1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh lực lượng quân sự Trung Quốc và Đài Loan

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 26/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadicanpha

    cadicanpha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Nó ném su hào bắp cải lấy eo biển ĐL,rồi cho quân tràn sang,chỉ cần dẫm chết chẳng cần bắn chú ĐL cũng teo.
    Tôi lắm lúc cũng nghĩ làm sao mà ta thắng nổi một thằng địch mà dân số 1 tỉnh của nó đã bằng dân của mình rồi.Hạt nhân thì không có,hồi chiến tranh biên giới có ông bộ đội kể:bắn đến đỏ nòng rồi mà chúng nó vẫn xông lên.Lạ!.Kiểu như một thằng 80 cân đấu với thằng 1 tấn 3 thì nó đè bẹp chết.
  2. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    dạ thưa bác, bác làm lại con tính hộ em, dân số ĐL là 23 triệu cơ ạ, lấy 200 G chia cho xấp xỉ 20 M thì chỉ có 10000 USD thôi. ĐL là một nước giàu, công nghệ cao của nó không kém với các nước châu Âu đâu, dự trữ 200 G thì cũng có gì là lạ đâu.
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đài Loan dự trữ nhiều vì phòng khi phải mua vũ khí! Dự trữ là tiền không đem đầu tư, rất ít sinh lợi mà!!
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đài Loan vẫn tồn tại suốt hơn 50 năm rồi, nhờ chính quyền Tưởng. Nhưng bây giờ Quốc dân Đảng mất quyền, dân Đài đọc truyện yểu điệu của Quỳnh Dao mấy chục năm nay, lại đòi độc lập chắc chẳng còn khí thế để giữ nữa!
  5. cadicanpha

    cadicanpha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Nói thật chứ bác đã phét thì đừng cố bao biện,cứ cho là nó có nhiều nhà máy sản suất bán dẫn sản suất chip,thì cùng lắm cũng như thằng Malaysia khu vực ta là cùng chứ nó có đào vàng đen à mà giàu thế.Thế bác có biết dự trữ ngoại tệ của TQ là bao nhiêu không,tôi nhớ không rõ lắm nhưng hình như 400 tỷ USD nhưng mà mỗi ngày nó phải trả nợ mấy tỷ tiền nợ.Mẽo cũng dự trữ đâu hơn 1000 tỷ.Đài Loan dân số 23 triệu,diện tích bằng cái nắm tay dù cho mỗi m2 nó trồng vàng đi nữa thì cũng chẳng giàu như thế.Mà đấy là nó mới xây dựng trong mấy chục năm
  6. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3

    Trích từ bài của PEMFC viết lúc 23:32 ngày 23/08/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của cadicanpha viết lúc 15:22 ngày 23/08/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của lionking_hau viết lúc 15:02 ngày 08/08/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xin lỗi các bác dự trữ của ĐL ko phải là 200 triệu USD mà là hơn 200 tỉ USD đấy là số liệu cũng lâu rồi chứ bây giờ thì chắc là còn kinh khủng nữa xin lỗi các bác nhé
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thôi xin bác,người ta dự trữ bằng vàng chứ chẳng đời nào dự trữ bằng USD cả,trượt giá thì ai bù cho.Dự trữ ngoại tệ của CHLB Đức cũng chỉ có năm mấy tỷ đô thôi ông ạ 200 tỷ ông chia cho dân số của nó thì mỗi đứa được gần 1 triệu USD à.GDP của Mẽo hàng năm 11 nghìn tỷ mà nước ông có vài chục triệu đòi dự trữ 200 tỷ--->phét vừa vừa thôi.
    Whatever,Tomorrow is a new day!
    --------------------------------------------------------------------------------
    dạ thưa bác, bác làm lại con tính hộ em, dân số ĐL là 23 triệu cơ ạ, lấy 200 G chia cho xấp xỉ 20 M thì chỉ có 10000 USD thôi. ĐL là một nước giàu, công nghệ cao của nó không kém với các nước châu Âu đâu, dự trữ 200 G thì cũng có gì là lạ đâu.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nói thật chứ bác đã phét thì đừng cố bao biện,cứ cho là nó có nhiều nhà máy sản suất bán dẫn sản suất chip,thì cùng lắm cũng như thằng Malaysia khu vực ta là cùng chứ nó có đào vàng đen à mà giàu thế.Thế bác có biết dự trữ ngoại tệ của TQ là bao nhiêu không,tôi nhớ không rõ lắm nhưng hình như 400 tỷ USD nhưng mà mỗi ngày nó phải trả nợ mấy tỷ tiền nợ.Mẽo cũng dự trữ đâu hơn 1000 tỷ.Đài Loan dân số 23 triệu,diện tích bằng cái nắm tay dù cho mỗi m2 nó trồng vàng đi nữa thì cũng chẳng giàu như thế.Mà đấy là nó mới xây dựng trong mấy chục năm
    Whatever,Tomorrow is a new day!
    -----------------------------------------------------------
    Tớ không biết bây giờ Đài Loan có bao nhiêu tiền dự trử, nhưng khoảng năm 96-98. Tớ có đọc 1 bài báo nói là Đài Loan có khoảng 100 tỷ USD ngoại tệ trong quỹ dự trử. Làm sao để có tiền dự trử. 1 phần là chính phủ Đài Loan thực hiện chính sách thu nhiều hơn chi, nghĩa là trích 1 phần trong ngân sách để dành phòng khi hữu sự. Thứ 2, hơi dông dài 1 chút. Mấy nước tư bản tính ngân sách hàng năm. Trong những năm 90s, kinh tế Đài Loan phát triển mạnh, chính phủ thu thuế nhiều hơn dự đoán, tiêu không hết, nên bỏ vô quỹ dự trữ quốc gia. (hệ thống kế toán của mấy nước tư bản rỏ ràng nên tiền không chạy vô tay mấy ông lớn)
  7. da_dieu

    da_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Có cái này dán vào đây cho anh em tham khảo chơi.
    Trong hơn 4 thập niên qua, Trung Quốc và Đài Loan hầu như đã bị vướng mắc trong một quan hệ vô cùng căng thẳng nhưng cùng lúc cũng đầy hứa hẹn. Cho mãi tới năm 1979, Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn pháo kích các hải đảo Đài Loan ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, nhưng trong thời gian gần đây, hai quốc gia đã liên kết với nhau trong quan hệ mậu dịch và đầu tư. Nhưng dù vậy, ngày càng có đông đảo cư dân Đài Loan nghĩ rằng Đài Loan phải tuyên bố độc lập, bất kể Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công Đài Loan, nếu phần lãnh thổ này chính thức đòi ly khai với lục địa Trung Hoa
    Vào năm 1949, Đài Loan trở thành nơi lánh nạn của các binh sĩ và thường dân trốn chạy cộng sản Trung Quốc trên lục địa Trung Hoa. Dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ, thành phần này đã xây dựng một nền dân chủ thịnh vượng tại hải đảo thuộc vùng nhiệt đới này. Nhưng sự phát triển của Đài Loan không phải là một nguồn tự hào của các nhà lãnh đạo Cộng Sản tại Bắc Kinh, từ lâu vẫn nuôi ý định tái thống nhất đảo Đài Loan với phần còn lại của lãnh thổ Trung Quốc.
    Trong hơn 2 thập niên qua, một loạt các thỏa thuận với những lời lẽ mập mờ đã duy trì hòa bình và ổn định ở hai bên eo biển Đài Loan. Các thỏa thuận dù là lỏng lẻo này đã cho phép cả Trung Quốc lẫn Đài Loan phát triển về mặt kinh tế, nhưng lại đưa Đài Loan vào một vị thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Hiện chỉ còn 26 quốc gia chính thức công nhận Đài Loan, và nước này chỉ có chân trong một vài tổ chức quốc tế.
    Rất nhiều công dân Đài Loan không hài lòng với tình thế hiện tại, và muốn Đài Loan trở thành một nước độc lập. Vào năm 2000, cử tri Đài Loan bầu ông Trần Thủy Biển, một người bản địa chủ trương dành độc lập cho đảo quốc này, vào chức vụ Tổng Thống. Trong giai đoạn đầu sau khi lên cầm quyền, ông Trần Thủy Biển cam kết sẽ hợp tác với Hoa Lục, nhưng dường như càng ngày ông càng tỏ ra bực dọc hơn về tình trạng mà ông cho là bị Trung Quốc uy hiếp.
    Mới đây, ông Trần Thủy Biển đã mang sự nghiệp chính trị của ông ra đánh cờ, và tuyên bố sẽ vận động bầu cử trên hồ sơ một nước Đài Loan độc lập, trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng Ba năm 2004. Hồi đầu năm nay, ông ra lệnh ghi Đài Loan trên các sổ hộ chiếu của các công dân bản địa, và tuyên bố trong một nhiệm kỳ thứ Hai, ông sẽ vận động cho một Hiến Pháp mới, một bước hành động mà một số nhà phân tích tin có thể mở đường cho Đài Loan tuyên bố độc lập.
    Ông John Tkacik, một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Sách Trung Quốc tại Washington, nói rằng những lời phát biểu này có thể có mục đích chính trị, nhưng bên cạnh đó, còn có một nguyên do sâu xa hơn. Đó là Đài Loan không còn có bao nhiêu thời gian nữa.
    Có hai điều đang diễn ra. Một là các vấn đề chính trị nội bộ Đài Loan. Và hai là nhận thức trong cấp lãnh đạo Đài Loan rằng lý lịch hoặc bản sắc riêng của nước Đài Loan trên trường quốc tế đang bị xói mòn sau một chiến dịch liên tục của Trung Quốc, cổ vũ cho cái gọi là nguyên tắc Một Nước Trung Quốc. Tôi cảm thấy giới lãnh đạo Đài Loan càng ngày càng bực bội và lo ngại hơn, rằng nếu họ không lên tiếng bây giờ, thì e rằng họ sẽ vĩnh viễn đánh mất cả bản sắc riêng của đất nước họ.
    Ứng viên Tổng Thống đối lập là ông Liên Chiến, Chủ Tịch Quốc Dân Đảng, đảng chính trị đã nắm quyền tại Đài Loan cho mãi tới khi ông Trần Thủy Biển đắc cử hồi năm 2000. Ông Liên Chiến cho rằng đương kim Tổng Thống Đài Loan đang có hành động gây hấn với Hoa Lục một cách không cần thiết. Theo ông thì Đài Loan sẽ có nhiều quyền lợi hơn nếu duy trì tình trạng hiện tại, và tập trung vào nỗ lực phát triển kinh tế. Ông nói:
    Chúng tôi tin răng vấn đề chủ quyền quốc gia là một vấn đề quan trọng và thiết yếu. Không ai đặt nghi vấn về điều này, nhưng mặt khác, chúng tôi tin là vấn đề đó chỉ có thể được giải quyết trong tương lai, mà không phải trong tương lai gần. Trong khi chờ đợi, chúng ta còn phải giải quyết biết bao nhiêu vấn đề quan trọng khác, mà Đài Loan và Hoa Lục không có mâu thuẫn với nhau.
    Một số nhà phân tích nhận định, chưa bao giờ mà một cuộc bầu cử Tổng Thống ở Đài Loan lại có tính cách quyết định đối với vận mệnh đất nước, như cuộc bầu cử năm 2004. Ông David Dean là cựu giám đốc Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan, tức là văn phòng đại diện của Hoa Kỳ tại Đài Loan.
    Đây là một giai đoạn vô cùng nguy hiểm và có tính cách quyết định đối với tất cả mọi người ở Đài Loan, bất kể đảng phái chính trị và nguồn gốc sắc tộc. Trung Quốc đang phát triển mạnh về cả ba mặt quân sự, chính trị và kinh tế. Cho nên đối với tôi, vấn đề cốt lõi là: Đài Loan sẽ ứng phó ra sao trong quan hệ với Trung Quốc trong tương lai? Thử thách lớn nhất là tìm một phương cách để thăng tiến quyền lợi riêng của đảo quốc trong khi vẫn duy trì nền dân chủ và quyền tự do hành động mà Đài Loan đang được hưởng. Tôi tin rằng tất cả mọi người đều đồng ý rằng một cuộc đối đầu quân sự sẽ gây thiệt hại không sao kể xiết cho tất cả các bên, nhưng thiệt hại nặng nề nhất là do Đài Loan gánh chịu.
    Những người theo giải pháp độc lập có thể vận động được nhiều ủng hộ hơn nhờ những biến cố tại Hong Kong mới đây. Đài Loan vốn vẫn theo sát những diễn biến tại Hong Kong, kể từ khi vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh Quốc này, được giao lại cho Trung Quốc hồi năm 1997. Lúc đó, Bắc Kinh đã đồng ý để các công dân Hong Kong duy trì các quyền kinh tế và dân chủ. Nhưng nhiều cư dân Hong Kong tin rằng nền dân chủ của Hong Kong đang bị sói mòn.
    Hồi tháng Bảy năm nay, hơn 200000 người đã xuống đường biểu tình chống Luật chống âm mưu lật đổ nhà nước, buộc chính phủ Hong Kong phải rút lại dự luật này. Một số nhà phân tích nói rằng các cuộc biểu tình ở Hong Kong đã làm mất uy tín của Trung Quốc về mô hình sát nhập các vùng lãnh thổ như Hong Kong và Đài Loan.
    Các cuộc biểu tình tại Hong Kong gây rất nhiều chú ý tại Đài Loan, bởi vì đó là dấu hiệu cho thấy cư dân Hong Kong bất mãn với những luật lệ, theo họ, có thể hạn chế các quyền tự do của họ. Vì vậy họ đổ xuống đường biểu tình, và qua đó chứng minh cho Đài Loan thấy là đề nghị Một Quốc Gia, Hai Thể Chế của Bắc Kinh cũng không phù hợp với Đài Loan.
    Một số nhà phân tích nói rằng vấn đề Đài Loan cũng là một vấn đề hóc búa đối với Hoa Kỳ, một nước từ lâu vẫn có thái độ nước đôi trong chuyện này. Washington một mặt tuyên bố ủng hộ Đài Loan, nhưng mặt khác lo sợ Đài Loan tuyên bố độc lập có thể đình trệ các hoạt động giao thương bạc tỉ trong khu vực, và dẫn đến chiến tranh. Tại thời điểm các binh sĩ Mỹ vẫn cầm súng chiến đấu tại Afghanistan và Iraq, chính phủ của Tổng Thống George W. Bush không muốn bị buộc vào thế phải đưa quân đến eo biển Đài Loan để bảo vệ đảo quốc này. Ông Rupert Hammond-Chambers là Chủ Tịch Phòng Thương Mại Mỹ-Đài Loan. Ông nói rằng việc Đài Loan tuyên bố độc lập có nguy cơ gây bất ổn cho cả khu vực. Nhưng ông John Tassik thuộc Viện Nghiên Cứu Heritage nói rằng Trung Quốc không nên dùng vũ lực để ức hiếp Đài Loan.
    Nếu Hoa Lục đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh chống Ðài Loan thì chúng ta sẽ có tình trạng này: Thể chế độc tài lớn nhất thế giới gây chiến với một trong các nền dân chủ phát triển và năng động nhất, và như vậy phần lỗi rõ ràng ngả về phía Hoa Lục. Giải pháp chung cuộc phải là, Trung Quốc phải lùi bước. Nếu Trung Quốc thật sự muốn Đài Loan trở thành một phần của một quốc gia Trung Quốc rộng lớn, thì tùy thuộc ở Trung Quốc nên đưa ra một đề nghị hay một thỏa thuận có thể mang đến cho Đài Loan một điều mà hiện đảo quốc này không có. Điều mà Trung Quốc đang làm là đe dọa sẽ chiếm chủ quyền của Đài Loan, để đánh đổi lại, Hoa Lục sẽ không xâm lăng Đài Loan. Tôi không tin rằng lập luận như vậy là điều hợp lý.
    Liệu Đài Loan sẽ duy trì tư cách hiện tại, hoặc người dân của đảo quốc này sẽ lên tiếng, đòi hỏi thế giới phải đổi cách nhìn, và công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.
  8. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Bạn này cố đấm ăn xôi, bao nhiêu người chứ mình tớ nói đâu. Bạn vào Google mà search, GDP năm 98 qua của Taiwan là gần 362 G USD nhé, năm 2003 là hơn 400 G, của Mỹ là khoảng 10000 G gì đó. Thế thì dự trữ 200 G có gì là không thể ???
  9. taymonthieugia

    taymonthieugia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    Đài Loan vẫn tồn tại suốt hơn 50 năm rồi, nhờ chính quyền Tưởng. Nhưng bây giờ Quốc dân Đảng mất quyền, dân Đài đọc truyện yểu điệu của Quỳnh Dao mấy chục năm nay, lại đòi độc lập chắc chẳng còn khí thế để giữ nữa!
    Khả năng Triều Tiên sẽ tấn công Hàn Quốc chỉ là vấn đề thời gian thích hợp mà thôi. Thời điểm thích hợp nhất là khoảng cuối tháng 10 vì lúc đó Hoa Kỳ sẽ bận rộn cho bầu cử và phải nổ lực dàn quân bình định Iraq và Apganishtan. Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho Triều Tiên làm việc này. Vì như thế Hoa Kỳ sẽ căng quân hổ trợ cho đồng minh của mình. Cử ngỏ để Bắc Kinh thu hồi Đài Loan. Lúc này là thời điểm tốt nhất cho Bắc Kinh nếu bỏ qua thì sau này khả năng trở về Lục địa là viễn cảnh xa vời vì tình hình Đài Loan không như Hôngkông và Macau. Bây giờ Triều Tiên chỉ là con cờ trong cục diện giữa các nước lớn
    Mời các bạn cho ý kiến thêm
  10. thaitran04

    thaitran04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lại nghĩ khác Bác.TQ không để cho Bắc triều tiên gay chien đâu mà cũng chưa chắc ảnh hưởng của TQ với BTT còn mạnh như vậy.Nếu BTT tấn công HQ là một điều dại dột bởi vì thế giới sẽ ủng hộ HK,lúc đó chưa chắc Nga và TQ sẽ nhảy vào giúp đỡ BTT đâu.Hiện giờ BTT chỉ mong nhận được sự nhượng bộ để kiếm chút ngoại tệ thôi

Chia sẻ trang này