1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh miền bắc và miền nam- Tại sao Lý Quang Diệu nói vậy?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi nguoibantra, 02/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoibantra

    nguoibantra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    So sánh miền bắc và miền nam- Tại sao Lý Quang Diệu nói vậy?

    ?oNếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở TPHCM ?ocấy? vào những trường ĐH ở miền Bắc, ở Hà Nội?.

    Ông Lý Quang Diệu đã hiến kế cho nền giáo dục ĐH Việt Nam như vậy.

    Vậy thì, theo các bác trên ttvnol, sinh viên được đào tạo tại miền bắc có những điểm gì chưa được mà ông Lý lại hiến kế như vậy?
  2. hirain

    hirain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    he he, cựu SV miền Bắc đây. Cũng không tự ái gì khi bình luận về chủ đề này nhưng trước hết mình bình loạn một tí vêg người nói câu này. Bác Lý này là người ảnh hưởng rất , rất nhiều trên sự phát triển của Singapore, can thiêph rất rất sâu đến đời sóng của từng người dân, nói không ngoa, chính bác ấy khuyên người này nên kết hôn với người thế nào. và kết quả có được một Sing như hiện nay. Vì thế, mình nghĩ phát biểu câu này, bác Lý không nói cảm tính (nhưng hơi ..tiểu tiết quá). bỏ qua suy nghĩ "Ở đâu cũng có người này người kia", Hiện thực thì mình thấy, o miền Nam (mà chủ yếu là Sài Gòn) giới trẻ nói chung năng động hơn + môi trường cạnh tranh và cởi mở. SV Bắc chúng mình học lý thuyết giỏi nhưng thực hành chưa tốt (vì nhiều lí do, ví dụ do cách truyền đạt của GV, môi trường). Mình thấy ý kiến này của bác ấy thì hay, gọi là "tạo cú hích". Nhưng không giải quyết triệt để vấn đề.
    Sori vì trả lời không đúng câu hỏi nhé nguoibantra.Còn ý kiến của bạn thì sao?
  3. bive_vn

    bive_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì thế này ...
    Tôi cũng là 1 người Bắc, đã sống, học và làm việc ở ngoài đó 26 năm cho đến khi tôi nhận lời mời của 1 anh bạn để vào SG làm việc. Trước khi vào SG làm việc tôi đã từng vào SG nhiều nhưng chỉ là vài tuần nên chưa cảm nhận được đầy đủ con người và cuộc sống ở đây. Đến nay, khi đã làm việc được gần 1 năm thì quả thực tôi thấy hơi tiếc 6 năm làm việc ở HN dù rằng tôi cũng đã đạt được 1 số thành công nhất định - nhưng có 1 điều mà tôi đánh giá rất cao người miền Nam đó là họ dám nghĩ, dám làm, năng động và cởi mở. Theo tôi thì người Nam phù hợp và nhạy bén hơn trong chuyện làm ăn kinh tế.
    Còn về học hành - tôi lấy luôn ví dụ của tôi nhé. Khi vào SG tôi cần tuyển một số nhân viên, điều làm tôi thực sự đau đầu là khi phỏng vấn thì những ứng cử viên đều rất ....không có căn bản. Tôi đã mất gần 1 tháng trời mà không tuyển được ai chỉ vì khi hỏi những cái rất căn bản họ cũng không biết. Sau đó tôi thông qua vài người quen đã tuyển được vài người, họ học không nhiều nhưng mà kỹ năng làm việc thì đến giờ này có thể nói tôi hoàn toàn tin tưởng và yên tâm về họ. Trong suy nghĩ và những gì tôi thấy thì quả thực là giáo dục ngoài Bắc có vẻ tốt hơn về mặt cơ bản, nhất là những trường về kỹ thuật hay khoa học cơ bản. Tuy sinh viên ngoài Bắc được học (hay phải học?) căn bản hơn nhưng khi ra trường, đi làm thì chưa chắc đã tốt hơn người Nam.
    Đó chỉ là suy nghĩ của riêng tôi, mong mọi người chia sẻ.
  4. nguoibantra

    nguoibantra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Thiệt ra, người miền nam năng động hơn chỉ vì miền nam làm kinh tế thị trường lâu dài hơn miền bắc nên họ hiểu được một triết lý trong kinh doanh là "cùng dành chiến thắng trước thị trường chứ không chiến thắng các đối tác".
    Khi một nhóm người hợp lại làm ăn thì chuyện đầu tiên họ nghĩ là phải hành động nhanh để chớp thời cơ chứ không nhóm khác nó dành trước thì cả nhóm mình sẽ thua hoặc phải gặm xương thôi!!! Trên cơ sở hiểu biết này mà họ thương lượng để thỏa thuận các quyền lợi trong nhóm với nhau rất nhanh. Sau đó tập trung để sao cho tận dụng kịp thời cơ.
    Còn ngòai bắc, dường như vẫn trọng quyền TƯ LỢI rất cao theo triết lý "thua thày một vạn không bằng thua bạn một phân". Cái này mà còn tồn tại trong văn hóa VN mình thì hội nhập WTO dân mình thua là cái chắc rồi.
    Ở Sài Gòn, cái này cũng vẫn còn nhưng ít thôi. Mình cũng thấy vài nhóm thất bại vì có các thành viên còn giữ triết lý "thua thày... " này. Ngay cả sau khi thỏa thuận xong họ vẫn còn cứ ấm ức về quyền lợi dẫn đến tình trạng họ không làm việc mà vẫn muốn hưởng quyền lợi như đã thỏa thuận!!!

  5. ducthrash

    ducthrash Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    ơ nhưng cho mình thắc mắc tí. Cho thanh niên Bắc vào Nam kiếm tiền, chắc chắn họ sẽ ở luôn trong Nam (vì họ vẫn phải tiếp tục kiếm tiền). Cho thanh niên trong Nam ra ngoài Bắc học, học xong chắc chắn họ lại vào Nam để kiếm tiền. Vậy ngoài Bắc còn ai nữa?
    Với lại ông Lý ở tận sing sao có thể nói tường tận về vấn đề của VN vậy nhỉ
  6. tuan1007

    tuan1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ vấn đề này thực chất là do một số sự kihác biệt giữa 2 miền về nhiều mặt như: phong tục-tập wán, mức độ phát triển kinh tế, tính cách con người, văn hóa, lối sống, tâm lý... từ xa xưa để lại cho đến tận jờ.
    Nói một cách công bằng thì ông Diệu nói như thế chẳng wa là ổng muốn nói đến điểm mạnh, điểm yếu trong nền giáo dục của Việt Nam, rằng miền này được ở điểm gì, vùng kia yếu ở khâu nào thôi... chứ không có nghĩa là phải làm theo như thế thì mới phát triển giáo dục được.
    Mình đã có thời gian làm việc ở miền Nam, cũng có thập được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, ở cùng một công việc mình thu nhập chỉ bằng 2/3 ở ngoài bắc, mặc dù chi tiêu ở miền nam là cao hơn.
    Năm 2004 mình ở Hà Nội rất hiếm khi thấy biển số xe của phía Nam. KHi vô Sài gòn gặp khá nhiều biển số xe của phía bắc.
    Nhưng giờ đây khi đi trên đường phố Hà Nội các bạn có thấy là đã thường gặp hơn những xe cộ mang biển ks phía Nam không?
    Theo mình nghĩ thì một vấn đề là khi nền kinh tế ở đâu phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì sẽ thu hút nhiều lao động ở nơi khác đến... và một mặt nào đó làm cho con người nhanh nhẹn, nhạy bén hơn, nền giáo dục thì phải từng bước tiến bộ để cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của xã hội. Những gì không theo kịp thời đại tự nó sẽ bị đào thải...
    Và nếu phải nói câu gì để bình luận câu nói chủ đề của chúng ta thì tôi muốn nói là: '''' Ngài hãy để cho chúng tôi yên, chúng tôi có rất nhiều tiềm năng, chúng tôi sẽ tự vươn lên được, chúng ôi không muốn trtở thành Singapore thứ 2, chúng tôi muốn là Việt Nam nhưng ở một trình độ phát triển cao, rồi ngài hoặc con cháu ngài sẽ thấy..."
    Đó là ý kiến của mình, mong được chỉ giáo
  7. nguoibantra

    nguoibantra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Người miền bắc giàu có quyền thế thường khinh người hơn người miền nam(giàu có quyền thế tương đương)?
    - Mình có nhiều bạn là người bắc sau 1975. Các bác ấy rút ra được một số điều là:
    1/ Ở ngòai bắc hiếm có chuyện Xếp đi ăn trưa với lính. Nhưng trong nam lại là chuyện bình thường hàng ngày.
    2/ Người miền bắc sợ nhất là bị người khác khinh khi nên quan tâm mạnh mẽ tới dư luận trong khi miền nam cũng có nhưng đỡ hơn nhiều. Nhiều bác sau khi về thăm quê có nhận xét đáng chú ý là: "Ở quê mình người nghèo không khổ vì thiếu thốn vật chất mà khổ vì thấy người khác hơn mình và tỏ ra trịch thượng với họ". Ở miền nam thì cái triết lý sống "sáng ăn cơm sườn, chiều chan nước tương, tối leo lên giường nằm ca cải lương" phổ biến hơn.
    3/ Ở miền nam người giàu ít phô trương hình thức hơn so với người miền bắc. Nhưng điều đặc biệt là người bắc sống lâu trong nam cũng ko còn thích phô trương nữa, khi ra bắc lại cảm thấy khó chịu với tính phô trương ở ngòai bắc.
    Hi hi... còn nhìu lắm nhưng bàn để cùng tốt lên thôi chứ ko nói xấu nhau đâu nha .
    Hề hề... cái tính bông lông ít âu lo theo kiểu "sáng ăn cơm sườn, chiều chan nước tương..." cũng làm người miền nam khổ lắm đó!
    Được nguoibantra sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 06/03/2007
  8. nguoibantra

    nguoibantra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với bác ở điểm " thực chất là do một số sự kihác biệt giữa 2 miền về nhiều mặt như: phong tục-tập wán, mức độ phát triển kinh tế, tính cách con người, văn hóa, lối sống, tâm lý... từ xa xưa để lại cho đến tận jờ". Mình phải chủ động thay đổi học hỏi lẫn nhau để mọi thứ cùng tốt lên. Văn hóa là thứ rất khó thay đổi lại rất dễ gây cãi lộn bạn ạ. Nhưng không đổi thì ko được Mình thích bàn để về khác biệt 2 miền để một ngày nào đó thấy hòa đồng gần như ko có khác biệt nữa mới dzui
    Về Lý Quang Diệu, đúng là ông này là cáo thành tinh đó bác. VN mình phải suy nghĩ hết sức kỹ lưỡng về những gì ông này tư vấn cho VN. Phải có riêng một chủ đề về ông Lý này mới được.
  9. nhacso_kiss_to

    nhacso_kiss_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Niền Nam dễ kiếm tiền lắm à các bác thế thì em sẽ vào Nam
  10. chienbinhankeda

    chienbinhankeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    3
    Không thể phủ nhận được những ý kiến của các bạn giữa miền Bắc và miền Nam.
    To: nhacso_kiss_to
    Chienbinh cũng là người đã chinh chiến từ Nam ra Bắc.
    Có một lời nhắn với các bạn muốn vào Nam lập nghiệp.
    - Thời điểm tốt nhất vào Nam là ngay khi bạn tốt nghiệp ĐH.
    - Bạn có thể tự thân vào SG, nộp hồ sơ thi tuyển vào một số công ty, và có cơ hội bạn lớn được một công việc tốt, phù hợp với chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo tại trường ĐH. Các công ty ở SG rất đánh giá cao bạn vào thời điểm mà bạn mới tốt nghiệp.
    - Sau khoảng 2 - 3 năm làm tại SG, bạn nên quay ra Hà Nội làm việc. Ổn định cuộc sống, gia đình, sự nghiệp. Các công ty ở HN lúc này sẽ đánh giá cao bạn, khi bạn đã có khoảng thời gian 2-3 năm kinh nghiệm làm tại SG.
    Vài ý kiến cá nhân, bạn tham khảo.

Chia sẻ trang này