1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh các tôn giáo Ả Rập và Ấn Độ

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TamNangDuongSinh, 08/12/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TamNangDuongSinh

    TamNangDuongSinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Các tôn giáo có nguồn gốc Ả Rập còn gọi là nhóm Abraham gồm Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

    Ba tôn giáo lớn nhất ở Ấn độ là Ấn giáo, Phật giáo và Jain (Kỳ na) giáo.

    Ba tôn giáo gốc Ả Rập tuy không công nhận nhau và phủ nhận nhau nhưng có những điểm cơ bản tuơng đồng.
    Ba tôn giáo Ấn Độ cũng vậy.

    Điểm trọng tâm trong giáo lý của các tôn giáo Ả Rập là nặng về tín ngưỡng thờ phụng thượng đế và sống tốt để sau khi chết lên thiên đàng.
    Các tôn giáo Ấn Độ, có cả các đặc trưng trên hoặc không, nhưng đều có một đặc trưng rất khác biệt là đi tìm giải thoát. Từ xa xưa người Ấn Độ đã có truyền thống đi tìm giải thoát và nhiệm vụ trọng tâm của cả 3 tôn giáo lớn nhất Ấn Độ đều xoay quanh việc tu luyện giải thoát.

    Từ điểm trọng tâm này của 2 nhóm tôn giáo, người ta thấy một vấn đề khác biệt là quan niệm về luân hồi. Đối với các tôn giáo Ả Rập, ví dụ Thiên chúa giáo thì đời sống chỉ có 1 lần duy nhất rồi lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục. Nhưng đối với các tôn giáo Ấn Độ thì luân hồi là mãi mãi do u mê nên toàn đau khổ, vì vậy cần chấm dứt luân hồi, hoặc luân hồi trong tỉnh giác (giải thoát). Vấn đề này ngày nay đã có quá nhiều bằng chứng về các trường hợp luân hồi được nghiên cứu và lưu lại dữ liệu thực tế. Đặc biệt là khoa phân tâm học được y khoa các nước phát triển công nhận, vốn lấy trọng tâm điều trị là phép thôi miên đưa người bệnh về quá khứ, xuyên qua các tiền kiếp để tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Phép điều trị này ở các nước phương tây khá phổ biến và luân hồi không còn là niềm tin nữa. Đây là điểm khoa học ưu việt thứ nhất của các tôn giáo Ấn Độ. Cũng do am hiểu về luân hồi nhân quả mà các tôn giáo của Ấn Độ rất hướng thiện, ngược lại các tôn giáo Ả Rập cực kỳ tàn bạo, các lãnh đạo tôn giáo Ả Rập xâm lược liên miên (cả Hồi giáo và Thiên chúa giáo), giết hại vô số người lương thiện, điều này là sự thật lịch sử ai cũng biết.

    Điểm khoa học ưu việt thứ hai của các tôn giáo Ấn Độ là quan điểm về các chu kỳ hợp tan của vũ trụ hiện tượng, vũ trụ cũng sinh sinh diệt diệt theo quy luật vận động, và xuyên suốt qua quy luật này là thượng đế, bản thể, đại ngã, thể tính ... tuỳ cách gọi. Nhưng các tôn giáo Ả Rập, do không có truyền thống tu luyện giác ngộ nên không hiểu thấu được bản chất vũ trụ, và đều nhân cách hoá thượng đế, chúa tạo ra vạn vật muôn loài ... Dẫn đến vũ trụ quan sai lầm, chẳng hạn như chuyện mặt trời xoay quanh trái đất. Khoa học ngày nay đã chứng minh sự huyễn ảo sinh sinh diệt diệt không ngừng của vật chất từ vi mô đến vĩ mô rất đúng các giáo lý Ấn Độ.

    Mặc dù tôn giáo Ả Rập cũng có các phái tu luyện huyền bí, như Kabala (Do thái), Sufi (Hồi), nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các phái tu thiền bí hiểm này có nguồn gốc từ Ấn Độ, vì giáo lý của các dòng bí mật này không ăn nhập gì vào giáo lý của các đạo Ả Rập, và trong các kinh cực ước, tân ước, koran không có dạy gì về thiền cả.
  2. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    mình chẳng tin
  3. TamNangDuongSinh

    TamNangDuongSinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bạn không tin cái gì?

Chia sẻ trang này