1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh lực lượng quân sự Trung Quốc và Đài Loan

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 26/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bradley

    Bradley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Hình như tin này chưa được chính xác,việc Mĩ có bán AEGIS cho ĐL hay không vẫn chưa rõ ,mà nếu có bán thì khoảng 2008 ĐL mới có thể nhận hàng được.Nghe nói loại AEGIS này phải huấn luyện một hai năm gì đó các nhân viên mới thành thục được
  2. policypoison

    policypoison Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Chưa chắc đánh nhau đâu....vì D9L là đồng minh của My mà
  3. policypoison

    policypoison Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tucker, từng là người điều phối các chương trình đưa sĩ quan quân sự Đài Loan sang thăm Mỹ, nói rằng trong giới quân sự lãnh thổ này đang xuất hiện mối e ngại, rằng nếu Đài Loan mua hết những gì được mời, người Mỹ sẽ đinh ninh là đồng minh của mình có thể tự bảo trọng, và không cần ngó đến họ nữa.
    Tuy nhiên, thực tế là Mỹ vẫn muốn giới quân sự Đài Loan làm mọi thứ để có thể sẵn sàng trước cuộc tấn công quân sự từ Trung Quốc, nếu có. Schriver cảnh báo: "Nếu Đài Loan không tự hiện đại hoá, sẽ có lúc Mỹ phải lấp chỗ trống đó".
    chính quyền Đài Loan đang yêu cầu cơ quan lập pháp chấp thuận ngân sách 15 tỷ USD cho 3 đơn hàng sẽ đặt trong 10 năm, gồm tàu ngầm chạy diesel, máy bay tuần tiễu duyên hải, và hệ thống chống tên lửa Patriot Advanced Capability-3.
    Bên cạnh đó, câu hỏi đầu tiên của cuộc trưng cầu dân ý ngày 20/3 tới chắc chắn khiến các nhà sản xuất vũ khí Mỹ quan tâm: "Nếu Trung Quốc từ chối dỡ tên lửa đang hướng vào Đài Loan, bạn có đồng ý rằng chính phủ cần mua hệ thống chống tên lửa hiện đại?".
  4. policypoison

    policypoison Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Nhưng thời thế đã thay đổi. Những năm gần đây, chi tiêu cho hiện đại hóa quân sự tăng vọt. Bắc Kinh mua một loạt máy bay chiến đấu, các máy bay ném bom có khả năng tiếp nhiên liệu khi đang ở trên không, tàu ngầm và nhiều loại vũ khí khác do Nga sản xuất. Trung Quốc mới đây còn thử một mẫu máy bay phản lực chiến đấu mới, hợp tác sản xuất với Pakistan. Người ta dự đoán chiếc Xiao Long này sẽ là địch thủ của loại F-16 (Mỹ) trong tương lai.
    Phát triển sử dụng hỏa lực chính xác và công nghệ thông tin, một lần nữa nhắc nhở Bắc Kinh rằng sức mạnh giờ đây không còn nằm ở quân số.
    Ưu tiên của Bắc Kinh trước nay là thu hồi Đài Loan. Nhưng chiến lược giờ đây không còn là đưa trùng trùng lớp lớp binh lính vượt eo biển Đài Loan nữa. Theo các nhà phân tích quân sự, nếu chiến tranh xảy ra, đó sẽ là một cuộc bao vây trên biển và trên không, sử dụng các tên lửa công nghệ cao, và nếu cần, những virus máy tính sẽ được "huy động" nhằm làm tê liệt nền kinh tế Đài Loan. Có lẽ vì vậy, việc mua vũ khí gần đây chủ yếu là cho hải quân và không quân, mặc dù lực lượng lục quân lớn hơn nhiều (1,7 triệu người), trong khi quân số hải quân 220.000 và không quân là 420.000.
    Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn chung về thiết bị và trình độ binh lính còn kém. Trung Quốc còn xa mới có thể bắt kịp phương Tây. Theo tiến sĩ Shambaugh, "quân sự Trung Quốc còn ở sau NATO ít nhất 20 năm và Mỹ 30 năm".
    Việc phát triển vũ khí của Trung Quốc trong những năm gần đây đã khiến các nước khác ở châu Á lo ngại và góp phần dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang. Các quốc gia băn khoăn về những kế hoạch trong tương lai của người láng giềng hùng mạnh. Ngân sách quốc phòng chính thức của nước này là 22 tỷ USD, nhưng theo các quan sát viên, con số thực tế phải cao hơn thế gấp 5 lần.
  5. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Ghẻ nhỏ cũng làm bomb hạt nhân.
    VIENNA - Đài Loan có thể đã thực hiện các thí nghiệm về plutonium, 1 thành phần của bom nguyên tử, từ giữa thập niên 1980, theo tiết lộ của cac nhà ngoại giao, dẫn chứng bằng cac khảo nghiệm môi trường của cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA).
    Tiết lộ này phù hợp với cac báo cáo theo đó trong thập niên 1980 Đài Loan đã phục hồi 1 chương trình vũ khí nguyên tử khởi động trong thập niên 1960 và đình chỉ trong thập niên 1970.
    Phân tich cac mẫu môi trường tại Đài Loan chỉ ra rằng cac thí nghiệm phân ly plutonium có thể đã tiếp tục cho đến cach đây 20 năm.
    Cac viên chức tại bản doanh Vienna của IAEA không bình luận trong khi phát ngôn viên Bộ ngoại giao Đài Loan nói là không hay biết các báo cáo kể trên và không thể bình luận ngay bây giờ.
  6. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Vào đây mà đọc, có khá nhiều bài về quan hệ Ghẻ to và nhỏ.
    http://taiwansecurity.org/TSR-Arms.htm
  7. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Đài Loan có thể tự sản xuất được máy bay chiến đấu, mấy con Ching-kuo nghe đâu cũng không kém mấy tháng Ép của Mỹ bao nhiêu. Xung quanh đảo Đài Loan tàu ngầm và chiến hạm Mỹ khi nào cũng vờn qua vờn lại. Nói chung thằng Bắc Kinh muốn đánh nhưng ngại mỗi thằng Mỹ thôi.
    Bữa trước thấy thằng Bắc Kinh tuyên bố sẽ đánh vào năm 2008. Tuy nhiên, giới chức Đài Bắc lại nhận định BK chỉ có thể đánh sớm nhất vào năm 2012. Nói chung tiềm lực quân sự Đài Bắc cực mạnh, chỉ sợ thằng Tàu Anh nó liều chết xông qua thì mạnh mấy anh Đài cũng thua. Hy vọng là kô choảng nhau kéo VNN ta lại hứng tên rơi đạn lạc. Không khéo lợi dụng chuyện uýnh nhau với Đài rồi bọn Beijin làm vài phát tên lửa lạc xuống Tonkin Gulf, các quần đảo san hô ở biển Đông thậm chí ngay giữa lòng đất nước hình con cá ngựa ở bán đảo Indochine cũng nên. Mẹ, cứ nói đến thằng Tàu là mình lại tức ói máu.
  8. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng Ching-kuo nè!
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    130 Ching-Kuo multi-role fighters are in service with the air force of Taiwan.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. nimbus_2000

    nimbus_2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Đài Loan định xây căn cứ tên lửa lớn nhất châu Á
    Đài Loan đang triển khai một số dự án xây dựng ở bãi thử tên lửa Tứ Phong nhằm mở rộng và biến nó thành căn cứ tên lửa lớn nhất châu Á.

    Lực lượng quân sự Đài Loan
    Hiện, dự án xây dựng một boongke lớn đang được thực hiện tại bãi thử này. Sau khi công trình kiên cố này hoàn thành vào năm 2005 nó sẽ được dùng để triển khai tên lửa Patriot III mà Đài Loan mua từ Mỹ. Kế hoạch xây dựng do viện nghiên cứu kỹ thuật Trung Sơn thuộc cơ quan phòng thủ Đài Loan đảm trách.
    Căn cứ Tứ Phong, đặt tại Bình Đông - Đài Loan, là một khu vực chủ chốt về nghiên cứu và thử tên lửa của lực lượng quân sự Đài Loan. Cơ sở trên còn được gọi là ''''Trung tâm vũ trụ Houston'''' của hòn đảo này. Tứ Phong đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người khi nó được thông báo sẽ trở thành căn cứ tên lửa lớn nhất châu Á.
    Boongke hay bãi thử hạt nhân
    Kế hoạch nghiên cứu vũ khí của viện Trung Sơn rất được Mỹ quan tâm sau khi chính quyền hòn đảo này đưa ra một loạt tuyên bố về việc phát triển vũ khí phòng vệ chống lại đại lục.
    Vệ tinh tình báo của Mỹ gần đây cho thấy, một công trình lớn được củng bố bằng bê tông đang được dựng lên tại căn cứ Tứ Phong thuộc viện Trung Sơn. Với độ dầy của nó, Mỹ đoán rằng boongke này có thể chống lại bom hạng nặng và nó được xây dựng vì mục đích đặc biệt. Dự án này có thể liên quan tới chương trình nghiên cứu tên lửa tầm trung, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân của Đài Loan.
    Chuyên gia Mỹ nhận định, công trình có sức chứa lớn, chống được các vụ nổ mà Đài Loan đang xây dựng có thể dùng để chứa các vật nguy hiểm như đầu đạn, tên lửa, tên lửa được phóng bằng rocket hoặc nhiên liệu. Ngoài ra, nó còn là nơi cất giữ an toàn cho một số vật nguy hiểm trong trường hợp nổ bất ngờ xảy ra.
    Các quan chức quân sự cấp cao Đài Loan từ chối bình luận về công trình xây dựng trên đồng thời phủ nhận thông tin đây là bãi thử hạt nhân hoặc căn cứ tên lửa.
    ''''Trung tâm vũ trụ Houston'''' ở Đài Loan
    Chính thức đi vào hoạt động năm 1975, căn cứ Tứ Phong là ''''một trong ba đơn vị bí hiểm nhất'''' của lực lượng quân sự Đài Loan vì nó có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân, sinh và hoá học. Sau năm 1990, căn cứ này được nâng cấp và sắp tới sẽ trở thành căn cứ tên lửa sau khi công trình xây dựng boongke hoàn tất.
    Sau nhiều thập niên phát triển, căn cứ Tứ Phong hiện là nơi tập trung toàn bộ bí mật về quan sát, tính toán, chỉ dẫn, nghiên cứu và phát triển tên lửa của lực lượng quân sự Đài Loan. Nó còn là cơ sở duy nhất của Đài Loan chuyên tiến hành thử nghiệm tên lửa và hệ thống tầm xa quan trọng khác.
    Theo tuyên bố của chính quyền hòn đảo này, toàn bộ căn cứ Tứ Phong là một ''''trung tâm vũ trụ nhỏ'''' và nó là ''''trung tâm vũ trụ Houston'''' quy mô nhỏ.

    ----------------------
    BC nhức đầu với vụ này đây, cũng tốt, để NC rảnh tay trang bị lại lực lượng
    Được Nimbus_2000 sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 27/11/2004

Chia sẻ trang này