1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Mig-21 và F-5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi spirou, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn HP lại không đọc kỹ bài của tôi nữa rồi. Tôi đã nói là "... có những giai đoạn ..." Mỹ không dám đánh SA-2 và sân bay ngoài miền Bắc vì sợ làm chết chuyên gia Nga và Trung Quốc trong đó. Tôi không nói cả cuộc chiến mà bạn phải đem sách McNamara ra đây làm gì. Về cuối chiến tranh thì các sân bay và SA-2 đều bị bắn phá. Mỹ và cả Trung Quốc sau này có nói là các máy bay Việt Nam trong Linebacker 2 xuất kích từ các sân bay bên Trung Quốc, dọc biên giới với Việt Nam. Hoặc một số phi công ta cũng có kể là họ xuất kích từ các đường địa phương, được ngụy trang bằng rơm rạ và cây cối. Tôi không bình luận gì về những điều này. Nhưng tôi sẽ liệt kê hai giai đoạn mà Mỹ không dám đánh phá SA-2 hay sân bay ngoài miền Bắc.
    Máy bay Mỹ (RF-8) phát hiện và chụp ảnh được hệ thống SA-2 miền Bắc vào ngày 5 tháng 4 năm 1965. Mỹ phát hiện ra được bảy trạm SA-2 quanh Hà Nội trong giai đoạn này. Thực sự SA-2 được chuyển vào Việt Nam từ cuối 1964 đến đầu 1965. McNamara bí mật không cho máy bay Mỹ tấn công SA-2. Đến tháng 5, khi chuyện đến tai Jonhson thì McNamara trình bày lý do là việc tấn công SA-2 có thể làm chết các chuyên gia Nga và Trung Quốc, dẫn đến leo thang chiến tranh và Nga và Trung Quốc có thể ra mặt nhiều hơn trong cuộc chiến này. Điều nó trên được trích trong hồ sơ cuộc họp vào lúc 6:45 tối, tại Nhà Trắng, vào ngày 16 tháng 5 năm 1965, xuất bản trong tuyển tập hồ sơ Đối Ngoại của Mỹ (Foreign Relations of the United States, FRUS 1964-1968, trang 665-668). Thực chất thì thứ trưởng quốc phòng Mỹ là McNaughton trong bản tường trình ngày 24 tháng 3 năm 1965 cho McNamara, ngay trước khi máy bay Mỹ phát hiện ra SA-2, đã khuyên McNamara là không nên leo thang chiến tranh và những đụng độ có thể xảy ra với "Soviet SAMs" có thể dẫn đến nguy cơ leo thang chiến tranh.
    Link: http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon3/doc253.htm
    Trong bảng tường trình lên Jonhson vào ngày 1 tháng 7 năm 1965, McNamara đề nghị là chuẩn bị đánh SAMs nếu cần thiết. Mặt khác McNamara lại khuyến cáo là nếu đánh SAMs và sân bay thì sẽ khuyến Nga tăng cường vai trò của họ trong chiến tranh Việt Nam. Bản tường trình đánh giá thấp vai trò của Trung Quốc, chỉ ra rằng chỉ khi Mỹ đổ quân xâm chiếm miền Bắc thì nguy cơ Trung Quốc đổ quân vào mới lớn, vì thế tránh đổ quân vào miền Bắc, mục tiêu cơ bản là giữ miền nam.
    Link: http://astro.temple.edu/~rimmerma/memorandum_from_secretary_of_def.htm
    Không quân Mỹ không đụng gì đến SA-2 trong vòng gần 4 tháng từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 7. Mãi đến ngày 24 tháng 7 năm 1965, đội hình 4 chiếc F-4 bay trong vùng có SA-2 thì một chiếc bị bắn hạ bằng SA-2. Ngày 26 tháng 7 năm 1965, tướng Wheeler, chủ tịch hội đồng tướng lĩnh, đề nghị tấn công mọi trạm SA-2 cùng một lúc, trong bản kế hoạch có cả đề nghị dùng B-52. Các đại diện không phải phe quân sự trong cuộc họp nội các ngày 26 tháng 7 không tán thành với việc dùng B-52 hay đánh các trạm SA-2 gần Hà Nội vì dễ dẫn đến chuyện trúng thường dân, to chuyện thế giới sẽ phản đối, Mỹ mất uy tín. McNamara đứng ở của giữa, đề nghị chỉ đánh trạm SA-2 số 6 và 7 trong hồ sơ quân sự của Mỹ, xa Hà Nội và dùng máy bay ném bom vị trí chiến thuật là F-105 thay vì B-52. Trích từ tuyển tập hồ sơ Đối Ngoại của Mỹ, về cuộc họp nội các Mỹ lúc 12:30 trưa và 6:10 chiều ngày 26 tháng 7 năm 1965, FRUS 1964-1968, trang 245-257.
    Trong một động thái sau cuộc họp Jonhson tường trình công khai lên Nghị viện là SA-2 thể hiện nguy cơ mới cho không quân Mỹ ở miền Bắc và cần được "chăm sóc." Mặc dù không cụ thể, nhưng sau này nhiều giới chức quân sự Mỹ cho rằng, điều này là một cảnh báo cho miền Bắc chuẩn bị đối sách trước cuộc tấn công. Tôi không bình luận gì về điều này. Nhưng ngày 27 tháng 7, đội hình năm mươi tư F-105 được hỗ trợ của máy bay gây nhiễu EB-66, tấn công trạm SA-2 số 6 và 7. Điều đã xảy ra là đây không phải là những trạm SA-2 thực mà là những bẩy pháo phòng không, 4 chiếc F-105 bị bắn hạ tại chỗ, 2 chiếc khác bị trúng đạn, khi bay về hai phi công Mỹ bay vào gần nhau để kiểm tra vết đạn trên cánh của nhau thì đụng vào nhau, nâng tổng số thiệt hại F-105 lên 6 chiếc trong ngày hôm đó.
    Nhưng như vậy đủ để nói về một giai đoạn không quân Mỹ không đánh SA-2.
    Về đánh sân bay thì như đã nói qua các link trong các bản tường trình kể trên. Ví dụ thì điển hình là vào ngày 2 tháng 1 năm 1967, trong cuộc hành quân Bolo, đại tá Robin Olds không quân Mỹ lập chiến thuật giả F-4 MiGCAP thành máy bay ném bom F-105 bằng cách bay theo các lộ trình và độ cao thông thường của F-105, đồng thời gắn thêm thiết bị gây nhiễu QRC-160 và radar cảnh báo RHAW của F-105. Nhiều MiG-21 được gởi lên, đều bị bắn hạ bởi một đội F-4 đã lẻn vào được vùng trời ngay trên sân bay Kép. Mỹ tuyên bố bắn hạ được 7 MiG trong ngày hôm đó, Việt Nam đính chính là 5 chiếc. Trong những MiG-21 bị bắn hạ có hai anh hùng sau này là Nguyễn Văn Cốc và Vũ Ngọc Định, đều nhảy dù thoát. Trích từ cuốn MiG-21 của chiến tranh Việt Nam, trang 13, tác giả Istvan Toperczer, dựa trên các nguồn thông tin từ cả hai phía.
    Đó là một ví dụ nữa về một giai đoạn máy bay Mỹ phải chờ MiG lên trời rồi mới được diệt, hơn là đánh phá sân bay.
    Nói về mức độ tàn khốc của các đợt không kích miền Bắc cũng vậy, yếu tố chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng, tôi nghĩ là khó có thể đem so với chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù không ít lần Mỹ ném bom vào dân thường ở miền Bắc, nhưng chúng nó không bao giờ dám công khai nói là đánh dân thường. Khi bệnh viện Bạch Mai trúng bom thì cả thế giới lên tiếng phản đối Mỹ, cả đồng minh của Mỹ. Bọn Mỹ cũng phải chối là do bắn nhầm. Trong khi thời chiến tranh thế giới thứ hai thì sau khi một nhóm He111 của Đức lạc mục tiêu, ném vào nhà dân ở London vào ngày 24-25/8/1940 và Anh trả đũa vào nhà dân Đức ở Berlin, thì chuyện ném bom nhà dân hay bệnh viện chỉ còn chuyện nhỏ suốt cả cuộc chiến. Đó là chưa kể đến chuyện ném bom diệt chủng dân Slava ở mặt trận phía đông của Đức. Hay chuyện Mỹ ném hai quả nguyên tử xuống Nhật, giết chết vô số dân thường và để lại nhiều di chứng mà mãi đến bây giờ người ta vẫn còn cãi nhau là ném bom nguyên tử hay đổ bộ đánh chiếm Nhật là cách tiết kiệm nhiều mạng người hơn.
    Trong giai đoạn Rolling Thunder, các cuộc không kích miền Bắc dừng lại ở mức độ ném bom đánh phá các cơ sở vật chất mang tính chiến thuật, đa phần đảm nhiệm bởi các máy bay F-105 và F-4. Những kế hoạch đánh phá miền Bắc của McNamara chỉ dừng lại ở F-4 và F-105 với cường độ lớn nhưng không liên tục. Tổng cộng trong giai đoạn này có đến 7 lần, Mỹ đơn phương hoặc theo các thỏa thuận trên bàn đàm phán mà ngừng ném bom theo các vùng chiến thuật hoặc cả miền Bắc và sau đó ném bom lại. (Link: http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/aureview/1982/jan-feb/parks.html). Những lần ngừng ném bom chính (với độ dài ngắn khác nhau) là:
    24/12/1965
    12/1967
    31/10/1968
    Cường độ ném bom cũng tăng giảm vì ảnh hưởng của các đợt gió mùa, bão lũ, ...
    Sau này trong Linebacker 2 cũng có 1 ngày ngưng ném bom vào đêm Nôen, vì thế Việt Nam ta gọi là 12 ngày Điện Biên Phủ trên không, Mỹ gọi là 11 ngày đêm ném bom dịp Nôen 1972.
    Trong suốt Rolling Thunder, B-52 được dùng chủ yếu dọc đường Trường Sơn, Nam và Bắc Trung Bộ. Mãi đến Linebacker 2, cuối năm 1972, B-52 mới được dùng nhiều ở miền Bắc với tần suất lớn hơn dưới thời Nixon. Chuyện McNamara chỉ dừng lại ở ném bom leo thang là vậy, bạn cứ đọc lại đi tất biết , chỉ kể đến hết 1968 là hết, rồi đến mục bài học là leo thang dẫn đến thua trận ). McNamara rời nhiệm sở vào cuối năm 1968. Những kế hoạch ném bom với tần suất cực kỳ lớn, liên tục, chưa từng có trong lịch sử được soạn thảo và thi hành dưới bởi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Melvin Laird, dưới thời Nixon.
    Nói chung nhìn chiến tranh cần phải nhìn về yếu tố chính trị và thời gian. Giai đoạn Rolling Thunder là giai đoạn leo thang, cũng có phần giúp cả hệ thống phòng không Việt Nam học tập, đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu để làm nên chiến thắng Linebacker 2, 1972 (mặc dù người Mỹ có ý khác về chuyện thắng thua ra sao của Linebacker 2). Chứ không thể nói là hệ thống phòng không Việt Nam tự mọc ra như là một lực lượng lớn ngay từ đầu. Nếu không thì bạn hãy tự hỏi 2 câu đơn giản thôi:
    1. Vào thời điểm 1964-1965, phòng không miền Bắc Việt Nam có khả năng đánh bại một cuộc không kích bằng B-52 với cường độ như Linebacker 2 không (bỏ qua những phát triển về kỹ thuật điện tử của Mỹ trong giai đoạn 7-8 năm đó)?
    2. Vào thời điểm 1964-1965, Mỹ có khả năng tiến hành một cuộc không kích bằng B-52 với cường độ lớn như Linebacker 2 không (bỏ qua những phát triển về kỹ thuật điện tử của Mỹ trong giai đoạn 7-8 năm đó)?
    Chưa nói gì đến vũ khí hạt nhân cho nó xa ...
    Tôi không có ý đặt lại tình huống lịch sử. Nhưng đặt hai câu hỏi như vậy để thấy được giá trị thời điểm của lịch sử. Để thấy những hạn chế về mặt chính trị, sức ép từ Nga và Trung Quốc, đã đẩy cuộc chiến Việt Nam đi theo một chiều nhất định, và đã để cho cái điều đáng sợ nhất từ hai câu trả lời nào đó cho hai câu hỏi tôi nêu lên không trở thành sự thật. Và nói vậy cũng để cậu HP hiểu, chiến thắng của Việt Nam có một phần lớn của chiến thắng chính trị, trên bàn đàm phán, để rãi thảm đỏ "tống" Mỹ ra vào năm 1973. Chứ nếu cứ chỉ đem vũ khí Nga ra nói xuông là ngon hơn đồ Mỹ thì vừa không đúng sự thật vừa đánh giá thấp giá trị của chiến lược "vừa đánh vừa đàm" (trích các sách sử giáo khoa của Việt Nam), đó là chưa kể đến cái giá 3 triệu dân Việt Nam đem đổi 58,000 thằng Mỹ vì bom đạn, vũ khí hiện đại của chúng nó có là quá đắt hay không? Dĩ nhiên, đổi lại chúng ta còn được chiến thắng và thống nhất, nhưng đó đã là chuyện khác rồi ... khi chúng ta thắng chiến tranh "thua" hòa bình những năm sau đó ?
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Dạo này bận không tham gia nhiều được cho em góp chút ý kiến về cái vụ 4 cái bánh xe được không .
    Thực ra 4 cái bánh xe quay không phải do G của nó . Chính xác hơn nó quay do tốc độ gió đi qua nó .
    Nếu như tốc độ quay của 4 thằng bằng nhau nghĩa là tên lửa đang cân bằng lao thẳng về phía trước , sự chênh lệch tốc độ giửa 4 bánh xe nghĩa là tên lửa đang nghiên , và cánh điều chỉnh tên lửa được điều khiển bằng 4 cái bánh xe này .
    Về đo G thì phải dùng con quay hồi chuyển , 4 bánh xe đó không thể là con quay hồi chuyển .
    Con quay hồi chuyển thực ra gồm ít nhất 3 vành tròn quay quanh 3 trục khác nhau . 3 trục này là 3 trục toạ độ . Cuối cùng thì trục chính của vòng tròn trung tâm luôn được bảo toàn nghĩa là dù ta quay tên lửa theo hướng nào thì hướng tiêu chuẩn ban đầu ta chọn luôn được bảo toàn . Sự quay của các vành tròn trung tâm cho ta biết gia tốc tên lửa theo hướng đó , ta cần 3 con quay hồi chuyển để đo gia tốc theo 3 hướng , dù tên lửa bay hay quay như thế này thì 3 hướng của 3 con quay vẩn cố định sự quay của vành tròn cho ta biết gia tốc của nó theo hướng đó .
    Cho em kết thúc vụ con quay với bánh xe ở đây nhé .
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Cu Antey thích cãi heh, đã bảo ngay từ đầu con xoay hồi chuyển là cách dịch ra tiếng Việt, khái niệm đúng đắn hơn là gyroscope - "ổn định theo quán tính" (trích HP). Không nói nhiều gì nữa tốn thời gian vì anh sắp đi công tác xa rồi. Trích link cho nó nhanh, như anh đã đưa.
    http://www.f-16.net/f-16_armament_article1.html
    Trích:
    Early Sidewinders consisted of sections of cilindrical aluminum tube, with the seeker head fitted at the front end together with the control fins. The rear end has four fixed fins, each containing a so-called ''''rolleron''''. These patented rollerons are in fact small wheels, one of which is mounted at the rear tip of each fixed tailfin. These wheels are slightly milled at the edges, so they are made to spin at high-speed by the slipstream. The rollerons act as air-driven mini-gyros, their inertial moment resisting every change in attitude. This way, they tend to roll-stabilize the missile. Both tailfins and control surfaces are in a cross-like arrangement.
    Cu Antey thấy chữ mini-gyro chứ, cái cu em nói là thiết kế ban đầu của cái gọi là gyroscope, vài ba thế kỷ trước, cái anh nói là khái niệm về phương pháp ổn định.
    4 bánh xe đó do không khí làm quay khi tên lửa bay tốc độ cao, nhưng cả khi tên lửa xoay dù không ở tốc độ cao nhưng do gia tốc (radial G) 4 bánh xe đó cũng quay nhanh lên hơn là khi tên lửa đang bay nhanh.
    Nói luôn thêm là chẳng liên quan gì đến đo G, không biết Antey có hiểu nhầm ý không. Đơn giản chỉ là giữ ổn định tên lửa.
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 29/04/2004
  4. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Có thể thấy Mig21 ra đời phát triển từ ý tưởng về máy bay đánh chặn trong WW 2: máy báy linh hoạt hỏa lực mạnh, tiêu diệt các máy bay ném bom, bảo vệ cứ điểm, khả năng bay rất tốt có thể tìm diệt bất kỳ loại máy bay ném bom cùng thời nào. Kinh nghiệm trong WW 2, các trận ném bom của quân Đồng Minh bị máy bay Đức chặn đánh từ cửa ngõ cho đến năm 1944. Moscow được bảo vệ bằng hàng rào chiến đấu cơ đến mức không hư hại gì vì bom đạn. Máy bay Nhật và pháo phòng không bất lực trước B29 ném bom tầm cao. Trong Vietnam war thì khác: B52 ném bom tầm cao nhưng Mig21 vẫn với đến tốt. Dù bảo vệ hết sức chặt chẽ, luôn có F4 đi hộ tống nhưng 2 B52 vẫn bị bắn rụng.
    Do tính chất bảo vệ cứ điểm nên Mig21 không mang vác nhiều được sự hỗ trợ nhiều từ mặt đất. (hiện đại hơn thì được chỉ huy bằng máy bay báo động sớm). Ra đời vào những năm 60''s Mig21 thế hệ đầu tiên của phản lực siêu thanh có hình mũi tên, là loại máy bay có cửa hút gió qua mũi, đi qua hai bên và dưới buồng lái (các máy bay khác hút gió qua cửa trước động cơ, không qua thân). Thiết kế này tăng tính ổn định khi bay. Dù vậy Mig21 vẫn thuộc loại khó lái, phi công mất nhiều giờ bay để làm chủ máy bay.
    F5 thì khác, giống như mọi máy bay Mỹ khác, F5 dễ lái, tầm quan sát tốt và thiết kế đa năng. Trong Vietnam war không lực Sài gòn được trang bị hơn 1800 máy bay các loại (mạnh nhất trong các không lực các nước thân Mỹ). Trong đó có các dòng máy bay chính như trực thăng UH, máy bay ném bom A37 và F5. Các bạn để ý để số lượng máy bay trên vì tương ứng với nó là số phi công được đào tạo để sử dụng.
    Khi thu được số lượng lớn A37 tại Đà nẵng , quân giải phóng tìm ra 2 phi công huấn luyện trong trại tù binh Phi Hổ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy 2 viên phi công còm nhom lái có thể dạy lái loại máy bay hạng nặng như A37. Những phi công Quân giải phóng cũng chỉ mất mấy ngày để làm quen với loại A37 mà lần đầu họ sử dụng. Rồi 5 chiếc đi ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.
    Còn F5 tuy là phản lực siêu thanh nhưng có vẻ cũng không đòi hỏi cao về người lái. Chủ yếu dành cho nhiệm vụ không chiến nhưng vào tháng 4-1975, A37 ném bom không xuể nên F5 cũng tham gia vào việc ném bom. Tại sân bay Biên hòa, tốp F5 đi làm nhiệm vụ nhưng thiếu một phi công, do bình thường anh ta đi xe gắn máy từ Sài gòn lên bữa đó lại trễ (đúng là các công chức đi ném bom). Phi công dự bị liền nhận đi thay, anh này có cái tên về sau mọi người sẽ nhớ mãi: Nguyễn Thành Chung. Thay vì đi ném bom quân giải phóng anh đã bay thẳng về Sài gòn. Với tốc độ của F5, không cần dẫn đường, cũng chẳng được luyện tập trước, anh đã có thể định vị mục tiêu Dinh Độc lập rất nhanh. 2 quả bom đầu tiên được ném xuống. Vòng lượn thứ hai khi khói bom đã bốc lên, nốt 2 quả còn lại. cả hệ thống phòn không Sài gòn không kịp phản ứng gì. Còn chiếc F5 hạ cánh an toàn xuống Phước Long (trong box có cái ảnh sự kiện ấy). Theo các bác anh có thể làm thế với một loại máy bay khác không?
  5. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Em phai lưu ý bác vì vài cái đánh dấu trên.
    1) Nguyễn Thành Trung không phải là phi công phụ, đây là một phi công chính thường xuyên lái loại F5E, kế hoạch cướp lấy 1 chiến F5E đã được tính toán tỷ mỉ, luyện lập trước (tập hạ cánh trên đưòng băng 3500 m của sân bay PL) vì độ dài hạ cánh tối thiểu của F5E là 5000m.
    2) Hỏi Nguyễn Thành Trung, một người nhận bằng tốt nghiệp loại ưu của PortBang (xin lỗi nếu em đánh không chuẩn) trong đó có cả bằng topgun cho máy bay F5E là có thể làm thế này hay thế kia trên một loại máy bay khác là thừa, bất cứ phi công nào ở trtình độ của ông trên loại máy bay quen thuộc đều có thể làm như vừa nói, và lại địa hình Sài Gòn không máy phức tạp, hoả lực phòng không không mạnh, chỉ có tàu ở bến Bạch Đằng là có hoả lực phòng không, theo ông nói, cái khó nhất là chiếm được máy bay, phần còn lại nằm trong khả năng sử lý tốt của ông.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác Đức bắn tỉa à, bác chuyển sang bắn liên thanh từ bao giờ thế.
    Người Đức (nhà bác) quyết tâm thực hiện chế tạo tên lửa đất đối không đầu tiên nửa sau WW2, họ đã thật sự thành công, đang triển khai 400 bệ phóng bảo vệ những mục tiêu quan trọng trên nước Đức. Tên lửa này, vấp phải những khó khăn và vượt qua, với tư cách là kẻ đi tiên phong. Đây là ý tưởng hoàn toàn đúng, vì không thể trông chờ phòng không hoàn toàn bằng không quân được, như đã được chứng minh bởi những cuộc chiến tranh sau đó.
    Cấu hình chung: hệ thống radar phát hiện rồi định vị (hơn định hướng một bậc) mục tiêu, xạ thủ lái tên lửa đến gần mục tiêu, mang đầu đạn diệt một khu vực trên không. Việc khó định vị (cụ thểt là khó đo xa), buột phải đưa các máy tính tương tự vào hệ điều khiển, và nâng khối lượng đầu đạn đến 300kg. Việc xạ thủ không thể theo kịp chuyển động cửa tên lửa dẫn đến lái tự động một phần: sinh ra các con quay hồi chuyển-sensor đo độ ổn định, đây là mấu chốt kỹ thuật điều khiển tên lửa. Do ổn định tự động một phần, tên lửa có tốc độ cao(2700km/h) và cánh thu bé lại. Con quay hồi chuyển, như vậy, đã được chứng minh là thứ rất cần thiết với ổn định tự động. Sau này tên lửa có thể ổn định bằng hệ định hướng khác, nhưng SAM và AAM thì không thể thiếu.
    Con quay hồi chuyển là gì, các bác quan sát con quay thì biết, nó có khả năng nhớ hướng, tự ổn định về vị trí cân bằng nhất. Vì không gian có ba hướng, nên ít nhất cần 3 con để xác định hướng trong không gian (cấu hình vệ tinh kiểm tra thuyết tương đối). Trước đây, các máy bay có la bàn đường chân trời, chính là một hướng ngang ấy, nhưng chỉ cho các máy bay trước đây, có gia tốc rất nhỏ. Thông thường, con quay hồi chuyển sâu trong tên lửa, các bộ cảm biến tính vi (khuyết đại đo chuyển động laser) đo vị trí của chúng, cho phép biết hướng vị trí, hướng chuyển động và gia tốc chuển động, theo dõi điều này, biết vị trí hiện tại. Nhưng, thiết bị đo đó quá lớn hồi đó, không thể cho AAM2 được.
    Bác Antey2500 đúng là bị phản đối đúng. các bánh xe ấy là con quay hồi chuyển sơ khai, chẳng cần cảm biến gì: tên lửa rung lắc thì nó rung lắc cánh lái cho ổn định trở lại, bằng chính quán tính quay-không qua một thiết bị điển tử nào cho mục đích này. Răng cưa để lấy gió làm quay. Và nó cũng để đo tốc độ gió thật bác Đức à-điều này không cần nối nói với thiết bị điện tử nào, các mắt thần đọc vạch mầu trên nó mà không cần chạm vào, bác nhìn kỹ lại xem, nó sơn bằng hai mầu. Các AAM tầm nhiệt đó, có sensor nhiệt học một bản vẽ của Đức chưa kịp thử nghiệm(voiệc này có lý của nó, máy bay ww2 chỉ có bộ tầm nhiệt hiện đại những năm 70 mới dò được, do dùng động cơ đốt trong. Tên lửa AAM đầu tiên của Đức lái dây và kích nổ âm thanh).
    Có lẽ bạn HP lại không đọc kỹ bài của tôi nữa rồi. Tôi đã nói là "... có những giai đoạn ..." Mỹ không dám đánh SA-2 và sân bay ngoài miền Bắc vì sợ làm chết chuyên gia Nga và Trung Quốc trong đó. Tôi không nói cả cuộc chiến mà bạn phải đem sách McNamara ra đây làm gì. Về cuối chiến tranh thì các sân bay và SA-2 đều bị bắn phá. Mỹ và cả Trung Quốc sau này có nói là các máy bay Việt Nam trong Linebacker 2 xuất kích từ các sân bay bên Trung Quốc, dọc biên giới với Việt Nam. Hoặc một số phi công ta cũng có kể là họ xuất kích từ các đường địa phương, được ngụy trang bằng rơm rạ và cây cối. Tôi không bình luận gì về những điều này. Nhưng tôi sẽ liệt kê hai giai đoạn mà Mỹ không dám đánh phá SA-2 hay sân bay ngoài miền Bắc.
    Đoạn sau, bác Đức củng cố niềm tin: không đánh phá SAM do lo đụng chuyên gia.
    Thưa bác, em khẳng định lại một lần nữa, cuống sách "VN, những bài học nhìn lại", Mac đã khẳng định: ông thuyết phục các tướng, phản đối yêu cầu tấn công các căn cứ phòng không để tránh nâng thương vong cho quân Mỹ. Sự thật là sự thật, sau khi Mac không ngăn được yêu cầu leo thang chiến tranh (West cần thêm 200.000 quân-sau này là gần 700.000), ông bỏ đi làm giám đốc WB. Đến thời điểm này, quân Mỹ nói chung và không quân mới có mức thương vong rất cao.
    Như trận đánh em lấy ví dụ: hôm đầu, tên lửa ra tay, sau đó pháo phòng không bảo vệ ra-cót củng cố thắng lợi. Các trận địa phòng không được pháo bảo vệ rất ngặt. Mà chưa có thiết bị điển tử có hiện đại, máy bay chiến thuật phải bổ nhào thẳng vào đối phương, lãnh đủ làn đạn.Cầu Hàm Rồng bao năm không bị sập là do như vậy. Đến những năm 70, sau khi Mac đi đã lâu, mới có các thiết bị hỗ trợ đảm bảo an toàn khi đánh tên lửa. Mà không quân Mỹ cũng ít khi bao giờ bổ nhào trực tiếp trận điạ tên lửa (hình như chưa bao giờ). Ném bom rải thảm rất ít tác dụng với vũ khí. Thực tế, các trận địa vốn cơ động và giả dối nhiều. Đến đây, cầu Hàm Rồng với hai ngọn núi đá bảo vệ hai đầu mới sập. Em nói lại, rất nhiều máy bay Mỹ rơi khi bổ nhào đầu cầu vì đó là lao thẳng vào họng súng phòng không. Còn bổ nhào trận địa tên lửa thì em ít nghe thấy. Vậy, sau này, SAM bị đánh nhiều là do có vũ khí tự động mới đảm bảo an toàn cho phi công. Năm 72, chủ lực đối đầu với SAM vẫn là các máy bay gây nhiễu. Không phải Mỹ không còn kiêng chuyên gia như bác nói.
    Trong tranh luận về không quân, nhiều bác nói đến topgun, sự thật chuyện đó bắt đầu thế nào. Đây là một vài câu chuyện thú vị, chứng minh tính mạnh mẽ của MIG-21 và MIG-17 khi không chiến với F-4. Các bác nhớ cho tương quan lực lượng, ngày đầu 14x4 chiếc F-4.
    http://www.js-net.com/phantom/8thhistory1967.htm
    http://www.acepilots.com/vietnam/olds_bolo.html
    http://www.afa.org/magazine/nov1999/1199pack6.asp
    (em thích thằng cha Robin)
    Đây bắt đầu một thời kỳ khó khăn với MIG, sau đó, Thiều đã tìm cách phá vở này, như em đã kể, bắt đầu cuộc đua chiến thuật kinh điển-chiến tranh máy bay phản lực dùng tên lửa lớn đầu tiên của loài người.
    Em chán chả cần so sánh 2 con làm gì nữa, khả năng MIG-21 bị F-5 bắn rơi theo bác Đức là có. Em đồng ý, cứ cho F-5 bắn MIG-21 đang hạ cánh, hết xăng và vũ khí thì tốt.
    MIG-21 có tốc độ, độ linh hoạt( leo cao, tăng giảm tốc nhanh, bay nhanh trong tốc độ thấp), trang bị điện tử quá hơn F-5(bác Đức à, MIG-21 nó có tốc độ M2.2 và khi thiết kế, nó M2.6). MIG-21 cũng có hình dáng khí động thích hợp cho M lớn hơn 2 vì các mẫu thử của nó sau này, là tiền thân các máy bay chiến đấu khác: F-16, MIG-25. Một nhược điểm của tất cả máy bay thời đó là MIG-21 không thích hợp với ổn định tự động và tấn công bằng AAM tầm xa.
    Và, các bác cũng nhớ một chút, đừng nguỵ biện nhiều, CTVN, MIG-21 đấnh đấm tưng bừng, còn F-5 chưa bao giờ không chiến. Và cũng đừng đem MIG-21 tấn công mặt đất-mặt biển, đó là việc tận dụng sau này. Thiệt thua lớn nhất MIG là eo biển Đài loan, F-8 tăng cường tên lửa tần nhiệt tấn công MÌG-15 hay 17 gì đó, thắng to (F-8 ban đầu chỉ có súng).
    Em lấy lại một chút nguỵ biện:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đâu là ảnh của hệ thống tầm nhiệt mãi sau này mới có. Bác nói đúng, MIG-21 là máy bay không chiến tầm khá nhỏ, nó cần hỗ trợ của các thiết bị khác. Việc cải tiến nó với datalink, cho phép một tốp 4 chiếc MIG-31 dẫn một đoàn máy bay đời cũ không chiến, hay MIG-21 chiến đấu với hỗ trợ mặt đất. Còn bản thân MIG-21, nó là máy bay nhỏ kết cấu khoang radar của nó cũng nhỏ (sau này, J7 Khựa mới có mũi cải tiến như F-8).
    lại bị gọi đi rồi, đêm nay tiếp.
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cái này anh Đức có nhầm ko vậy , em đấu có bảo mấy bánh xe đó là con quay hồi chuyển .
    Khái niệm con quay hồi chuyển thì có lẻ anh Đức chưa gặp , cái này anh vào phòng thí nghiệm Vật Lý-Cơ Học thì mới gặp nhiều , nó là 1 thiết bị như em mô tả có nhiều vành tròn. Cái đó mới đúng là con quay hồi chuyển huy phúc bảo mấy bánh xe là con quay hồi chuyển là sai mất .
    Mấy bánh xe đó chẳng qua là giúp tên lửa ổn định đường bay thẳng tới mục tiêu như em diển tả thôi ko phẩi con quay hồi chuyển , vả lại từ con quay hồi chuyển trong tiếng Anh nó khác , còn là gì thì quên rồi .
  8. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Các cậu muốn giữ niềm tin của các cậu là chuyện của các cậu. Chẳng có link hay nguồn nào chứng minh thì ducsnipper tôi cũng giữ niềm tin của tôi vậy. Cũng không muốn căng thẳng gì với mấy cậu lúc tôi rời box.
    Chúc các bạn ở lại tranh luận vui vẻ học tập thêm nhiều kiến thức mới. Không biết bao giờ tham gia box được nhiều như trước đây.
    u?c spirou s?a vo 09:11 ngy 02/05/2004
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vẩn chưa tìm được tấm hình nào trên mạng về 1 con quay hồi chuyển thật thụ .
    Con quay hồi chuyển cấu tạo chính từ 3 vành tròn quay quanh 3 trục vuông góc lẩn nhau , 1 trục vuông góc với 2 trục còn lại . Do tính chất bảo toàn moment quay nên dù ta có xoay con quay thế nào thì cái trục của vành tròn trong cùng vẩn cố định , đấy là con quay hồi chuyển .
    Ứng dụng của nó :
    Chẳng hạn như cái đồng hồ chỉ đường chân trời cho ta biết phương ngang của mặt đất trên máy bay chính là 1 con quay hồi chuyển , dù máy bay có quay thế nào trục con quay giửa (trùng với phương ngang ,song song mặt đất ) vẩn là cố định , cho nên máy bay có lộn mèo gì cũng biết mặt đất là đâu .
    Giờ trên trục này nếu ta đặt 1 máy đo gia tốc thì máy đo gia tốc này luôn cho ta biết gia tốc theo phương đó . Giờ nếu ta có 3 con quay hồi chuyển thì ta sẻ biết được gia tốc theo 3 hướng trong không gian từ đó ta làm rất nhiều việc .
    Chẳng hạn với tên lửa đạn đạo , ta biết chắc mục tiêu đang ở đâu và bệ phóng là ở đâu với 3 con quay hồi chuyển ta có được gia tốc của tên lửa từ lúc khai hoả . Tại thời điểm phóng ta coi là t=0 . tại thời điểm t1= 0 +dt (1 lượng nhỏ thời gian ) tốc độ tên lửa sẻ là v1= a1*dt ( ta goi a là gia tốc tổng hợp theo 3 hướng ) Từ vận tốc ta có quảng đường đi được là s1= v1*dt cụ thể ta có s1=a*dt*dt . Ta đo được gia tốc từ con quay từ đó ta biết được quảng đường bay và quỹ đạo của tên lửa . Điều này có ý nghĩa trong giai đoạn cuối khi tên lửa lao vào mục tiêu , máy tính sẻ tính toán quỹ đạo cho biết tên lửa đã bay đến đâu gần đến mục tiêu chưa và hiệu chỉnh đường bay để tiếp cận mục tiêu . Dỉ nhiên phép đo gia tốc có sai số và tính toán cũng có nên với ICBM(inter continental basillic missile ) tầm bắn cả 10,000km thì sai số lên đến hàng trăm mét hay chục mét là thường . Các tên lửa này không bị thời tiết ảnh hưởng không dựa vào dẩn đường từ bên ngoài nên không thể bị nhiểu chỉ có thể bị đánh chặn mà thôi .
    Nói thế để ta thấy con quay hồi chuyển thực sự là gì và nó có ứng dụng gì . Huy phúc đã nói sai về con quay hồi chuyển nên làm mọi người hiểu nhầm em phải đính chính tý .
    Ta quay lại mấy cái bánh xe nó không thể là con quay hồi chuyển nó đo vận tốc gió từ đó điều chỉnh cánh tên lửa cho nó lao thẳng về mục tiêu ,cái đó cũng như con quay hồi chuyển thì ko có gì là to tát nhưng công dụng và vô cùng ghê gớm .Về nguyên tắc thì như em đã nói , gió trượt qua các bánh xe làm quay đó từ đó ta biết được tốc độ gió trượt qua 4 cánh của tên lửa (4 bánh xe nằm trên 4 cánh ) từ đó việc điều chỉnh quỹ đạo là do 4 thằng này đảm nhiệm 1 phần , các bánh xe sẻ điều chỉnh cánh của tên lửa . Đấy là cái anh Đức nói ổn định quán tính chứ cái vụ con quay hồi chuyển thì liên quan gì .
    Các bác có biết là cấu tạo chính của vệ tinh trị giá 60 triệu USD của Mỹ được phóng lên để thăm dò trọng trường trái đất kiểm chứng thuyết tương đối rộng của Einstein cáu tạo chính gồm 3 con quay hồi chuyển cực nhạy không ?
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 03/05/2004
  10. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.503
    Đã được thích:
    4.305
    Báo động báo động, bác Đức bắn tỉa sau 1 hồi chuyển qua bắn liên thanh đã .... hết đạn nên đòi bỏ box đi bụi! Đề nghị các thành viên khác tiếp đạn cho bác để bác khỏi phải đi bụi!!
    Mà anh Đức dại thật, chiến đấu 1 mình thì bị thiệt rồi, đáng nhẽ phải rủ thêm chú voi vào "dẫm" nhau thì mới đã chứ!! Mà chú voi hồi gì thấy bóng bây giờ mất đâu rồi! Hy vọng kô đi lạc vào quán thịt rừng nào!!

Chia sẻ trang này