1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Mig-21 và F-5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi spirou, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Anh Baloo2000 quả là không lầm,đúng là có F-5 Tiger III thật, em lục lọi hồi ra cái link mà em pót trong trang trước á.
    Nhưng theo em được biết thì giá bắn của K-13 Atoll là APU-13 cũng là launcher rail do Nga copy từ AIM-9B của Mỹ. Với thực ra thao tác thả quả tên lửa xuống dưới thân sau đó tên lửa bắt mục tiêu và bắt đầu bay đi được dùng khá phổ biến ở các tên lửa tầm trung và xa như AIM-7 hay AIM-54. Thao tác này khá hiệu quả cho tên lửa tầm xa vì tên lửa sẽ ổn định bắt mục tiêu trước khi bắt đầu bay đi. Đồng thời loại bỏ hoàn toàn khả năng tên lửa nghẹt trên giá và nổ máy bay bắn ra nó.
    Tên lửa tầm ngắn đa phần bắn trượt theo rail nhằm tiết kiệm thời gian đến mục tiêu. Chuyện đặt trên mũi cánh làm tên lửa cơ động hơn có lẽ giai đoạn trước đây thì quan trọng còn đến bây giờ thì khả năng cơ động của tên lửa khá cao nên điều đó có lẽ không quan trọng nữa. Ví dụ nếu như MiG-21-93 bắn R-73, thì vẫn khá chính xác khi máy bay đang chịu 8.5 G. Vì R-73 được xem là "free of G limit", cụ thể là nó có thể chịu đến 40G, bản mới RDM2 thì đến cả 50 G thì phải.
    Không biết anh biết gì về radar cải tiến của F-5E III không. Những chương trình nâng cấp F-5 khá ít thì phải. Tiện đây tôi xin pót cho anh em huynh đệ trong box nhà ta vài thông số về radar của MiG-21-93.
    Kopyo:
    Dùng phương pháp tần số lặp mạch (PRF - Pulse Repetition Frequency) đạt 29dB
    Trọng lượng: 120 kg
    Thể tích: 250 dm3
    Đường kính ăngten: 0.5m
    Góc dò mục tiêu: ±40°
    Gồm có 2 bộ thu sóng
    Bộ phát sóng đạt cao điểm là 5kW, trung bình 1kW
    Dùng bộ xử lý MPS, máy tính TS175
    Có thể dò vài ba mục tiêu trong khi tiếp tục phát hiện mục tiêu mới - phương pháp Track-While-Scan, dò được 10 mục tiêu, tấn công 2 mục tiêu cùng một lúc. Phát hiện được mục tiêu có diện tích bức xạ radar là 3m2 ở khoảng cách 57 km khi mục tiêu bay về phía MiG-21 và 45 km khi MiG-21 theo đuổi mục tiêu.
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 17/04/2004
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Định góp miệng tán gẫu với các bác từ hôm qua mà không thể nào login vào được. Hôm qua còn máy cơ quan (ADSL, tuy tồi nhưng download được ), hôm nay thì trả tiền dial up ở nhà rồi. chán wwá.
    theloner không thấy đâu, bác ấy hứa rùi lặn một hi. À, sau quá trình ngao du trên đường Phạm Văn Đồng, thu được một số to về phòng không, còn lịch sử không quân vẫn nhiều điểm trống quá.
    Spirou chế ra topic này khi bức xúc về một bài nào đó. Cũng là mộth dịp nhà ta đi sâu. Như mà, so sánh như thế có "cập cợi" không. Khi mà quan điểm chiến lược->cơ cấu và tính năng máy bay, của hai nhà chế tạo lớn nhất là Nga và Mỹ khác nhau. Mục đích sử dụng F-5 và MIG-21 cũng khác nhau: một chú tấn công mặt đất và một cú đánh chặn. Khó hơn nữa, khi MIG-21 là máy bay không chiến chủ lực trong cơ cấu Nga, còn Northrop F-5 là máy bay rẻ tiển, Mỹ không hề dùng, chế tạo cho NATO và SEANTO dùng. MIG-21 ra đời trong khi động cơ AM-5 chậm ra đời 8 năm, động cơ R-11 không thể đảm bảo độ bền, một loại động cơ khác không thể hoàn thành. MIG-19 tiền nhiệm thực ra chỉ là bản MIG-17 (MIG-17 thực tế cải tiến rất ít so với MIG-15, do không có động cơ).
    Đầu tiên, HP xin trình bầy về quan điểm chiến lược. Đây là thời kỳ mà bí thư Nga, một gã điên say Khơ-rút-sốp (tiếng Việt) can thiệp những ý kiến quá dốt vào công cuộc phát triển Hàng không Nga, Dẫn đến thiếu tiền trầm trọng trong việc phát triển hàng không và những ý tưởng điên rồ về tên lửa. (Ví dụ minh chứng: ông ta đã từng bốc phét với Mỹ là có tên lửa xuyên.......đất, rồ khi các nhà khoa học chứng minh tính vô lý, ông ta lập một dự án........quyết tâm chế tạo tên lửa xuyên đất. Ông ta thực hiện tên lửa SAM Delta (tầm bắn 80km).........chỉ có cái vỏ, ông ta bị dự án H1 thôi miên....thất bại thảm hại sau đó). Các nhà khoa học và tướng lĩnh Nga đàng phát triển cơ cấu máy bay như Đức hồi sắp thua trận: lấy intercepter làm máy bay chiến đấu chủ lực. Intercepter là máy bay đánh chặn, hay còn gọi là máy bay khu trục, máy bay tiêm kích. Chúng hoạt động gần giống SAM: cất cánh, bất ngờ tấn công và biến mất. Do dó, yêu cầu của các loại máy bay này: cất cánh và tăng tốc độ, độ cao nhanh, tấn công nhanh, vòng lượn để không chiến. Yêu cầu cao nhất của lại máy bay này là rẻ tiền, để có số lượng rất lớn. Trong đầu các nhà chiến lược, tuổi thọ của máy bay và phi công loại này, không cần cao, nhưng số lượng sản xuất phải rất lớn. Những Intercepter chỉ có tác dụng trong chiến tranh tổng lực. Chúng được chế tạo và thiết kế rất nhiều bởi Đức và Nhật WW2.
    Khác với Intercepter, fighter (F) là máy bay chiến đấu nói chung, hay là máy bay chiến đấu đa năng. Chúng có giá thành cao, hạng nặng, tầm bay xa, mang nhiều khí tài, tấn công tầm xa nên không cần vòng lượng tốt. Intercepter so với fighter có thể như so linh miêu và báo.
    Nếu so F4 và MIG-21, phải tính thêm: 8000 chiếc MIG-21 đã được chế tạo (đây là số liệu FAS, người Nga cho rằng trên 10000 chiếc đã được chế tạo), so với ít hơn chục lần F-4. F4 có tốc độ, trọng tải, radar, vũ khí, động cơ hơn hẳng MIG-21, MIG-21 lại quay quắt hơn F-4. Đó là lý do, MIG-21 với số lượng rất nhỏ, gây thương vong khá lớn cho F-4. MIG-21 cùng được chế tạo với SU-9, SU-11,SU-15, YAK là những máy bay chiến đấu được sản xuất ít hơn, tốt hơn, không xuất khẩu.
    MIG-21 được chuyển giao công nghệ cho Khựa năm 1961. Năm 1964, chiếc J-7 (Jianjiji-7 Fighter aircraft 7) đầu tiên được lắp bằng phụ tùng và động cơ Nga. đến 1967, việc chuyển giao hoàn thành cơ bản, Khựa đẫn chế tạo được phần lớn component của máy bay, nhưng phần điện tử rất tồi. Hiện tại mỗi tháng Khựa sản xuất 14 chiếc, đến 2005.. Sabre II và F-7 là tên bản Paskitan chế tạo và mua của Khựa. HP không rõ lắm về Ấn độ sản xuất máy bay này, chỉ biết là, Ấn Độ sở hữu rất nhiều MIG-21 (lên đến nhiều nghìn chiếc). Sau này, Pakistan và khựa hợp tác với các công ty Mỹ trong việc thiết kế, cải tiến và chế tạo MIG-21: J-7. Do việc, Intercepter chỉ thích hợp với chiến tranh tổng lực, nên SU-15 và MIG-23 được chế tạo trên form máy bay khác, hạng nặng và đa năng, chúng là các fighter thiên về tấn công mặt đất. Sau này, khi các máy bay không chiến khác ra dời, SU-15 và MIG-23 hầu như chỉ sản xuất cho tấn công mặt đất và mặt biển.
    Thế Mỹ sao: người Mỹ chế tạo thử nghiệm và sử dụng MIG-21 với tên YF-110. Người Mỹ đánh giá rất cao chiếc máy bay này, qua thực tế chiến đấu F-4 và MIG trong chiến tranh. Khác với nhiều bác trên này, người Mỹ hiểu rõ, MIG phải chiến đấu với kẻ thù hạng nặng đắt tiền, đông gấp nhiều chục lần. Những kinh nghiệm chiến đấu được đúc kết, là cơ sở phát triển F-16. Các bác phản đối ư:
    F-16 Fighting Falcon
    Genesis of the successful F-16 fighter/attack aircraft lies in reaction to severe deficiencies in US fighter design revealed by the Vietnam War.

    Đó là những câu đầu tiên của trang F-16, Fas.
    Một trận đánh điển hình bằng ưu thế MIG là 2 chiếc cất cánh, một tốp F-4 bay rất thấp tránh radar rình quanh sân bay, bắn rơi 1 MIG. MIG-21 còn lại tăng tốc, ngặt vào núi, vòng lại, không chiến, bắn rơi một F-4 đuổi các F4 còn lại và hạ cánh an toàn. F-4 cự kỳ ngạc nhiên: MIG-21 vọt lên tốc độ M1 ở độ cao dưới 1000met, đành thua trong tư thế nhiều chú....chọi một, mà cắn trộm bất ngờ. Không chiến với afterburner tiếp tục thì F-4 không đủ nhiên liệu bay về.
    Năm 1969-1979, là cuộc đấu chiến thuật quan trọng nhất trong lịch sử không quân thế giới sau WW2, đây là chuộc đấu chiến thuật quan trọng vì hệ thống tấn công mới:máy bay phản lực, radar, tên lửa điều khiển radar máy tính, tên lửa tầm nhiệt, SAM và AWACS hỗ trợ lần đầu tiên áp dụng quy mô lớn. Các phi công vừa chiến đấu vừa rút kinh nghiệm và dậy nhau, sau này, không quân thế giới lấy đó làm các bài học kinh điểm. Năm 1970, F-4 đã trội lên với chiến thuật phục kích. F4 tận dụng radar và AWACS tốt, tên lửa điều khiển radar-máy tính tầm xa, bám theo các tốp máy bay ném bom Mỹ, đường bay và sân bay ta, bay thấp tránh radar ta yếu hơn. Tình hình bi đát, đã có trường hợp phi công bị bắn gẫy đuôi máy bay mà không hiểu trún đạn từ hướng nào và ai bắn. Nhiều ý kiến xin được chiến đấu bằng MIG-17, với cách tấn công đội hình ngoắt ngoéo bằng canon. Thiều, cùng các học trò của mìnhg, trong đó có Cốc, đã tìm ra cách hoá giải: cuộc tấn công của những chim cắt săn.
    Một chiến thuật cụ thể MIG-21 hay dùng là bay thấp, tiến gần đến mục tiêu được radar mặt đất phát hiện, bay thấp tránh radar F-4 và AWACS. Khi đến gần mục tiêu từ phía sau, bất ngờ vọt lên rất cao. Một điều kỳ lạ và AWACS hồi đó không theo dõi độ cao trên 10km !!!!!. Thời gian AWACS trong thấy MIG-21 rất ngắn, MIG-21 lại từ trên cao bổ xuống từ phía sau, tấn công bằng tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn. Quan sát mục tiêu phá huỷ và chúi xuống đất, lẫn vào độ cao thấp trở về. Cuộc tấn công bao gồm 2 MIG, một tấn công chính và một cảnh giới-chiếc này buộc F-4 đối phó với nó khi bạn tấn công mục tiêu chính. Những F-4 phục kích không kịp khi MIG-21 tấn công, nếu đuổi theo, đành cùng MIG-21 không chiến ở độ cao thấp, với các cú ngoặt gấp, làm cho tốcđộ và thời gian bay MIG-21 trội hơn hẳn, tên lửa tầm xa ít tác dụng. Phạm Tuân, bị hàng chục chiếc F-4 đuổi theo sau khi hạ B-52, cuối cùng các F-4 này phải bỏ cuộc, vì quá nguy hiểm với F-4 và không đủ nhiên liệu bay về.
    Như vậy, bay đường dài thì MIG-21 không thể như F-4. Khi không chiến, F-4 trội hơn hẳn với radar mạnh và tên lửa tầm xa. Nhưng khi chiến đấu bằng canon và tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn, với những cú ngoặt và độ cao thấp, thì MIG-21 hơn hẳn: ngoặt gấp, giữ tốc độ khi đổi hướng, tăng tốc và độ cao tốt. Trong điều kiện đó, F-4 có thời gian bay và tốc độ thấp hơn nhiều MIG-21. Nên thường các F-4 bỏ cuộc quay về. Không ít các F-4 không đủ nhiên liệu quay về: máy bay mất do MIG mà không được tính.
    Bác BALOO2000 à. HP trước đây đã ví dụ về một trận đánh. Đây không phải là trận đánh điển hình nhưng là trận đánh có số thương vong phi công Mỹ lớn nhất. HP đưa cả bản đồ các vị trí máy bay rơi. Một chiêcd F-105 bị bắn hạ ở Quảng Trị, nam giới tuyến, chiếc trực thăng cứu hộ bị hạ sát biên giới Thái Lan và giới tuyến. Bác khôg thể nói không vượt giới tuyến được. Sau 1-1973, không quân Bắc nhiệm vụ chính là đối phó với cuộc đổ ra bắc của Mỹ nếu có nên ít, chứ không phải không vào Nam. MIG cũng không bay theo bảo vệ vận tải đâu. MIG đỗ ở các sân bay dã chiến ven đường đi, cất cánh khi radar mặt đất phát hiện mục tiêu. Những nhiệm vụ nam Lào và giới tuyến thường hạ cánh ở sân bay Đồng Hới. Còn MIG- được cẩu bằng trực thăng đến các sân bay nhỏ, đường bằng ngắn chỉ cất cánh được.
    F-4 và MIG-21 cùng đươc đưa vào sản xuất năm 1959. Con số này Nga và Mỹ cũng khác nhau. do cách nhìn. Nga là 1959, vì năm đó, MIG-21 đã hoàn thành các mẫu thử được sản xuất hàng loạt, cúng là năm chính thức được công nhận trong biên chế. Mỹ cho rằng, MIG-21 ra đời năm 1955, khi cất cánh chuyến đầu. 1956, lần đầu tiên MIG-21 được trình bầy trước công chúng ở Moscow. Các mẫu thử ban đầu của MIG-25 và MIG23 đều giống MIG-21, sau đó, form máy bay này không dùng vì khoang radar quá bé.
    F-4, được thiết kế trên form máy bay rộng (giống MIG-23, SU-15). Đây là loại hai động cơ nặng, cửa hút gió phía sau, đuôi ngang và rất rộng. máy bay rất rộng, to nặng và khoẻ. F-4 bay thử lần đầu 1958, đến 1961, Hải Quân Mỹ dùng. Sau đó, máy bay được hoàn thiện các tính năng ném bom tiền tuyến, không chiến... và không quân sử dụng 1962. Chiếc F-4C bay thử 5-1963 và đưa vào sản xuất hàng loạt 12=1963. F-4C là máy bay tấn công mặt đất tầm xa. 1965, Nga mới có bản MIG-23, với yêu cầu chiến đấu như vậy, nhưng sau đó, do ra đời sau, MIG-23 nhanh chóng trở thành một trong những mấy bay đầu tiên có FBW, khí động rất ổn định cùng các khí tài hiện đạn.
    Về tính năng, thật ra, F-4 và MIG-21 xứng đáng là đối thủ, MIG-21 có phần trội hơn, khi F-4 bay từ xa đến, còn MIG ở nhà đối phó. MIG không thể so với F-4 ở tầm xa và tốc độ, độ cao lớn.
    F-5 là cú còi rẻ tiền, không thể so sánh được vì nó hầu như không có tính năng fighter (chiến đấu trên không). Nó được thiết kế cho các nước thân thiện, Mỹ không dùng, với những nhiệm vụ ném bom tầm ngắn đơn giản. 1985, F-5 rụng tơi tả ở Cam. Còn CTVN, F-5 không thể-và chưa bao giờ là đối thủ của MIG, vì đường bay của nó quá ổn đinh: tăng tốc và đổi hướng chậm, có chăng thì là nạn nhân của MIG đúng hơn. Đó là chưa kể, F-5 vì thực tế phục vụ thể hiện, không được chế tạo thêm, còn MIG-21 được cải tiến nhiều lần với động cơ và khí tài điện tử mới. MIG-21 94 chiến đấu như kinh nghiệm CTVN: được hỗ trợ hoàn hảo bằng AWACS hay mặt đất, tấn công bất ngờ. Chỉ có điều, bây giờ có datalink thay cho radar trên máy bay nhỏ và cổ.
    Mong các bác cho thêm dẫn chứng.
    Bác BALOO2000, đặt tên lửa ở đầu mút cánh, không liên quan đến phóng rail hay thả rơi, cũng khó nói tốt hay xấu.. Máy bay MIG-27 cải tiến, các đời SU-27 (đặt biệt là SU-30) mang rail phóng quay được 360 độ. Những máy bay này làm thế để dùng tên lửa tầm ngắn bắn chặn phía sau-tên lửa có tốc độ ban đầu lớn. Nhiều tên lửa vẫn bắn thả rơi, được F-22 Mỹ và nhiều máy bay Nga dùng. Chắc bác cũng hiểu, SU-11 và F-5 mang tên lửa đầu cánh không phải là một ưu điểm, và mỗi máy bay chỉ 2 đầu cánh. Việc thả rơi có nhiều ưu điểm, một vài loại tên lửa bắt buộc dùng. Ngày nay, với các tracker (track radar, milimet band radar, ir, lazer beam, lazer range finder ) được sản xuất riêng và treo ngoài cùng giá phóng, việc thả rơi hay phóng rail do tên lửa quyết định, máy bay mang bao nhiêu tên lửa thì bấy nhiêu mục tiêu được tấn công cùng lúc. Việc thích hợp hệ thống điện tử và mục tiêu tốt hơn (dễ chuyển loại mục tiêu: công sự, xe, tầu biển hay máy bay). Nhưng F-22, Su-47, F117, A12 đều dùng tên lửa thả rơi.
    Ngoài ra, bác xem lại tham số F-5 bác bốt bác có ccường điệu quá hay nhầm với máy bay nào khác. Theo HP được biết, F-5 là máy bay cổ và rẻ tiền, thiết kế vội vàng từ 1954, bởi Northrop, hoàn thành 1955, rất ít được năng cấp. Tốc độ max F-5A Freedom Figher và F-5E Tiger 2 là M0.98. Công dụng lớn nhất là giả vờ MIG-21 để học không chiến. Tổng số F-5 chỉ khoảng vài trăm chiếc 325 A và B. F-5E thiết kế tháng 1=1971. Như vậy, MIG-21 và F-5 chỉ có cací tương đồng là bay chuyến đầu tiên cùng năm.
    Đây: MIG-21 biên chế trong quân đội Mỹ, với tên YF-110:
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/row/mig-21.htm
    Đây là những con số hầm hố, về tính khả dụng của MIG-21. Chỉ riêng 1 vạn chiếc được chế tạo đã gây nhiều ấn tượng.
    Countries of Origin Russia / China
    Builder Mikoyan-Gurevich [Russia]
    Xian Aircraft [China] @ Shenyang, Chengdu & Guizhou
    Variants MiG-21F Fishbed C
    MiG-21PF Fishbed D
    MiG-21PFM Fishbed F
    MiG-21R Fishbed H
    MiG-21S Fishbed H
    MiG-21RF Fishbed H
    MiG-21SM Fishbed J
    MiG-21M (Type 96/Hindustan Aeronautics-India)
    MiG-21PFMA Fishbed J
    MiG-21MF Fishbed J
    MiG-21SMT Fishbed K
    MiG-21SMB Fishbed K
    MiG-21bis-A Fishbed L
    MiG-21bis-B Fishbed N
    MiG-21U Mongol A
    MiG-21US Mongol B
    MiG-21UM Mongol B
    J-7 / F-7 Fishbed
    J-7 II / F-7B Fishbed
    J-7 III Fishbed
    F-7M Airguard
    F-7P Skybolt

    Similar Aircraft Fitters, all models,
    Mirage III/5,
    A-4 Skyhawk

    Role Ground-attack
    interceptor,
    trainer

    Span 23 ft. 6 in.
    Length 51 ft. 9 in.
    Height 15 ft. 9 in.
    Weight 18,080 lbs. max.
    Engines MiG-21 = Tumansky R-11F-300 @ 12,675 lbst w/afterburner
    J-7 III = Wopen-13 turbofan @ 14,550-lbst
    Crew One
    Maximum speed 1,300 mph.
    Cruising speed 550 mph.
    Range MIG-21 = 400 mi range
    MIG-21bis = 600 nm range
    J-7 = 230 mi / 370 km lo-lo-lo radius
    J-7B = 375 mi / 600 km radius w/ 2 PL-2 AAM + internal fuel
    J-7B = 450 mi / 750 km radius w/ 2 PL-2 AAM + drop tanks
    J-7M = 550 mi / 875 km radius w/ 2 PL-2 AAM + drop tanks
    J-7 III = 525 mi / 850 km radius hi-hi-hi air superiority w/ 2 AAM + drop tanks
    J-7 III = 340 mi / 550 km radius lo-lo-hi ground attack w/ 2 bombs + drop tanks
    J-7 III = 1,350 mi / 2,200 km ferry range
    Service Ceiling 50,000 ft / 14000 meters
    Internal Fuel 2277 kg MIG-21pfs
    2364 kg MIG-21bis
    869 kg J-8
    In-Flight Refueling No
    Drop Tanks MIG-21bis = Drop tank with 391kg of fuel for 51nm range
    MIG-21bis = Drop tank with 631kg of fuel for 80nm range
    MIG-21bis = Drop tank with 391kg of fuel for 50nm range
    J-7 = 800 l drop tank with 639kg of fuel for 111nm range
    Take-Off Runway F-7M = 700-950 m (2,300-3,120 ft)
    J-7 III = 800 m (2,625 ft) with afterburning
    Landing Runway F-7M = 600-900 m (1,970-2,955 ft) with brake-chute
    J-7 III = 550 m (1,805 ft) with flap blowing, drag-chute and brakes
    Sensors MIG-21pfs = Spin Scan (R1L) radar, RWR, Balistic bombsight MIG-21bis = Jay Bird radar, RWR, Balistic bombsight
    J-7 = Type 222 ranging radar, RWR, Ballistic bombsight
    Armament One NR-30 30mm cannon plus
    MIG-21pfs = K-13 AA-2 atoll, FAB-500, FAB-250, UV-16-67 rocket pods
    MIG-21bis = UV-69 57 rocket pods, AA-8 Aphid, FAB-250, FAB-500
    J-7 = 2 PL-2 or PL-7 AAM and 1 800 L drop tank (685 nm)
    User Countries Afghanistan
    Albania (J-7) ,Algeria ,Angola ,Azerbiajan ,Bangladesh ,Bulgaria ,Burma ,Cambodia, China (J-7), Congo, Croatia , Cuba ,Czech Republic,Republic Egypt ,Ethiopia, Finland,Germany ,Gunea ,Hungary ,India ,Iran ,Iraq ,Kazakhstan ,Laos, Libya , Madagascar , Mali , Mongolia , Mozambique , Nigeria , North Korea , North Yemen , Pakistan (J-7) , Poland , Romania , Slovakia , South Yemen , Sri Lanka , Sudan , Syria, Tanzania , Vietnam , Yugoslavia , Zambia , Zimbebwe
    MIG-21, khựa, Mỹ và Pgakistan hợp tác. Động cơ khoẻ turbofan Wopen-13.: J7-III
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    F-7FS
    [​IMG]
    J-7P
    [​IMG]
  3. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Ðúng là 2 loại máy bay rẻ tiền. Nhưng chúng khác nhau hoàn toàn dù là đều đảm đương nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm. F5 đa năng nhưng xem ra nhiệm vụ tấn công mặt đất quan trọng hơn. F5 buộc phải đeo tên lửa hai đầu cánh để dành chỗ đeo bom dưới cánh. Cách này khá hợp lý trên loại máy bay nhỏ, linh hoạt trong mục đích sử dụng. Có thông tin cho rằng phi công VNCH không dám bắn tên lửa cánh phải?! Chỉ có phi công Mỹ và SP mới dám bắn. Không thấy ai giải thích về việc này.
    Trong chiến tranh F5 thiệt hại nhiều do pháo phòng không, do đảm nhiệm việc ném bom tầm thấp. Không có trận không chiến nào đáng ghi nhận do F5 tiến hành.
    Thực tế với một số lượng lớn, F5 có thể đảm nhiệm tốt vai trò hoả lực trên chiến trưòng, cả trên bộ và trên không.
  4. homoeternus

    homoeternus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    các bạn vào website www.airtoaircombat.com tha hồ mà so sánh các loại máy bay với nhau
    Thân
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tui có vài ý kiến với Huy Phúc nè:
    Theo tui thì việc đánh chặn là một chức năng khá chung - dùng không quân ta ngăn chặn các cuộc tấn công của không quân địch, máy bay đánh chặn là những máy bay phục vụ mục tiêu ngăn chặn không quân địch, hơn là một định nghĩa cụ thể là máy bay đánh chặn là như thế nào. Thiết kế máy bay đánh chặn thay đổi theo thời gian, thường phản ứng thụ động lại với những mối đe dọa mới của đội hình máy bay tấn công hay ném bom.
    Những khả năng cơ bản của máy bay đánh chặn, ngày nay:
    - Khả năng leo độ cao một cách nhanh chóng (Climb Rate)
    Trong những thập niên 50s và 60s của thế kỷ trước, cả Nga và Mỹ tận dụng các máy bom ném bom tầm cao như B-52, Tu-95 nên yêu cầu cần thiết của máy bay đánh chặn là chiến đấu ở tầm cao.
    Khả năng leo dộ cao của:
    MiG-21 - 58,000 ft/min
    F-4 - 40,550 ft/min
    Trần hoạt dộng của:
    MiG-21 - 16,000 m
    F-4 - 18,000 m
    - Khả năng tăng tốc nhanh chóng (Acceleration rate)
    Khả năng này cho phép máy bay đánh chặn nhanh chóng tiếp cận mục tiêu khi ngăn cản một đợt không kích hay truy đuổi máy bay tấn công. Chỉ số này phụ thuộc vào một loạt các thông số kỷ thuật khác như lực đẩy trên trọng lượng (thrust-to-weight ratio), khả năng chịu G, thiết kế máy bay để có tốc độ cao, hay tầng cao tại một thời điểm hoạt động của máy bay.
    - Khả năng bay theo khí động học ở tốc độ siêu âm (Supersonic-speed cruise)
    Khả năng này có thể xem như việc bay nhanh và bay lâu của máy bay đánh chặn. Ví dụ như điển hình MiG-25 có thể bay đến hơn Mach 3 (dĩ nhiên là sau vất động cơ luôn ). Thường khi máy bay bay nhanh cần phải dùng đến afterburner, tiêu thụ khá nhiều nhiên liệu. Về sau này ra đời kỹ thuật supercruise cho phép máy bay bay ở tốc độ siêu âm mà không phải dùng đến afterburner. Kỹ thuật này tiết kiệm nhiên liệu và tăng tầm của máy bay. Nhưng tầm không phải là một điều quan trọng với máy bay đánh chặn (trừ các máy bay đánh chặn của Nga sau này vì họ có một lãnh thổ rộng lớn phải quản lý). Điều quan trọng hơn là khi dùng afterburner thì ảnh nhiệt của máy bay sẽ khá lớn, dễ bị phát hiện, vì thế supercruise cho phép máy bay đánh chặn khó bị đội hình máy bay tấn công phát hiện.
    - Khả năng bay nhanh ở tầm thấp
    Khả năng này ra đời trong thập niên 60s, 70s của thế kỉ trước. Việc các máy bay tấn công thâm nhập không phận ở tầm thấp, dưới hàng rào radar tỏ ra khá hiệu quả (ví dụ Israel tấn công phòng không Syria trong chiến tranh Yom Kippur 1973). Vì thế máy bay đánh chặn cần có khả năng bay nhanh ở tầm thấp để ngăn chặn các cuộc tấn công nhanh ở tầm thấp. Vào thập niên 80s sau đó, điều này càng quan trọng hơn nhằm chống lại các máy bay ném bom chiến lược thâm nhập ở tầm thấp như B-1.
    - Các thiết bị điện tử (Avionics):
    Radar phát hiện mục tiêu: Tầm của radar là một điều cực kì quan trọng, nhằm sớm phát hiện đội hình không kích
    Radar cảnh báo (RWR - Radar Warning Receiver): Mẫu đầu tiên là AN/APR-25 do Mỹ phát triển cho các máy bay chiến đấu của họ để biết khi nào bị SA-2 bắn (1966). Về sau này, radar cảnh báo là một phần không thể thiếu của các máy bay chiến đấu, đặc biệt là các máy bay đánh chặn không chiến nhiều, khi mà radar cảnh báo sau này có thể phát hiện cả tên lửa không đối không.
    Thiết bị phân biệt địch ta (IFF - Identification Friend or Foe): Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, không ít lần MiG bị phòng không Việt Nam bắn vì nhầm là máy bay Mỹ. Máy bay Mỹ thỉnh thoảng cũng nhầm nhau là MiG.
    - Các tên lửa không đối không hiệu quả: Tên lửa tầm xa và tầm trung là hai loại quan trọng nhất đối với máy bay đánh chặn, cần tiêu diệt máy bay tấn công của địch từ khoảng cách xa. Tên lửa tầm ngắn chỉ là biện pháp cuối cùng khi không ngăn chặn địch được từ xa và phải không chiến tầm ngắn. Ví dụ như MiG-31 với AA-9 Amos (tầm xa).
    Vì thế đánh chặn chỉ là một chức năng. Các quốc gia phương Tây thường phát triển một máy bay đa năng sau đó những phiên bản khác nhau phục vụ những chức năng khác nhau. Ví dụ Tornado cũng có thể xem là một máy bay đánh chặn với phiên bản Tornado ADV (Air Defense Variant), hay Mirage III E, Mirage F1 E. Thời chiến tranh Việt Nam thì máy bay chiến đấu cơ bản của Mỹ là F-4, chia ra làm các loại khác nhau:
    RF-4C - máy bay do thám hay điện từ
    F-4C/D hay F-4H - các máy ném bom chiến thuật, hộ tống đội hình tấn công
    F-4D - máy bay thả chaff (Chaff bomber)
    F-4E - máy bay đánh chặn
    Trong không quân Mỹ, trên đất Mỹ, F-4E thời đấy là máy bay đánh chặn. Trong chiến tranh Việt Nam, F-4E trở thành máy bay chuyên tìm diệt MiG, bay những phi vụ MiGCAP (MiG Combat Air Patrol). Nhưng bản chất của MiGCAP là đánh chặn, nhận lệnh từ máy bay radar EC-121 (tạm gọi là AWACS thời ấy), và tìm MiG diệt. MiGCAP ban đầu do F-4C/D đảm nhiệm, sau đó là F-4E. Đội hình MiGCAP không bị gò bó như các F-4C/D hộ tống (escort fighter) phải bay theo máy bay ném bom. MiGCAP thường đến vùng quanh mục tiêu trước đội hình ném bom, tìm diệt các MiG trong vùng và sau đó ở lại vùng mục tiêu ngăn cản các MiG đuổi theo máy ném bom. Đôi lúc trong các chiến dịch diệt MiG thì trên trời chỉ toàn các đội hình MiGCAP. Vì thế người ta hay so sánh F-4E MiGCAP và MiG-21 vì cả hai được dùng để ngăn chặn không quân đối phương, không đúng cho các loại F-4 khác.
    F-4G (cuối chiến tranh Việt Nam đến gần cuối thập niên 80 của thế kỷ trước) - các máy bay chuyên diệt SAM bằng AGM-45 hay AGM-78 Shrike (đội hình Wild Weasel)
    Bây giờ xin nói về hệ các máy bay đánh chặn của Nga. Khác với các nước phương Tây, Nga phát triển máy bay đánh chặn, tấn công mặt đất, ném bom thành những mẫu riêng biệt, khác nhau. Về không quân có thể nói Nga luôn phải đuổi bắt với phương Tây, vì họ đi sau Đức, Anh về máy bay chiến đấu trước thế chiến thứ hai, sau chiến tranh thế giới thứ hai thì thừa hưởng kỹ thuật từ Đức, của các thiết bị nhập từ Anh Mỹ trong suốt chiến tranh, cũng như các kỹ thuật do họ tự phát triển. Có một giai đoạn, sự ra đời của MiG-15 thể hiện đỉnh điểm của hàng không Nga về các khả năng khí động học của máy bay. Mặc dù MiG-15 không mấy hiệu quả trong không chiến trong chiến tranh Triều Tiên hay các đụng độ quanh eo biển Đài Loan, đa phần có lẽ do phi công lái MiG có trình độ thấp hơn. Nhưng giai đoạn chiến tranh lạnh sau đó là một giai đoạn khác, Nga chủ yếu phát triển các máy bay rẻ tiền, cơ động, bảo vệ từng vùng quân sự, và đặc biệt họ sản xuất với số lượng cực kỳ lớn nhằm bù vào lổ hổng chất lượng so với các chiến đấu cơ của phương Tây. Ví dụ như MiG-21 được sản xuất với số lượng là 12,000 chiếc. So sánh tương quan lực lượng không quân giữa khối NATO và Warsaw thì khối Warsaw luôn có không quân lớn hơn về số lượng, cả đến những năm 80s của thế kỷ trước. Vì vậy, phải nói là vài ba chiếc MiG-21 sản xuất ra để đánh một F-4.
    Nga chậm chạp trong việc phát triển các máy bay có hệ thống điện tử tốt và đa năng mà chủ yếu lo phát triển tên lửa là có lý do của họ. Tui sẽ không nói là Kruschev điên, hay sai lầm, mà là cực kỳ logic nữa là khác. Vì nguy cơ lớn nhất trong chiến tranh lạnh là chiến tranh hạt nhân. Khi một cuộc chiến hạt nhân xảy ra thì những máy bay với các thiết bị điện tử cao cấp gần như là vô dụng vì một vài vụ nổ hạt nhân trên không có thể làm tê liệt gần hết mọi hệ thống radar hay thông tin liên lạc radio. Các cuộc không chiến tầm xa với các tên lửa radar điều khiển là không tồn tại. Các máy bay sống sót đa phần sẽ tham gia vào các cuộc không chiến tầm ngắn sử dụng các thiết bị quang (như IRST hay FLIR) hơn là radar. Thay vào đó tên lửa đất đối không trở nên cực kỳ quan trọng, nếu có thể dùng SAM hạt nhân đánh bại các cuộc không kích, bảo vệ được Moscow đến phút cuối thì khả năng sống sót của cả Nga vẫn cao hơn. Kruschev vì thế chú trọng phát triển tên lửa đạn đạo và SAM (hạt nhân), ra sức giảm bớt vai trò của các máy bay ném bom chiến lược, và tăng lượng máy bay chiến đấu rẻ tiền (MiG-21, MiG-23) vì số lượng sẽ là yếu tố quyết định trong chiến tranh hạt nhân.
    Chương trình máy bay cao cấp duy nhất sống sót trong kỷ nguyên tên lửa của Kruschev là MiG-25. Cả MiG-25 cũng dùng thiết kế ống chân không (vacuum tube) hơn là công nghệ bán dẫn (transitor) dù công nghệ bán dẫn hay hơn vì đơn giản thiết kế ống chân không giúp hệ thống máy móc của MiG-25 có thể sống sót khi phải chịu ảnh hưởng EMP của một vụ nổ hạt nhân. Khác với máy bay đánh chặn trước đó như MiG-21, MiG-23, máy bay MiG-25 hoàn toàn không phải là một máy bay cơ động, thậm chí tồi về khả năng cơ động, nó chỉ bay nhanh, không gì hơn (Mach 3.2). Khi mang đầy xăng thì MiG-25 chỉ chịu được 2.2 G và khả năng chịu đựng tối đa là 5 G. Một máy bay đánh chặn như thế trong không chiến tầm ngắn thì chắc chắn chết về tay MiG-17, MiG-21 hay F-4. MiG-25 cũng là một phần trong kế hoạch đối phó với một cuộc chiến hạt nhân, ngăn chặn máy bay tấn công từ xa trước khi chúng vào sâu trong đất Nga, bằng cách dùng các tên lửa tầm trung như AA-6, AA-7 hay AA-9 tầm xa sau này ở MiG-31. Nhưng việc MiG-25 ra đời làm các nước phương Tây lo sợ, với truyền thống máy bay Nga khá cơ động, mới đầu Mỹ tin rằng MiG-25 còn cơ động hơn các máy bay trước đó và có thể đạt tốc độ đến Mach 3. Điều này làm Mỹ bỏ công ra nghiên cứu và phát triển F-14 và F-15, những máy bay cực kỳ cơ động đồng thời có tốc độ tương đối cao, và một loạt những tính năng mới như HOTAS, MFD, LANTIRN, AMRAAM, TLAMs, ... Trong một thời gian dài từ giữa thập niên 70s cho đến giữa 80s, F-15C gần như không có đối thủ trong hệ máy bay chiến đấu nói chung. MiG-29 có thể tương đối hơn F-15C và F-16 (sau này) trong không chiến tầm ngắn theo các chỉ số khí động học và thiết kế (dù các đụng độ giữa các loại máy này thường chứng minh điều này không hẳn đúng). Thực sự, MiG-29 thua F-15C về khá nhiều điều trong thiết kế hiện đại. Mãi đến nửa sau của thập niên 80s của thế kỷ trước việc sản xuất Su-27 mới lấp bớt khoảng cách về máy bay chiến đấu hiện đại giữa Nga và phương Tây. Su-27 cơ bản ban đầu là một máy bay cho không chiến tầm xa cũng như tầm ngắn. Từ thập niên 90s của thế kỷ trước, Nga bắt đầu chuyển các hệ máy bay thuần không chiến của họ sang các dạng máy bay đa năng như Su-27 thành Su-30 (như F-15C so với F-15E), MiG-29A, B, E thành MiG-29SMT hoặc MiG-33. Những khó khăn về tài chính luôn là những nhức nhối trong việc nâng cấp không quân Nga. MiG-29 và Su-27 có đến hàng trăm chiếc trong không quân Nga, nhưng đa phần là các mẫu cũ chưa cải tiến. Su-30, Su-34, Su-35, và Su-37 không quân Nga có chưa đến 10 chiếc cho từng loại. Dĩ nhiên nếu chiến tranh nổ ra thì việc nâng cấp hàng loạt Su-27 thành Su-30 cũng không phải là khó, nhưng có lẽ cũng chẳng bao giờ có quốc gia lớn nào đánh Nga làm gì.
    Nga trả giá cho hệ thống phòng không khá hiện đại và cơ động với những SA-10, SA-12 hay S-400 (trong tương lai gần), cùng các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa bằng một không quân ít hiện đại hơn các nước phương Tây dù có số lượng khá lớn, đến bây giờ cũng chỉ thua Mỹ một ít về số lượng. Tui nghĩ cũng có thể xem là hợp lý cho hệ thống quốc phòng của Nga. Nga ở châu Âu, ngay sát nách cách nước Tây Âu, các đụng độ sẽ đòi hỏi vai trò rất lớn của hệ thống tên lửa phòng không. Khác với Mỹ ở xa tít bên kia bờ đại dương, chuyện phòng không của Mỹ đặt nặng vào không quân với tầm hoạt động rộng nhằm ngăn chặn các máy bay ném bom chiến lược của Nga bay qua Bắc cực. Tên lửa phòng không tốt còn có thể diệt tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, ... Một mặt nữa, Nga cũng chẳng giàu có gì, việc phát triển các máy bay thật hiện đại vẫn đòi hỏi sản xuất hàng loạt để quản hết lãnh thổ rộng lớn của Nga. Điều này sẽ kéo theo bao nhiêu điều khác quá tốn kém như bảo dưỡng máy bay, huấn luyện hàng ngàn phi công cho các chiến đấu cơ hiện đại, các vấn đề quản lý thông tin chiến trận, vùng trời. Nên có một hệ thống tên lửa phòng không lớn cộng thêm một số lượng lớn các máy bay đơn giản, rẻ tiền, dễ cho việc huấn luyện và sử dụng trong điều kiện ngặt nghèo có lẽ là kế hoạch tối ưu cho một cuộc chiến hạt nhân.
    Điều đáng tiếc là Nga chuẩn bị quá chu đáo cho ngày tận thế mà quên rằng nếu có tận thế thì cũng phải sống cho đến phút đó rồi hẳn hay . Đến bây giờ khi Mỹ, Tây Âu bắt đầu dùng F-22 hay Eurofighter hay Grippen thì cũng đáng để ta nghĩ về chuẩn Su-27, Su-30 sẽ giá trị đến mức độ nào, với những đối thủ nào, và kỷ nguyên tên lửa của Kruschev có giá trị bao nhiêu đối với tình huống chiến tranh cục bộ.
    Bạn HP có thể cho tui thông tin codename hay link về launcher rail của Nga xoay được 360 độ không? Không biết bạn có lộn bản đặc biệt R-73RDM2 sau khi thả xuống thân nó tự xoay 180 độ không? Tôi có danh sách khá đầy đủ về các giá phóng tên lửa trên máy bay Nga, nhưng không tìm ra được loại giá phóng xoay 360 độ. Nghe cũng vô lý, vì nếu như máy bay đang lao chết bỏ mà giá phóng xoay như thế có gãy không và nó có không gian giữa 10 cái hardpoints đó để xoay hay không nữa?
    Còn thì tôi không nghĩ là có bao nhiêu tên lửa thì bắn được bấy nhiêu mục tiêu. Thường chuyện bắn được bao nhiêu mục tiêu cùng một lúc phụ thuộc vào radar, IRST, hay các thiết bị phát hiện mục tiêu khác. Ví dụ đơn giản thôi nếu bạn mang 12 tên lửa không đối không, có gắn mm Band radome hay laser tracker gì đó cho từng quả, thì với radar N011 dùng trên Su-35, không nói Su-27 hay Su-30 gì cho nó cũ , thì bạn chỉ có thể bắn cùng lúc 8 mục tiêu cho bản nâng cấp, và 6 mục tiêu cho bản thông thường. Các tracker của các tên lửa có thể bắt mục tiêu ở tầm ngắn dưới 20km, thực tế hơn thì dưới 15km, nhưng ngay cả khi bạn có 12 mục tiêu nằm trong phạm vi bán kính dưới 20km, thì máy tính của máy bay cũng chẳng xử lý nổi thông tin để chỉ định kích (tự động hay không) 12 quả tên lửa cho 12 mục tiêu cùng một lúc. Nên nhớ việc kích tự động chỉ có ở R-73 theo tôi được biết.
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 18/04/2004
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chào bác Đức Bắn Tỉa. Cảm ơn bác vì một bài rất nhiều ý. Em đồng ý với bác phần lớn về quan điểm. Chỉ còn một vài ý kiến nhỏ.
    Đầu tiên là máy bay đánh chặn. Em đã nói rằng, nó có một nhược điểm là chỉ tác dụng trong chiến tranh tổng lực. Đây là một loại máy may được thiết kế cơ động, khả năng tăng tốc độ và độ cao lớn, gầm giống như SAM, dùng để tiêu diệt máy bay đối phương trong vùng bảo vệ hẹp. Chúng rẻ tiền, chấp nhận thương vong lớn, và có số lượng rất lớn. Do được thiết kế chuyên dùng cho đánh chặn, nên phần lớn các tính năng khác giảm bớt, quan trọng nhất là trọng tải và tầm bay, nên nếu dùng nó cho việc khác rất tồi. MIG-21 sau này được nhiều nước ngoài Nga mua và sản xuất, mà MIG-21 lại có một số lượng rất lớn, nên người ta bổ xung tính năng tấn công mặt đất cho nó, bản F-7 (Mỹ-Khựa-Pakistan hợp tác) còn sử dụng động cơ turbo fan (tăng thời gian hoạt động và lực đẩy trong tốc độ thấp, thích hợp tấn công mặt đất). Động cơ này yêu cầu cửa hút gió lớn hơn, và máy bay sử dụng khoang radar rộng hơn, nên chiếc F-7 có mũi trông như vậy.
    Máy bay đánh chặn chuyên nghiệp, để có cái nhìn rõ ràng về hạn chế các tính năng khác của nó, ta xem một vài thiết kế của Đức. Đây là mô hình thôi:
    http://www.ww2guide.com/komet.jpg[/img
    Messerschmitt Me 163 Komet
    Máy bay sử dụng động cơ tên lửa hai nhiên liệu, tốc độ hàng đầu thời đó (960km/h), leo cao 10000 trong hai phút, là những con số vượt xa máy bay khác thời đó, nhưng tầm chỉ 100km, máy bay hạ cánh như tầu lượn. Đọc các con số này, ai còn nghĩ rằng, cho nó đi hộ tống hay ném bom. Giá nó rẻ đến mức, thiết kế xong năm 1944, đến cuối chiến tranh, khoảng 300 chiếc đã được chế tạo.
    Me 163B-1
    Type single-seat rocket interceptor
    Wingspan 30'' 7" (9.3m)
    Length 18'' 8" (5.69m)
    Height 9'' 0" (2.74m)
    Wing area 210 sq ft (19.60 sq m)
    Engine One 3,750 lb (16.68 kN) thrust Walter HWK 509A-2 bi-propellant rocket
    Weight, empty 4,191 lb (1905 kg)
    Weight, loaded 9,042 lb (4110 kg)
    Max Speed 596 mph (960 km/h) at 32,800 ft (10000m)
    Inital Climb 16,400 ft (5000m) /min
    Service Ceiling 54,000 ft (16500m)
    Armament Two 30mm MK 108 cannons in wing roots each with 60 rounds
    Range less than 62 miles (100 km), highly dependent on flight profile
    Wep site
    http://www.ww2guide.com/jetrock.shtml#komet
    Có lẽ, con đó còn "chưa đánh chặn chuyên nghiệp" như con sau:
    Type Bachem Ba 349 Natter
    Power-Plant 4,410lb (2000 kg) thrust Walter HMK 109-509C-1 bi-propellant rocket
    four 1,102lb (500 kg) or two 2,205lb (1000 kg) solid motors
    Max Speed 621 mph (1000 km/h) at high altitude
    497 mph (800 km/h) at sea level
    Rate of Climb 36,417 ft/min (11,100m/min)
    Service Ceiling ? ft (? m)
    Wingspan 11 ft 9.75 in (3.6m)
    Length 29 ft 0 in (8.40m)
    Empty Weight 1,940 lb (880 kg)
    Loaded Weight with boost rockets 4,920 lb (2232 kg)
    Armament 24 73mm spin-stabilized rockets or
    33 R4M 55mm spin-stabilized rockets
    Range after climb to altitude 20-30 miles (32-48 km)
    Đó thật là hai chú đánh chặn siêu chuyên nghiệp. Chúng đầy đủ những tính năng mạnh nhất thời ấy: giá rất rẻ, tốc độ cực cao, khả năng tăng tốc và leo cao là đỉnh. Rất ít loại máy bay nào thời ấy đạt những tính năng như thế. Nhưng tầm hoạt động và trọng tải rất nhỏ nên không thể làm việc gì khác. Người ta còn gọi chúng là tiêm kích, hay khu trục, nhưng không thể làm nhiệm vụ tuần tiễu.
    Đây là một loại máy bay, "gần giống máy bay thường" hơn, chúng chỉ được chế tạo trước TA-183, do sử dụng động cơ cũ:
    Heinkel He 162A-2 Salamander Volksj䧥r
    Nó bay thử ngày 6 tháng 12 năm 1944. Chỉ vài tháng sau cuỳng của chiến tranh, 280 chiếc đã xuất xưởng, 800 chiếc đang dở dang trong các công xưởng bị đồng minh thu.
    He 162A-2
    Type single-seat interceptor
    Wingspan 23'' 7¾" (7.2m)
    Length 29'' 8½" (9m)
    Height 6'' 6½" (2.6m)
    Wing area 120 sq ft (11.16 sq m)
    Engine One 1,760 lb (7.85 kN) thrust BMW 003E-1 or E-2 Orkan single-shaft turbojet
    Weight, empty 4,796 lb (2180 kg)
    Weight, loaded 5,940 lb (2695 kg)
    Max Speed 490 mph (784 km/h) at s/l; 522 mph (835 km/h) at 19,700 ft (6000m)
    Inital Climb 4,200 ft (1280m) /min
    Service Ceiling 39,500 ft (12040m)
    Armament Two 30mm MK 108 cannons /w 50 rounds each, later two MG 151/20 cannon /w 120 rounds each
    Range 434 miles (695 km) at full throttle and at altitude
    Quả thật, với các tham số đó, cộng số lượng khổng lồ do giá thành rẻ, nó là mối hiểm hoạ cho không quân đồng minh. Nói thế thôi, ngày ấy, radar và thông tin còn tồi, ban đêm chỉ những tên lửa SAM điều khiển radar và radio đầu tiên của thế giới là có tác dụng. ( Loại này có cấu trúc và nguyên tắc y như SAM 1 và SAM 2 nga, SAM 1 Nga giống hệt, Delta Mỹ thừa kế kỹ thuật và chuyên gia, em đã pos trong một topic mà tìm mãi không thấy ai tìm lại được không). Do radar có hiệu quả còn rất lớn và nhiều người điều khiển, nên những máy bay cường kích lúc đó cũng rất hạn chế đánh đêm.
    Chiếc TA-183, một thiết kế suất sắc ngày đó, đã có dáng dấp của máy bay đánh chặn sau này. Nó có đuôi rộng và xuôi về sau, cánh rất xuôi về sau. Việc xuôi cánh này, cánh máy bay rất khoẻ mà ổn định cân bằng vẫn hoàn hảo, làm cho máy bay khoẻ mà nhẹ. Tiếp theo cánh xuôi, cánh tam giác (một phát triển tiếp của cánh xuôi khi tốc độ tăng cao ) được Lipspic (Đức) đề xuất. Cánh tam giác có gờ ngoài gập khúc được Beach (Nga, người cho FW đầu tiên cất cánh) dự định đưa vào chiếc tiêm kích cực mạnh cùng thời với MIG15, cho phép máy bay tự ổn định cao, giữ đường bay tốt trong dải tốc độ rộng. Đáng tiếc, thiết kế này không được triển khai tiếp vì Beach mất, sau đó động cơ phát triển chậm. Nói chung, các máy bay thời đó hay dùng cấu hình như vậy: một động cơ, thân tròn như tên lửa, mũi hút gió trước, cánh tam giác, đuôi xuôi. Cấu hình này làm máy bay rất khoẻ và nhẹ, ít lực cản trong tốc độ thích hợp, rất ổn định và cân bằng trong dải tốc độ và góc lên đứng rộng. Những điều đó cho phép máy bay mang động cơ yếu, vẫn rất cơ động.
    Chiếc TA-183, năm 1946 được chế tạo ở Nga, cả nhóm HE cũng sang Nga. Người Nga lục lọi từng mẩu giấy trong các cơ quan quốc phòng và hàng không Đức (TA-183, được mang về dưới dạng bản vẽ, ME-262 thu được số lượng lớn, Junkers 287 được phi công tình báo Nga lái về trong chiến tranh, rơi dọc đường, sau đó cả nhóm thiết kế sang Nga) Đến những năm 60, Nga vẫn tồn tại cơ quan nghiên cứu những thành tựu kỹ thuật Đức. Đến gần khi LX tan vỡ, vẫn còn truyền thống những nhà khoa học Tây Đức trao đổi thông tin với những nhà khoa học Nga qua KGB. Chiếc TA-183 lúc đầu dùng động cơ HE 004 ( một bản Junkers JU 004, do hãng HE chế tạo cuối chiến tranh, sau đó Nga chế tạo), sau được cải tiến nhiều lần, dùng động cơ Rol-Nga chế tạo sau khi mua bản quyền, trở thành MIG-15.
    Về sau, cấu hình đó bộc lộ nhiều nhược điểm: thân tròn, không đóng góp vào lực nâng cùng cánh nhiều, gây lực cản lớn khi bay chậm. Nhược điểm lớn nhất là khó mang khí tài điện tử mới. Khí tài điện tử mới cho phép dùng tên lửa điều khiển bằng radar-máy tính, từ tầm xa, đối chọi với canon và tên lửa tầm nhiệt ở tầm gần. Cấu hình một động cơ, ngày nay vẫn được Ấn Độ kêu như cha mẹ chết vì giết quá nhiều phi công (rơi 200 máy bay trong 12 năm, đây là động cơ Ấn độ tự sản xuất cho MIG-21, động cơ MIG-27 cũng được Ấn độ dự kiến thay bằng AL-31 Nga). Do, với cấu hình nhiều động cơ, máy bay có thể thoát hiểm để phi công nhảy dù được, hay thậm chí về được căn cứ khi một động cơ hỏng. Ở đây, Bác đức có nói đến eo biển Đài Loan, em cũng mở ngoặc là MIG thua to vì đem canon chọi với tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn AIM9. Đây là lỗi của các vị chỉ huy dốt nát người Khựa.
    Trong những năm sau WW2, hàng không Nga đã phát triển vượt bậc, từ một nước hết sức tụt hâụ trong chiến tranh Phần Lan, nay họ đã hãnh diện với những máy bay phản lực hàng đầu thế giới. Nhưng có lẽ, Beach qua đời (ông là một nhà toán hoạ suất sắc, đặt nền móng cho hàng không Nga, có những ý tưởng rất táo bạo và đúng đắn) và những hạn chế về tiền bạc làm người Nga không đạt đỉnh điểm. Suốt từ sau WW2 đến 1974, họ tụt hậu dài, với những động cơ chóng hỏng, tốn nhiên liệu và lực đẩy yếu. MIG-25, mãi đến khi AL-31 ra đời(6 năm sau máy bay), mới có động cơ đạt yêu cầu.
    Các nước khác rất ít phát triển máy bay đánh chặn chuyên nghiệp như Nga và Đức. Như bác Đức bắn tỉa nói, họ chế tạo một form máy bay đa năng, chế tạo một thiết kế cụ thể-thành một dòng máy bay, tiếp theo, hoàn thiện những tính năng trong dòng đó thành những kiểu con khác nhau: không chiến, ném bom, tác chiến điện tử, trinh sát...Điều đó, làm số lượng máy bay không thể lớn được, do giá thành cao, nhưng những thành tựu kỹ thuật hàng không của loại đa năng ấy, lại rất có giá trị phát triển, kể cả dân sự và quân sự. Cõ lẽ vì thế, mà một thời gian dài, các máy bay dân sự Nga mang động cơ rất tốn nhiên liệu. Kỹ thuật cung cấp nhiên liệu Mỹ được áp dụng trong AL-31, và các đời sau. Việc này, cũng làm máy bay không thể quá thích hợp với nhiệm vị, kém cơ động. Nên có những loại máy bay vẫn phải được thiết kế riêng, như con A-10.
    Chiếc SU-27 đã ra đời buồn cười: do không quân Nga có thiết kế máy bay quá cũ, đặt yêu cầu thiết kế máy bay ném bom tiền tuyến hết sức cơ động. Nhưng, quá thành công, thế là, chiếc SU-27 đầu tiên lại là loại không chiến. Từ MIG-23, người Nga đã chuyển sang thiết kế máy bay chiến đấu đa năng trên form nặng như phương Tây.
    Không như bác Đức nói, Nga có một số lượng đáng kể máy bay đời mới hiện đại. Khoả 500-700 con MIG-31, trong đó, có vài chục con trang bị radar bước sóng lớn(chống vô hình), 2 con chống vệ tinh. MIG-31 tuy giống MIG-25, nhưng nó có động cơ bypass hoàn toàn mới, hệ khí tài điện tử lớn. Nó phát hiện mục tiêu chuyển động phía sau bằng radar và hồng ngoại 80-100km phía sau, bằng nửa như thế phía trước. Radar tấn công phát hiện trên 100km phía trước. Mang datalink, sức mạnh chủ yếu là tấn công tầm xa bằng tên lửa điều khiển radar-máy tính, tấn công tầm ngắn cả phía sau bằng tên lửa tầm nhiệt. Khả năng cơ động của nó vẫn thua dòng MIG-27, do hệ thống khí động tuyệt vời của dòng này, cho phép nó tấn công bằng cách bay cao áp chế, hay lái tự động lượn theo địa hình ở độ cao thấp đến cắn trộm.
    Bác Đức cũng nói đúng, với F-15, F-16 sau CTVN, một thời gian dài, Mỹ không có đối thủ trong không chiến. Người Nga lúc đó chỉ có SU-15 và các bản cải tiến, MIG-23 và các bản không chiến, MIG-25, số lượng đắt và không thật sự mạnh, cũng như MIG-29 không cơ động lắm. Các máy bay ấy đều có thiết kế cổ. Người Nga cũng rất ít AWACS. Họ tập trung vào hệ thống SAM đến bây giờ vẫn cực mạnh. F-16 trở thành chiếc máy bay chiến đấu phổ biến nhất thời đó, chỉ tính rằng: Israel(Lavi), Khựa (J-10), Nhật có những bản copy , thấy rằng máy bay đó được đánh giá cao thế nào. Nếu như F-4, sức chiến đấu dựa vào động cơ mạnh, radar và tên lửa điều khiển radar tầm xa, sau CTVN, các máy bay F-15 và F-15 đều coi trọng tính năng cơ động và chiến đấu tấm ngắn. các động cơ và thiết kế khí động mới, cho phép sử dụng nhiên liệu hiệu quả với dải tốc độ rất rộng.
    Bác Đức cũng thấy rằng, việc phát triển máy bay đánh chặn chuyên nghiệp, không những ít đóng góp hơn với kỹ thuật hàng không, mà còn có vẻ không hợp thời. Những trận không chiến khổng lồ có vẻ như không thể sảy ra được. Mà quan trong hơn, những nước khác hàng, không giống hai lò sản xuất máy bay khổng lồ là Nga hay Mỹ, chỉ có điều kiện mua máy bay với số lượng ít, thì họ thích máy bay đa năng hơn. Có thể dùng luôn hay cải tiến chút cho các mục đích khác nhau. Đối thủ của những nước này, cũng ít các siêu intercepter, hay fighter, nên không cần những intercepter chuyên nghiệp lắm. Do đó, nối tiếp F-16, chiếc SU-27 và những cải tiến-đa năng, form rộng có tính không chiến, hết sức cơ động, trở thành máy bay bán chạy nhất hiện tại. Trong khi đó, những nước tham vọng tự chế tạo máy bay, lại duy trì, cải tiến dòng MIG-21. Hy vọng ràng, cách nhìn của họ giống Nga hay Đức trước đây.
    Về hệ thống track. Một thời gian dài, các máy bay có thể theo dói nhiều mục tiêu, nhưng chỉ tấn công cùng lúc rất ít mục tiêu. Không phải do máy tính, vì khối lượng máy tính bây giờ nhỏ. Việc phát hiện và theo dõi các mục tiêu dùng search radar-thường mỗi máy bay có 1 chính, có thể thêm 1 hay vài cái phụ. Tấn công chủ yếu do các track radar. Chúng là những radar chảo, hướng thẳng vào mục tiêu, mỗi chiếc cho một mục tiêu. Hiện tại, lúc nào nhà ta bàn kỹ về vấn đền này, loại xuất khẩu Nga nặng 15kg. Vì chúng khá cồng kềnh nên không thể mang nhiều trên máy bay được. Ở bài trên, bác Đức ạ, em cũng hơi "thì tương lai" chút. các khí tài track lắp ngoài như bom, hiện tại chỉ đến bản sử dụng cho tấn công mặt đất. Chúng làm tăng vọt số mục tiêu có thể track được. Chũng cũng làm máy bay tấn công được các loại mục tiêu khác nhau, khi đem các tracker như trên khác nhau. Mỹ có những khối treo ngoài như vật, cho máy bay chống tăng. Nga, chính là các bệ phóng tên lửa chuyên dụng của tên lửa chống tănk. Còn về đối klhông, hè hè hè hè hè hè, bác bảo em bốc fét cũng được, em cũng chưa hề biết.
    Về các giá phóng. Em đọc thấy trong này, SU-25, SU-27, MIG-27. Người ta nói đến những giá phóng chịu được lực lớn-do một số loại tên lửa gây ra lúc xuất phát. Cũng nói đến việc giá phóng quay 360 độ, không hiểu thế nào. Việc máy bay Nga tấn công được các mục tiêu phía sau-bằng tên lửa có gia tốc rất lớn thì rõ ràng.
    http://www.aviation.ru/
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xếp nào lang thang qua đây xoa hộ đoạn trên cái. Em cảm ơn nhé.
    Chào bác Đức Bắn Tỉa. Cảm ơn bác vì một bài rất nhiều ý. Em đồng ý với bác phần lớn về quan điểm. Chỉ còn một vài ý kiến nhỏ.
    Đầu tiên là máy bay đánh chặn. Em đã nói rằng, nó có một nhược điểm là chỉ tác dụng trong chiến tranh tổng lực. Đây là một loại máy may được thiết kế cơ động, khả năng tăng tốc độ và độ cao lớn, gầm giống như SAM, dùng để tiêu diệt máy bay đối phương trong vùng bảo vệ hẹp. Chúng rẻ tiền, chấp nhận thương vong lớn, và có số lượng rất lớn. Do được thiết kế chuyên dùng cho đánh chặn, nên phần lớn các tính năng khác giảm bớt, quan trọng nhất là trọng tải và tầm bay, nên nếu dùng nó cho việc khác rất tồi. MIG-21 sau này được nhiều nước ngoài Nga mua và sản xuất, mà MIG-21 lại có một số lượng rất lớn, nên người ta bổ xung tính năng tấn công mặt đất cho nó, bản F-7 (Mỹ-Khựa-Pakistan hợp tác) còn sử dụng động cơ turbo fan (tăng thời gian hoạt động và lực đẩy trong tốc độ thấp, thích hợp tấn công mặt đất). Động cơ này yêu cầu cửa hút gió lớn hơn, và máy bay sử dụng khoang radar rộng hơn, nên chiếc F-7 có mũi trông như vậy.
    Máy bay đánh chặn chuyên nghiệp, để có cái nhìn rõ ràng về hạn chế các tính năng khác của nó, ta xem một vài thiết kế của Đức. Đây là mô hình thôi:
    [​IMG]
    Messerschmitt Me 163 Komet
    Máy bay sử dụng động cơ tên lửa hai nhiên liệu, tốc độ hàng đầu thời đó (960km/h), leo cao 10000 trong hai phút, là những con số vượt xa máy bay khác thời đó, nhưng tầm chỉ 100km, máy bay hạ cánh như tầu lượn. Đọc các con số này, ai còn nghĩ rằng, cho nó đi hộ tống hay ném bom. Giá nó rẻ đến mức, thiết kế xong năm 1944, đến cuối chiến tranh, khoảng 300 chiếc đã được chế tạo.
    Me 163B-1
    Type single-seat rocket interceptor
    Wingspan 30'' 7" (9.3m)
    Length 18'' 8" (5.69m)
    Height 9'' 0" (2.74m)
    Wing area 210 sq ft (19.60 sq m)
    Engine One 3,750 lb (16.68 kN) thrust Walter HWK 509A-2 bi-propellant rocket
    Weight, empty 4,191 lb (1905 kg)
    Weight, loaded 9,042 lb (4110 kg)
    Max Speed 596 mph (960 km/h) at 32,800 ft (10000m)
    Inital Climb 16,400 ft (5000m) /min
    Service Ceiling 54,000 ft (16500m)
    Armament Two 30mm MK 108 cannons in wing roots each with 60 rounds
    Range less than 62 miles (100 km), highly dependent on flight profile
    Wep site
    http://www.ww2guide.com/jetrock.shtml#komet
    Có lẽ, con đó còn "chưa đánh chặn chuyên nghiệp" như con sau:
    Type Bachem Ba 349 Natter
    Power-Plant 4,410lb (2000 kg) thrust Walter HMK 109-509C-1 bi-propellant rocket
    four 1,102lb (500 kg) or two 2,205lb (1000 kg) solid motors
    Max Speed 621 mph (1000 km/h) at high altitude
    497 mph (800 km/h) at sea level
    Rate of Climb 36,417 ft/min (11,100m/min)
    Service Ceiling ? ft (? m)
    Wingspan 11 ft 9.75 in (3.6m)
    Length 29 ft 0 in (8.40m)
    Empty Weight 1,940 lb (880 kg)
    Loaded Weight with boost rockets 4,920 lb (2232 kg)
    Armament 24 73mm spin-stabilized rockets or
    33 R4M 55mm spin-stabilized rockets
    Range after climb to altitude 20-30 miles (32-48 km)
    Đó thật là hai chú đánh chặn siêu chuyên nghiệp. Chúng đầy đủ những tính năng mạnh nhất thời ấy: giá rất rẻ, tốc độ cực cao, khả năng tăng tốc và leo cao là đỉnh. Rất ít loại máy bay nào thời ấy đạt những tính năng như thế. Nhưng tầm hoạt động và trọng tải rất nhỏ nên không thể làm việc gì khác. Người ta còn gọi chúng là tiêm kích, hay khu trục, nhưng không thể làm nhiệm vụ tuần tiễu.
    Đây là một loại máy bay, "gần giống máy bay thường" hơn, chúng chỉ được chế tạo trước TA-183, do sử dụng động cơ cũ:
    Heinkel He 162A-2 Salamander Volksj䧥r
    Nó bay thử ngày 6 tháng 12 năm 1944. Chỉ vài tháng sau cùng của chiến tranh, 280 chiếc đã xuất xưởng, 800 chiếc đang dở dang trong các công xưởng bị đồng minh thu.
    [​IMG]
    He 162A-2
    Type single-seat interceptor
    Wingspan 23'' 7¾" (7.2m)
    Length 29'' 8½" (9m)
    Height 6'' 6½" (2.6m)
    Wing area 120 sq ft (11.16 sq m)
    Engine One 1,760 lb (7.85 kN) thrust BMW 003E-1 or E-2 Orkan single-shaft turbojet
    Weight, empty 4,796 lb (2180 kg)
    Weight, loaded 5,940 lb (2695 kg)
    Max Speed 490 mph (784 km/h) at s/l; 522 mph (835 km/h) at 19,700 ft (6000m)
    Inital Climb 4,200 ft (1280m) /min
    Service Ceiling 39,500 ft (12040m)
    Armament Two 30mm MK 108 cannons /w 50 rounds each, later two MG 151/20 cannon /w 120 rounds each
    Range 434 miles (695 km) at full throttle and at altitude
    Quả thật, với các tham số đó, cộng số lượng khổng lồ do giá thành rẻ, nó là mối hiểm hoạ cho không quân đồng minh. Nói thế thôi, ngày ấy, radar và thông tin còn tồi, ban đêm chỉ những tên lửa SAM điều khiển radar và radio đầu tiên của thế giới là có tác dụng. ( Loại này có cấu trúc và nguyên tắc y như SAM 1 và SAM 2 nga, SAM 1 Nga giống hệt, Delta Mỹ thừa kế kỹ thuật và chuyên gia, em đã pos trong một topic mà tìm mãi không thấy ai tìm lại được không). Do radar có hiệu quả còn rất lớn và nhiều người điều khiển, nên những máy bay cường kích lúc đó cũng rất hạn chế đánh đêm.
    Chiếc TA-183, một thiết kế suất sắc ngày đó, đã có dáng dấp của máy bay đánh chặn sau này. Nó có đuôi rộng và xuôi về sau, cánh rất xuôi về sau. Việc xuôi cánh này, cánh máy bay rất khoẻ mà ổn định cân bằng vẫn hoàn hảo, làm cho máy bay khoẻ mà nhẹ. Tiếp theo cánh xuôi, cánh tam giác (một phát triển tiếp của cánh xuôi khi tốc độ tăng cao ) được Lipspic (Đức) đề xuất. Cánh tam giác có gờ ngoài gập khúc được Beach (Nga, người cho FW đầu tiên cất cánh) dự định đưa vào chiếc tiêm kích cực mạnh cùng thời với MIG15, cho phép máy bay tự ổn định cao, giữ đường bay tốt trong dải tốc độ rộng. Đáng tiếc, thiết kế này không được triển khai tiếp vì Beach mất, sau đó động cơ phát triển chậm. Nói chung, các máy bay thời đó hay dùng cấu hình như vậy: một động cơ, thân tròn như tên lửa, mũi hút gió trước, cánh tam giác, đuôi xuôi. Cấu hình này làm máy bay rất khoẻ và nhẹ, ít lực cản trong tốc độ thích hợp, rất ổn định và cân bằng trong dải tốc độ và góc lên đứng rộng. Những điều đó cho phép máy bay mang động cơ yếu, vẫn rất cơ động.
    Chiếc TA-183, năm 1946 được chế tạo ở Nga, cả nhóm HE cũng sang Nga. Người Nga lục lọi từng mẩu giấy trong các cơ quan quốc phòng và hàng không Đức (TA-183, được mang về dưới dạng bản vẽ, ME-262 thu được số lượng lớn, Junkers 287 được phi công tình báo Nga lái về trong chiến tranh, rơi dọc đường, sau đó cả nhóm thiết kế sang Nga) Đến những năm 60, Nga vẫn tồn tại cơ quan nghiên cứu những thành tựu kỹ thuật Đức. Đến gần khi LX tan vỡ, vẫn còn truyền thống những nhà khoa học Tây Đức trao đổi thông tin với những nhà khoa học Nga qua KGB. Chiếc TA-183 lúc đầu dùng động cơ HE 004 ( một bản Junkers JU 004, do hãng HE chế tạo cuối chiến tranh, sau đó Nga chế tạo), sau được cải tiến nhiều lần, dùng động cơ Rol-Nga chế tạo sau khi mua bản quyền, trở thành MIG-15.
    Về sau, cấu hình đó bộc lộ nhiều nhược điểm: thân tròn, không đóng góp vào lực nâng cùng cánh nhiều, gây lực cản lớn khi bay chậm. Nhược điểm lớn nhất là khó mang khí tài điện tử mới. Khí tài điện tử mới cho phép dùng tên lửa điều khiển bằng radar-máy tính, từ tầm xa, đối chọi với canon và tên lửa tầm nhiệt ở tầm gần. Cấu hình một động cơ, ngày nay vẫn được Ấn Độ kêu như cha mẹ chết vì giết quá nhiều phi công (rơi 200 máy bay trong 12 năm, đây là động cơ Ấn độ tự sản xuất cho MIG-21, động cơ MIG-27 cũng được Ấn độ dự kiến thay bằng AL-31 Nga). Do, với cấu hình nhiều động cơ, máy bay có thể thoát hiểm để phi công nhảy dù được, hay thậm chí về được căn cứ khi một động cơ hỏng. Ở đây, Bác đức có nói đến eo biển Đài Loan, em cũng mở ngoặc là MIG thua to vì đem canon chọi với tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn AIM9. Đây là lỗi của các vị chỉ huy dốt nát người Khựa.
    Trong những năm sau WW2, hàng không Nga đã phát triển vượt bậc, từ một nước hết sức tụt hâụ trong chiến tranh Phần Lan, nay họ đã hãnh diện với những máy bay phản lực hàng đầu thế giới. Nhưng có lẽ, Beach qua đời (ông là một nhà toán hoạ suất sắc, đặt nền móng cho hàng không Nga, có những ý tưởng rất táo bạo và đúng đắn) và những hạn chế về tiền bạc làm người Nga không đạt đỉnh điểm. Suốt từ sau WW2 đến 1974, họ tụt hậu dài, với những động cơ chóng hỏng, tốn nhiên liệu và lực đẩy yếu. MIG-25, mãi đến khi AL-31 ra đời(6 năm sau máy bay), mới có động cơ đạt yêu cầu.
    Các nước khác rất ít phát triển máy bay đánh chặn chuyên nghiệp như Nga và Đức. Như bác Đức bắn tỉa nói, họ chế tạo một form máy bay đa năng, chế tạo một thiết kế cụ thể-thành một dòng máy bay, tiếp theo, hoàn thiện những tính năng trong dòng đó thành những kiểu con khác nhau: không chiến, ném bom, tác chiến điện tử, trinh sát...Điều đó, làm số lượng máy bay không thể lớn được, do giá thành cao, nhưng những thành tựu kỹ thuật hàng không của loại đa năng ấy, lại rất có giá trị phát triển, kể cả dân sự và quân sự. Cõ lẽ vì thế, mà một thời gian dài, các máy bay dân sự Nga mang động cơ rất tốn nhiên liệu. Kỹ thuật cung cấp nhiên liệu Mỹ được áp dụng trong AL-31, và các đời sau. Việc này, cũng làm máy bay không thể quá thích hợp với nhiệm vị, kém cơ động. Nên có những loại máy bay vẫn phải được thiết kế riêng, như con A-10.
    Chiếc SU-27 đã ra đời buồn cười: do không quân Nga có thiết kế máy bay quá cũ, đặt yêu cầu thiết kế máy bay ném bom tiền tuyến hết sức cơ động. Nhưng, quá thành công, thế là, chiếc SU-27 đầu tiên lại là loại không chiến. Từ MIG-23, người Nga đã chuyển sang thiết kế máy bay chiến đấu đa năng trên form nặng như phương Tây.
    Không như bác Đức nói, Nga có một số lượng đáng kể máy bay đời mới hiện đại. Khoả 500-700 con MIG-31, trong đó, có vài chục con trang bị radar bước sóng lớn(chống vô hình), 2 con chống vệ tinh. MIG-31 tuy giống MIG-25, nhưng nó có động cơ bypass hoàn toàn mới, hệ khí tài điện tử lớn. Nó phát hiện mục tiêu chuyển động phía sau bằng radar và hồng ngoại 80-100km phía sau, bằng nửa như thế phía trước. Radar tấn công phát hiện trên 100km phía trước. Mang datalink, sức mạnh chủ yếu là tấn công tầm xa bằng tên lửa điều khiển radar-máy tính, tấn công tầm ngắn cả phía sau bằng tên lửa tầm nhiệt. Khả năng cơ động của nó vẫn thua dòng MIG-27, do hệ thống khí động tuyệt vời của dòng này, cho phép nó tấn công bằng cách bay cao áp chế, hay lái tự động lượn theo địa hình ở độ cao thấp đến cắn trộm.
    Bác Đức cũng nói đúng, với F-15, F-16 sau CTVN, một thời gian dài, Mỹ không có đối thủ trong không chiến. Người Nga lúc đó chỉ có SU-15 và các bản cải tiến, MIG-23 và các bản không chiến, MIG-25, số lượng đắt và không thật sự mạnh, cũng như MIG-29 không cơ động lắm. Các máy bay ấy đều có thiết kế cổ. Người Nga cũng rất ít AWACS. Họ tập trung vào hệ thống SAM đến bây giờ vẫn cực mạnh. F-16 trở thành chiếc máy bay chiến đấu phổ biến nhất thời đó, chỉ tính rằng: Israel(Lavi), Khựa (J-10), Nhật có những bản copy , thấy rằng máy bay đó được đánh giá cao thế nào. Nếu như F-4, sức chiến đấu dựa vào động cơ mạnh, radar và tên lửa điều khiển radar tầm xa, sau CTVN, các máy bay F-15 và F-15 đều coi trọng tính năng cơ động và chiến đấu tấm ngắn. các động cơ và thiết kế khí động mới, cho phép sử dụng nhiên liệu hiệu quả với dải tốc độ rất rộng.
    Bác Đức cũng thấy rằng, việc phát triển máy bay đánh chặn chuyên nghiệp, không những ít đóng góp hơn với kỹ thuật hàng không, mà còn có vẻ không hợp thời. Những trận không chiến khổng lồ có vẻ như không thể sảy ra được. Mà quan trong hơn, những nước khác hàng, không giống hai lò sản xuất máy bay khổng lồ là Nga hay Mỹ, chỉ có điều kiện mua máy bay với số lượng ít, thì họ thích máy bay đa năng hơn. Có thể dùng luôn hay cải tiến chút cho các mục đích khác nhau. Đối thủ của những nước này, cũng ít các siêu intercepter, hay fighter, nên không cần những intercepter chuyên nghiệp lắm. Do đó, nối tiếp F-16, chiếc SU-27 và những cải tiến-đa năng, form rộng có tính không chiến, hết sức cơ động, trở thành máy bay bán chạy nhất hiện tại. Trong khi đó, những nước tham vọng tự chế tạo máy bay, lại duy trì, cải tiến dòng MIG-21. Hy vọng ràng, cách nhìn của họ giống Nga hay Đức trước đây.
    Về hệ thống track. Một thời gian dài, các máy bay có thể theo dõi nhiều mục tiêu, nhưng chỉ tấn công cùng lúc rất ít mục tiêu. Không phải do máy tính, vì khối lượng máy tính bây giờ nhỏ. Việc phát hiện và theo dõi các mục tiêu dùng search radar-thường mỗi máy bay có 1 chính, có thể thêm 1 hay vài cái phụ. Tấn công chủ yếu do các track radar. Chúng là những radar chảo, hướng thẳng vào mục tiêu, mỗi chiếc cho một mục tiêu. Hiện tại, lúc nào nhà ta bàn kỹ về vấn đền này, loại xuất khẩu Nga nặng 15kg. Vì chúng khá cồng kềnh nên không thể mang nhiều trên máy bay được. Ở bài trên, bác Đức ạ, em cũng hơi "thì tương lai" chút. các khí tài track lắp ngoài như bom, hiện tại chỉ đến bản sử dụng cho tấn công mặt đất. Chúng làm tăng vọt số mục tiêu có thể track được. Chũng cũng làm máy bay tấn công được các loại mục tiêu khác nhau, khi đem các tracker như trên khác nhau. Mỹ có những khối treo ngoài như vật, cho máy bay chống tăng. Nga, chính là các bệ phóng tên lửa chuyên dụng của tên lửa chống tănk. Còn về đối klhông, hè hè hè hè hè hè, bác bảo em bốc fét cũng được, em cũng chưa hề biết.
    Về các giá phóng. Em đọc thấy trong này, SU-25, SU-27, MIG-27. Người ta nói đến những giá phóng chịu được lực lớn-do một số loại tên lửa gây ra lúc xuất phát. Cũng nói đến việc giá phóng quay 360 độ, không hiểu thế nào. Việc máy bay Nga tấn công được các mục tiêu phía sau-bằng tên lửa có gia tốc rất lớn thì rõ ràng.
    http://www.aviation.ru/
  8. BALOO2000

    BALOO2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0
    Tớ cóc biết thế nào nhưng nhớ ngày trước đọc tạp chí Sự kiện và nhân chứng thì anh hùng Nguyễn Viết Xuân hy sinh trong lần đối đầu với 5 con F-5A đấy.
    [/quote]
    Có lẽ bạn "cóc biết" thật nên spam vào đây - NVX là lính phòng không !
  9. BALOO2000

    BALOO2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0
    To Ducsnipper :
    Em viết rất chính xác nhưng theo mô tả của pilot Bắc Việt về MIG-21 ờ VN war thì K-13 Atool được thả rơi rồi mới khai hỏa sau chứ không phải là launch by rail.
    Ở 4G, trong khỏang 0,5s - 1,0s chờ khai hỏa, hỏa tiễn đã văng xa khỏang 10-40m, máy bay địch có thể ra khỏi FOW của đầu dò IR. Hơn nữa phi cơ ta quẹo theo che khuất 1 phần thị trường, mà là phần quan trọng nhất - chắn ngay trước mắt nhiệt. Vậy nên khi AAM trượt theo rail trong khi bắn sẽ giúp duy trì FOW trong giai đọan đầu.
    "Free of G limit của R-73 là khả năng của cấu trúc hỏa tiễn - 40G thể hiện khả năng thực hiện và chịu đựng nổi gia tốc đổi hướng bản thân hỏa tiễn , nếu được hỗ trợ rail launcher vẫn tốt hơn. Vì thế các kiểu F-16, F-18, Rafale, Typhoon và Saab39 Viggen vẫn duy trì wingtip rail để dogfight dù điều này làm cánh phải chịu tải nặng hơn - drag ở ngay đầu cánh, chỗ xa nhất và yếu nhất. Tất nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa khi dogfight ở tầm khá gần - trên dưới 1 mile.
    Treo tên lửa dưới cánh cũng có điểm bất lợi là khi quẹo đuổi theo phi cơ địch (turning combat) cánh máy bay che khuất FOW của mắt nhiệt.
    Về radar của F-5E Plus Tiger III - ELTA EL/M2032 (Đã trangbị cho Lavi & MIG-21/93) :
    The EL/M-2032 greatly enhances both air-to-air and air-to-ground capabilities of the aircraft. In the air-to-air modes, the radar enables long range target detection and tracking for weapon delivery or automatic target acquisition in close combat situations. In air-to-ground missions, the radar provides very high resolution mapping (SAR), surface and sea moving target detection and terrain avoidance in ad***ion to A/G ranging.
    Main Features
    - Pulse Doppler, all aspect, look-down shoot-down capabilities.
    - TWT coherent transmitter.
    - Ultra low sidelobe planar antenna.
    - Two axes monopulse, guard channel.
    - Programmable signal processor.
    - Full software control.
    - Most advanced architecture, technology and components.
    - Adaptability and growth potential
    - MIL 1553B interface to avionics system
    - Modular hardware configuration
    - Spare memory space and computation power
    Typical Performance
    - Detection range of fighter aircraft.
    - Lookup: 35-55 NM
    - Look-down: 30-45 NM
    Physical Characteristics
    - Weight: ~100 Kg.
    - Power: 2-2.5 KVA.
    - Antenna size adapted to aircraft nose limitations.
    Operational Modes
    AIR-TO-GROUND
    - High resolution mapping
    - Real Beam Map
    - Doppler Beam Sharpening (DBS1/2)
    - Air-to-Ground Ranging (AGR)
    - Sea Surface Search (SEA)
    - Ground Moving Target Indication (GMTI)
    - Terrain Avoidance (TA) (not implemented for Lancer)
    AIR-TO-AIR
    - Range While Search (RWS)
    - Single Target Track (STT)
    - Track While Scan (TWS)
    - Air Combat Modes (ACM)
    - Vertical Scan
    - Slewable ACM
    - HUD ACM
    - Boresight
    Radar của F-5E nguyên thủy :
    (http://www.danshistory.com/f5tiger.html)
    Emerson Electric AN/APQ-159 lightweight micro-miniature pulse radar for the air-to-air search for target detection with range and angle tracking; target information, at a range of up to 20 nm (37 km; 23 miles), is displayed on a 0.13 m (5 in) Direct View Storage Tube (DVST) in ****pit.
    ... và của MIG-21 (trừ KQ Nga được trang bị RP-22)
    (www.topedge.com/panels/aircraft/sites/kraft/radar.htm)
    The RP-21
    The working principle of the RP-21 relies on a continuously transmitting antenna that is move mechanically in horizontal lines +/-30 degrees from the centerline as well as vertically +/- 10 degrees. The antenna is gyro-stabilized between +/-60 degrees of bank and +/- 40 degrees of pitch. The maximum detection range is 20 km with a maximum of 10 km for locking on. Real world data against a target of the size of a MiG-21 are rather lower, i.e. 13 km and 7 km respectively. The dead range is below 900 m due to the relatively low frequency. Both, the narrow detection sector as well as the range made MiG-21 pilots rely on ground based radar guidance. Minimum target altitude was around 1200 m. Even with the antenna raised to +1.5 degrees above the horizon and reduced sensitivity (decreasing range further) ground clutter usually makes a detection of low flying targets very difficult.
    Được baloo2000 sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 19/04/2004
  10. BALOO2000

    BALOO2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0
    To HP :
    Cần làm rõ vài ý trước khi bàn thêm :
    - F-105D bị hạ ở QTrị có thể trúng đạn ở bắc 17th par.
    - Không rõ do PK hay MIG.?
    - Việc MIG bắn hạ trực thăng sát biên giới Thái xin post lại. Mình nghi ngờ chuyện này vì MIG đi xa không có radar mặt đất dẫn đường thì không thể tự tìm được mục tiêu do radar yếu và không hiệu quả ở tầm thấp. Nếu nhìn thấy bằng mắt thuờng thì quả là thị giác dễ nể. Nhất là trực thăng cứu hộ thuờng bay thấp, rất thấp mà địa hình Lào lại nhiều đồi núi cao.
    - Trừ khi phục kích B-52 và RB-66 là những mục tiêu giá trị, MIG-21 không thể phí phạm cho việc support các phi vụr vận tải.
    - Khi nói F-5 là "cú còi rẻ tiền" (nguyên văn), bạn đã phạm 1 sai lầm luận lý là không nên miệt thị đối phương. F-5 được sản xuất khỏang 3000, trong đó khỏang 1800 là F-5E để cung cấp cho các nước bạn của Mỹ chống lại MIG-21.
    - Cho biết chuyên gia nào nói "F-5 có đường bay quá ổn định, đổi hướng và tăng tốc chậm" - với cấu tạo cánh dạng strait wing, F-5 có tải trọng lên cánh (wing loading) lớn hơn kiểu cánh của MIG-21 (delta + tailplane), vi thế có bán kính quay vòng (turn radius - m) lớn hơn, đổi lại có vận tốc quẹo (turn rate - degree/s) cao hơn, tốc độ xoay quanh thân (roll rate - degree/s) cao hơn nên nhanh nhẹn hơn MIG-21. Wing loading lớn khiến tốc độ thăng thiên (climb rate - m/s) nhỏ do thiếu sức nâng, đổi lại lực cản nhỏ nên vận tốc bổ nhào (dive speed - m/s) cao hơn. Với F-5 thì chiến thuật hit & run của MIG-21 không có đất dụng võ.
    - MIG-21 còn được sử dụng nhiều vì là đồ biếu không, LX tan rã các bạn ta không có tiền sắm đồ chơi mới thì phải nâng cấp thôi.
    - Nói việc bắn tên lửa bằng cách eject hay rail-launch là do tên lửa tự chọn (trích : ...Ngày nay, với các tracker (track radar, milimet band radar, ir, lazer beam, lazer range finder ) được sản xuất riêng và treo ngoài cùng giá phóng, việc thả rơi hay phóng rail do tên lửa quyết định, máy bay mang bao nhiêu tên lửa thì bấy nhiêu mục tiêu được tấn công cùng lúc...) là chuyên gia nào nói, tên lửa gì ? Hay rồi lại thừa nhận là future tech như bài trước ?
    - Với các AAM lọai medium và long range thì luôn được thả trước khi bắn - như Ducsnipper đã nói, cái mình đề cập là trường hợp dogfight.
    - Bạn lẫn lộn đơn vị chứ không phải mình cường điệu đâu. Top speed của F-5A khỏang 980 mph - chắc bạn nhầm là M-0,98. Với lại dân nhà nghề nhìn hình dánh máy bay là biết có supersonic capacity không, chắc bạn chưa thấy chiếc F-5 ?
    - Tôi theo sát chủ đề topic - F-5 vs MIG-21 - 1 chủ đề lý thú và hay. Nhờ Spirou nên có thêm vài nguời biết rằng F-5E không hề thua kém mà thậm chí còn có điểm nổi trội so với MIG-21.
    Thay vì làm lõang chủ đề bằng những kỹ thuật mới sau 2000, bạn nên chỉ ra 1 lập luận cụ thể nào so sánh giữa 2 máy bay. Nói chuyện track radar, milimet band radar, ir, lazer beam, lazer range finder, ... không phải là những tính năng có thật của MIG-21. Hay bạn muốn so sánh F-5 và MIG-33 ???

Chia sẻ trang này