1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh các loại động cơ

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi khome, 15/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0

    Động cơ 4 xylanh + hộp số của Yamaha YZR-R6
  2. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Động rotary thì tốn xăng nhiều hơn so với động cơ cùng một phân khối. Động cơ này thích họp ở tốc độ RPM cao (ít nhất 3000 RPM trở lên. Vì vậy động cơ này không thích hợp cho đường xá VN bây giờ.
  3. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Có ai muốn nghe tiếng của CBR929 o?
  4. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống này gọi là EGR (exhaust gas recirculation). Theo tôi biết hiện nay xe ở VN chưa có hệ thống này.
  5. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Hè hè, bác 929, không phải xe ở VN chưa có mà là vì luật VN không bắt buộc phải có như các nước Châu Âu hay Mẽo. Luật đã không bắt phải có thì gắn thêm làm gì cho tốn kém phải không bác? Bác thấy mấy cái tàu hỏa đội lốt xe lam xe tải lù lù phun khói như cái nhà máy di động thì mấy cái EGR trên mấy cái xe nho nhỏ đó có nhằm nhò gì đâu, công nghiệp xe hơi Việt Nam nó vậy đó bác 929.
    Một EGR cơ bản thế này:
  6. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
  7. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1

    Các bác đọc cái này chơi để hiểu thêm về tầm nhìn của công nghiệp ô tô Việ Nam nhé:
    Ông Nguyễn Minh Đồng, Việt kiều ở Đức, là một chuyên gia công nghệ ô tô. Từng là chuyên gia thiết kế định hướng của Volkswagen - một hãng ô tô lớn nhất nước Đức, ông đã có một cái nhìn thực tế về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Sau đây là những ý kiến rất tâm huyết của ông trong cuộc trao đổi với Báo Thanh Niên.
    *Với mong muốn xây dựng một nền công nghiệp ô tô của nước nhà, Việt Nam đang thực hiện một chính sách bảo hộ rất cao đối với các liên doanh ô tô, trong khi vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ngành công nghiệp này. Theo ông, hậu quả gì đang diễn ra đối với những chiếc ô tô lắp ráp trong nước?
    - Hậu quả là nhiều yếu tố bảo đảm an toàn cho người ngồi trong xe, cho người bên ngoài và cho môi trường không được tuân thủ, vì Việt Nam không bắt buộc điều đó.

    * Ông có thể nói rõ hơn, đó là các yếu tố gì?
    - Thứ nhất là hệ thống lọc khói. Các nước công nghiệp tiên tiến đều quy định bắt buộc phải có hệ thống lọc, bảo đảm chuyển đổi 98% khí thải độc hại thành khí vô hại. Cần biết trong khói xe có những chất độc hại như HC, CO có thể gây ung thư, hoặc NOx làm hại bầu khí quyển. Việt Nam thì không bắt buộc làm điều đó nên nhà sản xuất có thể bỏ qua. Thứ hai là bong bóng khí (Air bag), để khi xảy ra tai nạn người không đập đầu vào vật cứng. Việt Nam không có yêu cầu này, hiện các loại xe đắt tiền mới có, nhưng cũng chỉ có cho người ngồi phía trước, không có cho phía sau, trong khi đây là yêu cầu bắt buộc ở các nước, phía trước phía sau đều phải có. Thứ ba là an toàn của ghế ngồi. Các nước yêu cầu phải "crash test 35 miles", nghĩa là phải kiểm định để bảo đảm xe chạy với tốc độ 35 dặm/giờ nếu bị tai nạn thì ghế ngồi không bị bung ra, đó là yêu cầu tối thiểu bắt buộc. Điều này Việt Nam cũng không yêu cầu và không có cơ sở nào kiểm định được việc đó cả. Thứ tư, các nước đều yêu cầu phải có hệ thống lọc hơi xăng từ bình xăng. Nhằm tránh hơi xăng bốc ra ngoài, gây hại cho người xung quanh. Việt Nam cũng không có. Thứ năm là tiêu chuẩn về âm thanh (tiếng ồn). Do quy định về âm thanh rất thấp, đến nỗi ở châu Âu, khi ngồi trên xe Porsche (một loại xe hơi thể thao) nhiều lái xe thích cảm giác mạnh phải dùng thiết bị phóng đại âm thanh bên trong. Điều này Việt Nam không tính đến. Thứ sáu là kính xe, Việt Nam không có tiêu chuẩn về khúc xạ, về sự an toàn trong trường hợp kính xe bị vỡ như các nước. Thứ bảy là bánh xe, Việt Nam không có cơ quan kiểm định, nhà sản xuất cũng không có quy trình tự kiểm định. Thứ tám là hệ thống thắng. Hầu hết các nước đều cấm sử dụng Asbest trong bố thắng, vì vật liệu này có thể gây ung thư phổi, nhưng Việt Nam không có quy định cấm...
    * Tại sao lại nhiều như vậy?
    - Chưa hết. Do không có tiêu chuẩn, nên có loại xe ở Đức, Nhật, châu Âu chỉ được đăng ký 7 hay 9 chỗ thì cũng loại xe đó ở Việt Nam được đăng ký 12 đến 16 chỗ. Điều này rất nguy hiểm cho người ngồi trên xe. Về bảo hành, luật pháp nước ngoài bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất cao: Mỗi xe hơi lưu hành trên thị trường châu Âu phải được bảo hành ít nhất là 2 năm hay 100.000 km, ở Mỹ được bảo hành 7-10 năm hay 100.000 dặm, trong thời gian bảo hành khách hàng không phải trả tiền sửa chữa, kể cả nước sơn (trừ bóng đèn, bố thắng và bánh xe). Trong khi ở Việt Nam, do không có luật về vấn đề này, nên có công ty bảo hành 20.000 km, có công ty bảo hành 6 tháng, có công ty bảo hành 1 năm... Ngay cả việc thay nhớt cũng là vấn đề hệ trọng. Ở các nước, các nhà sản xuất chỉ yêu cầu chạy tới 15.000 km mới thay nhớt 1 lần, còn ở Việt Nam nhiều hãng không ghi rõ, một số hãng còn hướng dẫn ngầm qua các đại lý, thường là 3.000 hay 4.000 km phải thay nhớt một lần. Các nước quy định nghiêm ngặt rằng khi thay nhớt thì nhớt cũ phải được thu hồi và xử lý đúng kỹ thuật, còn ở Việt Nam thì không quy định gì hết, nhớt đổ đi đâu cũng được. Mà nhớt đổ bừa bãi thì rất độc hại cho môi trường.
    (Trích phỏng vấn của báo Thanh niên với ông Nguyễn Minh Đồng - chuyên gia xe hơi ở Đức - ngày 29/1/2005)

Chia sẻ trang này