1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh giữa Thượng viện và hạ viện của Mẽo với Bộ chính trị và quốc hội ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tungptvpbank, 18/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Bạn cho tui hỏi thật nhé .
    1 -Có phải bạn đang học Luật hay đang hành nghề Luật ở VN ?
    2- Bạn là CA internet ? thành phần trí thức nhất của CA .
    3- Bạn là quản giáo trại cãi tạo hay cán bộ CA lãnh đạo thời 75-85, nay đã về hưu và không có chuyện gì làm nên vào đây ?
    Nếu câu trả lời là số 3 thì tui cũng còn chút xíu hy vọng cho đất nước VN.
    [/quote]
    1- Tôi đang làm nghề Luật tại Việt Nam, cụ thể là Luật sư đoàn Luật sư Hà Nội.
    2- Tôi không phải là CA internet và tôi nghĩ rằng cũng không có gì phải sợ họ, Nếu mình không làm gì có ảnh hưởng hay phương hại đến an ninh quốc gia. Hơn nữa bạn phải biết rằng tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều. Tuy đôi lúc đôi nơi, đôi chỗ còn có những hành vi và hành động của một số (rất ít) cán bộ gây cho các người dân nhiều bức xúc. Để giải quyết vấn đề này CP VN đã và đang đẩy mạnh việc cải cách hành chính, chống tiêu cực tham nhũng một cách mạnh mẽ. Cụ thể là hàng loạt vụ án tham ô tham nhũng đã được báo chí trong nước đăng tải công khai trong thời gian qua.
    Ngoài ra ngành TA VN hiện nay cũng đã và đang xét xử một cách rất công khai, công minh và công bằng, TA đã lắng nghe ý kiến của Luật sư (ý kiến đúng, thuyết phục). Luật sư đã có quyền tranh luận, phản bác lại luận cứ quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát.
    3-Tôi là người còn rất trẻ, tương lai của tôi đang ở phía trước cùng với tương lai của đất nước Việt Nam. Vì vậy, tôi mong rằng tất cả các bạn hãy có cái nhìn công bằng sáng suốt để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam.
    Tôi xin được đặt mấy vấn đề cho bạn (vấn đề này đã được Báo Thanh Niên đưa lên trang Web của báo và in thành sách)
    Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ?
    Mong bác tìm đọc diễn đàn này (có sách rồi đấy, bán đầy ở các hiệu sách có 2 tập thôi)
    Tôi không biết rõ câu này lắm nhưng cũng xin đưa nó ra đây để mọi người cùng suy ngẫm "Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc"
    Việt Nam ta sẽ xây dựng như thế nào nhỉ ?????
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lúc nào cũng trân trọng và kỳ vọng vào tuổi trẻ để sau này họ đem tài sức ra xây dựng đất nước , đưa nước nhà đến chỗ to như đề tài trên báo Thanh Niên . Chính vì thế mà tôi không quản công ngồi nhíu mày, nhướng mắt lên để gõ keyboard thi đua với các bạn trẻ .
    Nhưng xin đừng sớm tự hào... nhìn vào tình trạng xuất huyết " chất xám " , nhìn vào các tiêu cực không thể chối cãi được của ngành giáo dục trong thời gian qua , việc can thiệp trắng trợn của một số " cấp ủy " điển hình là vụ đất Đồ Sơn cho tôi thấy rằng chúng ta chưa nên lạc quan lắm, mấy tháng nay, Thủ tướng và văn phòng chính phủ vẫn còn bận rộn với việc dọn dẹp đống rác cũ nhiều hơn là điều hành, phát triển ... Nói thật là nhiều lúc cũng thương cho thủ tướng nhà ta vì việc nhỏ cho đến việc to thì cũng phải để thủ tướng chỉ đạo mới xong, còn các bộ trưởng ( trừ bộ trưởng Giáo dục và ngoại giao ) hình như đi ngủ cả .
    Lại đề cập dến mô hình kinh tế thị trường XHCN đặc sắc mà bạn nói, bạn có thể nói rõ ra hơn là đặc sắc như thế nào? ưu việt như thế nào ? so với các nền kinh tế thị trường không phải XHCN thì hơn ở điểm gì, kém ở điểm gì ?
    Thu hút đầu tư hơn chắng ? trông mong ở các nước không đặc sắc bỏ tiền ra đầu tư ? viện trợ, cho vay ? ...
    Tại sao Tây phương đổ tiền vào đầu tư tại TQ và VN ? Có phải vì lao động rẻ và đặc biệt là dễ bắt nạt nhân công ? Dễ mua chuộc chính quyền địa phương ? Tại sao đám Hàn quốc đầu tư ở VN dám đánh đập công nhân, hành hạ lao động, ăn quỵt tiền lương, bóc lột công nhân mà họ không dám làm như thế khi đầu tư tại các quốc gia khác ? Có phải luật pháp chúng ta đã quá dễ dàng, thậm chí là có những địa phương ươn hèn khi để cho những công ty này tác quái ?
    Vài hàng mở đầu thế thôi để mong bạn sẽ mở ra được những đề tài thiết thực , cũng cố cho nền dân chủ pháp trị vì ai cũng biết rằng : Chỉ có dân chủ pháp trị thì mới giải quyết được những nhức nhối nêu trên .
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Phải hiểu rõ một số khái niệm mà chắc còn nhiều tranh cãi
    Thế nào là " xã hội chủ nghĩa" ?
    Thế nào là " kinh tế thị trường"?
    Thế nào là " kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa" ?khác " kinh tế thị trường theo định hướng tư bản" ( từ này hình như chẳng ai dùng nhưng tôi dùng để liên hệ với khái nhiệm trên-cho dễ hiểu) ở chô nào ?.
    thế nào là kinh tế thị trường xhcn đặc sắc TQ ?
    Thế nào là kinh tế thị trường tư do và kinh tế thị trường xã hội ?
  4. duong252

    duong252 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu bạn này bao tuổi, nhưng đã ở trong Đoàn Luật sư HN thì chắc cũng cứng lắm rồi. Tôi 27 tuổi nhưng tôi ngó mấy cái nhận định của bạn thì tôi cho rằng bạn hơi "lạc quan tếu". Nói thẳng ra là quá ngây thơ.
    Tôi cũng có niềm tin và hy vọng vào tương lai gần của VN. Theo tôi những cái đó đến từ chính con người VN, khi mà tiềm năng của con người VN được phát huy dễ dàng hơn thời xưa, thời cha ông chúng ta. Niềm hy vọng đến từ Thời cuộc, xu thế hội nhập đang đến gần, nước VN ko thể tự cô lập mình như 1 ốc đảo. Bánh xe lịch sử sẽ đè nghiến lên rào cản ấu trĩ tiêu cực.
    Hic. Lại một câu sáo rỗng mang tính "hy vọng hão". Nhưng dù sao vẫn là Hy vọng. Trong các niềm Hy vọng của tôi có rất it yếu tố liên quan của ĐCS. Nó gần như đứng ở phía bên kia trong niềm hy vọng của tôi.
  5. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu tham khảo về vấn đề này có bán đầy ở các nhà sách, đọc không có gì khó hiểu cả.
  6. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Mod nhầm chủ đề rồi, hay là mod mở 1 topic về vấn đề này cho tụi em bàn tiếp nhé!
  7. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    1- Tôi đang làm nghề Luật tại Việt Nam, cụ thể là Luật sư đoàn Luật sư Hà Nội.
    2- Tôi không phải là CA internet và tôi nghĩ rằng cũng không có gì phải sợ họ, Nếu mình không làm gì có ảnh hưởng hay phương hại đến an ninh quốc gia. Hơn nữa bạn phải biết rằng tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều. Tuy đôi lúc đôi nơi, đôi chỗ còn có những hành vi và hành động của một số (rất ít) cán bộ gây cho các người dân nhiều bức xúc. Để giải quyết vấn đề này CP VN đã và đang đẩy mạnh việc cải cách hành chính, chống tiêu cực tham nhũng một cách mạnh mẽ. Cụ thể là hàng loạt vụ án tham ô tham nhũng đã được báo chí trong nước đăng tải công khai trong thời gian qua.
    Ngoài ra ngành TA VN hiện nay cũng đã và đang xét xử một cách rất công khai, công minh và công bằng, TA đã lắng nghe ý kiến của Luật sư (ý kiến đúng, thuyết phục). Luật sư đã có quyền tranh luận, phản bác lại luận cứ quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát.
    3-Tôi là người còn rất trẻ, tương lai của tôi đang ở phía trước cùng với tương lai của đất nước Việt Nam. Vì vậy, tôi mong rằng tất cả các bạn hãy có cái nhìn công bằng sáng suốt để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam.
    Tôi xin được đặt mấy vấn đề cho bạn (vấn đề này đã được Báo Thanh Niên đưa lên trang Web của báo và in thành sách)
    Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ?
    Mong bác tìm đọc diễn đàn này (có sách rồi đấy, bán đầy ở các hiệu sách có 2 tập thôi)
    Tôi không biết rõ câu này lắm nhưng cũng xin đưa nó ra đây để mọi người cùng suy ngẫm "Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc"
    Việt Nam ta sẽ xây dựng như thế nào nhỉ ?????
    [/quote]
    Tôi hoàn toàn ủng hộ bác (mặc dù mọi người đều có ý kiến phản đối, hehe).
    Đừng hằn học với nhau mãi như thế! Mỗi chúng ta đều là người Việt Nam, và hãy tự hào là người Việt để chung tay xây dựng đất nước, dù quan điểm, tư tưởng có khác nhau và dù cho xã hội còn nhiều tiêu cực.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hì hì ... nhầm chủ đề thật, chỉ tại vì gãi đúng chỗ ngứa
    Các bạn cứ mở đề tài mới đi, chả ai cấm cản cả . sẵn sàng thù tiếp các bạn trong tinh thần cởi mở và xây dựng .
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 21/09/2006
  9. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho phép iem có vài ý kiến ạ :
    Trích lời của thuao :
    QH và BCT không phải là phân chia quyền lực trong lập pháp, mà độc lập với nhau (theo nghĩa hẹp). Một bên là cơ quan quyền lực (hành chánh quốc gia), một bên là cơ quan quyền lực về mặt đảng. Giữa QH và BCT không độc lập vì BCT chi phối QH về "đường lối " (guideline of policy) theo nghĩa "đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý"
    -Một nửa sự thật không phải là sự thật . Bác nói có phần đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Hiến pháp ghi rõ : Đảng lãnh đạo Nhà nước. Nhưng không bao biện, làm thay cho Nhà nước mà lãnh đạo bằng cách đề ra chủ trương, chính sách và thông qua Đảng viên của mình có mặt trong các cơ quan nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Do đó, thực sự thì Đảng không có quyền ra lệnh cho cơ quan nhà nước mà chỉ có thể ra lệnh cho Đảng viên của mình. Ví dụ : Trong Quốc hội thì có Đảng đoàn Quốc hội ...
    Trích lời bác MinhTrinh :
    Nguyên tắc thì bộ chính trị của đảng chỉ lãnh đạo đảng với các đảng viên mà thôi.
    Dân có được bầu đâu nên không thể so sánh với thượng viện .
    .....
    nếu như thế, nếu quả tình bộ chính trị của đảng lại muốn như thượng viện thì rất dễ :
    1/ Cho toàn dân sử dụng lá phiếu .
    2/ Cho tự do ứng cử không phân biệt thành phần, tôn giáo, xã hội ...
    Đơn giản lắm nhưng lại xa vời vợi.
    -Đảng là một tổ chức chính trị chứ không phải là Nhà nước, do đó dĩ nhiên là chỉ những ai tham gia tổ chức đó mới được bầu cơ quan lãnh đạo của mình thôi. Mà hơn 80 triệu dân VN không phải ai cũng là Đảng viên. Đó là một điều rất bình thường.
    Trích lời doremi :
    Gọi là đại cử tri nhưng thực chất là dân bầu thôi vì đại cử tri phải tuân theo ý chí của đa số người bỏ phiếu cho mình.
    -Nói như bác cũng có nghĩa là Quốc hội ta cũng do dân bầu nên phải thực hiện ý chí và nguyện vọng nhân dân. Thế là bạn đồng ý phải không ạ?
    Tiếp tục trích lời doremi :
    Đáng nói là tuy Mỹ chỉ có hai đảng lớn nhưng trong mỗi đảng tổ chức khá là "dân chủ" . Có lẽ vì thế các đảng này mới luôn mạnh và có nhiều đảng viên như vậy. Lấy ví dụ, các nghị sỹ trong hai viện QH không chịu sự chỉ đao của ban chấp hành TW Đảng. thực chất BCH TW Đảng hai đảng chẳng có quyền gì ngoài quẩn lý đảng chung chung, như cầu nối vây. Tổng thống cũng không phải lãnh tụ đảng nên ông ta không thể ép các nghị sỹ của đảng mình làm theo ý ông ta, kể cả ép Bộ trưởng thuộc đảng mình. Bộ trưởng chịu sự chỉ đạo của mỗi TT nhưng họ có quyền đưa tiếng nói riêng. Nếu bất đồng với TT họ có thể xin từ chức, không phải xin hay chịu sức ép nào của ban lãnh đạo đảng cả.
    -Theo tôi thấy thì lý luận của Mác có đề cập đến trường hợp này : Cho dù là Đảng nào cầm quyền đi nữa thì thực chất chỉ là giai cấp nào thống trị xã hội thôi. Giai cấp nào thống trị xã hội thì giai cấp đó cầm quyền, xã hội chịu ảnh hưởng của tư tưởng giai cấp đó. Ví dụ như ở Mỹ hiện nay chỉ có 2 Đảng thay nhau cầm quyền, có thời gian đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và hiện nay thì bị pháp luật quy định hạn chế nhiều hoạt động, thậm chí chính quyền Mỹ còn hỗ trợ các quốc gia khác đàn áp đẫm máu những người, những tổ chức theo xu hướng thiên tả, ví dụ như đàn áp Đảng Cộng sản ở Malaysia, cuộc đảo chính ở Chile của tướng Pinocchie ... Ở Việt Nam cũng vậy thôi, Đảng Cộng sản là đại diện của giai cấp thống trị xã hội nên luật hóa việc cấm các Đảng phái khác hoạt động (cho đến những năm 90 mới kết thúc hẳn vai trò lịch sử của Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ). Quy luật muôn đời của tự nhiên và xã hội là mạnh được, yếu thua.
  10. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nói nãy giờ mà em quên giải thích vấn đề chính :
    - Cơ cấu tổ chức cấp Trung ương Đảng như sau :
    +Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng (5 năm 1 lần) bầu ra Ban Chấp hành Trung ương.
    +Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, bầu Ban Bí thư, bầu Tổng Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương.
    Như vậy, Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương (giống như Ban Thường vụ của Tỉnh ủy vậy, vì Tỉnh ủy là tên gọi tắt của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh).
    Đại hội Đại biểu toàn quốc là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Đảng, trong thời gian Đại hội không họp thì Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan cao nhất, và trong thời gian Ban Chấp hành Trung ương không họp thì Bộ Chính trị là cơ quan cao nhất của Đảng.
    Quốc hội là một tập thể người, trong đó có những người là Đảng viên (thường chiếm đa số trong Quốc hội). Đảng viên phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, do đó phải chấp hành chỉ thị, nghị quyết và mệnh lệnh của Bộ Chính trị.
    Xin hiểu cho đúng : Đối với Quốc hội, Bộ Chính trị chỉ có thẩm quyền đối với các Đảng viên của mình là đại biểu Quốc hội chứ không phải là có thẩm quyền đối với tất cả đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, do số lượng Đảng viên chiếm đa số trong Quốc hội nên nếu Đảng có chủ trương gì thì đa phần đều được Quốc hội chấp thuận và cụ thể hóa. Điều này cũng giống như ở các nước khác, Đảng nào chiếm đa số trong Quốc hội thì có quyền chi phối chính sách của Quốc hội và của cả quốc gia, nếu không đủ đa số thì liên minh với các đảng khác sao cho đủ đa số.
    Xin nói thêm : Đảng cử các Đảng viên ưu tú của mình ra ứng cử vào các chức vụ trong Chính phủ để Quốc hội bầu chứ không phải Đảng bổ nhiệm thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, như đã giải thích ở trên thì đa số nhân sự được Đảng đề cử đều được Quốc hội chấp thuận, cùng một sự việc nhưng nếu với cách nhìn khác sẽ có quan điềm cho rằng Đảng quyết định nhân sự cao cấp của Nhà nước (cũng đúng đấy nhỉ, hehe).
    Tương tự như vậy đối với hệ thống Đảng và Nhà nước ở cấp dưới.

Chia sẻ trang này