1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh các Hàng Không Mẫu Hạm lớn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 27/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    So sánh các Hàng Không Mẫu Hạm lớn

    So sánh các Hàng Không Mẫu Hạm lớn

    bài gốc của: planman nguồn militaryphotos.net

    Giới thiệu :

    Chỉ có một số quốc gia đang sử dụng HKMH

    Admiral Kuznetsov của Nga:

    Sản xuất vào 1980 ,chiếc Kuznetsov dc thiết kế còn hơn là một HKMH bình thường mà nó là bản sao lớn hơn và mạnh hơn của dòng Tuần Dương Hạm Kirov. Cũng giống như Kirov vai trò chính của nó là để đối đầu với các hạm đội tàu sân bay của Mỹ với bệ phóng 12 P-700 ?~Granit?T (NATO ?oShipwreck?) tên lửa chống tàu hành trình siêu thanh có thể hạ mục tiêu ở 625 km với đầu đạn 750kg (hoặc 500kt đầu đang hạt nhân chiến thuật. Nó đúng là sát thủ của các tàu sân bay.

    Tuy nhiên, có một vấn đề lớn việc mang các tên lửa chống hạm hành trình dài như vậy là ảnh hưởng đến số máy bay chiến đấu. máy bay chính của nó là Su-33 Flankers phiên bản hải quân của Su 27, vốn có khả năng không chiến hạn chế, nhiệm vụ chính là bảo vệ tàu ,ko có sức mạnh tiềm tàng.

    [​IMG]

    Nimitz, USA

    Hải quân Hoa Kỳ có 11 HKMH lớn bé khác nhau, song chiếc Nimitz lớn nhất và hiện đại nhất

    [​IMG]

    NAe Sao Paulo, Brazil

    Chiến hạm 32.000 tấn dc Pháp sản xuất, chủ yếu dc Hải quân brasil dùng để luyện tập hơn là chiến đấu thực sự.

    [​IMG]

    Charles De Gaulle, France

    tàu sân bay hạt nhân dc sản xuất để thay thế lớp Clemenceau . lớp tàu này đáng chú ý với khả năng đe dọa hạt nhân với tên lủa hạt nhân chiến lược ASMP mang bởi máy bay Supper Etendard .

    [​IMG]

    So sánh

    Về phi cơ chiến đấu

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Rõ ràng là thiếu khả năng-không kích, Admiral Kuznetsov là sự lựa chọn kém về không kích tầm xa, phản ánh một thuyết hải quân của Nga hoàn toàn khác nhau hơn Mỹ. Nga cũng đang nâng cấp Su 33 theo chuẩn Su 27.Đây là một máy bay có thiết kế bắt nguồn từ Sukhoi Su-27 ''''Flanker'''' và ban đầu nó được biết đến với tên gọi Su-27K. Sự khác biệt chính giữa Su-27 và Su-33 là Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay. Không giống như Su-27, Su-33 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

    Điểm đặc biệt của kuznetsov là hệ thống ''''Granit'''' . trong học thuyết hải quân Sô Viết, Kuznetsov thực chất là một Tuần dương hạm với khả năng phòng không mạnh mẽ mang theo các máy bay ASW để tìm diệt tàu chiến và tàu ngầm Nato. Tên lửa ''''Granit'''' có kích thước tương tự như một chiến đấu cơ và có thể đánh chìm bất kì tàu sân bay nào và một nửa số tàu hộ tống của nó cùng lúc, thậm chí ngay cả khi bắn trượt nhờ vào đầu đạn hạt nhân 500kt của nó. Để so sánh một vụ nổ như vậy gấp 2 triệu lần so với tên lửa Harpoon và gấp 3 lần nếu là đầu đạn 750kg.

    [​IMG]

    So sánh về tên lửa diệt hạm

    [​IMG]

    Các bản so sánh số lượng và chủng loại phi cơ

    [​IMG]

    So sánh khí tài của phi cơ

    [​IMG]

    Phi cơ : kết luận

    Nhìn chung, tàu sân bay Hoa Kỳ với Super-Hornets/Hornets có một lợi thế rõ ràng, cả hai trong công nghệ và số lượng. Rafale là một máy bay tuyệt vời nhưng Pháp nên được tổ chức lại đầy đủ về khả năng sử dụng của nó. Phiên bản hiện đại hóa của Su-33 chắc chắn có thể đóng gấp nhưng bây giờ khả năng là hạn chế. Nếu Nga tăng cường tải cho các Flankers thì lại vượt quá thiết kế khung. Brazil là không quan trọng.

    Hệ thống phòng không

    Vì HKHM rất quan trọng nên nó có hệ thống phòng không riêng ngoài việc kết hợp với sự bảo vệ của tàu hộ tống

    [​IMG]

    [​IMG]


    Số lượng tên lửa]/b]

    [​IMG]

    Phòng không: kết luận

    Kuznetsov là phòng không mạnh nhất !nhưng Charles De Gaulle cũng rất hiệu quả nhờ máy bay trinh sát A-15.

    tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh cả Hạm đội thì sao? Số lượng và khả năng của các tàu hộ tống trong hạm đội Mỹ là rất tốt . Hãy xem bản so sánh phía dưới

    [​IMG]

    Thiết kế boong và hiệu quả hoạt động

    [​IMG]

    Số lượng máy bay có thể xếp dc là rất quan trọng tuy chiếc Su 33 rất cồng kềnh nhưng khi gấp cánh nó còn gọn hơn nhiều 1 chiếc F-18E/F Super-hornet.

    [​IMG]

    kết luận

    Thiết kế boong của Nimitz chắc chắn là hiệu quả và đa năng nhất.( lưu ý chiếc Kuznetsov đặt Granit ngay trên boong)


    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 28/10/2008
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    phần 2 : các Tàu Sân Bay sắp hoạt động
    Tàu sân bay phản ánh năng lực hải quân của một nước, với sự kết thúc của WW2 thì số lượng HKMH giảm rất nhiều, tuy nhiên với sự xuất hiện của các học thuyết hải quân mới (Nga,Pháp,Mỹ) và các tiềm lực mới nỗi ( Trung quốc, Ấn) xuất hiện một số kiểu tàu sân bay mới
    [​IMG]
    Varyag, China
    The Varyag (Trung Quốc không rõ tên) là chị em của chiếc Kruznetsov. Nó ko dc hoàn thành vì sụp đổ của USSR và nằm trong Ukraina cho một vài năm trước khi được bán cho Trung Quốc. Nó đã không được lắp đặt ra nhiều và thiếu hệ thống tổ hợp bao gồm cả động cơ. Sau khi được sang cho Trung Quốc nó nằm ở cảng Dalian và đang được tái trang bị trong nhiều năm. Tốc độ hoàn thành của nó đang là nghi vấn . Nhưng, với các máy bay cần thiết để hoạt động từ nó vẫn còn được gửi đến (Su-33s lệnh từ Trung Quốc trong năm 2007) Trung Quốc có lẽ vội vã lắm.
    [​IMG]
    INS Vikrama***ya, India
    Tuy chưa hoàn thành nhưng cũng đang so sánh vì sự độc đáo của nó. Chiếc tàu sân bay này là sự kế thừa của lớp tàu sân bay trực thăng Kiev . Chiếc HKMH có tải trọng ước lượng 40.000 tấn dc thiết kế một đường băng xiên, chi tiết hiện vẫn chưa rõ nhưng có lẽ giành cho loại máy bay tiêm kích đa năng MiG-29K Fulcrum.
    http://img122.imageshack.us/img122/6237/shipcvvikrama***yamodelwq0.jpg
    Vikrant class, India
    Kích thước tương tự chiếc Vikrama***ya dc hãng Italian Cavour thiết kế với ưu tiên cho việc cất và hạ cánh.
    tải trọng: 37.500 tấn
    Chiều dài: 252 mét
    Ngang: 58 mét
    choáng nước: 8.4 mét
    Động cơ: General Electric LM2500 + gas turbine
    Tốc độ: 28 knots
    Máy bay thực hiện: 20 máy bay
    MiG-29K
    HAL Tejas
    10 Helicopters
    HAL Dhruv
    Ka-31 ''''helix''''
    [​IMG]
    Queen Elizabeth class, UK
    [​IMG]
    Gerald R. Ford class, USA
    [​IMG]
    Thiết kế Boong
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng kiểu nhảy cầu (ski jump),gồm có một đầu dốc lên ở phía trước đường băng. Nó được phát triển đễ có thể phóng được các máy bay VTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) hay STOVL (máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) như kiểu Sea Harrier. Mặc dù máy bay có thể bay lên thẳng đứng ở trên bong, nhưng việc sử dụng bờ dốc sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Vì sẽ không cần tới các máy phóng và dây hãm nữa, các hàng không mẫu hạm kiểu này sẽ giảm được trọng lượng, tính phức tạp, và khoảng không cần thiết để bố trí thiết bị.
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 27/10/2008
    hk111333 thích bài này.
  3. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tuy là 1 loại vũ khí mới đã được chứng minh phần nào trong vài cuộc chiến giới hạn , nhưng về mặt bản chất thì tên lửa chống hạm đặt trên các thể loại tầu vẫn chỉ như là hải pháo thời xưa mà thôi . Nghĩa là :
    Nhờ có kĩ thuật cao nên độ chính xác và tầm bay của nó ngày càng tuyệt vời và chắc chắn là ngon hơn pháo nhưng vẫn k0 thể bằng đc những máy bay đặt trên tầu . Chắc chắn trong tương lai nó cũng k0 bao giờ vượt đc " tầm với " của máy bay . Và kịch bản cuộc chiến vẫn như xưa : tầu thuyền của các nc yếu về TSB sẽ luôn phải đối phó với máy bay đối phương , chỉ máy bay thôi chứ chẳng thể sờ tới tầu thuyền của địch đc . Dẫn đến là có khi hết cuộc chiến cũng chẳng có con Ga - Nít nào đc bắn đi cả
    Để khỏi bị tiêu diệt thì hải quân các nc này chỉ có thế đánh nhau ở gần bờ biển nhà mình , khi đó những máy bay trên đất liền sẽ tạo ra sự cân = với những máy bay Hải quân của địch .
    Túm lại là chỉ có thể phòng ngự .
    Nếu bạn so sánh hệ thống phòng không của 2 cái TSB thì kết quả k0 có giá trị lắm . Quan điểm tác chiến chính thống của TSB là chẳng bao giờ đi đâu 1 mình , có lẽ cả đời nó cũng k0 có 1 phút riêng tư nào hết , tội nghiệp ghê . Khi đánh nhau thua thì đc ưu tiên chạy trc , mà khi chạy cũng phải có nhiều thằng hộ tống chứ k0 đc chạy 1 mình .
    Ngày xưa thiết kế kết cấu của TSB rất quan trọng . Tầu Nhật ưu tiên tốc độ và lượng choán nc nên phải hi sinh tính bền vững , chịu lực . kết quả là rất dễ chìm khi ăn đạn . Tầu US lù đù nhưng nhiều khi ăn vài con Kamikaze cũng k0 chìm
    Nhưng mình nghĩ ngày nay thì yếu tố này k0 còn quan trọng như vậy nữa , nếu vào gần mà ăn 1 quả Ga - Nít bạn nói bên trên thì chắc mấy cũng chìm thôi
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    tớ nhớ trước đây có cuộc chiến nẩy lửa và ko ngã ngũ của Kirov VS Nimitz .
    nếu nhìn theo bản thống kê kể trên (Kuznetsov range 650km và Nimitz range trên 1000km) thì Kiriov thua chắc .
    ko biết bác HP phát biểu sao về vụ này??
  5. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    chẹp, ở đâu mà 4 nước, xem lại global secu đi. Anh, ấn, Thái....
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Đúng là nhiều nước sỡ hữu và có HKMH trong biên chế, nhưng đang họat động thì hình như 4 chiếc như nguồn kể trên là đúng.( Ý , Anh, và TNB đã bỏ tàu sân bay quá cũ để đóng những lớp mới)
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    bác xem lại xem có nhầm không, tại sao tàu của Nga chỉ có 650km, trong khi đó tàu của Mẽo là 1000km.
    nếu tính khoảng cánh tên lửa diệt hạm của Mẽo bằng : tầm tác chiến của F18 + harpoon, thì bác cũng phải tính khoảng cánh tên lửa diệt hạm của Nga là : tầm tác chiến của Su33 + Moskit hay là Bramos chứ, nếu thế khoảng cánh tên lửa diệt hạm của Nga phải lớn hơn hoắc bằng chứ bác.
    Theo các bác trên TTVN thì cất cánh kiểu trên tàu Nga thì mang được nhiều Vũ khí hơn cất cánh bằng máy phóng trên tàu Mẽo mà.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    cái bảng trên chỉ tính tầm của Granit nên tớ mới nói con tuần dương Kirov bác ạ ! chính là cái mà các bác ở đây hay nói là'' tàu diệt tàu'' đấy.
  9. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    bác có biết Su-33 cất cánh trên tàu Khu nét xộp mang tối đa được bao nhiêu tấn Vũ khí không bác, bác có bức ảnh nào không, tôi tìm mãi mà chưa thấy ảnh Su33 cất cánh trên tàu sân bay Nga mang theo tên lửa chống hạm cả.
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Su 33 với Yakhon
    [​IMG]
    Dữ liệu từ KNAAPO Su-33 page,[1] Sukhoi Su-30MK page,[2] Gordon and Davidson
    Đặc điểm riêng
    Phi đoàn: 1
    Chiều dài: 21.94 m (72 ft)
    Sải cánh: 14.70 m (48.25 ft)
    Sải cánh khi gấp: 7.40 m (24.25 ft)
    Chiều cao: 5.93 m (19.5 ft)
    Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
    Trọng lượng rỗng: 18,400 kg (40,600 lb)
    Trọng lượng cất cánh: 29,940 kg (66,010 lb)
    Trọng lượng cất cánh tối đa: 33,000 kg (72,750 lb)
    Động cơ: 2x động cơ phản lực tua bin Lyulka AL-31F, công suất 7,600 kgf (74.5 kN, 16,750 lbf) và 12,500 kgf (122.6 kN, 27,560 lbf) nếu đốt nhiên liệu lần hai với mỗi chiếc
    Hiệu suất bay
    Vận tốc cực đại: Mach 2.17 (2,300 km/h, 1,430 mph) trên độ cao 10,000 m (33,000 ft)
    Tầm bay: 3,000 km (1,860 mi)
    Trọng lực G tối đa: +8 g (+78 m/s²)
    Trần bay: 17,000 m (55,800 ft)
    Vận tốc lên cao: 325 m/s (64,350 ft/min)
    Lực nâng của cánh: 483 kg/m²; (98.9 lb/ft²)
    Lực đẩy/trọng lượng: 0.83
    Vận tốc cất cánh: 235-250 km/h (145-155 mph)
    Vũ khí
    1x pháo 30 mm GSh-30-1 150 viên đạn
    Mang được 6,500 kg (14,300 lb) vũ khí dứoi 12 điểm treo cứng dưới thân, bao gồm:
    Tên lửa không đối không R-27/AA-10 Alamo, R-73/AA-11 Archer, R-77/AA-12
    Tên lửa không đối đất Kh-25MP/AS-12 Kegler, Kh-31/AS-17 Krypton, Kh-41
    Các loại bom, rocket, mìn, ngư lôi, tên lửa diệt hạm
    Vũ khí chống gây nhiễu điện tử
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 27/10/2008

Chia sẻ trang này