1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Kỹ thuật không quân Nga và Hoa Kỳ !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tifosimilan, 21/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nghe bác Phucov chửi bới AESA dữ quá cũng sợ.
    AESA hay PESA chỉ là cách tích hợp phần tử mạng pha của radar, ko nói lên cái nào hơn cái nào.
    Với cùng số phần tử, PESA có tầm quét lớn hơn, tín hiệu mạnh hơn và mức độ xử lý tín hiệu cao hơn. Bù lại công suất phát sóng cực lớn, nguồn điện cung cấp khá tốn kém nặng nề. AESA thì tuỳ vào số lượng phần tử có thể chia tìm và xử lý số mục tiêu lớn hơn PESA, nhưng mức độ nhiễu tín hiệu thì cao hơn nhiều.
    Trên lý thuyết thì AESA có thể quét tốc độ cực nhanh với góc lớn, nhưng thực tế phải quét chậm lại để xử lý tín hiệu. PESA thì quét chậm hơn, nhưng nó có thể cùng lúc tạo nhiều dải tần khác nhau, và trên cùng dải tần phát tín hiệu có độ trễ khác nhau, hiệu ứng cũng tương tự như AESA. Để tăng góc quét PESA còn quét chảo cơ học làm cho góc quét tổng hợp của nó lớn hơn AESA ( hay chính xác là PESA trên MKI, Su35 và MiG31 có góc quét lớn hơn máy bay Mẽo).
    Cả PESA và AESA đều là mạng pha, nghĩa là các phần tử phát sóng cộng hưởng để tín hiệu thu về đc khuếch đại, cả 2 khi phát sóng đối phương đều ko thể biết đang bị chiếu.
    AESA có khả năng gây nhiễu vif đơn giản là khả năng quét nhanh hơn, nhưng khi gấy nhiễu thì coi như vứt bỏ các chức năng khác, vì thế đeo ECM pod thì hiệu quả hơn. Tính năng này chưa ưu việt hơn PESA.
    Muốn tăng hiệu quả của PESA phải tăng công suất cho nó, trong khi muốn tăng hiệu quả của AESA thì phải tăng khả năng xử lý tín hiệu, tức là thiên về viết phần mềm xử lý, chính lý do này khiến cho PESA của Ngố có hiệu quả hơn AESA của Mẽo, nghiên cứu tăng công suất rẻ hơn so với ngồi xây dựng dữ liệu và viết phần mềm xử lý từ đầu.
    Tuy nhiên tương lai thì AESA là xu thế tất yếu, lý do là hiện khó có thể tăng công suất cho radar thêm nữa, kịch trần rồi, trong khi việc số hoá và xử lý tín hiệu thì còn chưa phai phá bao nhiêu, AESA có nhiều đất phát triển hơn.
    PESA cũng có thể phát triển mảng xử lín tín hiệu ở tần số thấp, ko chỉ ứng dụng cho radar mà còn cho cả dân sự nữa, lúc đó thì radar phò mặt đất có thể quét xa vạn dặm mà còn track mục tiêu ở tầm cực xa, nhưng đó ko phải là chuyện hiện tại.
    Tóm lại, dù AESA hiện có phò cỡ nào thì tương lai nó vẫn là số 1.
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Vịt này cùng họ với phucov.
    EF2000 và Rafale có AESA hồi nào?
    MiG35 đã có và chào bán Zhuk M tương đương với APG80 rồi, có thằng vẹo ở châu âu nào có sản phẩm chưa?
    Đến lúc châu âu thử nghiệm xong thì Ngố sẽ có Zhuk AE là bản mạnh hơn cùng serie, tương đương với APG79 của F18F. Thậm chí người ta còn cho là làm xong rồi vì Phazotron đang quay sang làm radar cho PAK FA.
    Châu âu có AESA ( thử nghiệm) từ bao năm ko biết, chứ Zhuk thì hơn 10 năm rồi.
  3. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.512
    Đã được thích:
    3.615

    Danh tiếng của Nga lu mờ khi Algeria trả lại máy bay? Link: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/37845/default.aspx
    20/2/2008, 13:58''''
    Algeria yêu cầu Moscow nhận lại số máy bay chiến đấu MiG được cung cấp theo hợp đồng vũ khí quan trọng bởi vì liên quan đến chất lượng. Điều này đã giáng một đòn đau vào danh tiếng của Nga, hãng tin AP hôm 19/02 đưa tin.
    Quyết định trả lại máy bay ?" chủ đề trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đang có chuyến thăm Nga với Tổng thống Putin tại điện Kremlin hôm 19/02 ?" có thể làm lu mờ danh tiếng của Nga với tư cách là nhà cung cấp tin cậy và dập tắt hi vọng mở rộng vai trò thủ lĩnh trong thị trường vũ khí thế giới.
    ?oQuyết định trả lại máy bay này là sự việc chưa từng xảy ra với Nga?, Alexander Khramchikhin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Phân tích chính trị và quốc phòng có trụ sở tại Moscow, cho biết.
    Đây là việc trả lại đầu tiên từ phía khách hàng trong suốt quá trình hợp tác công nghệ quốc phòng của Nga với các nước khác. Vậy lí nào đằng sau vụ việc trên?
    Algeria sẽ trả lại lô 15 máy bay chiến đấu MiG-29SMT đầu tiên được giao vào năm ngoái và từ chối nhận số máy bay còn lại theo hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD. Thỏa thuận về việc trả lại máy bay được kí kết ngay trước khi Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika thăm Moscow. Theo thỏa thuận năm 2006, Nga sẽ giao 34 chiếc MiG-29 cho Algeria giai đoạn 2007-2008.
    Các quan chức Algeria cho biết số máy bay này có một số bộ phận cũ và không đạt tiêu chuẩn. Sau nhiều tháng hội đàm, các quan chức hai nước đã đạt được thỏa thuận cụ thể vào tuần trước về việc trả lại máy bay, nhật báo thương mại Kommersant đưa tin.
    Các quan chức tại Bộ Quốc phòng và các cơ quan đầu não của chính phủ Algeria không bình luận về thông báo trên. Một phát ngôn viên cho hãng Rosoboronexport của Nga cũng từ chối bình luận về vụ việc này.
    Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Algeria Bouteflika không công khai đề cập đến thỏa thuận MiG-29 khi họ ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, TT Putin khẳng định họ ?ocó nhiều vấn đề cần thảo luận, trong đó có vấn đề hợp tác công nghệ quốc phòng?.
    Thỏa thuận MiG-29 là một phần trong gói thỏa thuận vũ khí trị giá khoảng 8 tỷ USD được kí kết trong chuyến thăm tới Algeria của TT Putin hồi tháng 3/2006. Nga đã nhất trí xóa số tiền nợ trị giá 4,7 tỷ USD từ thời Xô viết cho Algeria (số tiền nợ này chủ yếu liên quan đến việc chuyển giao vũ khí).
    Một số chuyên gia Nga nhận định sự đổ vỡ trong thỏa thuận với Algeria cho thấy sự xuống dốc rõ ràng về công nghiệp quốc phòng Nga. Các hãng chế tạo vũ khí hàng đầu như MiG tồn tại được nhờ vào những đơn đặt hàng xuất khẩu.
    Trong khi doanh thu vũ khí Nga tăng trưởng đều đặn - vượt mức 7,5 tỷ USD hồi năm ngoái thì một số thỏa thuận vũ khí gặp rắc rối.
    Ấn Độ - khách hàng tiềm năng về vũ khí Nga ?" liên quan đến bất đồng trong hợp đồng với Nga về nâng cấp một tàu sân bay do Xô viết chế tạo. Một xưởng đóng tàu của Nga đã lùi thời hạn giao tàu và yêu cầu giá cao hơn song phía Ấn Độ phản đối mạnh mẽ và bất đồng giữa hai nước hiện vẫn đang tiếp diễn.
    Nga đã và đang thuyết phục Ấn Độ để giành hợp đồng trị giá hàng tỷ USD nhằm cung cấp 126 máy bay chiến đấu mới, mua máy bay MiG-35 và một phiên bản tiên tiến của MiG-29. Những rắc rối liên quan đến thỏa thuận với Algeria, thêm vào đó là bất đồng về tàu sân bay, có thể tác động xấu đến những cơ hội của MiG trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các công ty của Mỹ, Pháp và Thụy Điển.
    Một số nhà phân tích nhận định rằng sức ép từ Pháp ?" quốc gia muốn bán máy bay Rafale cho Algeria ?" có thể cũng là một nhân tố dẫn đến quyết định từ chối nhận máy bay MiG của Algeria.
    Andrei Maslov, trưởng nhóm chuyên gia về các nghiên cứu châu Phi, khẳng định rằng Algeria có thể bị ?oxúi giục? để mua máy bay Pháp như một sự trao đổi nhằm tăng vọt doanh thu năng lượng cho Pháp. ?oSố tiền mua máy bay Rafale sẽ chỉ là ?omiếng bánh nhỏ? trong ?omiếng bánh lớn? sẽ giành được từ việc bán khí đốt cho Pháp?, Maslov phát biểu.
    Không biết chuyện này có thật không các bác nhỉ
  4. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Tui rất nể phục kiến thức về quân sự của bác HP hay là Than_Dau_Tuat. Tưởng như bác là nhiều người chứ không phải 1. Cứ động đến vấn đề gì, lĩnh vực nào, dù đối thủ là ai bác cũng sẵn bài vở để đập lại.
    Dưng mà bất cứ cái gì của Mẽo, từ khẩu súng bộ binh, xe tăng, máy bay các loại, tàu chiến, tàu ngầm, tên lửa các loại đến cả con tàu vũ trụ,... bác đều xếp dưới Nga tuốt tuồt tuột như thế này thì thật khó để người ta không khỏi nghi ngờ.
    Phải nói là hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nó đã đạt được rất nhiều thành công ấn tượng. Vụ bắn vệ tinh cũng là một việc vừa thử nghiệm khả năng của hệ thống, vừa để quảng cáo. Nga không thể theo Mỹ chạy đua xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu này vì tiềm lực không đủ. Nếu hệ thống này kém, tại sao Nga lại phải nhảy dựng lên vì việc Mỹ bố trí nó ở Đông Âu?
    Các bác pro Nga, hễ Mỹ thành công chuyện gì, các bác cũng tìm cách hạ thấp ý nghĩa của nó, rồi bới móc, dè bỉu. Trong khi đó, các thất bại của Nga như bắn thử tên lửa Bulava, các trục trặc với các đối tác mua vũ khí,... thì các bác lờ đi hay tìm cách cãi cùn bằng được.
    Hơn nữa, bác HP có phê phán đối phương thì cũng chẳng cần dùng từ nặng nề để đến nỗi trèo lên, trụt xuống cái cây của mod như thế. Nghe không nhân văn chút nào.
    Vài lời chen ngang. Các mod thấy thừa thì xoá hộ.
  5. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hay nhỉ,bạn cứ đưa cả bài lên xem thì hay đấy -Còn sự thật theo thông tyin báo chí là có đây.
    1-Về Algeria là có từ lâu rồi từ tăng T-90 khi thông số về nòng pháo của nga ít hơn so với phương tây thì nga cũng đã giải thích là đấy là do tiêu chuẩn của hai nước còn dùng còn bền hơn của phương tây.Còn về Mig-20SMT thì là do Mig lúc đó sát nhập với Shukhoi và nhiều linh kiện lấy từ tổng kho dự trữ cũ để đại tu Mig-29 làm cho Algeria không hài lòng lắm...có lẽ cả vấn đề nội bộ nữa.
    2.Với Ấn Độ trương trình hợp tác vẫn kinh khủng-và cũng nhiều vấn đề và đã được và đang giải quyết.Ví dụ như tăng thêm 5 tr USD cho mỗi Su-30MKI do USD mất giá ( Ấn độ mua thêm 40 Su-30MKI và rắp ráp 140 chiếc đến 2014-2015) riêng 1000 tăng T-90 cũng cần công nghệ luyện thép làm nòng pháo của Nga...Với tầu hàng không mẫu hạm thì Nga muốn đóng thật hiện đậi nhưng đồi thêm 1 tỷ USD,còn Ấn Độ thì muốn có ngay HKMH...>Nói chung họ đều đàm phán và giải quyết thôi
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ơ hờ hờ hờ.
    Cái chuyện hàng không mẫu hạm là thế này.
    Theo kế hoạch cũ, năm nay, Nga hoàn thành 3 chương trình lớn là 2 Kirov và cái trên trong quân xưởng phương Bắc. 2 Kirov nhìn trên ảnh vệ tinh thì đang thử nghiệm rồi, sắp xuất xưởng.
    Còn tầu sân bay.
    Ban đầu, cấu hình Ấn Độ đặt hơi lạc hậu. Vấn đề là nay Nga thì rỗi việc, cùng lúc xuất xưởng 3 cái, trong năm ngoái lại hạ thủy 1 tầu ngầm lớn năm nay xuất xưởng, như vậy là 4. Dễ dàng nhận ra nhu cầu hai bên đều muốn đóng thêm, một anh không có việc, anh khác thấy muốn sửa sang. Nga thì muốn xếp đến 2011, vì sắp tới họ rỗi, nhưng sau đó lại bắt đầu công việc mới theo kế hoạch, convert toàn bộ đường băng, tốn nhiều công. Ấn Độ thì muốn hệ thống điện tử mạnh như Kirov cho chóng xong.
    Sự việc hiện vẫn đang là dự định bàn cãi, cũng có thể là kế sách của các chính trị gia để né hạ báo chí. Nhưng phương tây thì thổi um lên.
    Cùng ký với việc sửa thêm tầu sân bay là Nga đóng cho Ấn một tầu ngầm hạt nhân dưới hình thức cho thuê. Biên chế máy bay trên tầu sân bay cũng có vẻ được thay đổi, vì mẫu MiG-29 gần đây không hợp thời trang.
    Thực tế, MiG-29 có cấu hình antena radar kiểu phương Tây, nhỏ, lắc chảo... khác hẳn với các truyền thống Nga trên Su-27 các đời hay MiG-25, MiG-31... thường có antena cố định rất to (diện tích gấp 4-5 lần). Mà Su-30MKI hiện nay đang là hàng hot. Sau các trận đấu kiếm chơi với F đại thắng thì hàng này lên quá tiên, rất nhiều khách tìm cách để có.
    Vấn đề MiG ở Angiê cũng vậy.
    An-giê muỗn dẫy tí vì đám MiG này cũng khá dở so với mẫu Su khác, nên muốn đổi. Thông tin ban đầu là đổi lấy Su, nhưng báo chí phương tây lại thổi.
    Xe tăng, điều này làm đau đầu các nhà quân sự Nga Ấn, cũng như tất cả các hợp đồng dài hạn dân sự, quân sự trên toàn thế giới do đô mất giá.. Tuy hạ giá đô lợi xuất khẩu Mỹ, những chắc chắn không vì thế mà Ấn Độ đổi T lấy M đâu.
    Trong năm vừa qua, Nga vươn lên vị trí thứ 2 về xuất hàng chiến. Tuy còi hơn Mỹ về ngân thu, nhưng thực tế số đơn vị vũ khí cao hơn, do hàng rẻ. Tất nhiên là cái hệ thống "tiếp thị toàn cầu" phải vào trận. Cá basa Vịt được tung hô là ăn xxx của người, chứa dioxin... nữa là xe tăng Nga.
    Điều này tất nhiên với phương Tây là khủng rồi. Một là tiền, buôn bán thì lấy tiền làm đầu. Nhưng quan trọng hơn, vũ khí Nga đi đến đâu, thì "tự do phương tây" chạy rẽ đất đến đấy.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thế giới đang đảo lộn, đô mất giá, chiến sự chạy đua vũ trang.... ai cũng muốn thay đổi cấu hình vũ khí. Nga, Angiê, Ấn là những thằng đại bội thu mấy năm vừa rồi, lắm tiền thì sửa lại thuyền bè diều pháo, sắm con xe ngon hơn... có thế thôi mà mấy cái loa phương tây gào ùm lên.
    Ấn phát triển mạnh AESA. Bọn này đầu tư rất lớn, nghiên cứu phát triển và đư vào thực tế nhiều dạng phased array, đều có dactive. Nhìn con dưới đây, đường kính lớn tướng với 4000 phần tử điều khiển pha (của F-22 là 1500 phần tử). To khủng bố.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Có mạnh nói tại sao cái gì của mỹ cũng còi ?????
    Thật ra, không phải cái gì của Mỹ cũng còi, nhưng nhìn chung, vũ khí Mỹ rất còi. Mà không riêng vũ khí, khoa học quân sự của Mỹ rất còi.
    Cái chính sách quảng cáo rầm rĩ rẻ tiền chính là nguyên nhan đó. Trang bị vũ khí của Mỹ không được quyết định bởi các chuyên gia quân sự hay khoa học kỹ thuật uyên thâm, mà lại được quết định bởi dư luận, vốn phản ứng đồng bóng trước giàn phát thanh khủng bố nhất thế giới mang tên "tiếp thị quốc gia trên toàn cầu".
    Không ở đâu có kiểu cho quan khách xuống tầu ngầm hạt nhân, lái thủ rồi gây tai nạn ....
    AESA không phải là một lựa chọn hay ho. Khi máy bay châu Âu đã dùng phổ biến thì năm 2001, Mỹ mới quyết định sử dụng trên F-22 với giá khủng khiếp. Mà cái công nghệ này của Mỹ cũng chẳng hay ho gì. Các phần tử được đặt, chỉnh, hàn thủ công... Nên chất lượng thì phải biết.
    Quay lại máy bay. Agile Beam là gì, quét chùm nhanh. Nó có tác dụng gì, dưới đây mô tả. Người Mỹ buộc phải sử dụng AESA để có quét chùm nhanh Agile Beam góc rộng.
    Trừ một số máy bay như MiG-29, các Su và MiG có điểm vượt trội là antena radar rất to, đã thế lại có thêm các radar đuôi và các cảm biến radio khác (như là một thứ antena phụ, thụ động cho radar). Mảng pha antena lớn là thuận lợi lớn, góc quét rộng của antena trước, đủ bốn xung quanh, độ phân giải cao, tạo chùm điện tử (tạo chùm nhanh, agile beam). Đã thế, việc sử dụng bước sóng dài và các cảm biến quang-điện tử khác cho khả năng phát hiện phía trước đến 400km. Định vị chính xác phía trước đến 200km. Khả năng phát hiện, theo dõi, đánh giá nguy hiểm, cảnh báo sớm và tự vệ trước 40km, sau 80km.
    Hệ thống ECM đeo thêm chỉ là thùng chứa các mồi giả, phần lớn chức năng đánh giá nguy hiểm, phát lệnh tự vệ là do máy tính lớn, cảm biến lớn trên máy bay mẹ thực hiện, nên có tầm ca, an toàn cao.
    Từ 2003, Nga đã có hệ thống đánh chặn AAM tầm xa điều khiển radar hoàn chỉnh. Hệ thống này được phát triển từ thời Liên Xô, nhưng thiếu đạn. Thành phần lớn nhất là hệ thống điện tử lớn như của Su, phòng thủ tất cả các hướng. Tuy nhiên, đạn đánh chặn AAM tầm xa K-30 không được phát triển tiếp. Đây là đạn rất giống R-73, nhưng hoàn toàn lái lực đẩy, nhờ đó, nó lộn nhào rất nhanh trong không khí, bắn ngược bắn xuôi không phụ thuộc hướng và tốc độ máy bay mẹ. Nay thì đạn đã phổ biến cả sang Tầu và Ấn Độ.
    Radar Nga rất tốt khả năng đánh mặt đất, xác định bản đồ 3D với đọ phân giải 3x3 mét, sử dụng tần số thấp để xác định mục tiêu trên mặt biển 300km ( MiG-29) và 400km(Su).
    Radar của máy bay Mỹ trước thời AEAS là những antena nhỏ. Chúng có góc quét điện tử rất nhỏ, nên chủ yếu dùng quét cơ học (lắc chảo, từ giờ gọi thế đi). Lắc chảo, quét cơ, không thể có tạo chùm điện tử, tạo chùm nhanh agile beam.
    Những quảng cáo đánh 5-10 mục tiêu một lúc là điêu toa, chỉ thực hiện được khi các mục tiêu này cạnh nhau, (chắc chỉ diễn trong trong tập trận). Máy bay mẹ cùng lúc chỉ dẫn đường một đạn đối không tầm xa dùng radar, các đạn khác dùng radar nhỏ riêng. Radar nhỏ của đạn con chỉ có tầm rất gần, ngay cả trong tầm gần đó cũng không bắn nhanh được.
    Các ứng dụng khác của quét chùm nhanh (agile beam) không có, như SAR mặt đất (tạo bản đồ 3 chiều).
    Hệ thống cảnh báo sớm, đánh giá nguy hiểm và đánh chặn đạn đối không của Mỹ rất tồi. Thông thường, radar máy bay mẹ không giúp gì nhiều, phó thác cho các ECM đeo thêm. Hệ thống chỉ được kích hoạt ở tầm rất gần và hạn chế bởi các phương pháp thả mồi... vì radar máy bay mẹ không thể theo dõi một lúc nhiều mục tiêu, làm một lúc nhiều nhiệm vụ cả trước và sau... còn ECM lắp thêm thì có cảm biến nhỏ.
    Không thể đánh các mục tiêu từ phía sau bằng đường radiolink, do radar mẹ không cùng lúc theo dõi cả mục tiêu và đạn. Việc bắn vòng qua vai được thực hiện bằng ghi chương trình bay vào hệ thống dẫn đường quán tính của đạn con. Điều này là khả năng đánh trúng rất thấp, không đáng kể.
    Rất tồi khi không chiến tầm xa., không thể theo dõi cùng lúc cả mẹ lẫn con ở góc lớn. Tức là, máy bay mẹ đoán trước điểm đến của mục tiêu, ghi chương trình bay vào con, rồi vừa theo dõi mục tiêu, vừa bảo con "đi đi con, nó sẽ đến chỗ đó". Nhưng nếu mục tiêu bị đồng bóng, nhảy sang đường bay khác ???? Thực tế cho thấy, trong các cuộc chiến tranh gần đây, hầu như không máy bay Nga sản xuất nào, kể cả cũ mới, dính AAM tầm xa.
    Kiểu lắc chảo antena nhỏ như thế được Nga dùng ở đạn AAM tầm xa, radar chủ động. Chúng chỉ cần tìm kiếm rồi theo dõi một mục tiêu. Máy bay mẹ bắn nhiều con, theo dõi nhiều con và nhiều mục tiêu của chũng, dẫn đường cho các con vào gần mục tiêu. Radar nhỏ trên con sục tìm mục tiêu ở tầm gần, rồi bám và tấn công.
    Nhược điểm của kiểu lắc chảo đã buộc Mỹ phải thay thế đồng loạt AESA, để đổi lấy trạng thái cứng. Trong khi đó, người Nga đã có sẵn trạng thái cứng từ rất lâu rồi.
    Bars của Su-30MKI (Su-30 xuất khẩu cho Ấn Độ). Antena to, cố định, tạo chùm điện tử, tạo chùm nhanh agile beam trên toàn góc rộng
    [​IMG]
    APG-70 của F-15. Tạo chùm điện tử nhanh góc hẹp, góc rộng là lắc chảo tạo chùm cơ học.
    [​IMG]
    Một kiểu radar của AAM, được dùng trên R-33, R-77.
    [​IMG]
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thật ra, cái gọi là AESA đã được áp dụng từ rất lâu. Các mảng pha lớn của hệ thống đánh chặn đạn chiến lược đạn đạo của Nga và Mỹ đều theo nguyên tắc này. Rồi không phải mảng các phần tử, mà mảng của mảng các phần tử tích cực được áp dụng.
    MiG-29 là một máy bay khá đặc biệt của Nga. Nó có cấu hình giống như máy bay phương tây, nhỏ, linh hoạt. Khoang radar của nó cũng khá nhỏ. Cũng dễ hiểu MiG-29 được trang bị radar khá giống phương tây.
    Gần đây, MiG-29 được cải tiến nhiều, các radar hay dùng cho hiện đại hoá MiG-29 có 4 loại. Zhuk-ME, Zhuk-MFE, Zhuk-MSFE, Zhuk-AE, đều của Phazotron NIIR Corporation''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''s Zhuk.
    Zhuk-ME
    Doppler-pulse, lắc chảo, đườn kính antena 620mm.
    Khả năng quét mặt đất khá tốt, lập bản đồ 3D độ phân giải 3x3 mét, phát hiện mục tiêu tầu lớn trên biển 300km, phát hiện mục tiêu tầu nhỏ trên biển 150km, phát hiện xe tăng 250m, phát hiện tầu hoả 120km.
    Đối không xác định mục tiêu 5m2 120km, dẫn bắn 4 đạn đối không và 2 đạn đối đất.
    nặng 220kg.
    Đối không phía sau 60km.
    Zhuk-MFE, Zhuk-MSFE là các Doppler-pulse, lắc chảo. Tuy nhiên, chúng là các phần tử tích cực thực sự. Nhưng khả năng điều khiển pha còn còi nên vẫn phải hỗ trợ lắc chảo, việc lắc chảo thoả mãn yêu cầu phía sau của tất cả các máy bay Nga. Nhưng góc lắc chảo không còn đóng góp nhiều nữa. Phương Tây không cần phía sau nên nếu để trên máy bay phương Tây thì không cần lắc chảo gì cả.
    Đối không phía sau 60km.
    Zhuk-MSFE có antena 980mm và Zhuk-MFE có antena 700mm. Zhuk-MSFE theo dõi 30 mục tiêu, tầm phía trước đối không là 180km, phía sau 60km. Mục tiêu dưới đất nhỏ phát hiện ở 30km. Nặng 300kg.
    Zhuk-MSFE có antena to hơn của F-22, số lượng phẩn tử cũng lớn hơn.
    Zhuk-AE là AESA toàn bộ phẩn tử tích cực. Đã bốt rồi.
    Zhuk-AE
    [​IMG]
    Zhuk-MFE, MSFE
    [​IMG]
    [​IMG]
    Zhuk-ME
    [​IMG]
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 22/02/2008
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Phần tử tích cực ???? tất nhiên không thể so sánh với antena lớn. Tất cả các hệ thống đối không mạnh đều sử dụng tạo chùm nhanh của antena lớn. Chúng cho góc tạo chùm nhanh rộng, độ phân giải cao, tốc độ quét cao và dùng được bước sóng dài kiểu Nga.
    Thế nhưng, việc kết hợp phần tử tích cực vào chảo phản xạ kiểu cổ không đơn giản.
    Đây là sự kết hợp phần tử điện tử tích cực, kích thước antena lớn. Nó kết hợp tạo chùm nhanh điện tử bởi các phần tử điện tủ tích cực (dựng đứng, tạo điện áp dao động giữa đỉnh điện cực và đến. Nhưng vẫn còn giữ lại chảo phản xạ.
    Việc kết hợp này cho kết quả xuất sắc, định vị chính xác 400km, phát hiện thì xa vời vợi. Nó cho phép bắn thoải mái rất nhiều mục tiêu cùng lúc, làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
    Với cái chảo to tướng, mục tiêu 1dm2 của F-22 được dẫn bắn bằng đạn ngu (nếu có) ở cả trăm km với bước sóng cm. Cái thể loại phản xạ 40-50m2 trước bước sóng dm như F-22 bị phát hiện từ 500-600km. Và tất nhiên dẫn bắn đạn khôn luôn từ đó.
    Nổi trội đối đất, nhưng F-22 gặp chú đất này thì mất điện.
    Hệ thống 64N6E . Ai rỗi rãi tính xem nó đường kính bao nhiêu và có bao nhiêu phần tử.
    Các hệ thống có lượng lớn phần tử điện tử tích cực này không được gọi là AESA (phần tử điện tử tích cực), bởi vì đấy chỉ là một kỹ thuật trong rất nhiều các kỹ thuật nó mang theo.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 22/02/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này