1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh lực lượng IRAG và MỸ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nakata, 15/02/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    So sánh lực lượng IRAG và MỸ

    Lực lượng Mỹ tính cho đến cuối năm 2002.
    60.000 quân bao gồm hải lục không quân đóng tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở xung quanh I rak, chủ yếu là ở Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Vịnh, Isarel, Cô oét, Ả rập Saudi, Baranh, Quata, Tiểu vương quốc A rập thống nhất và Oman. Hải quân gồm 2 hàng không mẫu hạm, 1 tàu ngầm, 20 tàu nổi.
    Không quân gồm có 170 máy bay tiêm kích, 22 máy bay oanh tạc, 32 máy bay cảnh báo từ xa, 8 máy bay trinh sát, 76 máy bay chống tàu ngầm và chiến tranh điện tử.
    Lực lượng tác chiến mặt đất chủ yếu gồm 2 lữ đoàn bộ binh đóng ở Kuweit, mỗi lữ đoàn có 88 xe tăng M1, 88 xe chiến đấu bộ binh M2, 18 khẩu lựu pháo 155 ly, 16 khẩu cối 120 ly, trang bị của lữ đoàn thứ 3 đang chở từ căn cứ Diego Garcia đến Kuweit. Tại căn cứ này còn có trang bị một phân đội lính thủy đánh bộ.
    Hệ thống phòng thủ tên lửa : Bố trí tại Kuweit và A rập Xeút, mỗi nước bố trí 2 đại đội tên lửa Patriot. Ngoài ra còn có bố trí ở Isarel và Thổ Nhĩ Kỳ ( đang tranh cãi)
    Ngày 1 tháng 1 năm 2003, Rumfield ký quyết định chuyển thêm 11.000 quân tới vùng vịnh.
    Ngày 3/1 ký tiếp quyết định chuyển tới vùng vịnh thêm 45.000 lính thuỷ đánh bộ nữa.
    Ba tàu sân bay khác cũng đã sẵn sàng để di chuyển tới vùng Vịnh. Đó là Lincoln với một trung đội máy bay oanh tạc chiến đấu (đã tới nơi), và Kitty Haw và Rosfor và một đội tàu 4000 thủy thủ có tin sắp tới vùng Vịnh.
    Lục quân Mỹ đã tuyển thêm 10.000 tân binh mới, sẵn sàng cho chiến tranh tổng lực với I rag..
    Ngày 10/1 Rumsfield ký tiếp lệnh chuyển 35.000 nữa, lực lượng này sẽ được điều đến bắt đầu từ tháng 2, trong đó có hai đơn vị đặc nhiệm gồm 7.000 quân. NGoài ra còn có 1 phân đội máy bay oanh tạc B1.
    Ngày 11/1 ký tiếp lệnh chuyển 27.000 quân nữa tới vùng Vịnh, đợt tăng quân chỉ cach 24h đồng hồ so với lệnh trước.
    Ngày 12/1 phân đội máy bay với 200 phi công đã được điều từ Đức tới vùng Vịnh
    Ngày 17/1 chuyển tiếp 10.000 quân cùng 7 tàu chiến tới vùng Vịnh. Dự kiến lực lượng Mỹ sẽ bố trí tại vùng vịnh lên tới 150.000 quân, trong đó lực lượng mặt đất là 100.000
    Lực lượng I rag
    Hiện nay đã suy yếu nhiều so với trước. Có 389000 quân trong đó có 350.000 là lục quân với 6 quân đoàn.
    19 sư đoàn thiết giáp
    8 sư đoàn cận vệ quốc gia
    10 lữ đoàn đặc nhiệm.
    Trang bị chủ yếu gồm 2.600 xe tăng T 72 và T 69. 1200 xe thiết giáp, 200 khẩu pháo tự hành, 200 tên lửa Cachiusa,164 máy bay trực thăng.
    Hải quân có 2000 quân với 6 tàu tuần tra và 8 tàu chiến khác.
    Không quân có hơn 20.000 quân với 130 máy bay cường kích và 180 máy bay tiêm kích Mig - 27 và su 25. Ngoài ra còn có máy bay cảnh báo từ xa, máy bay tiếp dầu.
    Lực lượng phòng không gồm 17 nghìn người được trang bị 3.000 khẩu pháo cao xạ, 850 tên lửa đất đối không.
    Ngoài ra còn có lực lượng dự bị gồm 650.000 quân và 24.000 lính biên phòng và bảo an.
    Tương quan như vậy quả thực rất chênh lệnh. Xin các bạn hãy post thông tin về Mig 27 và su 25 để mọi người biết thêm về tính năng của 2 loại máy bay trên

    <font size=4 color=blue>
    Nakata</font>
  2. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    75
    MiG-27 va MiG-25 đều là máy bay cường kích chứ không phải là máy bay tiêm kích, chắc bạn nhầm. Nói thêm MiG-27 là MiG-23 cải tiến để lắp thêm bomb và rocket.
    Ngoài ra, máy bay cường kích của Irak còn có: 50 Su-20/22;
    Máy bay ném bomb tầm xa: 4 Tu-22, 1 Tu-16, 8 Su-24
    Máy bay tiêm kích: 140 MiG-21/F-7, 16 MiG-25, 14 MiG-29, 33 Mirage F-1
    Nhưng đa số trong tìng trạng kém, do thiếu thiết bị, phụ tùng thay thế.
    ===============================================
    ountry of origin: Russia
    Type: Ground attack aircraft
    Powerplant: MiG-27 - One 78.5kN (17,637lb) dry and 112.8kN (25,353lb) Tumansky (now Soyuz) R-29B-300 turbojet. Performance: MiG-27 - Max speed at 26,200ft 1885km/h (1017kt), max speed at sea level 1350km/h (728kt). Max initial rate of climb
    39,370ft/min. Service ceiling 45,930ft. Combat radius with two Kh-29 ASMs and three drop tanks lo-lo-lo 540km (290nm), radius with two Kh-29s and no external fuel 225km (120nm).
    Weights: MiG-27 - Empty equipped 11,910kg (26,252lb), max takeoff 20,300kg (44,753lb).
    Dimensions: MiG-27 - Span wings spread 13.97m (45ft 10in), span wings swept 7.78m (25ft 6in), length 17.08m (56ft Oin), height 5.00m (16ft 5in). Wing area wings spread 37.4mz (402.1 sq ft), wings swept 34.2m2 (367.7sq ft).
    Accommodation: Pilot only.
    Armament: One GSh-6-30 30mm cannon. Max external weapons load of over 4000kg (8820lb). Options include laser, TV and electro
    optically guided ASMs and PGMs, conventional bombs, rockets, gun and cannon pods and tactical nuclear bombs.
    Operators: India, Kazakhstan, Russia, Ukraine.
    History:
    The MiG-27 family are the strike and ground attack optimised variants of the MiG-23, and as such forms an important part of Russia's offensive inventory.
    The MiG-27 designation originally applied to a range of Mikoyan design studies aimed to meet a requirement for a modern day
    Shturmovik that was eventually met by the Sukhoi Su-25. Instead the MiG-27 is the definitive strike/ground attack member of the 'Flogger' MiG-23/27 family.
    The ground attack MÌG-23S, as described in the previous entry, were regarded as interim ground attack aircraft pending the arrival of the optimised MiG-27. Compared with the MiG-23, the MiG-27 features simplified air intakes (as opposed to the F-4 style variable intake ramps of the MiG-23 optimised for high end performance) and simplified two stage afterburner nozzles. An extra external hardpoint and strengthened main undercarriage permit the carriage of over 4000kg (8820lb) of armament. Perhaps its most distinctive feature is the duckbill nose (which it shares with ground attack MiG-23s) which features a laser rangefinder and other sensors. The MiG-27 features advanced nav attack systems allowing all weather operations, and can be used in the tactical reconnaissance role carrying various recce pods.
    The MiG-27 first flew in prototype form in 1972. The initial production MiG-27 was soon followed by the MÌG-27K ('Flogger-D'). NATO's 'Flogger-J' designation covers the improved MÌG-27D, MÌG-27M and MÌG-27K ('Flogger-J2') with a TV/laser designator.
    Outside the CIS India is the only MiG-27 export customer, where it has been built under licence. India calls its aircraft MÌG-27M Bahadur, although Mikoyan refers to them as MiG-27Ls.
  3. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    =============================================================================
    Sao các bạn nói hàng nghìn xe tăng , xe bọc thép và máy bay của I rắc đã bị Mỹ phá huỷ tại chiến tranh vùng vịnh rồi cơ mà ?
  4. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1

    =============================================================================
    Sao các bạn nói hàng nghìn xe tăng , xe bọc thép và máy bay của I rắc đã bị Mỹ phá huỷ tại chiến tranh vùng vịnh rồi cơ mà ?

    [/quote]
    Bạn thân mến nên nhớ là xe tăng và các loại vũ khí thông thường của Irắc tuy bị phá hủy nhiều trong cuộc chiến 91 nhưng không phải là bị phá huỷ hoàn toàn. Số lượng tôi đưa là dựa trên số liệu của Nhân dân nhật báo số ngày 10/2. Bài viết có nhan đề "So sánh lực lượng Mỹ Irắc"
    <font size=4 color=blue>
    Nakata</font>
  5. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến nên nhớ là xe tăng và các loại vũ khí thông thường của Irắc tuy bị phá hủy nhiều trong cuộc chiến 91 nhưng không phải là bị phá huỷ hoàn toàn. Số lượng tôi đưa là dựa trên số liệu của Nhân dân nhật báo số ngày 10/2. Bài viết có nhan đề "So sánh lực lượng Mỹ Irắc"
    <font size=4 color=blue>
    Nakata</font>
    [/quote]
    Ối dào, như trẻ con đánh nhau với người lớn, châu chấu đá xe. Nhưng so ra Iraq mạnh hơn VN nhưng năm 60-70 nhiều. Tất nhiên Mỹ cũng mạnh hơn nhưng nếu dám đánh, biết đánh thì chưa biết mèo nào thắng. Mỹ thắng chắc nhưng nếu đánh quá 6 tháng thì cũng như thua. Và các nước khác cũng thua luôn. Hôm nay ở Tp các cửa hàng xăng hoặc đóng cửa hoặc bị khách hàng vây chặt, mai lên giá mà. Nhưng trước giờ lên giá mấy lần có gì đâu, nghe sắp có chiến tranh nên dân ta nhạy lắm. Hồi 11-9, trong khi dân Mỹ khóc lóc hoảng loạn, sửng sốt, căm thù thì dân Việt lẳng lặng đi gom sạch các siêu thị. Kinh nhiêm bao năm chiến tranh mà, có làm gi cũng cứ chuẩn bị đồ ăn thức uống cái đã

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  6. laotuong

    laotuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    So sánh thế này thì ngưòi ta gọi là "so sánh ưu thế quân sự" không nói là "so sánh lực lượng". Vì so sánh lực lượng là bao gồm cả những sức mạnh mà 2 bên không mang ra chiến trường nhưng vẫn hữu dụng hay ít ra có lợi cho họ. Ví dụ như sự ủng hộ kinh tế, sự hậu thuẫn chính trị trong nội bộ từng nước....
    Chứ còn đem xôi thịt ra mà so với nhau thì chẳng biết thế nào. Lại còn so sánh với thời kỳ chiến tranh Việt Nam thì cực kỳ khập khiễng
    Không sợ KHÓ, không sợ KHỔ, chỉ sợ KHÔ
    Chẳng ngại MỎI chẳng ngại MỆT, nhưng ngại MỀM
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    muốn so sánh quân sự còn phải xem nghệ thuật chỉ huy, tính kỷ luật và nền tảng văn hoá của quân lính nữa! Không phải ngẫu nhiên mà lính Đức thì chì còn lính Ý thì dễ bỏ chạy! Cả trình độ chuyên môn của binh lính sử dụng vũ khí nữa!
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Không biết ông Saddam có quỷ kế gì không chứ cứ đùng đùng mang quân ra chiến như hồi năm 1991 thì thua là cái chắc. Nước Mỹ có tiềm lực quân sự lớn nhất thế giới. nó mang đến vùng Vịnh số quân thừa đủ để chiến thắng theo tính toán. Mà tính toán kiểu này thì người Mỹ giỏi lắm. Thế cho nên đối đầu trực diện thì thất bại thảm hại là không tránh khỏi.
    Cứ xem vụ cái hầm trú ẩn gì đó bị trúng tên lửa năm 1991 là thấy ngay, người Irak quá ấu trĩ, tự nhiên lại gom gần 400 người lại cho nó bắn. Hay vụ thảm sát trên đường cao tốc cũng vậy. Tôi mà là người lính lúc đó không bao giờ tôi chạy ra đường cao tốc để làm bia cho không quân Mỹ cả!
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bạn không muốn chạy ra nhưng mà khi không chạy ra thì bị xem là cải lại quân lệnh và tất nhiên hình phạt khi tình thế cấp bách là tử hình tại chổ .Trên chiến trường đâu phải muốn nói gì là nói ,nói được nhưng làm nào có dể dàng .
    Nói chung là sinh mạng của lính Irac đang nằm trong tay các tướng lảnh với chiến thuật lổi thời và bản tính bảo thủ cùng với tình độc tài của Sadam xấu tốt không do họ quyết định trong lúc này.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Ở đây không chỉ là các tướng lĩnh. Sự thất bại nằm ngay trong tư duy của từng người lính nữa. Họ bơ sữa quen rồi. Nay địch với bọn nhiều bơ sữa hơn, thì chết là cái chắc.
    Tôi thấy Irak hay cả Palestine, khi bị nã pháo hay không kích, các thành phố đèn đường vẫn sáng choang. Tôi còn nhớ khi bé, việc đầu tiên lúc tập báo động là tắt hết các loại đèn dù là đèn dầu. Ở đây thể hiện tính tổng lực của cuộc chiến.
    Irak mà thế này thì có nhiều vũ khí hơn nữa cũng không đủ khả năng thắng.
    Nói chung muốn thắng chỉ có một cách duy nhất là đổi dân. Cho bọn Vn sang khai thác dầu cho, dân Irak sang Vn mà ở.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này