1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh B52 và tu95

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi datvn, 23/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vntrongtoi

    vntrongtoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Các Bác vui thật . B-52D được chế tạo năm 1956 có tất cả 170 chiếc B-52D được chế tạo tại nhà máy ở Wichita . Buồng lái 1956 tất nhiên là thế rồi . B-52G/H chế tạo năm 1958-1962 và ngày nay mỹ dùng B-52H còn lại . Tấm hình Bác OV-10 là buồng lái B-52D của năm 1956 . Tấm hình Bác Trần là buồng radar thử nghiệm radar SAR trên B-52H . Các Bác bàn súng ống thì ít chưởi nhau thì nhiều . đặc biệt nhiều Bác chả biết tí gì về quân sự nhưng chưởi nhau thì hay như hát .
  2. vntrongtoi

    vntrongtoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Năm 1946 chiếc XB-52 được chọn . Đó là chiếc máy bay 6 động cơ cánh quạt với đôi cánh xuôi về sau ( gần giống TU-95 sau này ) Nhưng đến năm 1948 USAF lại tuyên bố muốn dùng động cơ phản lực và thêm tính xuyên lục địa . Tại một khách sạn ở Dayton , Ed Wells cùng đồng sự đã viết lại toàn bộ báo cáo thiết kế 33 trang với 8 động cơ phản lực . Năm 1951 USAF OK cho sản xuất 13 chiếc đầu tiên . Tháng 8 - 1954 chiếc B-52A d0ầu tiên cất cánh . Từ đó đến nay nó trải qua vố số cải tiến . Mới nhất Boeing đề nghị thay bằng 4 động cơ mới nhẹ hơn nhiều nhưng mạnh và tiết kiệm nhiên liệu hơn . Dự tính B-52 còn bay thêm vài thập kỷ nữa .
    Được vntrongtoi sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 17/10/2007
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hai cái pê đan là dùng để lái hướng đấy.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thì buồng lái Mỹ từ máy bay chở khác Boeing đến máy bay nmém bom đường dài B-1B vấn thế, có bao giờ người ta đánh giá buồng lái máy bay Mỹ tiện dụng an toàn hiện đại đâu.
    Đúng rồi, Yêu cầu chế tạo B-52 phát triển rất sớm.
    Trước B-52 xuất hiện là thời kỳ đá đấu quyết liệt của các hãng sản xuất máy bay. Sau thế chiến, các háng này đang rất dũng mãnh tự nhiên nhu cầu tụt hẫng.
    B-52 ra đời thay thế cho B-36, B-36 là máy bay rất lớn (khối lượng cất cánh tối đa 190 tấn, khối lượng rỗng 77 tấn, mang 32-39 tấn bom) nhưng thiết kế cổ. B-36 dùng từ 1949 đến 1959. Tổng cộng có 384 chiếc đã được đóng. B-36 đã được thử nghiệm đẩy bằng năng lượng hạt nhân. Chương trình thất bại và được giữ tuyệt mật vì những vẫn đề môi trường mà nó đã gây ra.
    Một cạnh tranh với Boeing là YB-49 (XB-35 là mã công ty) của Northrop . Máy bay này đã đạt đến thời kỳ bàn giao cho không quân làm quen. Nhưng một tai nạn bí hiểm, phi công thử nghiẹm và máy bay mất tích trên sa mạc. Sau này, nhiều ý kiến cho rằng có bàn tay của Boing trong tai nạn. B-49 là máy bay không thân FW, sau này sẽ phát triển thành chiếc B-2, cất cánh khi Northrop dẫn qua đời.
    B-47 là tiền thân của B-52, rất giống B-52. B-47 là máy ban ném bom đường dài cỡ nhỏ hơn các máy bay cùng nhiẹm vụ khác, nặng 35 tấn, khối lượng cất cánh tối đa 100 tấn (hơi bốc phét tí, khối lượng cất cánh thông thường trên 60 tấn).
    Đây là buồng lái XB-52, buồng lái kiểu máy bay chiến đấu, 8 cần ga động cơ đặt bên trái. Buồng lái B-52A các bạn đã post. (theo cửu An là rất hiện đại).
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/huyphuc1981_nb/fighter_type_****pit_xb-52..jpg
    Boeing nhận được yêu cầu thiết kế máy bay thế hệ mới thay thế cho B-36 năm 7/1948. Không quân yêu cầu hãng thiết kế chế tạo hai máy bay thử nghiệm dưới mã tên XB-52 và YB-52. Máy bay thật tương lai sẽ dùng động cơ phản lực nhưng lúc dó động cơ phản lực vẫn còn kém, mẫu thử sẽ sử dụng động cơ turboprop. Có một sự nhầm lẫn ở đây, ngày nay, từ turboprop dùng để chỉ động turbine cánh quạt, còn ngày đó dùng động cơ đốt trong có turbo đẩy cánh quạt, hai loại động cơ khác nhau nhưng tam sao thất bản ra như vậy. Tớ đã vào bách thảo xem cái máy bay ở đấy hồi còn động cơ, và khẳng định, có sự tồn tại động cơ đốt trong có turbo, piston bố trí hình tam giác.
    Tuy nhiên, xếp lớn Wellwood Beal, xếp máy George Schairer và xếp khí động George Schairer đã ứu tiên phát triển phác thảo một máy bay phản lực.
    Tuy vậy, ngày thứ 5 21/10/1948, ba người dẫn đầu bởi Schairer đến phòng họp căn cứ không quân Wright trình bầy về máy bay cánh quạt. Pete Warden, xếp nhóm phát triển máy bay ném bom của không quân chán nản với các thông tin về máy bay cánh quạt, yêu cầu nhóm phát triển hoàn thiện phác thảo về máy bay phản lực. Tối hôm đó, câu chuyện được kể như bột sự kỳ diệu của Boeing, nhóm 3 người đã làm việc suốt đêm tại khách sạn Van Cleve ở Dayton. Họ thiét kế một phác thảo máy bay khác dùng động cơ phản lực nhưng không thay đổi nhiều phần cánh. Ngày thứ 6 tướng Warden ngắm kỹ rồi nói: tôi nghĩ các anh chưa đi đủ xa. "Sẽ thấy những gì chũng tôi làm được, chúng tôi sẽ trở lại vào sáng thứ 2", xếp Wells nói.
    Trở về khách sạn, nhóm liên hệ với Bob Withington và Maynard Pennell, hai kỹ sư đang làm việc khác ở đây. Đến tói muộn thứ 6, họ đã hoàn thành cơ bản thiết kế máy bay mới, cánh xuôi sau 35 độ và dài 185 bộ. Gây ấn tượng hơn, máy bay có 8 động cơ phản lực. Ngày thứ 7 sau đó, mỗi người 1 việc. Đầu tiên họ đi dạo phố và mua các đồ làm mô hình. Schairer làm mô hình, Wells có khiếu đồ họa hoàn thiện bản vẽ. Mọi người tập trung vào tính toán các số liệu khối lượng hoàn thiện máy bay.
    CHủ nhật, họ thuê người viết tốc kỹ để có bản trình bầy vở sạch chữ đẹp.
    Sáng thứ 2, tướng Warden đã có bản đề nghị 33 trang và mô hình 14in. Ông đã đóng dấu bản vẽ phác thảo.
    Những người yêu thích B-52 sẽ rất tức mình khi biết rằng, B-52 vô ý sinh ra trong một phòng khách sạn. Nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng, bề chìm sau đó là cuộc đấu quyết liệt giành hợp đồng với nhiều nghi vấn. Đã có nhiều bản vẽ dược thực hiện:
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 17/10/2007
  5. vntrongtoi

    vntrongtoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về tấm hình Bác Trần đưa TU-95 đó là buồng lái TU-95MS được sản xuất trong thời gian 1980-1990 . Chúng ta lấy nó so sánh với buồng lái B-52D sản xuất trong thập niên 50 thì bất công với Ngố nhà mình quá các Bác ạ .
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hình B-52 mới nâng cấp.
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/ov10/b-52h%20****pit.jpg
  7. mirage3

    mirage3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    hiện đại quá, rất nhiều đồng hồ loá cả mắt, 2 anh giặc lái mặt mũi nom rất căng thẳng, chắc là đang nghĩ "bấm cái nút nào đây ta"
    Được mirage3 sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 18/10/2007
  8. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Gớm buồng lái TU-95MS hiện đại mà cứ tưởng lạc về thập niên 50-60 .
    lại không đưa được hình . pó tay .
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Muốn thì tự kiếm đê?
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cái lão cửu An trốn trại này. Chẳng bao giờ người Mỹ tự hào về giao tiếp phi công cả. Từ thập niện 1980 người Âu đã sử dụng giao tiếp máy tính, bằng thiết bị tương tự chuột. Giao tiếp máy tính chỉ là bề ngoài của hiện đại, bên trong là các tiến trình được tự động hoá.
    Đơn giản thế này, nếu đi xe số cửu An phải đề, cắt côn, về ga, vào số 1, tăng tốc và ngó đồng hồ, đến 10km/h lại cắt côn, về ga, lên số, tăng tốc, ngó đồng hồ .....
    Đi xe ga thì chỉ vặn tay ga en ẻn mà đi.
    Đi xe tự động thì chỉ cần lấy chuột, chọn menu, chọn tăng tốc, cho tham số tăng tốc đến xxkm/h rồi nhắm mắt.
    Đi xe viễn tưởng thì nhắm mắt nói, đi, xong.
    Cái giao tiếp chỉ là bề ngoài, cái bên trong là những cái gì thi hành chạy cái menu của giao tiếp.
    Nga vẫn nổi tiếng là phát minh ra các giao tiếp thuận tiện. Họ vẫn giữ cần lái cơ sở, đề phòng trường hợp tồi nhất. Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Nga hoàn toàn dựa vào lái máy tính, ít hy vọng vào cần lái nguyên thuỷ. Một ví dụ, một phi công Nga đem máy bay về được khi máy tính trung tâm hỏng đã được huy chương. Cái mũ phi công chỉ thị mục tiêu bằng mắt nhìn cũng là do người Nga chế ra.
    Còn B-52, dù có hiện đại hoá đến mấy thì buồng lái vẫn truyền thống một rừng đông hồ, nút bấm trên đầu dưới đất trước mặt sau lưng.....Vì Boeing rất chuộng xe số.
    -------------
    Quay trở lại với ngày ra đời của B-52.
    Trong hàng không 100 năm, mình đã kể chuyện về chiếc B-49. Máy bay này thực ra hơi bé so với B-52. Nhưng cái đáng nói, kiểu máy bay đó là kiểu máy bay đặc biệt thích hợp với tải nặng đường dài tốc độ 1000km/h trở xuống. Sau này, Mỹ đã phát triển tiếp chiếc B-2, thì máy bay Northrop mới lên ngôi.
    B-49 dừng đột ngột vì vụ tai nạn bí hiểm, máy bay đang trên đường bay về điểm tập kết bàn giao cho phi công làm quen thì lâm nạn, phi công thử nghiệm chủ chốt mất cùng phi hành đoàn. Mãi sau này, các nhà điều tra tư nhân mới khẳng định máy bay không được bơm đủ dầu.
    Việc B-52 được thiết kế trong một ngày ở khách sản chỉ là bề nổi của tảng băng. Có thể hiểu, Boeing đã đạt những thành công lớn trong "đi đêm", và tiến trình "đi ngày" đang lệ thuộc vào tiến trình "đi đêm". CỤ thể hơn như sau:
    +Giả thiết 1, Các ông lớn đã thống nhất việc thắng thầu là Boeing, đã thống nhất kết cấu máy bay. Các nhà kỹ thuật không nắm dược thông tin, vẫn bảo thủ với máy bay cánh quạt (với tốc độ dưới 1000km/h, hồi chưa có động cơ turbofan thì động cơ cánh quạt tốt hơn. Với tốc độ dưới 800km/h thì đến nay động cơ cánh quạt vẫn hợp nhất. Động cơ cánh quạt có nhược điểm là rất ồn, điều đó hồi đó không quan trọng.)
    +Giả thiết 2: lúc này mới mở thầu các nhà thầu khác. Nhóm thiết kế đi đêm nhận được thông tin từ "quân ta", phát hiện ra máy bay "quân ta" yếu hơn "quân xanh". Họ ra khách sạn gọi về, chuẩn bị một bản thiết kế có sẵn nhưng chưa sẵn sàng báo cáo. 33 trang không thể đủ mô tả thiết ké mọt cái máy bay lớn như vậy.
    +Giải thiết 3: CŨng giống như giả thiết 2, nhưng thiết kế chưa có. Tuy vậy, nhờ phía ta chấm thầu nên nhóm chỉ cần một phác thảo, bản thiết kế được thực hiện sau đó. Nhờ phía ta trong chấm thầu nên không ai kiện phác thảo đúng hay sai.
    Từ năm 1947 đến 1952 là thời gian thực hiện máy bay. Cuối năm 1951, hai mẫu thử đã hoàn thành , 15/4/1952 chiếc YB-52 cất cánh.
    Có thể thấy, ngay cả phiên bản XB-52 bay năm 1952 đó cũng chỉ có tính thử nghiệm. Buồng lái (ảnh trên) chỉ là buồng lái của một chiếc máy bay chiến đấu trên không nhỏ, một chỗ ngồi cắm vào chiếc máy bay lớn. (không thể tưởng tượng một chiếc máy bay lớn bay đường dài trong thời kỳ trục trạc nhiều như thế lại có một lái). Thiết kế hoàn chỉnh B-52 chỉ hoàn thiện khi Boeing đã hoàn toàn thắng thầu. Đó là điều vô lý, một gian lận thương mại lớn. Nhưng ngày nay, các điều luật mới đã phủ định trách nhiệm hồi đó. Không ai kiện nhưng người ta noí nhiều về việc B-52 thiết kế không hoàn chỉnh và B-49 biến mất vô lý.
    B-52 sau này vẫn là máy bay rất bất ổn. Năm 1972, với khoảng vài trăm lần cất cánh trong chiến dịch cuối năm, đã có một số máy bay lâm nạn (vì kỹ thuật).
    Lúc đầu, cấu hình động cơ B-52 không hợp. Động cơ phản lực một luồng turbojet dùng cho máy bay hạng nặng tốc độ bay ổn định dưới 1000km/h là một sai lầm. Sử dụng động cơ này hiệu quả rất thấp. Nếu cùng một đẳng cấp kỹ thuật, dùng động cơ này tốn nhiên liệu gấp 2-3 lần động cơ turbofan hay tubổpp.
    Sau này, tất nhiên là B-52 chuyển sang sử dụng TurboFan. Nhưng ngày đó, động cơ TurboFan chưa đủ yêu cầu. Trong thời đó, sử dụng động cơ cánh quạt như TU-95 là đúng đắn nhất. Tuy vậy, kết cấu cái cánh quạt của TU-95 cũng chả hay ho gì lắm so với cánh quạt ngày nay.

Chia sẻ trang này