1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh công nghiệp quốc phòng Việt Nam với tất cả các nước ASEAN khác

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi minhnet2006, 27/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Xử lý ảnh thì bọn Tây nó làm từa lưa rồi bác ạ, nhà mình thì trường nào năm nào cũng có ba bốn cái luận văn làm về xử lý ảnh. Các phần mềm nhận dạnh chữ viết từ ảnh scan có tràn lan trên mạng. Có thể hệ thống radar của mấy bác nhà mình là lần đầu tiên có người làm trên thế giới một hệ thống như vậy nhưng xử lý ảnh thì chắc chắn không phải là cái gì lạ lẫm với thế giới. Kính bác:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Feature_detection_(computer_vision)
    http://en.wikipedia.org/wiki/Face_detection
    Được WildWeasel sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 27/02/2009
  2. ongtom

    ongtom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác !
    Tưởng bác cho tài liệu "xịn" . Chứ bác bảo là nó đã tồn tại cái ngành xử lý ảnh (tín hiệu ảnh) thì nhà em cũng biết từ mấy đời rồi bác .
    Mà trong nước, hình như dạng đầu gấu về xử lý ảnh cũng chỉ có khoảng 5 vị, nhưng sản phẩm của các vị đó thì không biết có "xịn" không ? Mấy cái luận văn ở nhà trường của các em SV (cũng có thứ rất tốt về học thuật), hay của các bác học cao hơn thì nhiều, nhưng để ra sản phẩm thì ...hic, khó đấy ! Nên cái của các bác bên QĐ không phải là thứ dễ coi thường đâu. Vấn đề là mẫu tín hiệu chẳng hiểu các bác ấy "xin" ở đâu cho đủ nhỉ ? Mà cũng nhắc bác đây không phải là tín hiệu ảnh, mà là tín hiệu sóng radar (không phải lấy cái camera digital quay phim máy bay đang bay rồi nhận dạng - không phải xử lý ảnh !!!)
    -------------------
    Sửa hoài
    Được ongtom sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 27/02/2009
  3. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Thì các bác ấy cho mấy cái máy bay bay lên rồi thu tín hiệu chứ sao, còn không thì các bác ấy lên Nội Bài hay TSN thiếu gì mẫu tín hiệu. Theo em chúng ta có rất nhiều nhà khoa học, nhưng những nhà khoa học ấy làm việc rời rạc nên chả làm được cái gì to to cả, muốn kết nối họ lại thì cần phải có những tập đoàn chế tạo mạnh cỡ như Mikoyan hay Sukhoi chẳng hạn.
    Em đoán mò tí nhé, nhận dạng ra đội hình của máy bay chăng, echelon,V, line-up.
    Được WildWeasel sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 27/02/2009
  4. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Bác nói sai bét thì oan cho em quá. Đấy em nói là cơ bản cơ mà. Bác cũng biết thừa là muốn chế cái nòng súng thôi thì không có thép tôt cũng khó lắm đấy.
    Tất nhiên là còn phải rất nhiều, rất nhiều yếu tố khác nữa chứ.
  5. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Nguyên liệu chế tạo có thể nhập mà bạn.
  6. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    bác nói thế nào như bác INDO sx xe bọc thép xuất khẩu đấy thôi
  7. ongtom

    ongtom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1
    Không bạn ạ. Theo như giới thiệu của TV, và theo hiểu biết giới hạn của tớ, thì có thể mường tượng thế này:
    Giả sử (nhớ nhé, là ví dụ của tớ, sai không chịu trách nhiệm ) có một đội hình của một nước nào đó "chơi bẩn", bám đường bay dân dụng, theo sau 1 MB Boeing hành khách để vào không phận của ta với đội hình gồm 2 Fxx bám theo sau Boeing và 1 B52 tiếp sau 2 Fxx đó. Một hệ thống nhận dạng "xịn" ngoài việc thấy được 4 mục tiêu trên màn hình radar, thì trên một cái LCD nào đó (tiêu đồ hả ? chẳng biết dùng từ đúng không ?), nó phải thể hiện được 4 icon MB, 2 to, 2 nhỏ đang di chuyển. Mỗi cái phải được gán đúng 1 nhãn, đi đầu Boeing, tiếp theo là Fxx, cuối cùng là B52, có thể kèm theo các thông số về độ cao, tốc độ. Có thể thêm các thông số tức thời như cự ly, phương vị, góc tà. Nó nhận dạng kiểu như thế, chứ không phải là live show cái hình ảnh của nó (màu sơn, số hiệu, mặt mũi thằng phi công... ra trên màn hình ). Quá trình vận hành phải luôn luôn dạy cho nó học để nó khôn ra với các loại tín hiệu thu được ở nhiều điều kiện thu thập. Vì thế tớ mới thắc mắc sao cái hệ thống đó có nhiều mẫu thế, thấy nhiều loại máy bay QS lắm.
    Ngoài ra, nếu nó càng xịn thì khả năng nhận dạng khi có nhiễu cũng phải tốt, và ... có thể chọn và bắn như... game vậy .
    Sai gì thì các bác chỉ bảo thêm nhé, xin đừng chém .
    Được ongtom sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 27/02/2009
  8. vostl

    vostl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Tớ k0 trong ngành nhưng nghĩ nếu dùng ANN trong bài toán thế số lượng w1 chác đến vài vạn chưa kể các lớp sau. Size của riêng learning dataset đã khổng lồ, hardware cũng phải là hàng hiệu của NEC với IBM h, mà trong điều kiện chiến tranh đảm bảo hoạt động cho các supercomputer với datalink đến các station thu thập số liệu k0 đơn giản chút nào. Chưa kể điều kiện chiến tranh thay đổi nhanh và nhiều hơn rất nhiều so với các lĩnh vực áp dung ANN khác
  9. spectrum

    spectrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Vào trong này mới thấy gặp toàn ông vua spam ngồi tám chuyện lănng nhăng. Ông nào cũng được mọi người yêu quý trung bình toàn 1* nhìn hài quá.
  10. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Trước khi nói người khác hãy tự nhìn lại mình đi.
    Đây tự nhận mình là phường sì pam ở cái box này từ lâu rồi, nhưng mà có những kẻ rõ ràng là đi sì pam mà vẫn lên giọng chửi người khác đi sì pam với nản cơ. Hơ hơ, mà sì pam thì làm gì có ai vote 5*?
    Được denhaconha sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 28/02/2009

Chia sẻ trang này