1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Kỹ thuật không quân Nga và Hoa Kỳ !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tifosimilan, 21/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trước khi phân tích sâu hơn về chiến lược phát triển máy bay chiến đấu, ta xem lại những đặc điểm của máy bay không chiến phương tây trước đây.
    F-22 được các thùng đựng xxx tung hô vạn tuế về khả năng không chiến tầm xa ????
    Mấy trang trước, đã có mô tả về hơn kém của APG-70
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/967200/trang-69.ttvn
    Hồi trước, mình đọc thấy AIM-120, đạn không chiến tầm xa chủ lực, có GPS. Mình lại quá, ở tốc độ M3, GPS định vị rất tồi tệ với độ chính xác chỉ cỡ 20-30 mét. Hơn nữa, nó đo tốc độ rất tồi. ???? Tại sao, người ta lại nhét nó vào đạn AAM dẫn đường radar. Chẳng lẽ đạn AIM có khả năng mang đầu nổ to như SAM-2 để nổ trùm lên bán kính 500 mét. Nhét hệ định vị chích xác thấp vào đạn chính xác cao làm gì ?????
    Hoá ra, có lý của nó, F-15 tối tân hiện nay không thể làm nhiều việc một lúc.
    Điều đó có nghĩa là, những mô tả đánh nhiều nhiều mục tiêu một lúc của máy bay phương Tây có tỷ lệ quảng cáo đến bốn số chín.
    Đọc lại cái trang trên, F-15 vẫn phải dùng lắc chảo cổ lỗ từ thời MiG-21. Nó không thể làm hai nhiệm vụ một lúc mà mục tiêu xa nhau. Tức là đơn giản nhất, trong đối không tầm xa, nó không thể theo dõi cùng lúc cả đạn và mục tiêu ở góc rộng ???? vậy à, GPS có tác dụng ở đây. Máy bay mẹ chỉ theo dõi mục tiêu, truyền toạ độ mục tiêu qua datalink cho hệ thống lái của đạn, đạn tự xác định đường đi, vào gần, tự tìm kiếm và bám.
    Như vậy, định vị GPS vốn tồi, và khả năng trượt lớn. Khả năng không chiến tầm xa tụt xuống nhiều lần nữa vì không thể đánh nhều mục tiêu xa nhau một lúc. ???? F-15 chỉ đánh được nhiều mục tiêu cùng lúc khi chúng ở cạnh nhau ????
    Thế những những cái thùng đựng xxx thì ngày đêm đem so F-15 với su này mig nọ. Không gì ngoài quảng cáo. Mà những cái quảng cáo thì ngồi nhà vẽ được ty tỷ ảnh đẹp.
    Pháo đài bay Sukhoy
    Trong những cuộc chiến gần đây, tỷ lệ đạn dẫn radar tầm xa bắn trúng máy bay Nga rất thấp, kể cả máy bay Nga cổ. Những cuộc chiến ở Iraq và châu Phi từ 1999 trở lại đây thì tình hình càng tồi tệ. Những máy bay chiến đấu Nga chỉ trúng đạn tầm nhiệt tầm ngắn.
    Hay là quay lại thời MiG-21 ?????
    Ngoài việc dẫn đường GPS để không chiến ra, còn nhiều lý do liên quan đến hiệu quả không đáng kể của không chiến tầm xa phương Tây.
    Quan trọng nhất trong đó, là cấu tạo radar như pháo đài bay của máy bay Nga. Tất cả các máy bay Nga trước đây đều có hướng kiểm soát của radar phía sau 40km. Còn Su, ngày nay dễ dàng thấy Su có thêm radar đuôi trên tất cả các phiên bản. Radar đuôi này có kích thước sánh ngang với khá nhiều radar không chiến trước của máy bay phương Tây, tầm phía sau là 60km, cũng hơn chán vạn máy bay chiến đấu khác ở phía trước.
    Ngoài radar, máy bay Nga trang bị Irst trước sau, đo xa laser. Hệ thống này chú trọng kiểm soát phía sau, 40km trước và 80km sau.
    Về phần mềm, Su trang bị hệ thống cảnh giới báo động sớm. Nó phân tích và đánh giá nguy hiểm, báo động sớm và điều khiển tự vệ.
    So sánh: Phương Tây phía trước chỉ có một mục tiêu, thì còn sức đâu mà phía sau. Phương Tây phó thác hoàn toàn chức năng cảm biến và tự vệ cho ECM. Mà cảm biến radio của ECM thì vốn nhỏ yếu. Trong khi radar Nga phát hiện ra các mục tiêu sau 60km, đánh giá được nguy cấp chí ít từ hàng chục km thì ECM với các cảm biến radio chỉ làm được cỡ trăm mét. ECM của Nga chỉ có tác dụng thi hành lệnh: mồi và nhiễu.
    Gây nhiễu: radar phương Tây chỉ chú ý được một mục tiêu, tất cả các radar đó lại chỉ làm việc trên một tần số khoảng 10GHz. Như thế thì gây nhiễu quá thuận tiện để làm việc. Thiếy bị gây nhiễu Nga rất đơn giản và mạnh. Nó là một quả cầu cộng hưởng, xung quanh nó là hàng đống súng bắn điện tử công suất lớn. Các súng này bắn liên hồi kỳ trận vào quả cầu, tạo ra những xung dầy đặc sóng radar phương tây. Cấu tạo này hết sức đơn giản và mạnh mẽ, bởi vì radar phương Tây dễ gây nhiễu. Công suất phát của quả cầu đơn giản này gấp hàng triệu lần công suất chiếu xạ của radar, không những quá thừa để làm mù tạm thời, mà các radar chảo cổ có thể hỏng luôn.
    Đánh chặn đạn tầm xa. Đạn tầm xa có vận tốc và gia tốc rất tồi so với đạn tầm ngắn tầm nhiệt, nên việc bắn chặn đạn tầm xa bằng đạn tầm ngắn được chú ý đến.
    Đó là chưa kể, gần đây người ta trang bị rộng rãi đạn K-30. Đây là chương trình từ thời Liên Xô. Nó hoàn toàn lái lực đẩy, thuận tiện để đánh chặn về phía sau. Việc đánh chặn, kể cả về phía trước với F-15 là không thể, vì cái lắc chảo không thể đủ chính xác trong cuộc không chiến tấm ngắn dữ dội. Với F-22 tạo chùm nhanh, thì thiếu phía sau. Vả lại, phương Tây không có đạn nào đánh mọi hướng.
    ???????
    Không chiến tầm xa có thành tích cực kỳ đáng sợ, đạt tỷ lệ trượt gần như tuyệt đối. Su lại phát triển một bước nữa thành pháo đài bay chống đạn tầm xa.
    Thế nhưng F-22 lại đặt cược vào không chiến tầm xa. Đặt cược vào đó nhưng không có cải tiến gì nhiều đạn và radar cả. Radar F-22 chỉ thêm khả năng tạo chùm nhanh (khốn khổ, Su và MiG có sẵn). Radar F-22 không hề thêm tí chút gì các chức năng chống nhiễu, phía sau, cảnh báo.....Thậm chí không nghĩ đến những mục tiêu đó.
    Một con đường cụt được báo trước.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 24/02/2008
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhắc lại chút nhẩy.
    Một con rùa đi không chiến.
    Bạn SSX à, không hiểu lũ thộn có thùng đựng xxx nghĩ gì, không đuổi được khi thắng, không chạy được khi thua, thì đánh nhau với ai ????
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 09:02 ngày 24/02/2008
  3. Santanas

    Santanas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Hp nói 10 ý tôi chỉ hấp thụ được 5-6 ý thôi, số còn lại là dài dòng, trung lặp, chửi bới, nói quá... Nhưng tôi vẫn thích đọc bài của HP vì có nhiều thông tin, ví dụ các bài của HP về UAV của Nga quá hay. Trước đây tôi cũng tưởng chỉ Mỹ có UAV thôi. Các bài của các bạn pro Mỹ toàn lý luận xuông, đấy mới là ý kiến chủ quan về 1 phía
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    [​IMG]
    KNIRTI SPS-171 / L005S
    Sorbtsiya-S H/I band ECM pods
    Đây là ECM mang theo trên hai cánh Su. Nó hoạt động cùng hệ thống báo động sớm. Hoạt động trên dải rộng, công suất phát rất mạnh.
    Su-35MKI mang hai bộ này hai bên mép cánh. Với radar địch ở gần như đạn chẳng hạn, thiết bị này phát công suất rất mạnh làm "chói loà", điên đầu đạn, vì công suất phát lớn hơn nhiều công suất phát radar trên đầu đạn. Còn với radar ở xa, nó tạo ra hình hảnh như các mục tiêu giả bao trùm không gian rộng.
    Thiết bị của phương Tây nhr yếu, radar cũng rởm... nên dễ gây nhiễu. Su-30MKI từ lâu đã có đầu thu số, tạo mẫu xung ngẫu nhiên... Đầu thu số dễ dàng thu lại được mẫu xung đơn giản của radar phương Tây và lặp lại. Trong trường hợp mẫu xung phức tạp, ECM này sử dụng một đống súng của nó bắn tràng giang đại hải, tạo cả một màn sáng trên màn hình radar.
    Đối lại, gây nhiễu radar của Su hơi khó. Còn các radar mặt đất như cái đã bốt thì không thể gây nhiễu được với đa tần bước sóng dài, nhảy tần ngẫu nhiên.
    Sau khi Su-30MKI thể hiện đánh thắng các thể loại F-15 trong tất cả các thể loại không chiến, Úc hốt lắm. Từ trước đến nay, Ấn Độ Dương là ao nhà của phương Tây, nay mọc ra chú nhiều chuyện Ấn Độ. Dễ hiểu là Úc đòi mua F-22.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trong dòng MiG, MiG-31BM sử dụng bước sóng dài từ trước khi có F-22.
    Còn Su-30MKI vẫn đề đa tần và bước sóng dài hạn chế tính năng do antena nhỏ hơn.
    Với Su-32/34 thì khác, đây là những Su có antena to nhất. Đối Hải thì Nga sử dụng bước sóng dài từ lâu rồi. Bước sóng dài có thể lượn ôm sát mặt biển, trườn đến tầu địch ở xa, chống tàng hình.... Độ chính xác kém của bước sóng dài ???? không quan trọng lắm, vì tầu địch to hơn nhiều máy bay chiến đấu.
    Đây là radar Lê-nin-nít B005 trên Su-32FN. Ngoài tính năng trên, radar đa nhiệm này phát triển khả năng quét mặt đất rất mạnh, cùng đói không tầm xa.
    Hệ thống điện tử trên máy bay phát triển rất lớn mạnh. Radar hậu của nó to hơn cả một số radar chiến đấu trên máy bay phương Tây. Đạn tầm ngắn R-74 đánh chặn đạn tầm xa. Gây nhiễu đời mới. IRST có phát triển kỹ thuật "màn thủng" tia cực tím, cho phép phát hiện mục tiêu không phát xạ hồng ngoại.
    Thêm nữa rất riêng so với các SU khác, Su-32/34 có video vệ tinh, cho phéo quay phim trực tiếp trận đánh ở bất cứ đâu.
    Leninets B005 Multimode radar.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Su-34, khoang radar chứa antena radar có diện tích gấp cả chục lần F-15. Rađar sau của nó hơn chán vạn radar không chiến trước của nhiều máy bay chiến đấu.
    [​IMG]
  6. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0

    Ôi bác này càng ngày càng hài cơ!
    Mà ai nói là em bảo cái máy bay nó nhỏ cỡ đấy nhỉ? Óc tưởng tượng hơi bị phong phú đấy. Em chỉ bảo cái RCS nó là như thế thôi. Thực ra số liệu loan truyền trên net không phải là vô tội vạ vì thực sự trong báo cáo của F-22 lên Quốc Hội Mỹ (nhằm vòi tiền mua thêm F-22) thì đã nhắc đến RCS của F-22 chỉ nhỏ bằng "a metal marble" (trích nguyên văn đấy nhé). Dựa vào thông tin trên người ta mới ước đoán RCS của F-22 là như thế.
    Còn cái đoạn bác ba hoa về cái RCS của F-22 thì còn buồn cười hơn. Nói cứ như là bác nhìn tận mắt trong ruột con F-22 vậy. Những điểm bác nói đúng mà em công nhận là antenna và cửa xả là một trong những điểm dễ phản xạ sóng radar nhất. Tuy nhiên cửa xả có thể dựa vào thiết kế khung thân và một số thiết kế đặc biệt bên ngoài và trong cửa xả để giảm thiểu sự phơi bày trước sóng radar. Do đó cho dù thực sự cái cửa xả đó là 10m vuông thì nhờ thiết kế chí ít cũng thu lại bớt vài phần dưới sóng radar. Còn antenna thì dựa vào những tài liệu make public về chương trình F-22 thì nguyên văn có đoạn nhắc đến antenna của F-22 được tích hợp vào khung thân máy bay (nguyên văn là "the antenna was integrated with air frame to improve the stealth characteristic"). Em thì gà em chả biết điểm này có gì đặc biệt hay không. nhưng theo nó nói thì cái thiết kế của antenna cũng giúp tăng stealth thì chí ít RCS của nó cũng bé hơn con Su và Mig là cái chắc. Chưa kể đến việc bác ba hoa radar của mấy con này mạnh chứng tỏ antenna cũng thuộc hàng khủng so với F-22 rồi. Ấy mà em cũng chả biết lúc bác đề cập là đến kích thước thật của cái cửa xả và antenna hay là RCS của nó. Nhỡ như bác vì cố gắng lòe mắt thiên hạ mà dùng kích thước thật thì em bó chiếu.
  7. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ hơ sẵn đây nói với bác nào bảo chứng minh F-22 tốt gì đấy thì đại khái em trả lời thế này. F-22 dù sao cũng đã tập trận mấy lần với không chỉ trong nội bộ không quân Mỹ mà ngay cả với những lực lượng không quân của những nước khác. Kết quả thì được ca ngợi rất nhiều. Nói quảng cáo hay nói láo thì em cũng chả phủ nhận (vì phải ca để mua thêm F-22 chứ) nhưng em cũng chả đồng ý vì dù sao tập trận với nước bạn kết quả công bố không trúng 10 cũng trúng 5. Không thể lấy sức ra đè bẹp cái kết quả thảm hại được. Chưa kể dù sao có tập trận cũng là tốt, mặc dù sẽ có người bảo nó không thật hay gì gì. Em còn chả nghe tí thông tin diễn tập trận gì từ phía Nga cả trừ mỗi chuyện xách con Tu bay qua bay lại thôi.
    Mà em cũng lạ là bác huyphuc nói cái gì ai cũng khen là hay và có lí lẽ, có nhiều dẫn chứng. Thế không biết có được mấy ai hiểu bác ấy đang nói gì không(vì nhiều cái thuộc về chuyên môn kĩ thuật, chả phải dân kĩ thuật cũng như vịt nghe sấm thôi) hay là kiểm chứng thông tin của bác ấy như thế nào không. Em chỉ thấy bác ấy viết bài nào bài đó quá trời, em từ biết chút ít mà bác ấy lấy "thịt" đè người quá riết em cũng chuẩn bị tung hô máy bay Nga vô địch rồi đây ạ!
  8. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Người ta đưa từng đấy dẫn chứng và lý lẽ có một chút tính thuyết phục và khoa học bác không khen người ta giỏi và cần cù thì làm gì. Còn hơn những người phát biểu cảm tính roài oang oang chê bai bới móc người khác. Nhục lắm bác ạ...
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Bác ****ov bảo F22 chậm, ko rõ là chậm kiểu gì? Nếu như MiG21 lúc công kích bay M1,9 là nhanh thì F22 ko thể chậm đc. Khi hành trình nó bay nhanh đến gần M1,5, như vậy bọn khác muốn bắt kịp đánh lén nó ( giả dụ đc dẫn đường và F22 mù đặc) thì chắc phải đốt đít tối đa, như mini tanker MiG31 cũng chỉ đốt đít đc 10'', các loại khác muốn đuổi nó từ xa là ít có khả năng, lúc đang xáp chiến nếu nó bỏ chạy thì cũng như các máy bay khác thôi chứ có gì đâu, có thể ko hơn nhưng chắc cũng ko kém nhiều.
    Về đít và mõm của F22 phản xạ lớn, cái này hoàn toàn có thể, nhưng xem xét một tí thì có vài điểm lưu ý:
    - Radar của F22 cụp xuống, đít đóng kín tương đối vì ko cần bật đốt hậu, nhìn chung AWACS thường soi nó từ trên xuống hay từ bên cạnh, vẫn khó phát hiện.
    - Siêu hành trình ở độ cao trung bình hoặc thấp khi bay qua vùng có nhiều radar mặt đất quét. Bác ****ov cũng thừa nhận đây là điểm mạnh để tấn công mặt đất, cộng với AESA quét radar tương đối nhạy, về mặt chiến thuật mà nói có thể dùng F22 đánh phá radar mặt đất trước.
    Như vậy, để chống lại F22 thì vận dụng tổng hợp các hệ thống là dĩ nhiên, vấn đề là hệ thống nào cũng có thể bị F22 uy hiếp mạnh (hơn tất cả các loại máy bay khác).
    Về ko chiến tầm xa, nói chung mọi người đồng ý ở chuyện các loại tên lửa tầm xa có hiệu suất thấp, bất cứ thuộc phe nào. AIM120 thành công nhất trong các loại BVR vì nó hướng vào tầm trung, tức là có thể bắn như heat ở tầm ngắn do tên lửa cơ động mạnh, đồng thời bắn tầm trung cũng tốt, ko giết thì cũng khiến đối phương bỏ chạy, đuổi bắn tiếp.
    Chuyện F15 ko theo dõi/ bắn nhiều mục tiêu một lúc thì có lẽ bác Fuc đúng, như Su27S thời đầu cũng chỉ tuyên bố theo dõi 10 bắn 2 mục tiêu cùng lúc, xêm. Nhưng bác lại bỏ quên mất một đặc điểm tương tự MiG31 siêu vô địch.
    Quay lại một câu chuyện thời xưa khi cãi lộn về MiG31 về 4 chiếc bay hàng ngang kiểm soát ko phận gần 800km, một bác pro Mẽo nào đó chế nhạo vẽ hàng ngang 4x200, như vậy là sai. Thực tế radar bay xa ngút trời, chỉ có điều tín hiệu phản hồi nhỏ quá mẹ ko nhìn thấy. Nhưng nếu 2 thằng cùng soi cùng link, tần suất nhận tín hiệu sẽ lớn hơn gấp 2 lần và đc xử lý cùng lúc, khả năng nhận diện tín hiệu từ xa sẽ tăng vọt hơn hẳn khả năng của 1 thằng. Chưa kể nếu soi từ 2 aspect khác nhau thì có chênh lệch về nhiễu, so sánh tần suất dễ dàng biết nó có phải nhiễu trắng hay ko. 4 thằng càng khoẻ. Tóm lại 4 MiG31 bao trùm cả diện tích nước Pháp.
    Quay lại F15, radar ko mạnh như MiG31 nhưng máy tính và chip thì mạnh hơn, xử lý đc số lượng tín hiệu nhiều hơn. Nếu đang acrobat rồi bảo mày xử lý real time cho tao đồng loạt nhiều mục tiêu chắc khó, nhưng bay xa xa cùng đội hình phối hợp quét ngang quét dọc thì chắc xử lý nhiều mục tiêu ngon lành.
    Về bắn AAM có GPS và active radar, như bác Fuc nói thì đúng là "bắn nhiều mục tiêu" trong giai đoạn đầu và "fire and forget" trong giai đoạn cuối còn gì. Nên thừa nhận đây là kỹ thuật hay, vì mạnh như MiG31 vẫn hao tốn tài nguyên dẫn đường trực tiếp liên tục cho tên lửa, trong khi làm trò này thì thảnh thơi hơn nhiều, radar yếu cũng xong. Vấn đề đáng nói hơn là đầu dò tên lửa, Mẽo có chip xử lý tốt hơn, lắp trên trái AAM bé xíu đủ cho nó có khả năng tự xử lý mục tiêu (hơn hẳn Ngố vào thời 80-90s, thời của F15 như ta đang bàn, hiện nay thì ko như thế nữa).
    Cách bắn củ chuối kia của Mẽo có thể hiệu quả hơn theo cách sau: bắn hàng loạt trái trước trái sau, trái nào vào giai đoạn tự dò thì đc mẹ beam và link giúp nhận diện tín hiệu, cũng chỉ vài s, thế là tên lửa tự động lock, ko sợ mất tín hiệu. Làm lần lượt cho cả đội hình tên lửa như vậy là hoàn toàn có thể. Nếu thêm khả năng datalink đã nói trên, thậm chí thêm AWACS thì hiệu quả càng lớn.
    Nguyên lý như vậy để nói rằng nó nói ko phải ko có cơ sở, chứ thực tế nói nổ quá lên tí thì cũng ko lạ.
    IRST của Ngố đúng là đặc sản, nhưng đó là hiện nay với OLS35, tích hợp dò tìm, nhận diện, xử lý tín hiệu nhiệt kết hợp với đo laze, quét máy bay trong vòng 60km vòng tròn, lại dò cả tên lửa, vừa công vừa thủ, vivre la Russe, bis bis, vân vân...Cái đáng nói là thời xưa chỉ quét đc 20km với máy bay, nhỏ hơn rất nhiều với tên lửa, thời này khá hơn với máy bay, chưa khá mấy với tên lửa, làm sao dò đc tên lửa đến ở khoảng hơn 10km?
    MAAM khi bắn tầm ngắn cũng cơ động như SAAM, ở BVR thì tốc độ cũng đáng sợ như loại tầm xa, khoảng M4, khi bắn đến tầm tức là đã đạt đủ vận tốc, ko hiểu tốc độ và gia tốc kém là kém chỗ nào?
    Như trên thì khả năng phòng vệ máy bay Ngố chẳng thần thánh lắm. Vậy đồ tây thì sao? Đơn giản là nó đeo nhiều pod bố trí các hướng, nhận diện đc tên lửa từ từng hướng, cũng tiện. Về mặt chiến thuật, nó bay thành nhóm, đội viên hỗ trợ nhau quan sát. Cứ cho là ko ưu việt bằng đi, có chiến thuật vẫn xài tốt.
    ECM dù có mạnh tùm lum cỡ nào, thì thực tế là nó quá nặng nề, công suất cũng chưa hẳn là vượt trội so với từng pod của tây. Bọn tây nó làm từng pod mỗi thứ gây nhiễu trên một băng tần riêng, thích thì chất tất cả lên một chiếc như loại EA6B hay EA18G, ko thì mỗi thằng trong đội đeo một ống, tiện dụng hơn cái cục nặng chình ịch của Ngố. Chính vì thế mà Ngố gần đây mua license ống nhiễu Democle của Pháp.
    Đánh chặn tên lửa là chuyện của tương lai, cả Mẽo lẫn Ngố đều ngâm cứu. Chắc cơ bản dùng radar bước sóng cực ngắn trên APS. Chỉ có điều vận tóc tên lửa lớn và nổ mảnh trong khoảng 200m chết, ko hiểu bắn chặn đc ở khoảng cách bao nhiêu?
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Mà bác ****ov cứ chê AESA đi, giờ Ngố nó mua Su34 nhỏ giọt cũng là chờ AESA làm xong đấy. Máy bay cường kích siêu hạng phải có AESA mới coi đc chứ ha.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này