1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Mig-21 và F-5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi spirou, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Loại này của Israel bán cho India hồi năm ngoái. Mỹ đã nhiều lần ngăn TQ mua loại này vì nó quá lợi hại, nhưng cuối cùng Israel vẫn bán cho TQ.
    http://www.armscontrol.org/act/2000_05/isrma00.asp
    Đây là hệ thống radar cảnh báo sớm từ xa, có thể phát hiện hầu hết các máy bay và tên lửa đối phương. Nếu TQ dùng nó ở Cát Dài e rằng rất nguy hiểm.
    Được spirou sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 24/04/2004
  2. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Tôi coi lại thì hoá ra chiếc A-10/ Phalcon Airborne Early Warning bị Mỹ chặn không cho bán cho China rồi. Nhưng cũng không vì thế mà NC đở lo vì China lại quay sang mua mấy chiếc này,
    There is a growing PLA Air Force investment in information and electronic support aircraft. The most obvious example is the AWACS program, which includes the acquisition of the Russian Beriev A-50E. Recent reports note that the PLAAF will initially purchase four of this aircraft.[62] The A-50E, however, is the PLAAF?Ts second choice, having been denied its first choice, the Israeli Elta PHALCON phased-array radar equipped A-50, following intense U.S. pressure on Israel to cancel this sale in 1999 and 2000. The Israeli radar would have offered advantages in stealth and flexibility, with the potential to be modified for EW/ELINT missions. This perhaps why China persists in trying to get Washington to reverse its decision.[63]
    As it stands, the A-50E is the most advanced version of this Russian AWACS aircraft. Its AK RLDN radar system can detect a bomber-size target at 650km, a fighter at 300km, can track up to 300 targets and command 12 fighters.[64] Systems operators also benefit from modern flat-panel display stations, which are likely much more reliable than early A-50 radar systems. At the 2000 Zhuhai show officials from the China Jinan Aviation Central Factory noted that they would build the data link for the PLAAF?Ts A-50s, which was not disputed by Russian officials from the MNIIP bureau that makes the A-50s radar. Russian officials did note that if the PLAAF followed Russian training procedures, it would take 1.5 years to train a crew to operate the A-50E.
    http://www.ndu.edu/inss/China_Center/PLA_Conf_Oct01/RFischer.htm
    Nhưng hàng họ chưa giao, chưa biết sao.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Kể ra trình bầy những quan điểm hiện đại hơn để đánh giá lại MIG-21 cũng cần, nhưng em xin ngắn gọn trong máy bay thời đó hơn.
    Trên em đã nói quan về hai điểm khác nhau của 2 loại máy bay này, định trình bầy thêm có ảnh và các đặc điểm lớn khác, nhưng mạng chuối quá, sau vậy.
    MIG-21 được chọn trong các mẫu thử khác nhau. Các mẫu thử này đều là kết quả quá trình thiết kế tốn kém, với yêu cầu máy bay chiến đấu linh hoạt nhanh hơn M2. Ngon nhất trong đó là Ye-66 (Ye-6 mẫu thứ 6). Sau này, nó trở thành F-16, cải tiến của nó, Ye-166 và Ye-266, sau trở thành nguồn tham số cho MIG-25 và SU. F-4 và MIG-23 cũng thừa kế nhiều kết quả của chương trình nghiên cứu này. Ye-66, lúc đó, đắt đỏ và sau này, chỉ thật sự ngon khi có FBW, không được chọn vì giá thành.
    MIG-21 được thiết kế với yêu cầu rẻ, linh hoạt đánh chặn mục tiêu bay trên M2. MIG-21 đạt M2.8 trong tính toán M2.6 trong bay thử và có tốc độ thực tế M2.2. (tốc độ cao nhất đạt được khi bay ngang ổn định bằng động cơ).
    Máy bay cần chịu đựng hơn nhiều tốc độ đó, MIG-21 có một đường bay tuyệt vời: lao từ trên cao 10km xuống góc lớn có đốt hậu, không một máy bay nào lúc đó chịu được như vậy (lực đẩy bổ xung thêm 2/3 trọng lượng, mà không khí xung quanh đặc lên nhanh chóng). Vì vậy, đường bay này trở thành đường thoát hiểm kỳ diệu của những con én bạc, khi bị đàn diều hâu đông đúc bao vây.
    Ở đây, nhà ta trình bầy nhiều về kỹ thuật sau này, em chỉ đính chính lại chút.
    AAM-2 lúc đó, có cấu tạo rất đơn giản, bác Đức đã một lần, định khơi mào mổ tên lửa đối không. Mà topíc đó lặn đâu mất. Lúc đó, bác Đức có hỏi về bánh xen đằng sau đuôi AAM Atoll. Em trả lời để đo tốc độ. Đúng là, nó có một tác dụng đo tốc độ thật, nhưng nhiệm vụ chính không phải, và bác Đức đã trình bầy.
    Đó chính là: con quay hồi chuyển. Đúng là con quay hồi chuyển thật, mà không cần dùng máy tính và sensor đắt tiền đọc và tính. Một bánh xe nặng xoáy tít lắp sau đuôi lái, khi tên lửa bị xoáy, quán tính hồi chuyển bánh xe này bẻ các cánh lái, để tên lửa ổn định.
    Còn bộ nhận hồng ngoại: giữa ống kính và vị trí đáng lẽ là phim camera hồng ngoại, một đĩa quay tít, cứ mỗi góc quay đĩa này, một vị trí đáng nhẽ trên phim phản xạ vào một sensor nhiệt duy nhất. Vị trí nào của đĩa, sensor nóng nhất, là mục tiêu. Vậy đây là một camera...... one dotpic (so với 3 triệu này nay) và không thể đưa ra ảnh như các bác bôt được, chỉ là bầu trời ban ngày với duy nhất một mặt trời. Tất nhiên, nó dễ trượt và tầm gần. Tên lửa do Mỹ phát triển, không, hoàn toàn không. Sự giống nhau do cùng copy một bản vẽ chưa được chế tạo của Đức. Em định bắt đầu bằng SAM-0 (Đức, mẫu SAM-1 Nga và Delta, nhưng topic này đi đâu rồi). Việc copy ở CTVN là đầu nổ radio (có tài liệu do tình báo lấy từ Mỹ về và mẫu từ máy bay rơi miền Bắc).
    Còn điều khiển bằng radar: phi công lái tên lửa, bằng điều khiển radio và quan sát màn hình radar trong cookpit, không pải là máy tính như ngày nay. MIG-21 sau này mới có, còn lúc đó, chỉ SU-9, SU-11 và F-4, là những máy bay lớn.
    MIG-21 là mẫu bay quá chuyên nhiệp để đánh chặn. Việc caỉ tiến nó để tấn công ground thường là cập cợi. Đây chính là việc các đồng minh Nga làm. Mỹ có bản F-8, mới là bản gần giống MIG-21. Pháp định dùng máy bay này đến 1993, nhưng, việc cắt giảm kinh phí kéo dài đến 1999, ảnh chuyến bay cuối em bốt tronh 100 năm hàng không. MIG-21 được Mỹ copy , như em kể trên. Còn F-5, đúng là Mỹ chỉ dùng để giả vờ mục tiêu.
    Nhược điểm lớn nhất của MIG-21 thì các bác không nói: động cơ kém bền (nhưng lại rất rẻ). Đây là động cơ R-11-300, có tốc độ gần 200 vòng/giây. Động cơ chỉ có 6 tầng nén, có khả năng tăng tốc tuyệt vời và nhẹ, đơn giản vô cùng(rẻ hơn Ju 004 của WW2). Sau R-11 dùng cho tên lửa. MIG-21 sau này dùng động cơ khác.
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Về chuyện của không chiến Việt Nam thì do mang nhiều yếu tố chính trị cũng như chiến trường mà ảnh hưởng lớn đến kết quả. Chính trị thì cuộc chiến chỉ dừng lại ở chiến tranh cục bộ, vũ khí thông thường do Nga và Mỹ đang trong tình huống chiến tranh lạnh, có những giai đoạn Mỹ không dám đánh sân bay hay SA-2 vì sợ sẽ làm chết các chuyên gia Nga và Trung Quốc. Về chiến trường thì mục tiêu của bọn Mỹ là phá hoại cơ sở vật chất của miền Bắc hơn là chỉ tập trung diệt không quân miền Bắc. Không quân Việt Nam với MiG-21 và MiG-17 làm nên nhiều điều mà các không quân khác cũng dùng những loại máy bay đó đã không làm được. Nhưng đó là dưới sự hỗ trợ của cả hệ thống phòng không tên lửa, pháo, súng trường, ... khó có thể đem không quân Việt Nam với chủ yếu các chiến thuật "hit-and-run" và GCI so sánh với riêng không quân Mỹ cả về chất lẫn lượng. Tôi nghĩ đáng phục là Việt Nam có cả một hệ thống phòng không phối hợp linh hoạt, hơn là chỉ riêng không quân, để chống lại cả một không lực mạnh nhất thế giới. Nên nói là một MiG-21 chọi lại vài ba F-4 hay gì gì đó có lẽ là không chính xác. Cứ nhìn cuộc chiến đánh chiếm lãnh thổ của nhau giữa Do Thái và cả khối Arab với các cuộc không chiến mặt đối mặt ở tốc độ cao, SAM di chuyển liên tục, tương quan lực lượng như thế nào thì sẽ hiểu.
    Riêng về các cuộc chiến bí mật giữa Việt Nam và Thái Lan thì do nó đã là "bí mật" nên sử sách Việt Nam cũng không cho ta bao nhiêu kiến thức về những gì đã xảy ra. Đa phần chỉ nghe kể về chuyện ta bắn rụng máy bay A-37 và F-5 qua các chuyện truyền miệng, không có tài liệu chính thức và công khai. Nhưng về phía Thái Lan thì đó không hẳn là một cuộc chiến bí mật, đôi lúc họ còn "la làng" lên để các nước phương Tây hay Trung Quốc cho họ thêm đồ nghề. Tôi sẽ không đánh giá về cuộc chiến bí mật này. Trước đây, một thành viên trong box cho một link cũng hay dựa trên thu thập những tin tức hạn chế từ cả hai phía, có gì các bạn cứ tham khảo:
    http://www.acig.org/artman/publish/article_411.shtml
    Về chuyện con quay hồi chuyển cậu HP nhắc lại thì thực ra con quay hồi chuyển là cách dịch của Việt Nam, nghe giống như một thiết bị cụ thể. Còn chính xác là gyroscope là định ngthĩa chung cho thiết kế cân bằng theo một trục hay phương nhất định. Định nghĩa này thể hiện ra qua nhiều thiết kế vật lý khác nhau như bánh xe ở đuôi AA-2 hay AIM-9B, hay trong đầu dò hồng ngoại của hai tên lửa đó. Cậu HP muốn tìm hiểu thêm về hệ thống đó trong đầu dò ở các mẫu sau này thì vào trong yahoo gõ gyroscope và seeker cùng một tên loại tên lửa nào đó thì sẽ ra khối. Riêng về chuyện 4 bánh xe thì cậu muốn tin nó là đo tốc độ là chuyện của cậu. 4 bánh xe đó quay theo 4 tốc độ khác nhau do vị trí và sự chịu đựng G của từng vị trí. 4 bánh xe này không nối với thiết bị điện tử nào, thuần túy là thiết kế vật lý cho khí động lực, không còn được dùng sau này nữa. 4 bánh xe đó quay nhanh hơn khi tên lửa xoay hay chịu G lớn hơn.
    Còn thì HP viết bài cũng nên chú ý. Tôi đọc bài cậu một lúc có cảm giác cậu không chú ý bài của người khác lắm. Tốc độ tối đa của F-5E là Mach 1.63, cả tôi và anh Baloo2000 đã đính chính nhưng hình như cậu không chú ý. Tốc độ Mach 0.98 cậu lặp đi lặp lại chỉ là tốc độ lượn của F-5 khi không dùng afterburner mà thôi.
    Link: http://www.wpafb.af.mil/museum/research/fighter/f5e.htm
    http://www.sfaerospace.ch/e/produkte/kampf_tiger.html
    http://ftp.newave.net.au/~theburfs/f5page.html
    Hy vọng lần này cậu sẽ chú ý hơn.
    Có nhiều điều khác muốn nói nhưng lúc này bắt đầu làm chỗ mới nên có lẽ sẽ không tham gia được nhiều như trước đây, cáo lỗi cùng bà con trong box.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xin lỗi bác Đức. Em nghe lời bác, chú ý hơn.
    "gyroscope" dịch theo từ điển là con quay hồi chuyển. Theo thuật ngữ quân sự là "hệ thống dẫn đường quán tính". Có một cách gọi đơn giản hơn cho một ứng dụng cụ thể là "la bàn đường chân trời", trên buồng lái máy bay. Nói chung, đây là hệ thống dẫn đường dựa vào sự "nhớ" hướng của con quay. Nôm na là, bác đẩy một con quay nghiêng đi, nó tự đảo về vị trí cũ. Các hệ thống dẫn đường quán tính hiện đại có 3 hay 4 con quay nhỏ vài cm, chúng được các thiết bị điện tử tinh vi giám sát, phát hiện từng sự thay đổi nhỏ nhất về hướng chuyển động và tốc độ (người ta khuếch đại sự chuyển động của chúng bằng tia chiếu lazer mảnh). Trên AIM-9, chưa hề có thiết bị điện tử này, gyroscope chỉ là một đĩa nặng lắp vào cánh lái, quay tít do gió. Khi đĩa này bị xoáy, sự "nhớ" hướng của nó tác động một lực vào cánh láy, bẻ cánh lái một góc, lái tên lửa ổn định trở lại. Tức là, tên lửa không hề có máy tính để ổn định đường bay.
    Đĩa này có dạng bánh xe răng cưa, nằm trong một khe và thò ra ngoài một chút. Gió thổi vào răng cưa làm nó quay. AAM-2, nó được sơn hai mầu, cho một mắt thần đọc tốc độ quay. Nhưng em đã nói, tốc độ chỉ là tác dụng phụ. SEEKer AAM-2 và AIM-9 lúc đó, đúng là đơn giản như thế bác Đức à, như thiết bị truyền ảnh đầu tiên người ta nghĩ ra hồi thé kỷ 19 thật bác Đức ạ. Gọi đó là không có máy tính hay có máy tính tương tự cũng được.
    Với hệ dẫn đường và seeker như thế, tên lửa tầm nhiệt lúc đó không thể có tầm xa, tốc độ cao và dễ trượt.
    Ngày nay, seekerđã phát triển, đầu tiên, số lượng các sensor nhiệt không còn là 1 mà đã đến 3 triệu. Các phần tử bán dẫn cảm nhiệt được làm mát bằng chính dòng điện đọc nó,cho phép tần số chụp ảnh lên đến vài nghìn ảnh trong một giây. Tiếp đến là lọc tần, tức là chụp ảnh "hồng ngoại mầu": chụp trên nhiều dải tần khác nhau. Một kỹ thuật nữa, như điểm vàng của mắt: chụp tập trung, chép phép tăng tốc độ sử lý ảnh. Ảnh lại được sử lý bằng máy tính mạnh.
    Bằng các kỹ thuật đó, kết hợp với radar, lazer, điều khiển radio nhận hỗ trợ từ bệ phóng, tên lửa phân biệt được mục tiêu giả và thật, phát hiện các điểm chuyển động, phát hiện vị trí tấn công tốt nhất. Việc phát triển đầu dò tầm nhiệt lại từ.....tên lửa chống tank. Đơn giản vì máy bay một mình trên trời , dễ nhìn hơn chú tank trong điều kiện phức tạp. Nếu đem AAM-2 mà bắn chú thì trúng ngay mấy đám cháy xung quanh. Hồi chưa có lazer AAM- còn được lái bằng đèn chiếu (chiếu đèn vào địch, tên lửa nhìn ánh sáng phản xạ), đây là các tên lửa của SU-9 và SU-11, YAK-140. Nói chung, những năm 1958-1968, tên lửa làm việc rất khó khăn. Ý em bảu là, những lập luận phức tạp về seeker của các bác không thể đúng với AAM-2 và AIM-9 lúc đó. Khi có seeker rồi, máy tính và động cơ cực mạnh đẩy tên lửa tầm ngắn đi với gia tốc lớn, đường lượn mạnh ngắn-trong khi vẫn nhận hỗ trợ dẫn đường từ radar trên bệ phóng. Những tên lửa này khi xuất phát cần góc và tạo lực mạnh vào rail phóng. Các rail quay 360 độ và chịu lực xuất phát lớn, đọc trong việc nâng cấp SU-25 lên SU-39.
    Bác Đức à, SAM và MIG, sân bay không được ưu tiên do có chuyên gia đâu. Bác đọc lại hồi ký của MACNAMARA sẽ hiểu. MAC-bộ trưởng quốc phòng đã có một ngày dài đằng đẵng, trình bầy về nguyên nhân với các sỹ quan dưới quyền: cuộc tấn công không quân đã có quy mô rất rớn-rất lớn rồi. Không như WW2 chỉ là những trận đánh ngắn, đây là cuộc tấn công cường độ cao (hơn WW2), liên tục, kéo dài. Mà không gây nhiều kết quả thực tế. Các mục tiêu mà các sỹ quan đề nghị thêm (tăng cường đánh vào hệ thống phòng không và cơ quan đầu não) sẽ làm tăng vọt thương vong (cho Mỹ), là không nên.
    Đọc lại lịch sử phòng không-không quân, thấy những mục tiêu đó, đúng là có những trận đánh thương vong lớn với Mỹ.
    -Cầu Bắc Giang và Đáp cầu (cầu Bắc Ninh-tên mục tiêu KQ Mỹ)
    -Sơn Tây (trận đánh nhử liên hoàn, tên lửa đánh một ngày và rút, thay vào là pháo và tên lửa giả bằng cót( "Ra-cót", nhại từ rocket) nhồi bột đất đỏ.
    -Sân bay Đồng hới, sau khi bị ném bom hạm đội, Mỹ trả thù và có tác dụng ngược.
    Ba trận đánh đó, diệt vài chục máy bay đó bác à.
    Em đã tham khảo một số vị trí, và tướng lĩnh nhà ta, xem các đoạm phim, thấy rằng Mac quá đúng. Việc rải thảm không hề tác dụng vì mật độ bom cho dù cao đến mấy, vẫn rất thưa với hầm chứa máy bay rất bí mật và kiên cố, đặt trên một số lượng sân bay dã chiến nhiều kinh khủng. Nhiều sân bay (Tiên Yên, Đồng Hới có núi cao như cầu Hàm Rồng (cầu Thanh Hoá, tên mục tiêu), làm máy bay ném bom trong tư thế rất dễ bắn. Đặc biệt nhất là căn cứ nhỏ, liên hoàn hải-lục-không quânTiên Yên, không thể và chưa hề bị tấn công (bi giờ, sân bay đã là sân bóng, cảng tầu chỉ còn bến vỡ và đường hầm bịt kín, ngoài khơi, hang ngầm trú tầu khổng lồ, nay bị đổ bê tông lấp đi, lô cốt tiền tiêu với pháo bờ biển lớn là chỗ ở cho 5 chú linh chuyên trồng bí). Thực tế các trận địa SAM và MIG bị đánh nhiều, chỉ ít tác dụng đó thôi. Đến 12-1972, BBC còn đưa tin bác Giáp chết trên một trận địa tên lửa!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Đây là tốc độ máy bay
    F-5A Freedom Figher
    925 mph (Mach 1.4) at 36,000 feet.
    Maximum cruising speed: 640 mph (Mach 0.97) at 36,000 feet
    F-5E Tiger II
    Maximum cruising speed without afterburning: Mach 0.98 at 36,000 feet.
    F-5A Freedom Figher
    925 dặm 1 giờ (M1.4) ở 12km
    Tốc độ hành trình tối đa 640 dặm một giờ (M0.97) ở 12km
    F-5E Tiger II
    Tốc độ hành trình tối đa không đốt hậu M0.98 ở 12km
    Như vậy, em xin lỗi vì trích dẫn "quá ít có chủ ý".Nhưng, các bác thấy, tốc độ rất thấp so với MIG-21, và có dịp, ta bàn về hệ động cơ tên lửa hành trình R-11,với sự cơ động của MIG và các động cơ sau này mà MIG-21 dùng.
    Nhưng, sự trích dẫn "quá ít có chủ ý" của em cũng vui đấy chứ.
    Số lượng F-5 miền nam đông gấp nhiều lần tổng số không quân miền bắc, mà không có trận không chiến nào, kể cả mang bom bém miền bắc, hay trên biển, là câu trả lời về tính năng F-5.
    10-1965, USAF mượn MAP (Military Assistance Program -chương trình hỗ trợ không quân) 12 F-5 đến VN để dùng thử., chương trình có nick "Skoshi Tiger", đây là lần đầu F-5 tham chiến và từ đó, có nick "Tiger". Tháng giêng 1971, F-5E "Tiger II" ra đời với mục đích đối phó với MIG-21. Như vậy, đến thời điểm này mới có F-5EII.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

    Giới thiệu lại một vài mẫu thử trong chương trình nghiên cứu thử nghiệm MIG-21.
    Ye-2 Faceplate
    Mẫu thử nghiệm cuối cùng của MIG-21 với cánh xuôi. Không như phương Tây nhầm vào 1963. Nó dược phát triển từ 1953, nhìn thấy lần đầu 1956 sau đó chuyển sang cánh tam giác. NATO tưởng đó là MIG-21 và đặt nick Faceplate. Bản cải tiến E-2A năm 1955, thay động cơ Mikulan AM-9 bằng R-11 như em đã kể. Một cải tiến nữa là Ye-2-A-???, rồi thành Ye-50, ba chiếc chế tạo 1955, tốc độ M-2.3, đánh chặn U-2. E-150 Flipper - Đây có thể là máy bay chiến đấu bí mật chống U-2, cánh delta, intercepter mọi thời tiết, một chiếc chế tạo 1958, tên lửa AAM-3, động cơ R-15-300. Sau thành Ye-152.
    Ye-6, máy bay thử nghiệm, với tên lửa hiện đại K-13 và bào khí. Sau trở thành Ye-152S trong các chương trình máy bay sau.
    bác bóng bay à, ngoài K-13 nó mang được tên lửa khác, là tên lửa diều khiển bằng radar-đèn chiếu-hồng ngoại, nặng và xa lúc đó. Một Ye-6 mang nó trên mũi cánh nè:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cái gì đây. X-31 hay là EFA . Đây là bản nổi nhất của các mẫu thử MIG-21, mã số Ye-8. Sau được copy với chương trình thử nghiệm Mỹ và trở thành F-16.
    http://ttvnol.com/uploaded/spirou/ye8_1.jpg
    Được phát triển từ Ye-7, một chỗ ngồi, cánh tam giác và thân giống hệt MIG-21 nhưng với bào khí trước. Điểm khác là lỗ hút gió chữ nhật dưới thân và gốc cánh vươn lên trước. Vũ khí mang theo: radar "Sapfir-I" (sau này là on - "Sapfir-II"), hai tên lửa R-31. đèn chiếu ASP-PF, tầm nhiệt "Spektr". Nhắc lại, là nó M2.6
    Động cơ hiện đại lúc đó: R-21F-300 (7200kg).
    Hai chiếc dược chế tạo 1960-1962.
    Ye-8-1: Bay chyến đầu ngày 13 tháng 7 năm 1962 bởi phi công G.K.Mosolov. Máy bay thực hiện được 25 chuyến bay. Máy bay rơi ngày 11-11 năm 1962 do trục trặc động cơ.
    [​IMG]
    Ye-8-2 bay chuyến đầu 29-6 năm 1962, bởi phi công A.V.Fedotov. Trong chương trình MIG-21 có tất cả 11 chuyến bay. Sau được sử dụng trong chương trình MIG-23.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ye-152. Được phát triển từ Ye-150. chế tạo 1961, hai động cơ Tumansky R-11F turbojets, sau được sử dụng trong chương trình MIG-25. Bản tiếp theo Ye-152-1 và Ye-166. Mang tên lửa K-7.
    [​IMG]
    Một ảnh nữa (chiếc có nick name A)
    [​IMG]
    Một ảnh nữa (chiếc có nick name M)
    [​IMG]
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một vài đặc điểm chính
    Chương trình được bắt đầu năm 1953. Mỹ và Liên xô cùng triển khai nghiên cứu chế tạo thế hệ máy bay chiến đấu trên không mới. Kiểu chiến đấu "dogfight" thật sự đã hết thời. Yêu cầu mới là các máy bay sử dụng tên lửa có điều khiển, radar thay cho mắt thường và súng. Cả hai nước đều bắn đầu từ chiến tranh Triều Tiên, đều không biết thế hệ máy bay mới thế nào. Thực tế chiến tranh Triều Tiên chỉ cho thấy là cần máy bay linh hoạt, nhưng thực tế chiến tranh VN mới cho thấy, cần máy bay rất linh hoạt. Và câu trả lời đầu những năm 60 là: F-104, F-4 với Mỹ và MIg-21 với LX. Sau đó, hai nước đều nhận thấy mạnh yếu của mình và bù trừ, Mỹ với F-8 (cải tiến và tăng số lượng sx) và LX với MIG-23. Như vậy, F-5 không bao giờ là một sản phẩm chiến lược hay chủ lực.
    Công việc được tiến hành song song: máy bay và động cơ, chiến lược và cơ cấu. LX đã chọn cấu hình MIG-21: có thể sản xuất được số lượng lớn, đánh chặn được máy bay M2, cực kỳ linh hoạt, tầm trung bình (600km) chuyên nghiệp không chiến. Mỹ chọn F-4 tầm khá xa, nặng nề đắt tiền và đa năng. Như vậy, MIG-21, trong tầm 600km là máy bay chiến đấu trên không rất mạnh lúc đó. Không phải vô cớ mà chương trình chế tạo ra nó, đẻ ra những hạt giống của MIG-23, MIG-25, F-16 sau này. Tại sao các bác so sánh nó với F-5, mà em đã nhiều lần nói, F-5 là máy bay được trang bị rất nhiều trong CT mà chưa bao giờ dám không chiến, kể cả khi A37 tấn công Biên Hoà hay trong CT, vì F-5 là máy bay rẻ tiền dùng cho nhiệm vụ ném bom tầm rất ngắn và đơn giản-nó không hề có tính năng không chiến, tức là cánh tứ giác, dài theo thân và đuôi hẹp, điển hình cho máy bay mang nặng đường bay thẳng. Tại sao so sánh máy bay có tốc độ gần gấp đôi mà vẫn linh hoạt hơn. Các lác lý sự về tên lửa treo mũi cánh, cảm biến, radar, thì các bác thấy đấy, các mẫu thử MIG-21 có cả. Tên lửa tầm xa dùng radar cũng có, có cả tên lửa dùng đèn chiếu.
    Em nói lại nhé: MIG-21 được Mỹ chế tạo và sử dụng với tên YF-111. Còn F-5, không được Mỹ sử dụng, nếu có thì là mục tiêu giả.. Và ta không nên so sánh quá chênh lệch như thế.
    Bác TuanUSA sử dụng một phươg pháp khôn ngoan, so sánh MIG-21 và F-5 trong nhiệm vụ tấn công ground. Em nhắc lai: MIG-21 không được thiết kế như vậy. Sau này, tận dụng đồ thừa mới có chuyện ấy. Nhưng bác cũng hơi nhầm, F-5 tuy có tốc độ thấp (và độ cao với tốc độ, tầm bay rất thấp lúc mang nặng) nhưng không hề vòng hẹp hơn MIG-21 đâu. Do nó không được thiết kế để giữ năng lượng lúc vòng, điều này làm nó và F-4 tiết kiệm hơn khi mang nặng-nói cách khác, nó thiết kế như máy bay vận tải, thích hợp với đường bay thẳng.
    Ye-1, A.I.Mikoyan/M.I.Gurevich ấn bản thử nghiệm đầu tiên, cánh xuôi đuôi treo cao. Động cơ AM-9 thay cho AM-5.
    Ye-2 Cánh xuôi, có các bản dùng động cơ AM-9, tên lửa và R-11
    Thiết bị ASP-5N; SRD-1; RSIU-4; máy hỏi BARIY-M; ARK-5; MRP-48P; SIRENA-2.
    Type E-2
    năm 1955 (với R-11) một chỗ ngồi
    một động cơ 1*AM-11 (RD-11)
    rỗng 4349kg
    đủ 6250kg
    nhiên liệu 1890 l
    tốc độ tối đa 1900km/h
    trần bay 18000m
    súng 2g*NR-30 30mm
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

    Đó là Ye-152-A, fighter, năm 1959 một chỗ ngồi
    hai động cơ R-11F
    tốc độ 2500km/h
    trsần bay 21000m
    tầm 2300km
    hai tên lửa K-7
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    [red]
    [red]
    Đến đây thì bác bóng bay hiểu, tại sai em muốn so sánh MIG-33 và F-5 chứ. VÌ bác muốn trình bầy F-16 như là F-5 mà. Thôi, em xin quay lại. Và những tính năng em bốt đó, không phải là những kỹ thuật sau 2000, mà là, những phương án chiến đấu đã được xét đến lúc chọn lựa cấu hình MIG-21.
    Trận đánh đó, sẽ được em trình bầy sau một chiến dịch. Con bi giờ, bác à, về việc tốn nhiên liệu chút.
    Khi máy bay đổi hướng, nó đạp vào không khí một năng lượng. Hướng máy bay càng đúng, cánh máy bay càng rộng so với khối lượng thân thì năng lượng bị mất đi đó càng nhỏ. Hướng đúng của máy bay được quyết định vởi góc nghiêng ngang và dọc. Dọc-do đuôi ngang trộng và xuôi, đứng: do hai mũi cánh, đuôi đứng xuôi rộng và đuôi ngang treo cao giữ tốt hơn khi bay chậm nhưng lại bị cản mạnh khi M2 trở lên. Cánh máy bay tiết kiệm nhất khi bay thẳng là cánh dọc theo thân, nhưng nó không đảm bảo ổn định xoáy. Cánh máy bay ổn định xoáy nhất là ngang rất rộng, nhưng không đảm bảo tiết kiệm. Cánh tam giác kết hợp: lực nâng lớn nhất ở gốc tam giác, hầu như dọc theo thân. Lực ổn định vặn lớn nhất mũi cánh, không gây nhiều lực cản nhưng có monen lớn. Khi máy bay bị mất cân bằng, nó ưỡn lên và lại mất năng lượng ổn định lại. Như vậy, cánh tứ giác xuôi có tác dụng tiết kiệm khi bay thẳng (nằm dọc theo thân), nhưng khi đổi hướng, gây mất cân bằng và phải đổi lại bằng tốc độ.
    F-5 và F-104 thiết kế như thế, cho những chuyến bay đường dài, không thể là máy bay vòng gấp cua lẹ được. Cánh tứ giác khoẻ hơn tam giác nhiều (do lực nâng chủ yếu gần gốc cánh), nhưng tạo góc lệch lớn với hướng cân bằng, để ổn lại góc lệch này, đành dùng năng lượng của tốc độ, lực ép lớn trên cánh chính là lực cản giảm tốc đó. Đến F-4 chưa thể lại được với MIG-21 trong trường hợp này, sao các bác đem F-5 ra nói. Bác lại cố trình bầy làm người đọc nhầm: radian/giây (vận tốc quẹo) và bán kính vòng. Đây là một nghịch lý chăng, không, đuôi rộng và xuôi, cùng ổn định cân bằng của MIG-21 cho nó vòng lượn hẹp hơn nhiều.
    Khi tốc độ siêu âm, một hiện tượng gây tốn lớn: mũi chúi. Điều này được thực hiện cân bằng bằng cánh phụ trước (bào khí). Đây là nguyên nhân gây lực cản lớn, vì phải thích hợp với cả hai điều kiện: tốc độ thấp và M2 nên cả hai tốc độ đều không có khí động thích hợp. Sau này, có điều khiển điều đó để thích hợp với cả hai tốc độ(thời đại máy tính), nhưng rõ ràng, chương trình thử nghiệm MIG-21 đưa ra nhiều tham số cánh phụ trước. Một điều bất ngờ, việc lái cánh phụ trước cho độ linh hoạt kinh hồn luôn, nhưng, đó là sau này.
    Còn MIG-21, để vận tải, thua F-4 còn để đuổi nhau, F-4 với động cơ mạnh hơn nhiều, lại thua MIG-17, em đã nói nhiều. Điều này ngày nay dễ được kiểm chứng trên máy tính. Các bác vào 100 năm hàng không, rải rác nhiều mẩu chuyện như vậy.
    Và tại sao, bác cố trình bầy, F-5 linh hoạt hơn MIG-21, khi mà người ta định thiết kế ngược lại. Vì F-5 là chuyên cho ném bom tầm rất ngắn mà.
    Chốt lại về vòng lượn, em nhắc bác là: tên lửa thời đó rất đơn giản, không như những gì bác đã nói, chỉ bắn được với góc bám đuôi rất hẹp, máy bay nào tìm được góc đó trước trong tầm tên lửa là thắng.
    Còn về bệ phóng tên lửa và các seeker, bác nên tìm hiểu về A-10 và SU-25 SU-39, cùng các bài viết của em thì rõ. Và, MIG-21 tronhg CTVN rất đơn giản, không nên đem seeker độ phân giải cao ra. Em chỉ nói, bác nhầm quá to: MIG-21 phóng rail. Và bác nhầm nữa : điều đó không tốt và xấu, do F-22 cũng thả rơi mà vẫn ngon (F-22 và SU-47 thả rơi do có vỏ tàng hình).
  10. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Cách đây vài ngày HP còn nói không chắc về giá phóng tên lửa rail xoay được 360 độ, vậy bây giờ có thể cho tôi link và codename về loại giá phóng tên lửa đó được không, của Su-39 gì đó?
    Với tôi điều này nghe khá vô lý, vì nếu đó là trực thăng bay chậm thì còn tin được. Ở các máy bay cánh cứng, tốc độ siêu âm, khi tên lửa bắn ra trên giá phóng rail, tên lửa chịu theo lực quán tính của toàn thân máy bay đang lao về phía trước. Các máy bay chiến đấu vì thế thường tăng tốc độ tên lửa bắn về phía trước bằng cách lao thật nhanh về phía mục tiêu lúc bắn. Nếu rail xoay về phía sau 180 độ, nghĩa là khi bắn ra tên lửa từ trên rail, tên lửa phải đủ lực để triệt tiêu quán tính của toàn thân máy bay và sau đó đủ lực để bay ngược lại về phía mục tiêu. Điều này thiếu thực tế trong logic thiết kế cho chiến trường. Càng khó tin hơn vì nếu Su-39 có giá phóng như vậy thì vì sao Su-35, Su-37 vẫn phải bắn dạng thả R-73RDM2 (bắn về phía sau). R-73RDM2 thực vẫn được bắn từ rail hướng về phía trước nhưng mẫu đặc biệt có thiết kế lực kích tên lửa khá nhẹ khi rời rail phóng, làm cho tên lửa gần như là rơi xuống dưới thân máy bay (khác với thao tác thả rơi tự do theo phương thẳng đứng của giá phóng dạng thả - Vertical Ejector Launcher VEL). Vì tên lửa ra khỏi giá phóng với tốc độ chậm và có một khoảng gần như là rơi nên nó có điều kiện và thời gian để thoát khỏi lực quán tính của máy bay, ảnh hưởng qua rail phóng hướng về phía trước. Sau đó mẫu RDM2 sẽ cháy đến phần động cơ cho lực đẩy lớn hơn để xoay và bay về phía mục tiêu sau đuôi máy bay bắn ra nó. Nhưng đây cơ bản là thử nghiệm, chưa mang mấy ý nghĩa của thực tế chiến trường vì những yếu tố mà tôi đã đề cập như radar sau, việc mất năng lượng sau khi xoay, việc tốn thời gian cho các thao tác khác nhau cho đến khi tên lửa bắt đầu khóa mục tiêu. Vì thế giá rail xoay 360 độ của bạn HP nghe có vẻ vô lý. Tôi chỉ đồng ý là rail phóng có thể cải tiến để chịu được lực xuất phát lớn hơn mà thôi. Còn nếu bạn nói 360 độ nghĩa là cũng như 0 độ (không xoay gì) hay xoay 360 độ khi lắp rail phóng vào hardpoints trong cơ sở bảo dưỡng hay trước lúc xuất kích, không phải là khi đang bay thì miễn bàn.
    Về chuyện bốn cái bánh xe trên vây sau (rolleron) của AIM-9 hay AA-2 thì không có chuyện tốc độ là phụ đâu. Tốc độ quay của nó đơn giản là do lực G lên quả tên lửa tạo ra, chẳng thể đo được tốc độ bay của quả tên lửa, mà HP nói là phụ hay không. Tên lửa AIM-9 thời chiến tranh Việt Nam đa phần là các thiết kế đơn giản, chẳng có mắt thần nào quan tâm đến 4 cái bánh xe sau đuôi quay ở 4 tốc độ khác nhau đâu. Tôi có nguyên có một quyển về thiết kế AIM-9 (Sidewinder: Creative Development at the China Lake), bốn bánh xe đó (rollerons) chỉ làm nhiệm cụ cân bằng và tạo lực nâng cho tên lửa, không có gì là phụ hay khác. Sau này thiết kế đó bị bỏ đi do thiết kế thân tên lửa và vây sau với các mấu flap nhỏ (ailerón), họ cũng chẳng nhắc nhở gì là nó ảnh hưởng gì đến việc đo tốc độ . Bạn HP cũng không cần phải nói là AA-2 khác AIM-9 làm gì cho tốn thời gian. AA-2 là mẫu "nhái" của AIM-9B của Mỹ. Thậm chí các đời đầu R-3S và R-13 còn tệ hơn AIM-9 của Mỹ lúc đó. Điều này đã được chứng minh trong chiến tranh Việt Nam, AA-2 làm việc kém hơn AIM-9, cướp đi của phi công miền Bắc nhiều cơ hội diệt máy bay Mỹ.
    Link về thiết kế và nâng cấp AIM-9:
    http://www.f-16.net/f-16_armament_article1.html
    Còn chuyện màu sơn mà bạn nói, trên các tên lửa ở những vùng khác nhau được sơn những sọc màu khác nhau để nhân viên bảo dưỡng máy bay chú ý. Màu vàng nhạt thường ở phần động cơ tên lửa, nghĩa là động cơ tên lửa mang thuốc cháy dễ cháy nổ. Về phía trước ngay sau đầu dò, phần đầu đạn, thì thường được sơn sọc đỏ hoặc nâu sậm, nghĩa là đầu đạn mang thuốc nổ cực mạnh, cần cực kỳ cẩn thận khi di chuyển. Những màu này chẳng liên quan gì đến mắt thần nào bạn nói, chưa kể là khả năng phân biệt màu của các sensor giai đoạn chiến tranh Việt Nam là chưa hề có. Cả đến bây giờ chuyện phân biệt màu của các loại tên lửa TV điều khiển đa phần cũng chỉ là 2 màu đen và trắng theo ánh sáng, kém hiệu quả vào ban đêm. Bạn có nhầm hay không, nếu như thế thì AA-2 làm thế nào mà bắn hay đo tốc độ gì đó vào ban đêm .
    Về phần MiG-21 thì đúng là nó có khả năng xoay vòng đáng nể, nhưng chỉ là trong những giới hạn tốc độ nhất định. Khi người Mỹ được cung cấp một chiếc MiG-21 F13 từ Israel vào năm 1967, do một phi công Iraq đào tẩu sang Israel, họ đã thử nghiệm và phát hiện ra rằng MiG-21 cực kỳ cơ động khi bay nhanh hơn 215 knots và thấp hơn 510 knots. Nhanh hơn 510 knots thì mũi MiG-21 có xu hướng chúi xuống do lực nâng không còn bao nhiêu, dẫn đến thiếu ổn định cho các thao tác xoay vòng. Những con số này kém hơn xa so với các máy bay F- của Mỹ. Nhưng thực tế không chiến tầm ngắn ở miền Bắc Việt Nam là những cuộc không chiến ở tốc độ thấp, đòi hỏi nhiều xoay vòng. Vì thế từ kinh nghiệm với MiG-17 trước đó, các phi công Mỹ được khuyên là không nên xoay theo MiG-21. Nhưng sau nhiều lần chạm trán cả ở tốc độ thấp, MiG-21 tỏ ra rất tệ trong các cuộc không chiến xoay vòng, vì những nguyên nhân sau:
    - AA-2 vũ khí chính của MiG-21 có góc xoay khá hạn chế, dưới 20-30 độ về hai phía theo hướng mũi. MiG-21 khó bắn được máy bay nó đang đuổi trong vòng xoay. Súng của MiG-21 thì tỏ ra không hiệu quả bằng của MiG-17, cả chiến tranh Việt Nam chỉ hai lần được hạ F- bằng súng là được công nhận. Có 6 lần khác thì thông tin về chuyện bắn hạ mục tiêu là mù mờ do đánh trong đội hình. Nhưng nếu có phải là bằng súng cho 6 lần đó thì cũng không nhiều.
    - Một nguyên nhân khác, lớn hơn và là điểm yếu cơ bản của MiG-21 trong không chiến xoay vòng là buồng kính của máy bay. Mặc dù MiG-21 có thể xoay cực tốt trong giới hạn tốc độ tôi đã nói, vấn đề là phi công có thấy mục tiêu để xoay theo hay không. Phi công chỉ có thể nhìn thấy về phía dưới một góc 20 độ. Còn nữa về phía sau buồng lái của MiG-21 thì có một góc mù 50 độ, nếu đuổi trong vòng xoay thì MiG-21 rất dễ thành mồi cho máy bay thứ ba mà không biết. Vì thế các F- mặc dù yếu hơn MiG khi xoay trong phạm vi tốc độ đã nói, vẫn thường thắng MiG-21 vì thông tin tình huống của phi công MiG-21 là quá hạn chế.
    Phi công MiG-21 miền Bắc nhanh chóng hiểu được điều này và các chiến thuật của MiG-21 đa phần là "hit-and-run", bay cặp máy bay, chiếc trước tấn công chiếc sau ngó đuôi chiếc trước để đảm bảo không có kẻ thứ ba phá đám, còn chiếc theo sau thì tập trung nghe GCI để đảm bảo không có kẻ theo đuôi nó. Các chiến thuật của MiG-21 càng về sau càng dựa nhiều vào GCI, đến mục tiêu nhanh, bắn nhanh và sau khi bắn là tẩu, những cuộc không chiến xoay vòng tốc độ thấp đa phần chỉ còn ở MiG-17 với buồng kính cho tầm nhìn tốt nhất chiến tranh Việt Nam, hơn là MiG-21.
    Còn về tốc độ thì đúng là theo giới hạn mà nói thì đúng là MiG-21 lên đến hơn Mach 2, nhưng thời gian để kích động cơ afterburner là từ 5 đến 7 giây nên việc tăng tốc không phải là đơn giản, đòi hỏi chuẩn bị trước. Do khả năng cơ động của MiG-21 chủ yếu là dưới 510 knots như đã nói nên trong các cuộc không chiến mặt đối mặt ở tốc độ cao, MiG-21 cần có đội hình cực lớn để hỗ trợ lẫn nhau, cũng là lý do Nga đã sản xuất rất nhiều MiG-21 cho một cuộc tấn công mở hành lang về phía Tây châu Âu khi cần. Với một lực lượng như nhau, ở các cuộc không chiến mặt đối mặt ở tốc độ cao, MiG-21 nhiều khả năng chết về tay F-, như các tình huống trong chiến tranh Israel và Arab đã thể hiện.
    Còn lần này, bạn HP trích dẫn tốc độ tối đa của F-5A (Mach 1.4) và tốc độ khi lượn vòng không dùng afterburner của F-5A và F-5E, mà lại bỏ qua tốc độ tối đa của F-5E là Mach 1.63 như tôi đã nói. Không biết lại vì "chủ đích" gì đây. Thực sự nói thẳng ra là những trích dẫn "có chủ" đích của bạn sẽ làm hạn chế chuyện tranh luận khách quan, đặc biệt là bạn lặp lại khá nhiều lần điều đó. Nhưng bạn vẫn nêu tốc độ tối đa dùng afterburner của MiG-21. Những chủ đích như vậy chỉ phục vụ cho luận điểm của bạn một cách chủ quan, thiếu giá trị tham khảo và còn làm lạc hướng suy luận của các thành viên ít hiểu biết về kỹ thuật. Nói thật là về sau này tôi cũng rất ít khi đọc bài bạn vì yếu tố lập luận.
    Còn nữa, tôi nghĩ chẳng cần thiết gì khi bạn HP lại đem những ý cũ tôi đã trình bày trong tranh luận với anh BALOO2000 ra để đôi co với anh ấy. Tôi không nói là những ý bạn nói là của tôi nhưng những ý đã được đề cập, lặp lại là không cần thiết. Bạn cũng đừng nói là đã không chú ý bài tôi, tôi đã nhắc nhở bạn cách đây vài ngày về chuyện chú ý đến bài của người khác rồi.

Chia sẻ trang này