1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh khả năng lặn sâu, chạy êm của tàu ngầm Nga và US

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducsnipper, 11/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hầu như không có URL nào so sánh cụ thể về điều này. Nếu bác so sánh tầu ngầm tấn công cỡ nhỏ và tầu ngầm chiến lược hạt nhân hạng nặng thì khác gì so máy cày và xe bus.
    Tầu ngầm chiến lược phải giấu kín, lặn sâu, yên tĩnh. Kích thước lớn làm nó dễ cách ly tiếng ồn từ trong lòng tầu. Chân vịt lớn làm tốc độ quay của chân vịt thấp. Tầu ngầm tấn công thì lao thật nhanh đến đối phương, tầu nhỏ nhưng có nhiều thiết bị đối kháng(xác định mục tiêu, dẫn đường, tự vệ), có số lượng tầu và hoả lực mỗi tầu lớn.
    Mỹ không có tầu ngầm tấn công đúng nghĩa, tất cả tầu ngầm của họ đều rất lớn. Việc tin đồn Nga ăn cắp bí mật giảm ồn chân vịt em không hiểu cụ thể đến đâu. Chắc chỉ là một phần trong kỹ thuật giảm ồn. Titan có đặc điểm là dễ làm nhẵn, rất bóng, không ăn mòn, nhẹ là thứ nguyên liệu quý hiếm đặc sản của Nga. Các tầu ngầm tấn công Mỹ là tầu ngầm lai : tấn công-chiến lược. Do đó số lượng tầu ngần Mỹ nhỏ (tính chiến lược làm tầu rất đắt). Được các chiến hạm Nga phát hiện ở khoảng cách 20km khi đứng yên, xác định chính xác vị trí bằng phương pháp thụ động khoảng trên 10 km (đầu ngư lôi tính toán cụ thể vị trí mục tiêu).
    Do nhiều tầu tấn công nhỏ, nếu tính trung bình thì tàu Nga nông và ồn hơn. Nga cũng có nhiều tầu lai tấn công-chiến lược. Mục đích tiêu diệt hạm đội đối phương khoảng 1000km bằng tên lửa, bắn tầu đối phương 50 km bằng ngư lôi. Các phương pháp chống ồn được phát triển ở Iacutxcơ. Nếu bác đọc bài mìn thì thấy, Mỹ không nhiều tham vọng về ngư lôi. Tốc độ, tầm bắn, khả năng xác định mục tiêu đều yếu. (tốc độ ngư lôi chống tầu ngầm 30-45 hải lý /giờ). Do ngư lôi yếu nên tầu Mỹ có lặn sâu khi di chuyển hay ẩn thì vẫn có độ sâu tác chiến nhỏ. 200m là giới hạn của NATO. Trong khi đó, khoang cấp cứu của Commxomonxcơ thoát khỏi tầu ở độ sâu 600m.
    Về độ sâu ẩn các siêu tầu ngầm chiến lược, bác Typhoon có thể trình bầy rõ hơn. Như 1500 feet của Mỹ thì không có gì. Về độ sâu tác chiến, ngoài Nga, Nhật (Nhật rất bí mật) thì lớp cá voi của Israel và Đức là một đỉnh điểm.
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hầu như không có URL nào so sánh cụ thể về điều này. Nếu bác so sánh tầu ngầm tấn công cỡ nhỏ và tầu ngầm chiến lược hạt nhân hạng nặng thì khác gì so máy cày và xe bus.
    Tầu ngầm chiến lược phải giấu kín, lặn sâu, yên tĩnh. Kích thước lớn làm nó dễ cách ly tiếng ồn từ trong lòng tầu. Chân vịt lớn làm tốc độ quay của chân vịt thấp. Tầu ngầm tấn công thì lao thật nhanh đến đối phương, tầu nhỏ nhưng có nhiều thiết bị đối kháng(xác định mục tiêu, dẫn đường, tự vệ), có số lượng tầu và hoả lực mỗi tầu lớn.
    Mỹ không có tầu ngầm tấn công đúng nghĩa, tất cả tầu ngầm của họ đều rất lớn. Nhưng tầu ngầm chiến lược lớn nhất lại nhỏ hơn. Việc tin đồn Nga ăn cắp bí mật giảm ồn chân vịt em không hiểu cụ thể đến đâu. Chắc chỉ là một phần trong kỹ thuật giảm ồn (hình như là làm nhẵn). Titan có đặc điểm là dễ làm nhẵn, rất bóng, không ăn mòn, nhẹ là thứ nguyên liệu quý hiếm đặc sản của Nga. Các tầu ngầm tấn công Mỹ là tầu ngầm lai : tấn công-chiến lược (tính chiến lược làm tầu rất đắt). Được các chiến hạm Nga phát hiện ở khoảng cách 20km khi đứng yên, xác định chính xác vị trí bằng phương pháp thụ động khoảng trên 10 km (đầu ngư lôi tính toán cụ thể vị trí mục tiêu).
    Do nhiều tầu tấn công nhỏ, nếu tính trung bình thì tàu Nga nông và ồn hơn. Nga cũng có nhiều tầu lai tấn công-chiến lược. Mục đích tiêu diệt hạm đội đối phương khoảng 1000km bằng tên lửa, bắn tầu đối phương 50 km bằng ngư lôi. Cuôcxcơ có thân rộng và trọng tải lớn. Các phương pháp tác chiến âm thanh được phát triển ở Iacutxcơ. Nếu bác đọc bài mìn thì thấy, Mỹ không nhiều tham vọng về ngư lôi. Tốc độ, tầm bắn, khả năng xác định mục tiêu đều yếu. (tốc độ ngư lôi chống tầu ngầm 30-45 hải lý /giờ). Do ngư lôi yếu nên tầu Mỹ có lặn sâu khi di chuyển hay ẩn thì vẫn có độ sâu tác chiến nhỏ. 200m là giới hạn của NATO. Trong khi đó, khoang cấp cứu của Commxomonxcơ thoát khỏi tầu ở độ sâu 600m.
    Về độ sâu ẩn các siêu tầu ngầm chiến lược, bác Typhoon có thể trình bầy rõ hơn. Như 1500 feet của Mỹ thì không có gì. Về độ sâu tác chiến, ngoài Nga, Nhật (Nhật rất bí mật) thì lớp cá voi của Israel và Đức là một đỉnh điểm.
    Nói chung, tiếng ồn của tầu ngầm chia ra 4 loại:
    -1. Chân vịt. (một số tầu ngầm có chân vịt hoạt động khi đứng yên).
    -2. Cản nước của thân tầu khi di chuyển.
    -3. Tiếng ồn do hoạt động của máy móc trong tầu.
    -4. Tiếng ồn của vũ khí khi tác chiến.
    Điểm 1: titan đóng vai trò rất quan trọng, độ lớn của tầu cũng làm giảm điều này (do chân vịt lớn quay chậm hơn).
    Điểm 2: vỏ titan-cao su là một sản phẩm ưu việt và đắt đỏ. Loại như Cuôcxcơ thân rộng thì tiếng ồn này cũng lớn. Các tầu tấn công như Commxomonxcơ, lớp kilo thì thân tròn đều dài đỡ đi. Các tầu chiến lược di chuyển chậm và lặn sâu cũng giảm.
    Điểm 3: Các tầu lớn có chắn cách âm tốt (Cuôcxcơ với vỏ hai lớp, không kể caosu ngoài).
    Điểm 4: cái này thì tầu tấn công thua đứt tầu chiến lược. Nhưng đối phương chỉ nghe được khi sắp tiêu.
    Âm thanh cũng chia ra các dải tần:
    Hạ âm, cái này thì chân vịt vang đến hàng trăm km. Nhưng khó xác định vị trí tầu.
    Dưới 300 hz: tiếng cản nước của chân vịt và vỏ tầu khi chưa có bọt. Điều này được hạn chế bằng hình dáng hợp lý của tầu (dài và tròn đều) và chân vịt (rộng, nhẵn, góc nghiêng/vận tốc với nước đều )
    Trên 300 hz: ma sát của nước với vỏ tầu, các xoáy cuộn tạo bọt, tiếng ồn từ trong tầu ra. Cái này vang không xa, nhưng lại mang nhiều thông tin rõ ràng về vị trí tầu, là tín hiệu cần thiết cho ngư lôi tự tìm mục tiêu. Các tầu thân rộng và trọng tải lớn ưu điểm hơn, do có thể mang vỏ và chân vịt rất nặng. Điều này được hạn chế bằng lớp bọc đàn hồi (chống tạo xoáy), titan cực bóng, lớp cách âm.
    Vì vậy so Ohio và Cuôxcơ, khoảng 300hz thì Ohio ăn, trên nữa thì thua. Điểm thua này là chung cho các tầu tấn công hạt nhân Mỹ. Chủ yếu do bọt ở chân vịt (tốc độ vòng quay cao). Trong những bộ phim khoa học về Bắc Băng Dương, các bác có thể thấy cảnh quay tầu ngầm Mỹ trong nước cực trong: bọt này có thể tích vài met khối đến hàng chục met khối.
    Vì vậy, việc so sánh trên một dải tần hay chế độ làm việc nào đó, hay giữa hai loại tầu nào đó là phiến diện. Ví như không thể so lặn sâu giữa kilo và ohio. Cũng như không so sánh Mir và ohio. Cũng không so sánh Commxomonxcơ khi nó đứng yên, tuần tiễu hay tấn công: khi đứng yên nó rất sâu và êm, với tốc độ 80km/h khi phóng ngư lôi và bao tên lửa thì nó ồn ào kinh khủng. Cũng không so sánh tiếng ồn có giá trị: hầu hết các tầu ngầm khi di chuyển một mình đều bị tầu có dò âm đứng yên phát hiện ở khoảng cách hàng trăm km. Nhưng phân loại, đếm số lượng và đọc được vị trí, thì khó bàn.
    Khi tính trung bình độ sâu, với số lượng lớn tầu tấn công diesel thì Nga thua đứt. Độ ồn, dải tần ồn, mẫu tiếng ồn là những điều cực kì bí mật, có lẽ chỉ có các chuyên gia Iacutxcơ mới biết nhiều. Nhưng không phải là tất cả, vì hai siêu cường tầu ngầm vẫn cử tầu đi nghe ngóng nhau.
    Đó là chưa kể ngoài tiếng ồn, ngư lôi và tầu địch có hệ thống dò chủ động sonar, từ trường, chấn động và gần đây nhất, mới là ý thưởng chưa có mẫu thực tế nào là radar. Người ta cũng phát hiện một vài hiện tượng làm tầu ngầm lộ ra: laze liên lạc với vệ tinh, các vi sinh vật phát quang trong nước bị tầu ngàm làm sáng lên, nước nóng tầu nhả ra.
    Nga thì tầu hật nhân tấn công-tuần tiễu ít hơn Mỹ, như các siêu tầu ngầm chiến lược thân rộng, trọng tải lớn nhiều hơn hẳn. Tầu diesel thì Mỹ không có. Tầu tấn công hạt nhân đỉnh điểm thì Nga trội hơn về chất lượng nhưng số lượng ít hơn do trang bị chậm.
    Mỹ hiện tại và tương lai không có tham vọng nhiều về ngư lôi (các bác đọc bên mìn). Quá khứ là nước có tầu ngầm đầu tiên, tầu ngầm nguyên tử đầu tiên, tầu ngầm nguyên tử đầu tiên chui qua Bắc Băng Dương. Nhưng cũng có chiếc đầu tiên chìm, chiếc nguyên tử đầu tiên chìm. Nói chung trong các cuộc chiến, hải quân họ không ưa dùng thứ này. Và chiến công của tầu ngầm Mỹ không nhiều. Chỉ sau khi có năng lượng hạt nhân và tên lửa, tầu ngầm trở thành bệ phóng vũ khí chiến lược kín đáo và di động, thì họ mới làm nhiều. Vậy có thể thấy họ coi nhẹ chữ "tấn công" hơn chữ "chiến lược" của tầu ngầm.
    Trong vũ khí, các nước không bán cho nhau những gì liên quan đến thứ này nên các bác có thể thấy, tiền không thành vấn đề.
  3. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Hiểu biết của bác huyphuc thật đáng kinh ngạc. Vote bac 5*.
    Theo tôi đoán (chỉ đoán thôi, chả ai biết được trừ khi là người trong cuộc) thì Nga và Mỹ thằng nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, và thằng nào cũng tìm cách phóng đại chiến thắng của mình lên, dấu nhẹm thất bại đi.

    Le Van Le

Chia sẻ trang này