1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Mig-21 và F-5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi spirou, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    So sánh Mig-21 và F-5



    Hôm nay đọc cuốn tạp chí Air Force có bài so sánh giữa Mig-21 và F-5 khá hay của tác giả Mỹ Mike Spick. Trong box KTQS cũng đã từng có một topic về Mig-21, nhưng dường như chưa đi sâu cho lắm. Nay mạo muội mở chủ đề này. Dịch thoát ý và tóm gọn thôi, chứ bài này dài và có nhiều thuật ngữ khó quá. Mong các bác cho ý kiến và mổ sẻ 2 chú này.

    Nhìn sơ qua có lẽ Mig-21 Fishbed và Northrop F-5 không giống nhau cho lắm, nhưng thực ra lại có nhiều điểm tương đồng. Cả 2 chiếc được chế tạo ra cùng thời. Có khoảng 10,000 mig-21 được sản xuất với 49 quốc gia sử dụng. F-5 có 2,610 chiếc và 31 nước dùng. F-5 là loại được các quốc gia NATO sử dụng rộng rãi nhất.

    Trước hết với Mig-21 F13.

    Máy bay quá nhỏ. Để tăng cường sự cơ động, nhà thiết kế Artem Mikoyan lắp ráp một bộ khung máy bay nhỏ nhất lên một động cơ mạnh. Kích thước nhỏ khiến khó quan sát ở mọi khoảng cách. Tầm nhìn trước lẫn sau không thể thấy được ở cự ly 5km. Theo lý thuyết 8km là tối đa. Khả năng định vị của thị giác nói chung ở khoảng 1/3 khoảng cách nói trên

    Động cơ Tumansky gần như ko tạo khói. Trong khi đó máy bay Mỹ để lại một đường khói dài, có thể nhìn thấy ở từ xa khoảng 16km.

    Động cơ Tumansky R-11F-300 là động cơ phản lực cuộn đôi (twin spool), đơn giản và mạnh mẽ, mặc dù nó có nhược điểm thường thấy của động cơ Liên Xô là thời gian bảo trì ngắn. Gia tốc kém, sau khi mở hết cửa dầu thì mất vài giây để đóng lại (spool up). Điều này cũng tương đồng với động cơ General Electric J79 của Phantom. Nhược điểm lớn nhất là mất 5 đến 7 giây để sử dụng thùng dầu phụ, mất quá nhiều thời gian trong không chiến.

    Tầm nhìn trong buồng lái Mig-21 rất tệ.

    Tác giả bài viết có tầm vóc trung bình, khi leo vào buồng lái Mig-21F13 thì vừa khít. Hai vai chạm thành 2 bên. Tóc gần chạm kính chắn khi nó kéo xuống. Cảm giác chật chội giống như đeo mặt nạ, quay qua quay lại dễ đụng vào thành 2 bên.

    Góc nhìn xuống đằng mũi khoảng 5 độ, 2 bên là 20 độ. Còn khả năng nhìn hậu thì không thể. Máy bay bay ở vị trí số 2 khó nhìn người bay đầu. Trong chiến tranh VN, phi công VN thường bay với 1 hoặc 2 phi công bên cánh, cách nhau khoảng 1 dặm. Nếu máy bay Mỹ bám đuôi chiếc dẫn đầu thì anh ta sẽ nhanh chóng bị bám đuôi bởi những chiếc Mig khác.

    Mig-21 F13 trang bị radar SRD 5M (ranging radar) ở mũi hình nón của nó. Tầm xa khoảng 7km. Ngạc nhiên là nó không có màn hình radar (radar scope). Thay vào đó báo hiệu bằng những ngọn đèn hiệu, từ khoảng cách xa nhất 3.5km đến tầm gần nhất 900m. Từ lúc lock on đến lúc phóng tên lửa mất từ 3-5 giây. Bằng thời gian đó thì có thể đếm đến 4 củ khoai tây cho AIM-7 Sparow (count of four potatoes for American AIM7- Sparow).Ko hiểu.

    Mig-21 F13 trang bị một khẩu NR30 30mm, chỉ với 30 viên đạn, bắn trong 2.30 giây. Kính ngắm, giống như các máy bay Mig khác, dùng để ngắm bắn máy bay ném bom ko cơ động. Trong không chiến thì ko hữu hiệu. Ngoài ra khẩu canon rung dữ dội khi bắn. Tuy nhiên dù sao vẫn tốt hơn kính ngắm của F-4 Phantom, vốn không thiết kế cho ko chiến bằng súng.

    Giống Phantom, Mig-21 được thiết kế trong chiến tranh lạnh. Chủ yếu dùng để nghênh chiến ở tốc độ cao và độ cao lớn.

    Hẹn các bác tuần sau dịch bài về F-5, bây giờ ko rảnh rồi.


    Được spirou sửa chữa / chuyển vào 05:28 ngày 21/03/2004
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Mig 21 F13 trang bị 2 quả tên lửa Atoll K-13A, theo người Mỹ thì copy của AIM-9B Sidewinder. Loại tên lửa AIM-9 không đáng tin cậy lắm. Vốn được thiết kế cho interceptor chứ không phải cho không chiến vốn đòi hỏi sự cơ động.
    Một khẩu GSh-23 23mm.
    4 ống rocket, 2 trái bom 500kg, 2 trái 250 kg cho tấn công mục tiêu dưới đất.
    Động cơ phản lực Tumansky R-13-300. Tốc độ tối đa Mach 1.06 ở độ cao thấp, đạt mach 2.1 ở độ cao 10,972m. Một phi công có trình độ khó mà cơ động chiếc Mig-21 ở tốc độ dưới 398km/h và trên 945km/h. Đạt tốc độ tối đa rất khó khăn, gần như ko thể.
    Cần lái điều khiển nặng, đòi hỏi phi công có cơ bắp tốt.
     
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    F5 hình như thiên về đánh mặt đất hơn là không chiến. Nếu so sánh Mig 21 thì nên so sánh với F4.
    Mình thấy các máy bay F mà số lẻ ( F5, F15, F35, F117, F101, F105 ) đều là máy bay tiêm kích bom, tức là chuyên đánh mặt đất.
    Còn các tiêm kích số chẵn F4, F14, F16, F18, F22 lại có vẻ thiên về không chiến hơn
  4. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    "Kích thước nhỏ khiến khó quan sát ở mọi khoảng cách." Không hiểu tác giả định nói gì? Tôi đã từng vào buồng lái Mig21, bên trong không rộng rãi gì (cảm giác chật hơn nếu so với ghế xe hơi), chỉ phần vai và đầu nhô trrên phần kính. Điều khiển máy bay qua một cần lái giống như Joytick. Theo hình vẽ thì rõ là không quan sát đằng sau được vì vướng phần sống thân kéo dài từ buồng lái đến cánh đuôi. Thế hệ sau như Mig29 cũng thấy chê ở điểm này.
    Để bắn được tên lửa trên Mig21 tương truyền cần 2 gây hay đếm đến 4. Không đủ 2 giây tên lửa không bay ra được.
    F5 trên chiến trường Việt nam tiêu biểu có 2 loại F5A dùng không chiến. F5E trang bị khoảng năm1973-1974 hiện đại hơn đeo 4 quả bom tấn công mặt đất
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.506
    Đã được thích:
    4.307
    Tôi nghĩ tác giả muốn nói máy bay quá nhỏ, nên phi công địch khó theo dõi!
  6. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Cabin của MiG 21 khủng khiếp có tiếng. Ngày trước mấy bác Kim Chi sang đây lái để giúp mình mà bỏ mạng. Nguyên do là phi công phải để sâu 2 chân vào bên phía dưới panel điều khiển để đạp pedal, lúc nhảy dù vọt vội quá không kịp thu chân nên bị chặt đứt phăng luôn.
    Máy bay đời mới bay giờ cabin rộng rãi hơn, chỗ ngồi của phi công cũng cao hẳn lên so với thân máy bay nên an toàn và thị trường được mở rộng nhiều. Tuy vậy một nguyên tắc khi nhảy dù bao giờ cũng là cúi gập người, tay ôm đầu, co chân rồi vọt. Cũng vì thế mà khi phóng khỏi máy bay, phi công và ghế thường lộn tít mấy vòng rồi mới thả ghế bung dù.
    VC
    You'r all my reasons,your the reason of my life 
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn các bác đóng góp ý kiến. Ông tác giả này thiên vị F-5 quá, ông ta so sánh giữa Mig-21 F13 với F-5. Mà rõ ràng Mig-21 F13 đời đầu còn nhiều bất hợp ný, sau này sẽ được hoàn chỉnh ở Mig-21 PF, PMF,bis.
    To haanh 88: Ông tác giả có kích thước trung bình của bọn Tây, chắc cỡ 1,75mm. Vậy to cao hơn An nam mit nhà ta rồi, nên lão cảm thấy chật chội là điều dỹ nhiên.
    Ý tác giả là cabin chiếc Mig-21 khó quan sát xung quanh, tầm nhìn phi công bị hạn chế chỉ khoảng 5km. Trong khi đó tầm nhìn tối đa thông thường phải 8km.
    Động cơ Tumansky thải khói rất ít, nên khó bị quan sát qua dải khói hơn máy bay Mỹ.
    Về hệ thống ghế thoát hiểm của Mig-21, chú tôi, phi công Mig-21, có kể : hệ thống dây bảo hiểm sẽ tiến hành một số thao tác trước khi phóng ghế ra ngoài:
    - Một dây sẽ kéo thẳng đầu phi công với ghế, tránh sức ép đè lên xương sống.
    - Một dây kéo ép chân phi công lại với ghế tránh đụng bảng điều khiển.
    Phóng như vậy thì thường phi công bất tỉnh vài giây.
    Ngoài ra còn một nhược điểm của màn hình radar Mig-21 thời đầu, do công nghệ LX kém nên không thể chế tạo màn hình phản quang. Phi công phải úp mặt vào màn hình radar quan sát.

    Hẹm các bác giữa tuần, ai có tư liệu về F-5 thì post với.
     
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Con F5A :
    [​IMG]
    Vận tốc : 924 mph (cỡ Mach 1.13)
    Tầm hoạt động : 2594 km
    Vũ khí : 2 canon M39 20mm với 280 đạn/khẩu, tên lửa không đối không, bom, bom chùm, ống hoả tiễn. Tổng trọng lượng tối đa mang được là 1996kg.
    Còn đây là con F5E :
    [​IMG]
    Vận tốc : 1,082 mph (cỡ Mach 1.32)
    Tầm hoạt động : 3,724 km
    Vũ khí : 2 canon M39 20mm với 280 đạn/khẩu; tên lửa không đối không, không đối đất, bom, bom chùm, ống hoả tiễn, lắp ở 5 mấu trên thân và dưới 2 cánh. Tổng trọng lượng tối đa mang được là 3175kg.
    Xem ra F5 không cơ động bằng MiG-21, hay tác giả định so sánh khả năng tấn công mặt đất của 2 loại.
    Phi công NC nhà mình thời chiến được tuyển chọn kĩ, thể hình tốt nên chắc cũng không được thoải mái gì nhiều. Nhưng thế thì đám phi công Nga cao mét tám, mét chín làm sao chui vừa MiG-21 nhỉ.

  9. su_27

    su_27 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Em thì không rành về kỹ thuật lắm, chỉ thấy là foọc ngoài của F5 thì ăn đứt ông anh MiG21 rồi. Ngày trước vào dinh Độc lập em đứng ngắm mãi không chán, từ hồi đó mà bọn Mẽo đã đưa ra được kiểu dáng đó thì phải nói là đáng kính nể.
  10. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    "Cabin của MiG 21 khủng khiếp có tiếng. Ngày trước mấy bác Kim Chi sang đây lái..."
    Mấy chú Kim Chi này sang từ thời Mig17 kia, không phải thời Mig21 đâu. Không ai khen hệ thống ghế phóng của Mig17, nhưng từ Mig21 trở đi, hệ thống ghế phóng của Nga rất nổi tiếng.
    Dù sao thì mấy chú Kim Chi cụt chân là do huấn luyện kém, phi công NC lái Mig17 nhảy dù nhiều nhưng đâu có như mấy chú này..

Chia sẻ trang này