình có thể tạo nên số đó rồi tính
    bước ba
    bạn chỉ việc lấy hai số đầu vd pt này 27221=(41+90x)*(1+90y)
    lấy (27221-41*1)/90 nếu nó ra kết quả nguyên nhưng dẫn đến (41+90x)*(1+90y)=27221*1
    hoặc không cho ra nghiệm nguyên tất cả các phương trình thì ta kết luận đây là số nguyên tố,còn lại cho ra nghiệm nguyên khác 27221*1 thì đó là số nguyên tố tích hợp.
    nếu cho bạn một số có một tỷ chữ số thì cũng làm như cách này ::)
    http://gamevn.com/showpost.php?p=6068904&postcount=148
    xong rồi các bạn ạ
    Được chjmthan sửa chữa / chuyển vào 09:08 ngày 02/10/2007
    Được chjmthan sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 02/10/2007
    Được chjmthan sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 02/10/2007
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Theo Chimthan gì đó thì 2,3,5 không phải là số nguyên tố, vậy xin hỏi ai đúng đây?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Xét theo tích, nó là 3 số cơ sở tạo nên tất cả các con số khác. Ngoài ra nó còn tính chất nữa là 2^2+3^2=5^2. (không biết tính chất này có ý nghĩa gì ở đây không?)
    [/QUOTE]
    Làm ơn định nghĩa cái gọi là số cơ sở và thế nào là tạo nên số khác, toán học không nói khơi khơi vậy được.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    30=2x3x5.
    Mọi số từ 2 - 30 đều có thể viết bằng tích của mấy số này. VD
    1=1, 2 = 2*1, 3=3*1, 4=2*2, 5*1, 2*3, 7*1, 8=2*2*2, 9=3*3, 10=2*5, 12=2*3*2, 13=13*1, 14=2*7, 15=3*5, 16=2*2*2*2, 17=17*1, 18=2*3*3, 19=19*1, 20=2*2*5, 21= 7*3, 22=2*11, 23=23*1, 24=2*3*2*2, 25=5*5, 26=2*13, 27=3*3*3, 28=2*7*2, 29=29*3.
    [/QUOTE]
    Nếu mà nói như bạn thì tôi có thể nói đúng với 2*3*5*7 hay là 2*3*5*7*11,....chẳng có gì là lạ cả.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Mọi số tự nhiên có thể viết: (1->29) + n.30 (gồm 29 dãy theo cấp số cộng). (1---> 29) + n*2*3*5. Nếu ngoài:
    (1,7,11,13,17,19,23,29) + n*2*3*5 là 8 dãy có số nguyên tố thì 21 dãy còn lại:
    A=(2,3,4,5,6,8,9,10,12,14,15...28) + n*2*3*5 đều có thể rút thừa số 2 hoặc 3 hoặc 5 ra ngoài, tức là con số A đó nó chia hết cho chính nó, 1 và một trong các số 2,3,5. Như vậy nó không phải là số nguyên tố.
    Vậy các số nguyên tố phải nằm trong 8 dãy:
    B=(1,7,11,13,17,19,23,29) + n*2*3*5 trong đó, dãy này bao gồm tất cả các số nguyên tố và các số nguyên tố tích hợp. Số tích hợp tức là tích của 2 số nguyên tố.
    Đấy đang tìm lời giải tiếp. Có thể viết được công thức tổng quát đấy. Cầu trời phù hộ.
    [/QUOTE]
    Cái đọan này loằng ngoằng quá tại hạ không thèm coi, giải thích đoan đầu đi đã!
    [/QUOTE]
    Vàng1: Chim thần nói 2,3,5 không phải là số nguyên tố là sai.
    Vàng2: Định nghĩa *Số nguyên tố cơ sở* là tôi nghĩ ra dùng để chỉ những số nguyên tố đầu tiên và là thành phần cấu tạo nên trong các số từ 1- 30. Nó kết hợp với các số nguyên tố khác tạo nên số tự nhiên. Và quan trọng là tích của nó 1*2*3*5 = 30.
    Chỉ xét từ 1-30 thôi nhé. Vì từ 30 trở di, lại có một chu kỳ lặp lại.
    Vàng 3: Cũng chẳng sao, bạn viết thế cũng đúng, nhưng chú ý rằng tôi có thể phân tích bất kỳ một số tự nhiên nào chỉ bằng các số nguyên tố cơ sở và các số nguyên tố từ 7-->29.
    Để giải thích kiểu khác vậy. Với n=1 đến vô cùng. Ta có 30 dãy số tạo nên số tự nhiên.
    Số tự nhiên N =
    n.30 chia hết cho 5,2,3 => o là số nguyên tố
    1+n.30
    2+n.30 ước số chung là 2 => o phải là số nguyên tố
    3+n.30 ước số chung là 3 ==> o phải là số nguyên tố
    2.2+n.30 ước số chung là 2 => o phải là số nguyên tố
    5+n.30 ước số chung là 5 => o phải là số nguyên tố
    2.3+n.30 ước số chung là 2,3> o phải là số nguyên tố
    7+n.30
    2.2.2+n.30 ước số chung là 2 => o phải là số nguyên tố
    3.3+n.30 ước số chung là 3 => o phải là số nguyên tố
    2.5+n.30 ước số chung là 2,5 ==> o phải là số nguyên tố.
    11+n.30
    ...
    2.2.7+n.30 ước số chung là 2 => o là số nguyên tố
    29 +n.30
    Vật chỉ số nguyên tố chỉ còn ở các dãy sau:
    1+n.30
    7+n.30
    11+n.30
    13+n.30
    17+n.30
    19+n.30
    23+n.30
    29+n.30
    Là dãy tám dãy số cơ bản chứa toàn bộ các số nguyên tố. Trong đó có lẫn các số tích hợp và số nguyên tố. Ví dụ Xét dãy 7+n.30 khi n=7 số tích hợp là 7*7=49, n=11, số tích hợp là 7*11=77, khi n=13, số tích hợp là 91....
    Nếu ta lấy dãy số 7+n.30 với n=1 đến 7 và loại 49 ra thì được dãy số nguyên tố.
    Nếu ta lấy dãy số đó với n=1 đến 13 thì phải loại các số tích hợp 49, 77, 91 ra thì mới được dãy số nguyên tố.
    Nhưng để tính toán tiếp tục, không được loại bỏ vội. mà phải sử dụng để đảm bảo mỗi khi tăng lên 1 cho n, ta vẫn có dãy tám số mới.
    @Danggiaothong: Chú đọc cho kỹ ý của anh đi. Có thể phần trình bày hơi kém. Nhưng không sao, phải cố mà hiểu như tôi đang cố hiểu Chimthan.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 02/10/2007
  10. chjmThan

    chjmThan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    2,3,5 là số của các dãy khác ... nếu phân tích dãy số nguyên ra thành các dãy khác nhau ,đơn giản vậy thôi .
    nếu muốn thì ta vẫn có thể coi đó là số nguyên tố nhưng sẽ là những số nằm ngoài quy luật của dãy tôi đã nêu ra

Chia sẻ trang này