1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh B52 và tu95

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi datvn, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Tớ bon chen một tẹo: Nếu nói chuyện đồng hồ trước mặt mấy anh phi công thôi thì không nói làm gì. Nhưng nếu tính chung đến cả những đồng hồ tương tự như những cái trong hình buồng lái của B-52 ở đây, thì ở Tu-95 cũng có một đống ở bàn làm việc của bác flight engineer.
    Nhờ có thêm bác flight engineer này mà tổ bay của Tu-95 đông hơn tổ bay của B-52.
    B-52 và Tu-95 đều sử dụng navigator để dẫn đường. Theo như đồng chí HP thì Tu-95 ban đầu đã có hệ dẫn đường tầm xa. Vậy tức là navigator của Tu-95 thì làm việc với hệ dẫn đường tầm xa, còn của B-52 thì làm việc với hệ dẫn đường tầm tự tính .
    HP vui lòng cho biết sâu thêm về cái hệ dẫn đường tầm xa này của Tu-95 được không ạ?!!!
  2. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Xuỵt!!!! Cái đó là tuyệt mật, chỉ có Phucov biết thôi, hỏi nhiều làm gì.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Từ từ hẵng nói chuyện TU-95. Ngoại trừ vài cái khác nhau lẻ, nhưng rõ ràng, những người thiết kế TU-95 đã đặt cho nó nhiệm vụ khác B-52.
    Bây giờ quay lại cái B-52. (nói nhỏ nhé, không thì cửu An trốn trại nghe thấy. Không tính gì B-52 cổ lỗ, các boeing bi giờ cũng nhiều đồng hồ nút bấm như rừng, đấy là đặc tính của Boeing. Còn AirBus của châu Âu tự động hoá cao hơn nhiều).
    XB-52 tuy rằng cuối năm 2/10/1952 có cất cánh nhưng không phát triển tiếp. Chiếc YB-52 thành công hơn, trở thành kiểu mẫu cho loạt sản xuất đầu tiên.
    B-52A, 1954 Model 464-201-0. Có khả năng tiếp dầu và thay đổi buồng lái, hệ thống treo và động cơ. 1955 - 1956 B-52A đcải tiến thành B-52B chỉ tăng cường động cơ. Máy bay trinh sát RB-52B Như B-52B, mẫu thử là XR-16, bỏ tháp pháo đuôi.
    B-52A sử dụng động cơ J57 nhưng có chút cải tiến. Vẫn biết rằng đọng cơ Turbojet không hợp với dòng máy bay này do lượng thông qua rất thấp. Để khắc phực nhược điểm này, nguời ta phun nước thêm vào động cơ, coi như tăng lượng thông qua. Ở các máy bay chiến dấu trên không, người ta không tiếc gì tiền cho một chuyến bay nên khối lượng nước này được thay bằng lượng dầu đốt đít. Nhưng ở các máy bay như B-52, thời gian tăng tốc rất lâu, mà lực đẩy động cơ khi máy bay ở tốc độ chậm rất tồi, người ta dừng cả đốt đít và phun nước.
    B-52C giông nhue B-52B nhưng cải tiến chút ở động cơ. Cải tiến lớn nhất là tăng vòi phun nước. Tăng thẻ tích thùng dầu treo dưới cánh, năm 1955, 1956.
    B-52D như B-52C nhưng bỏ móc treo khí tài dưới cánh, 1955-1957. Máy bay này tăng cường khả năng trinh sát. CŨng từ đây, vẫn đề tác chiến điện tử đặt ra gay gắt. (những năm này các máy bay chuyển dần từ chiến đấu bằng mắt thường sang chién đấu bằng điện tử). Những vẫn đều tác chiến điện tử chưa có nhiều nhặn gì để lắp trên B-52D. Năm 1957-1958, B-52E cải tiến từ B-52D tăng cường thiết bị điện tử.
    B-52F tăng cường từ B-52E, cải tiến lớn nhất là thay thế động cơ và một phẩn thiết bị động lực.
    B-52G cải tiến từ đời F. Máy bay thu gọn kích thước một số thiết bị khí động như đuôi, mũi. Thu nhỏ thùng nhiên liệu đưới cánh và tháp pháo đuôi cùng nhiều sử chữa nhỏ. Thời kỳ này điẹn tử phát triển rất mạnh nên việc cải tiến chia làm nhiều pha. B-52G Phase IV đã có ECM. Từ đây, B-52 đã mang theo nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực. Sản phẩm 1960-1961, được cải tiến sau đó.
    B-52H, như G. Một số cải tiến thiét bị trong và khí động, tháp pháo đuôi. Nhưng cải tiến lớn nhất là vĩnh viến chia tay động cơ một luồng TurboJet. Máy bay dùng động cơ TurboFan. Máy bay được sản xuất 1961-1962. Cũng như G, đến 1964 có cải tiến pha 4, trang bị ECM.
    Vài cái lặt vặt
    NB-52A 1 cái
    B-52A(52-003), 1958-1968, Máy bay phóng X-15 NASA
    GB-52B 3
    B/RB-52B dùng cho giảng dậy trên mặt đất
    NB-52B 1
    RB-52B(52-008), 1967-2005, Máy bay phóng X-15 NASA, đã bay đến trên 1000 chuyến.
    JB-52C 2
    B-52C, phát triển ECM.
    RB-52C 1+
    B-52C, trinh sát, thử nghiệm đời C
    GB-52D 7
    B-52D, công cụ dạy trên đất
    JB-52D 1
    B-52D, Dùng cho Trung Tâm Thử nghiệm Vũ khí Đặc biệt
    (NB-52D) 1+
    Đời D, thử nghiệm khí động
    GB-52E 2
    B-52E, công cụ dạy trên đất
    NB-52E 2
    B-52E, máy bay thử nghiệm. Một chiếc dùng trong chương trình C-5, thử động cơ, 1968.
    GB-52F 3
    B-52F, công cụ học trên đất
    GB-52G 3
    B-52G, công cụ học trên đất
    JB-52G 6+
    B-52G, công cụ học trên đất
    XB-52G 1
    B-52A, thử nghiẹm tính năng đời G
    JB-52H 5+
    B-52H, , công cụ học trên đất
    NB-52H 1
    B-52H(61-0025), 2002, NASA. máy bay mẹ thử nghiệm
    YB-52H 1
    B-52G, thử nghiệm các động cơ cho đời H
    Đến năm 1962 thi chương trình phát triển máy bay ném bom đường dài cánh xuối sau kết thúc. Sau này, cho đến tận thế kỷ 21 người ta còn cải tiến rất nhiều nhưng chỉ là thiết bị bên trong. Cho đến nay, cấu trúc máy bay hạng nặng cánh xuôi sau vẫn không hề thay đổi.
    Ngày nay máy bay hạng nặng cánh xuôi sau chỉ khác phần lái tự động bên trong. Phần khí động chỉ thêm một chút khac slà hai mép cánh vểnh lên. Hai mép cánh ấy ai cũng hiểu để tăng khả năng ổn định của máy bay, qua đó tiết kiệm nhiên liệu và an toàn (mỗi lần máy bay mất thăng bằng ngang, nó phải hy sinh chút tốc độ và độ cao để kéo cân bằng trở lại, tốc độ và độ cao đó lại được động cơ và phi công bù vào). Tuy nhiên, với mỗi máy bay cụ thể việc thiết kế hình dáng kích thước hai mép vểnh này không dễ, sai là dẫn đến kết quả ngược lại. Vào khoảng thập niên 1980, những máy bay mới của Liên Xô hồi đó đều có vểnh này, sau khi Liên Xô đổ, kỹ thuật tính toán truyền quan phương Tây. Trước đây, không phải máy bay nào của phương tây cũng có.
    Dạng máy bay dự định thay thế máy bay cánh xuôi sau thập niên 1960 thì chúng ta đã nói rồi, đó là các máy bay thân trụ cánh tam giác. Nhưng tất cả các chương trình máy bay hạng nặng kiểu đó đều thất bại, bao gồm Concorde (Âu), XB-70 (Mỹ), TU-144(dân sự Nga) và T-4(quân sự Nga). Riêng có Concorde, người ta biết nó không đủ yêu cầu nhưng cố chạy, bất chấp lỗ khủng khiếp và cuối cùng là tai nạn chết người. Mục tiêu mà Pháp quảng tiền cho thiên hạ bay Concorde không ngoài sỹ hão. máy bay Concorde tuy mang tiếng là siêu âm nhưng không bay nhanh hơn máy bay chở khách thường ngày nay bao nhiêu (các máy bay cánh xuôi sau đến tốc độ 1400-1700 hành trình đều vẫn chưa thể hiện nhiều nhược điểm). Vụ tai nạn cuối cùng làm người ta sợ phát khiếp, chẳng ai muốn bước lên Con cọp nữa và máy bay vào bảo tàng. Ấy là năm 2003, đang bay qua Đại Tây Dương, phi công nghe tiếng Bụp nhưng tất cả các thiết bị đo đều không thể hiện gì cả. Khi về đến sân bay, mới biết rụng đuôi.
    Đến những năm 1970, người ta đã thống nhất rằng máy bay siêu âm đường dài là dạng cánh cụp xoè. Phần lớn diện tích cánh là tính và ở sát thân, một phần nhỏ diện tích tạo lực nâng di chuyển được, khi chạy chậm xoè rộng ra và khi bay nhanh cụp lại. Nhờ thé khi bay chậm nó ổn định như máy bay cánh ngang còn khi bay nhanh nó nhọn hơn là máy bay cánh tam giác.
    Sau đó là thời đại tàng hình. Lúc này, kiểu máy bay của Northrop không cần cãi cọ tranh giành với ai nữa. Đây là kiểu FW, máy bay không thân.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 18/10/2007
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây là hai phiên bản thử nghiệm XB-52 và YB-52. Có thể nhìn thấy cái buồng lái của máy bay không chiến bé tí tẹo cắm lê mũi anh khổng lồ.
    Động cơ rất yếu, Pratt & Whitney YJ57-P-8-3.
    Mỗi động cơ sức đẩy tối đa 3,945kg, 8 động cơ là 31 tấn. 72 tấn rỗng và hơn 170 tấn cất cánh. Rõ ràng, với mấy cái động cơ thiếu máu ấy máy bay chỉ có thể may thử nghiệm tầm ngắn, mang ít nhiên liệu.
    Máy bay XB-52.
    [​IMG]
    Máy bay YB-52.
    [​IMG]
  5. Mig1

    Mig1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    39
    Bác OV định thách nhà giàu húp tương à, VK USA xịn mà, "sọt " cái là ra hết
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Thế mà khối chú phải vãi ra quần đấy.
    Tại sao cứ phải màu mè cho những thứ không cần thiết nhỉ?
    Thằng Mỹ còn mị dân được khi đời còn nhiều chú ngu.
  7. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    thử
    ...pó tay . thiên hạ lost hình ầm tôi cứ là không được .
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chắc là do đói thông tin, tội nghiệp. Có cần tư vấn thêm không nhỉ.
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tiếng Anh nhà cửu. Đã bảo cửu An trốn trại mà, mỗi mình mình đúng cả thiên hạ sai tuốt. Cửu An giống tí fò ghê. Nhôn ngữ trong trại "lost hình" là bốt ảnh. Ra trại kiện ầmm lên tui "lost hình" lại "mất ảnh".
    Trên cả bó tay.
  10. mirage3

    mirage3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    hehe, bài post lần 1 đấy có phải bài e*** đâu bác , bác thêm cái dòng " .... pó tay . thiên hạ ...." vào trông phản khoa học quá
    [​IMG]

Chia sẻ trang này