1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh hai chính thể Dạ Lang và Văn Lang

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi macay3, 19/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    [​IMG]
    Chính thể Dạ Lang

    Giới thiệu

    Một trong những câu thành ngữ hầu như mọi người Trung Quốc xưa nay đều biết là 夜郎自大 Dạ Lang tự đại [1]. Theo sử liệu Trung Quốc thì Dạ Lang là một chính thể nằm ở phía nam của đế chế Tây Hán (206 TCN – 23 SCN). Còn đối với các bộ sử châu Âu thì nhà Hán là một trong những đế chế tồn tại lâu dài nhất của Trung Quốc. Vậy thì có phải chỉ duy nhất tồn tại mối quan hệ giữa “Dạ Lang” và “Trung Quốc”? Tôi cho rằng kể cả trước đây và bây giờ đều không phải như vậy, và mục đích của tiểu luận này là để chứng minh rằng cái tên Dạ Lang và Trung Quốc trong thực tế là có cùng một cội nguồn – từ cái tên bản địa của một chính thể Lô Lô/Di [2] rộng lớn kéo dài trong thời gian tối thiểu từ vài thế kỷ TCN đến những thế kỷ đầu SCN. Điều này sẽ được thực hiện trước hết bằng việc xem xét cái mà giờ đây chúng ta biết về Dạ Lang từ các nguồn sử liệu chữ Hán, sau đó bằng việc khảo sát hàng loạt lý thuyết về nguồn gốc cái tên Trung Quốc, và cuối cùng thông qua việc tổng hợp biên niên sử Lô Lô/Di để minh họa rõ cái tên bản địa của một chính thể phi Hán lại được sử dụng như một ngoại danh cho một chuỗi chính thể Hán ở Đông Á.

    Dạ Lang trong sử liệu Hán

    Các sử liệu Hán dính dáng đến Dạ Lang đều gắn liền với những gì liên quan đến chính thể 牂牁 Tang Ca, được đề cập trong các văn bản có niên đại Chiến quốc, cho thấy nó tồn tại trong khoảng thế kỷ VII TCN. Các công trình [3] về sau này cho biết về một cuộc tấn công của Trương Kiểu, một tướng nhà Chu [4] chống lại Dạ Lang/Tang Ca vào cuối thế kỷ IV hoặc đầu thế kỷ III TCN. Trong thế kỷ I TCN, các văn bản chữ Hán cho chúng ta biết, Dạ Lang đã gây chiến với các chính thể láng giềng để mở rộng quyền lực và lãnh thổ. Một truyền thống có lẽ là bản địa khác cũng được ghi lại trong các văn bản chữ Hán sớm, nói về một vị “trúc vương” của Dạ Lang đã được sinh ra từ một thân trúc và đã cai quản vùng 遯水 Độn Thủy.[5]

    Có thể khẳng định rằng các tư liệu viết về Dạ Lang khá rời rạc và rõ ràng tản mát ở nhiều nguồn khác nhau. Những tư liệu chi tiết nhất về chính thể này và láng giềng của nó xuất hiện trong 史记 Sử ký của Tư Mã Thiên vào thế kỷ I TCN. Các đoạn có liên quan của công trình này đã được Burton Watson dịch ra tiếng Anh và có trong phần phụ lục của tiểu luận, nhưng vì mục đích của bài viết, nên chỉ có thể cung cấp phần tóm tắt ngắn gọn.

    Từ các diễn giải này chúng ta có thể lượm lặt một vài ý tưởng liên quan đến việc người Trung Quốc đã hiểu chính thể này và một số sự kiện tác động đến nó như thế nào. Chương 116 của bộ 史記 Sử ký, viết về các man dân vùng tây nam [6], ngay từ câu đầu tiên đã cho chúng ta biết rằng quốc chủ Dạ Lang là thủ lĩnh chính trị chủ yếu của cư dân vùng này, điều đó cho thấy một điều gì đó về quyền lực và ảnh hưởng của Dạ Lang trong vùng vào các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ lĩnh chính trị khác thể hiện một hệ thống các thái ấp hoặc hệ thống thứ bậc về quyền lực. Trong số các tù trưởng của người 靡莫 Mi Mạc sống ở phía tây Dạ Lang có thủ lĩnh của người 滇 Điền, [7] còn ở phía bắc thì có nhiều thủ lĩnh chính trị nhỏ hơn, trong đó hùng mạnh nhất là thủ lĩnh Cung Đô邛都. Tất cả các nhóm người này đều là các xã hội làm nông định cư. Xa về phía tây có các bộ lạc chăn nuôi du mục có các tên gọi người Thủy và Côn Minh.

    Khi người Hán tấn công Đông Việt trong những năm 130 TCN thì người ta bắt đầu biết rằng dọc theo con sông có kinh đô của người Nam Việt, gọi là Tây Giang chảy qua thành phố Quảng Châu bây giờ nối liền với sông Tang Ca [8] là thuộc vùng đất của chính thể Dạ Lang. Người ta cũng biết thêm rằng Nam Việt vương đã sử dụng tuyến đường thủy này để cố kiểm soát chính thể Dạ Lang. Sau này, nhằm xóa bỏ bằng được quyền lực của Nam Việt, triều đình nhà Hán đã xây dựng kế hoạch sử dụng quân đội của người Dạ Lang tiến xuôi dòng để tấn công thủ lĩnh Nam Việt. Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa biết chắc liệu cuộc tấn công ấy đã từng đưa lại kết quả hay không, mặc dù thực sự đã có các cuộc thương thảo giữa sứ bộ nhà Hán là Đường Mông và thủ lĩnh Dạ Lang 多同 Đa Đồng, và theo các sử liệu của nhà Hán thì quận 犍為 Kiền Vi đã được thành lập trong vùng, và con đường nối Dạ Lang với các chính thể của người Hán xa hơn về phía bắc đã được bắt đầu mở, nhưng lại không bao giờ hoàn thành. Vì nhà Hán bận bịu với nhiều sự kiện ở biên giới phía bắc nên kế hoạch mở rộng về phương nam đã phải gác lại.

    Có một điều rõ ràng là vào giai đoạn này, Dạ Lang đã kiểm soát một dân số lớn, có năng lực quân sự hùng mạnh, với số quân lính lên đến 100.000 người. Vì vậy rõ ràng Hán triều thực sự có tham vọng lớn nhằm kiểm soát Dạ Lang bằng việc mở một con đường xuyên qua đất Thục đến chính thể này, hoặc bằng cách chiếm Nam Việt rồi đi ngược lên. [9] Không còn nghi ngờ gì nữa, tối thiểu điều đó cũng phù hợp với các hiểu biết đã có về Dạ Lang như một trung tâm thương mại chủ chốt giữa các nền kinh tế của người Hán và các nền kinh tế thuộc đất Ấn Độ. Việc Trương Khiên thấy tơ lụa và đồ tre trúc của đất 蜀 Thục, đất 邛 Cung trên đất Khương Cư được ghi lại trong 史記 Sử kí đã chứng tỏ điều đó. Các cuộc thương thảo giữa sứ bộ Hán triều và các thủ lĩnh Điền và Dạ Lang về việc xác định tuyến đường đến Ấn Độ chính là nguồn gốc của thành ngữ 夜郎自大 Dạ Lang tự đại như đã đề cập ở trên. Các sự kiện này có niên đại khoảng những năm 120 TCN. Còn những bằng chứng khác về thương mại và con người qua lại vùng này gồm có các nhạc cụ và các nghệ nhân tiêu khiển từ đế chế Tây La Mã** đến kinh đô nhà Hán năm 120 TCN.

    Mối quan hệ giữa Dạ Lang và các chính thể 且蘭 [11] Thả Lan và 頭蘭 Đầu Lan cũng được nhắc đến trong 史記 Sử ký, nhưng không được rõ ràng. 頭蘭 Đầu Lan nằm trong, hoặc nằm gần quận 犍為 Kiền Vi, đã bị tấn công, chịu quy phục nhà Hán, rồi theo nhà Hán tấn công Nam Việt. Sau đó, (vào khoảng năm 111 TCN, các sử liệu Hán cho biết***) các chính thể này đều trở thành các bộ phận của một quận mới Tang Ca, đặt tên theo tên của con sông đã được nói đến ở trên. Vì vậy mà có lẽ họ đã từng là các bộ phận hoặc là thần thuộc của chính thể Dạ Lang trước đó. Chính “Dạ Lang hầu” cũng đã đến kinh đô nhà Hán ở Tràng An để nhận ấn tín. Điều đó cho thấy việc làm suy yếu quyền lực của vị thủ lĩnh này và việc tích hợp ngày càng tăng đất đai của họ vào các chính thể của người Hán. Qúa trình thống thuộc ấy có lẽ đã gia tăng sau năm 86 TCN, sau khi nhà Hán đã đàn áp xong “cuộc bạo loạn” của 24 vùng tại 牂柯 Tang Ca, bao gồm cả 談指 Đàm Chỉ và 同並 Đồng Tịnh với 30.000 người. Nhà Hán đã lệnh cho Thục và Kiền Vi phải đưa 10.000 lính đến để trấn áp họ, và cuối cùng cuộc nổi dậy đã hoàn toàn thất bại****. Năm 27 TCN cũng có một cuộc nổi dậy tương tự như vậy của 郡夜郎王興 Dạ Lang vương Hưng, để rồi ông bị giết chết bởi chính bàn tay của các nhóm trung thành với Hán triều. Những sự kiện tương tự liên tiếp diễn ra trong những thế kỷ đầu công nguyên.

    Nếu chúng ta tổng kết các nhận định trong các sử liệu Hán về Dạ Lang thì có thể thấy rằng trong khuôn khổ các giới hạn tạm thời của nó, chính thể Dạ Lang và tiền thân Tang Ca của nó đã mở rộng, với tư cách là một chính thể chủ yếu, ở vào thế kỷ III TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn. Cho đến khi các giới hạn địa lý được quan tâm, thì Hậu Hán thư [12] đã lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt Nam ngày nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam), và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). Vì vậy đó là một chính thể rất rộng lớn và hùng mạnh, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và đã thành thạo công nghệ đồ đồng tiến bộ nhất trong thời gian đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về trung tâm chính trị của chính thể Dạ Lang, đối với một số nhà nghiên cứu thì Thả Lan là kinh đô của quận Tang Ca, và cũng là Dạ Lang. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận phổ biến hơn cho rằng kinh đô của Dạ Lang nằm ở một nơi nào đó thuộc phía tây tỉnh Quý Châu ngày nay. (Chính thể Dạ Lang và nguồn gốc cái tên Trung Quốc)

    [​IMG]

    Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) - phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh sinh raLộc Tục, Lộc Tục sinh ra Lạc Long Quân. Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ sinh được 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ

    Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến

    Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ ĐVSKTT là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang [1]. Về sau các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên gọi kinh đô thời Văn Lang là Phong Châu

    "Lĩnh Nam chích quái" chép cương vực nước Văn Lang: đông giáp Nam Hải , tức biển Đông, tây tới Ba Thục , bắc tới hồ Động Đình, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành)

    Các nghiên cứu khảo cổ gần đây cho rằng thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 2700 TCN - 2000 TCN)

    "Hai hội nghị 1 và 2 nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương tháng 12-1968 và tháng 4-1969 đã rút ra được mấy kết luận căn bản, là: “Thời kỳ Hùng Vương là có thật”. “Nền văn hóa Hùng vương là một nền văn hóa đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, từ thấp lên cao”. “Đó là một nền văn hóa bản địa… nảy sinh tại chỗ, tiến lên dần, do chính ông cha ta sáng tạo ra và xây dựng nên”. “Nền văn hóa Hùng Vương tỏ ra có những nét đặc sắc, độc đáo, đỉnh cao của sự phát triển đó phải nói là ở một trình độ cao”[6].

    Những kết luận trên được rút ra từ những cơ sở khoa học chắc chắn. Những văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn gần như được mọi người nhất trí nhận rằng đó là những văn hóa có niên đại kế tiếp nhau từ thời đại đồng sớm tới thời đại sắt sớm. Như vậy, trước hết ta có cơ sở khoa học để nói rằng có một thời kỳ rất dài có dấu vết hoạt động liên tục của con người trên một phần đất Việt Nam ta hiện nay.

    Kết quả chính thức phân tích C14 than tro lấy ở hai di chỉ Đồng Đậu và Vinh Quang cho biết các niên đại: Đồng Đậu ở độ sâu 4m: 3328 ± 100 năm, và Vinh Quang ở độ sâu 1m80: 3046 ± 120 năm cách ngày nay (kể từ năm 1950 trở về trước). Đồng Đậu chưa phải là di chỉ sớm nhất của thời đại đồng (và cũng không phải là di chỉ sớm nhất của thời kỳ lịch sử Hùng Vương). Như vậy, con số 4000 năm của lịch sử Việt Nam trong thư tịch cũng như trong truyền thuyết đã có thể được chấp nhận như một điều hợp lý. Đáp số của khoa học tự nhiên phù hợp với đa số ý kiến đoán định niên đại bằng phương pháp so sánh loại hình khảo cổ học.

    Những hiện vật khảo cổ đồ gốm, đồ đồng mà ta đã phát hiện, xét từ hình dáng, hoa văn tới kỹ thuật làm, nhìn lên phía bắc, nhìn sang phía tây và nhìn xuống phía nam, chúng ta không thể nào tìm thấy những vật nào đủ tiêu chuẩn là nguồn gốc từ đó phát triển ra chúng. Rõ ràng đây là những hiện vật phát sinh từ bản địa và phát triển cũng trên bản địa. Những đồ án hoa văn cân đối, sinh động do những đường cong, đường tròn chấm dải của văn hóa Phùng Nguyên vẫn còn được giữ gìn khá trọn vẹn ở những mô típ chủ đạo của những đồ án hình học của văn hóa Gò Mun và rồi lại phản ánh đầy đủ trên hoa văn đồ đồng Đông Sơn. Những hiện vật trang sức bằng đá của Phùng Nguyên, những hiện vật bằng đồng Đông Sơn không thua kém bất cứ hiện vật nào của một nền văn hóa khác cùng thời trên thế giới. Vậy nói rằng ở thời Hùng Vương tổ tiên ta đã sáng tạo ra một nền văn hóa ở một trình độ cao là phù hợp thực tế và vẫn rất khiêm tốn.

    Những kết luận khoa học nói trên về thời kỳ lịch sử Hùng Vương, một thời kỳ còn xưa hơn và mơ hồ hơn rất nhiều so với thời kỳ lịch sử An Dương Vương, rõ ràng là cơ sở để khẳng định sự có thật của thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc ngắn ngủi nối tiếp ngay sau nó mà có người gọi vui, nhưng xem ra cũng hợp lý ở góc độ nào đó, là thời “Hùng Vương thứ 19″.- Về An Dương Vương- Trần Quốc Vượng "
    halosunALPHA3 thích bài này.

Chia sẻ trang này